Wikipedia:Thảo luận/Độ nổi bật của ca sĩ, nhạc sĩ, tác phẩm nhạc vàng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Độ nổi bật của ca sĩ, nhạc sĩ, tác phẩm nhạc vàng[sửa | sửa mã nguồn]

Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết ở một đề mục mới. Dưới đây là lời kết luận vắn tắt.
Kết quả của cuộc thảo luận này là không có kết quả. Không có đồng thuận hay phương án cụ thể được nêu ra sau hơn 6 tháng và thảo luận cũng không tiến triển sau thời gian dài, nên tôi để nó ở tình trạng inactive. Một cuộc thảo luận hay biểu quyết mới dựa trên những ý kiến của thảo luận này được khuyến khích. --minhhuy (thảo luận) 04:12, ngày 23 tháng 11 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Xem thêm: Wikipedia:Độ nổi bật (âm nhạc), Wikipedia:Độ nổi bật (tiểu sử), Wikipedia:Biểu quyết xóa bài
Dẫu không phải Wikipedia Việt Nam và không phải là người quá thích Bolero (vẫn nghe), đây cũng không phải vấn đề mới nhưng tôi xin trình bày vài vấn đề như sau để các thành viên thảo luận
  • Dòng nhạc vàng vốn đã sống trong tâm trí người dân Việt Nam cả trong nước và hải ngoại từ hàng chục năm nay. Tuy nhiên vài năm gần đây nhạc vàng bỗng trở nên vô cùng “HOT”, được lùng sục tìm kiếm rất nhiều.
  • Những năm gần đây với sự phát triển mạnh của truyền thông, bên cạnh các hit nhạc trẻ đình đám thì sức sống của Bolero trỗi dậy cũng khiến truyền thông báo chí trong nước dậy sóng (trong đó thì báo Thể thao Văn hóa là một trong những trang tin đăng về việc này nhiều nhất). Một ca sĩ nhạc vàng hải ngoại về nước, báo chí trong nước thi nhau giật tít, ra rả đăng bài. Liveshow, gameshow nhạc vàng mọc lên như nấm, ca sĩ nhạc trẻ cover Bolero ngày càng nhiều.
  • Tuy nhiên, theo quan sát của bản thân trên này ở trang BQXB, bên cạnh các hit nhạc trẻ, các bài về nhạc vàng cũng tốn khá khá tranh luận, khẩu chiến. Đó là vấn đề muôn thuở. Đối tượng là cả ca sĩ và nhạc sĩ nhạc vàng trước và sau 1975 như Đan Nguyên, Giang Tử, Duy Trường, Long Nhật, Trang Mỹ Dung, Anh Việt Thanh, Đinh Miên Vũ, Chuyến đò vĩ tuyến....v.v nhiều vô kể.
  • Nguyên nhân thiếu độ nổi bật và lý do xóa: Phần lớn là ít nguồn, không thành tựu nổi bật. Chiếu theo Quy định độ nổi bật âm nhạc, thành tựu là tiêu chí vô cùng quan trọng quyết định thành bại của bài viết. Tuy nhiên đặc thù của nhạc Bolero là không có giải thưởng chính thống nào về dòng nhạc này; giải quan trọng nhất là Cống hiến thì cũng khẩu chiến rồi cuối cùng là không đồng ý cho Bolero. Điều này vô cùng nguy hiểm nếu như áp dụng các tiêu chí của độ nổi bật âm nhạc đặc biệt với các nghệ sĩ thành danh trước 1975. Ngoài ra tiêu chí nguồn cũng chấp nhận được nhưng với các ca sĩ trước 1975 điều này hơi khó (vì lý do chính trị).

Do vậy viết những dòng này mong các thành viên lưu tâm để ý để có những tiêu chí độ nổi bật riêng phù hợp không chỉ với nhạc vàng mà còn các dòng nhạc khác, tránh việc khẩu chiến ở BQXB, bút chiến, 3RR ..... lặp lại. (Dẫu không phải là wiki của Việt Nam nhưng mong các bác chú ý, chứ không là nhiều bài có giá trị bị xóa không thuơng tiếc cũng như là khẩu chiến thiếu tính xây dựng).

Nhân đây mong các bác chú tâm hơn vào trang BQXB, trang này có lúc như cuộc hỗn chiến, lúc im ắng... Đồng thời mong các bác góp ý quy định riêng cho cái mảng này chứ không là nếu xét các tiêu chí độ nổi bật âm nhạc hiện hành thì có lúc các danh ca nhạc vàng trước 1975 nhiw Duy Khánh, Chế Linh... cũng bị đem ra trảm hết đấy. — MessiM10 15:41, ngày 17 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Những bài gây tranh cãi như thế này thì điều cần thiết là phải có nguồn, mà nếu k có nguồn thì k thể biết được bài được viết từ đâu, ca sĩ này là ai, như vậy k thể xác minh được độ nổi bật. Những người như Chế linh thì quá nổi tiếng rồi, ai ai cũng biếtΒΑΣΙΛΈΩΣ Μέγας (thảo luận) 03:52, ngày 18 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Cá nhân tôi không thấy nhạy cảm gì cả, cứ đủ thông tin kiểm chứng là sẽ được ủng hộ thôi. Ngay cả nhạc Việt cận đại và hiện đại cũng thiếu nguồn để viết bài, nên đó là tình trạng chung (rất đáng buồn). Đối với đnb âm nhạc "thành tựu" còn là uy tín trong nghề, ảnh hưởng tới các nghệ sĩ khác, v.v, vậy nên không nên bó buộc vào khái niệm "giải thưởng", làm thiếu đi tính bách khoa của tiểu sử. Quan trọng là đừng nhầm lẫn giữa WP tiếng Việt và WP Việt Nam kẻo hạ thấp tiêu chí, điều đó lại không hay! DangTungDuong (thảo luận) 05:05, ngày 18 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
tôi nghĩ chúng ta nên lập biểu quyết về vấn đề này, tôi xin góp ý thế này: đối với ca sĩ nhạc vàng hải ngoại ta sẽ đòi hỏi cần có nguồn dẫn để đảm bảo bài viết có sự kiểm tra về nội dung, bởi vì đặc thù của nó là ít các giải thưởng cho nên vấn đề này ta sẽ bỏ qua. Còn ca sĩ trong nước ta vẫn theo quy định về dnb, ΒΑΣΙΛΈΩΣ Μέγας (thảo luận) 07:22, ngày 18 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Ý kiến của ΒΑΣΙΛΈΩΣ Μέγας hoàn toàn xác đáng, minh chỉ có góp ý nhỏ là với ca sĩ trước 1975 thì nếu không có hoặc hiếm nguồn báo mạng ta ưu tiên nguồn hàn lâm. Đặc thù nhạc này cũng không nhiều nguồn (Kể cả nhạc Việt hiện đậi cũng khó tìm nguồn mạnh) đề cập đến. Cách đây 5 năm, bài Đan Nguyên bị đưa ra xóa và các thành viên cũng đao to búa lớn về vấn đề nguồn đấy. —MessiM10 11:05, ngày 18 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
@CVQT: mình nghĩ bạn nên tập hợp các thành viên trong dự án Âm nhạc và bàn luận về việc soạn thảo một tiêu chí cho các bài về nhạc sĩ và ca sĩ nhạc vàng, sau đó đưa ra biểu quyết để nhận được sự ủng hộ của cộng đồng, khi đó các bạn sẽ không phải vất vả đi bảo vệ từng bài viết một, nếu không thuyết phục được mọi người thấy được điều đó thì vấn đề này mãi không bao giờ được giải quyếtΒΑΣΙΛΈΩΣ Μέγας (thảo luận) 13:15, ngày 18 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Cái khó là wiki hiện trầm lắng qúa, vấn đề này nên để cả cộng đồng thảo luận sẽ hay hơn. Ở BQXB mình vẫn bỏ phiếu xoá cho các bài về nhạc vàng đang biểu quyết, đơn cử là không nguồn, ảnh hưởng không lớn, cố gắng đào nguồn để giữ bài nhưng hầu như không có. Ấy vậy mà soi lịch sử BQXB thì mấy bài nhạc vàng này cũng là điểm nóng ghê đấy, bạn xem lại các tháng 2,3,4 năm 2013 sẽ thấy vô số (tất nhiên trước và sau giai đoạn ấy cũng có đấy). Viết bài về bất kỳ thể loại nhạc nào, cái khó chính là nguồn liên quan đến chuyên môn, báo chí thì chỉ đăng mấy chuyện showbiz này nọ thôi. ΒΑΣΙΛΈΩΣ Μέγας nếu muốn rõ hơn về các bài thể loại nhạc vàng này thì hãy hỏi KantcerHungdong16 (trước đó có cả bác Lê Thy, Vuơng Ngân Hà,...) cùng các thành viên chuyên dự án âm nhạc. Mình nhớ có lần DangTungDuong đề cập đến 1 phần vấn đề này rồi nhưng chả có mấy ai vào thảo luận. — MessiM10 13:32, ngày 18 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Mình thì không quan tâm đến nhạc vàng và cũng k hiểu về nó :)), nhưng mình thấy đây là một thể loại khá đặc biệt của âm nhạc việt nam, việc phát triển chủ đề này cũng khá thú vị nhưng rất tiếc là hiện nay phong trào của chúng ta trầm quá, nếu để thảo luận không thì rất khó đi đến đồng thuận và không thể giải quyết được điều gì, bởi vì chỉ thảo luận chứ k thể đi đến một sự thừa nhận chính thức như các cuộc biểu quyết đượcΒΑΣΙΛΈΩΣ Μέγας (thảo luận) 13:36, ngày 18 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Đa số các bài về nhạc vàng trên này hầu như khan hiếm nguồn mà ΒΑΣΙΛΈΩΣ Μέγας, vậy nên mới cần phải có tiêu chí riêng, dựa trên sườn quy định hiện hành, các thành viên sẽ góp ý, bởi cái thể loại này khá nhạy cảm mà. — MessiM10 13:53, ngày 18 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Ý mình là sau khi thiết lập tiêu chí riêng ta sẽ đưa ra biểu quyết để nhận được sự công nhận chính thức cho nó ấy, để tránh bị biểu quyết xóa sau nàyΒΑΣΙΛΈΩΣ Μέγας (thảo luận) 13:59, ngày 18 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
ΒΑΣΙΛΈΩΣ Μέγας, theo quan điểm mình thì có thể dựa các tiêu chí như ảnh hưởng, có ít nhất 02 nguồn uy tín đề cập đến, xuất hiện không duới 20 chuơng trình của các trung tâm ca nhạc như Thúy Nga, Asia, có tour lưu diễn trong nước được báo uy tín đăng tải,... Với nhạc sĩ, ca này hơi khó bởi phần lớn đi lính cho VNCH trước 1975 nên bị chính quyền cản trở khá nhiều về thông tin :). — MessiM10 11:32, ngày 19 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Có tới 2 nguồn là nhiều rồi đấy :)), mình nghĩ nếu có một nguồn đủ uy tín thì các ca sĩ nhạc sĩ nhạc vàng vẫn có thể chấp nhận được, điều quan trọng bây giờ là phải nhận được sự đồng thuận của các thành viên khác trên wiki về tiêu chí cho nhạc vàngΒΑΣΙΛΈΩΣ Μέγας (thảo luận) 11:46, ngày 19 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]

ΒΑΣΙΛΈΩΣ Μέγας: Cái bộ khung thì các bác trong mảng Âm nhạc như DangTungDuong hay chuyên về nhạc vàng như Kantcer đặt, chúng ta không phải là chuyên ngành nên khó dựng được bộ khung tốt nhất, góp ý để họ làm thôi. Đến lúc biểu quyết thì cộng đồng thống nhất. — MessiM10 11:58, ngày 19 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy không chỉ riêng nhạc vàng đâu, mà cả nhạc trẻ, ca sĩ trẻ cũng còn khá nhiều vấn đề để nói lắm. Mà nhiều thành viên đưa ra ý kiến khá mâu thuẫn. Xin nêu ví dụ cụ thể ở một bài là Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Min (ca sĩ Việt Nam)/1. Tôi không trích dẫn lại những ý kiến trên vào đây.

Những bài đưa ra biểu quyết xóa bài khá là cảm tính. Đơn cử như Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Em gái mưa thì lại có, mà không có biểu quyết xóa Từ hôm nay (Feel Like Ooh). Nếu xét về độ nổi tiếng thì cả hai bài hát đều nổi tiếng. Nhưng Từ hôm nay (Feel Like Ooh) thì làm gì đạt giải thưởng nếu so với Em gái mưa. Tức là nhiều thành viên lấy giải thưởng ra làm thước đo Nhưng đạt được giải thưởng thì lại nảy sinh vấn đề, giải thưởng có uy tín không, người đó có mua giải hay không? Ý kiến nhiều thành viên thì Giải Zing thì lá cải, Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến mới là chuẩn, Làn sóng xanh thì không còn uy tín, chỉ là quá khứ, còn giải thưởng Keeng Young Awards thì lại không nổi bật (tôi thấy bên bài viết có bảng gắn trong khi thành viên thẩm định là Nhạc sỹ Anh Quân; Nhạc sỹ Huy Tuấn; Nhạc sỹ Phương Uyên; Nhà báo Diễm Quỳnh; Nhạc sỹ Hoài Sa; Nhạc sỹ Lưu Thiên Hương; Nhạc sỹ Hồ Hoài Anh; Nhạc sỹ Dương Khắc Linh; Nhà báo Quỳnh Nguyễn; Ông Võ Thanh Hải (Giám đốc Công ty Truyền thông Viettel - Đại diện Ban tổ chức). Nhiều thành phần như vậy thuộc nhiều người làm trong giải trí vậy mà vẫn chưa đủ độ nổi bật !?

Vấn đề ở đây tôi muốn nói là gì? Đó là nhiều người trong chúng ta có thật sự công tâm khi đưa biểu quyết xóa bài hay không? Hay nếu có cảm tình thì châm chước, còn không vừa mắt thì xét nét từng chút một. Điển hình là bài Thảo luận:Từ hôm nay (Feel Like Ooh) là một bài dịch từ tiếng Anh. Tại sao wikipedia bản tiếng Anh, những người bảo quản viên bên ấy không đưa ra biểu quyết xóa bài nếu đối chiếu theo những điều kiện, quy định? Tôi đã xem https://en.wikipedia.org/wiki/Talk:T%E1%BB%AB_h%C3%B4m_nay_(Feel_Like_Ooh) không thấy có biểu quyết xóa bài.

Tóm lại, ý kiến của tôi là chúng ta hãy nhìn nhận vấn đề một cách thoải mái hơn. Đừng việc gì cũng chiếu vào quy định, quy tắc là phải hoạt động bao nhiêu năm, đoạt bao nhiêu giải thưởng làm tiêu chí cứng. Tôi đề xuất lấy độ phổ biến của đối tượng trên công cụ tìm kiếm phổ biến nhất là google rồi tùy theo nhân vật xem là nổi tiếng (được báo chí đề cập, có nhiều hoạt động nghệ thuật hay hoạt động xã hội) hay do hiện tượng nhiều người tìm kiếm (ví dụ như hiện tượng Hoa Vinh) mà quyết định giữ hay xóa bài. Lengkeng91 05:37, ngày 21 tháng 4 năm 2018 (UTC)

quan điểm của tôi là nếu nói về độ phổ biến qua công cụ tìm kiếm trên Internet thì e là nhiều ca sĩ nhạc bàng (đặc biệt là trước 1975) sẽ không thể tìm được nguồn, khó tìm kiếm, lý do thì như mét xi đề cập ở trên, chính quyền việt nam cản trở thông tin về các nhạc sĩ chế độ cũ; tôi đề xuất là cần có nguồn uy tín chứng minh (với nhạc vàng thì từ 1-3 cái là đủ)113.176.28.220 (thảo luận) 10:58, ngày 21 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]

bác ip này không hiểu ý tôi, có nguồn uy tín thì quá tốt. Tôi nói lấy độ phổ biến của đối tượng trên công cụ tìm kiếm phổ biến nhất là google là xem mức độ trả thông tin về làm một thước đo tương đối ấy mà. Xin nhắc lại là một thước đo tương đối về độ nổi tiếng (xin đừng nhầm lẫn với hiện tượng đã nói ở phần trên). Bác ip xem thêm trong Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Em gái mưa. Ví dụ nếu lấy tiêu chí trên từ khóa Phương Diễm Hạnh (đánh có dấu đầy đủ tìm lúc 18g58p ngày 21 tháng 4 năm 2018) là khoảng 3.140.000 kết quả Lengkeng91 12:00, ngày 21 tháng 4 năm 2018 (UTC)
Chính xác hơn thì phải cho vào dấu ngoặc kép. — MessiM10 12:42, ngày 21 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
IP nhầm lẫn đnb với độ nổi tiếng hay "nhạc chất lượng cao". Ở đây không có đánh giá kiểm định chất lượng nhạc vì nó vô cùng phiến diện. Chỉ cần đủ nguồn chứng minh "nổi bật" (nhiều người biết tới) là đủ, "nổi tiếng" (nhiều người ái mộ) không chắc đã nổi bật, còn "chất lượng cao" thì WP không phải Viện hàn lâm. Hơn nữa các thảm họa âm nhạc thường dễ nổi bật, như bài en:Friday (Rebecca Black song) là thảm họa và bị chê bai rất nhiều nhưng là một bài 63k bytes nghiễm nhiên nổi bật. Còn nếu bạn nói uy tín giải thưởng thì nó có rất nhiều yếu tố, không chỉ cứ ban bình chọn là đủ (dĩ nhiên, ban bình chọn không đủ chất lượng thì không thể thỏa mãn). Thân. DangTungDuong (thảo luận) 05:05, ngày 23 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Cái khung tôi thử như vầy xem được không nhé? Kantcer (thảo luận) 14:32, ngày 21 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Phân loại Độ nổi bật yêu cầu
Nhạc sĩ nhạc vàng (trước 1975)

(đạt một trong những yêu cầu sau)

  • Có ít nhất 1 tác phẩm có thể cho là nổi bật, nhiều người biết (tác phẩm

được ít nhất 4-5 ca sĩ khác nhau thâu âm vào cd/tape/đĩa than, không tính

album phát hành Zing Mp3)

  • Có ít nhất 6 ca khúc được thâu vào tape/đĩa than trước 1975
Ca sĩ nhạc vàng (trước 1975)
  • Từng thâu ít nhất 10 bài trong các tape/đĩa than trước 1975 (một đĩa than chỉ có 3-4 bài)
Nhạc sĩ nhạc vàng (sau 1975)
  • Có ít nhất 3 bài được ca sĩ nổi bật (có bài trên Wikipedia) thâu âm
Ca sĩ nhạc vàng (sau 1975)

(phải đạt hết hai yêu cầu sau)

  • Phát hành ít nhất 2 album CD (không tính tung lên YouTube)
  • Xuất hiện ít nhất trong 6 kỳ đại nhạc hội có phát hành DVD (PBN/Asia/Vân

Sơn/Tình/Làng Văn...)

Với ca sĩ sau năm 1975, mình nghĩ cần bổ sung thêm là cần có ít nhất 2 nguồn uy tín chứng minh, xác thực về sự nổi bật (Có thể là Người Việt, RFA, VnExpress, Dân trí, Thể thao văn hoá, .... v.v). Tiêu chí giải thưởng trong trường hợp này không đề cập vì đặc thù dòng nhạc (Nếu ca sĩ có giải thưởng chính thống thì càng tốt). — MessiM10 05:46, ngày 22 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Nhân tiện đây mình muốn nói về các ca sĩ nhạc chế, hiện tại cũng không có giải nào cho họ thì làm sao để được đủ độ nổi bật. Ví dụ như Vanh Leg, anh có lượng đang ký lên tới 3.2 triệu lượt đăng ký trên Youtube. Mình vừa tạo bài và bị Tuanminh xóa ngay với lý do không đủ nổi bật. Đây là ý kiến của riêng mình mong các thành viên góp ý bổ sung vào quy định độ nổi bật. 118.71.128.73 (thảo luận) 05:53, ngày 22 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Bạn IP ơi ca sĩ không thỏa mãn tiêu chí “lên truyền hình quốc gia”, ca sĩ chưa đi biểu diễn trong liveshow của một ca sĩ nổi tiếng/hoặc họ tự làm liveshow; chưa có đĩa đơn (CD), album riêng (không phải do zing hay nhaccuatui tổng hợp đâu). Vanh Leg này chưa thỏa mãn ba tiêu chí cơ bản trên. YouTube chỉ là 1 kênh thôi, không hoàn toàn là thước đo. Ở đây là ca sĩ nhạc vàng, họ có CD đĩa đơn đàng hoàng, có liveshow và có thâm niên hoạt động. — MessiM10 06:10, ngày 22 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
trường hợp IP nói có thể xét theo độ nổi bât dành cho Youtuber, cơ mà Wiki tiếng Việt chưa có quy định độ nổi bật cho nhóm người này thì phải. Xuân (thảo luận) 06:52, ngày 22 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn hai bạn, độ nổi bật dành cho Youtuber ở wikipedia tiếng Việt còn đang chưa rõ rãng, chính vì đó gần như chưa có bất kỳ một bài nào là về youtuber Việt Nam. Mình vừa có tìm qua thì tất cả các bài về Youtuber thì đều là các bài dịch từ tiếng Anh về người nước ngoài. Do đó mình kiến nghị bổ sung quy định độ nổi bật về Youtuber (ví dụ như được nút vàng trở lên hoặc có sức ảnh hưởng lớn đến cộng đồng mạng). Mong các BQV xem xét. 118.71.128.73 (thảo luận) 08:05, ngày 22 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
@Xuân, 118.71.128.73: Cái đó trong khuôn khổ mục này ta chưa đề cập sâu, tình trạng về các YouTuber như vậy chắc chắn sẽ phải thảo luận. Mục này ta đang nói về độ nổi bật của các bài thuộc lĩnh vực nhạc vàng bolero. @Kantcer: Với ca sĩ sau 1975 bạn nên thêm tiêu chí nguồn nữa. ΒΑΣΙΛΈΩΣ Μέγας, DangTungDuong, @Lengkeng91:, @Tuanminh01: vào đọc thử xem. - MessiM10 10:42, ngày 22 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Cái tiêu chí đĩa than thì căn cứ vào đâu nhể, tôi chưa hiểu rõ lắm vì mình sinh sau thời dùng máy hát ngày xưa nên k biết sẽ lấy nguồn ở đâu để dẫn ra :))ΒΑΣΙΛΈΩΣ Μέγας (thảo luận) 10:49, ngày 22 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Bác ip 118.71.128.73 nhắc vấn đề này khá đúng đó, chúng ta có thể dựa trên cái khung nhạc vàng này để làm tiêu chí tham khảo cho các nghệ sĩ trẻ, Âm nhạc underground, các nghệ sĩ nổi tiếng trên youtube. Quay lại vấn đề chính, xin góp ý vài vấn đề vào khung bác Kantcer đề xuất: Xuất hiện ít nhất trong 6 kỳ đại nhạc hội, Có ít nhất 6 ca khúc. Sao không chọn số 5 nhỉ? Ý tôi là số 5 cho chẵn tròn dễ đếm, thêm bớt một kỳ hay một ca khúc cũng không thay đổi gì lớn lắm đâu. Tiêu chí đĩa than thì thật sự ko hiểu rõ thời điểm hồi xưa thế nào nên cũng ko góp ý. Tiêu chí "có thể có làm liveshow riêng" thêm vào mục ca sĩ mọi người thấy thế nào? Mục Ca sĩ nhạc vàng (sau 1975) đoạn Phát hành ít nhất 2 album CD (không tính tung lên YouTube) vậy nếu album không phát hành ra đĩa CD mà chỉ Tải kĩ thuật số thì tính sao trong khi xu hướng phát hành album trực tuyến ngày càng phổ biến. Tôi góp ý sửa lại là Phát hành ít nhất 2 album CD hoặc trên các trang nghe nhạc trực tuyến lớn (không tính tung lên YouTube) Lengkeng91 11:56, ngày 22 tháng 4 năm 2018 (UTC)

Đúng là xu hướng phát hành album trực tuyến là ngày càng phổ biến. Tuy nhiên cái này chỉ nên là điều kiện đủ (nói như Lengkeng91 thì ca sĩ nào chả làm được). Điều kiện bắt buộc và luôn luôn phải có chính là Nguồn uy tín chứng minh độ nổi bật, đồng thời xuất hiện trong các đại nhạc hội và/hoặc lên truyền hình quốc gia. Không có nguồn với nguời còn sống là bị xóa nhanh chứ chả chơi. Đối với ca sĩ trước 1975, chỉ cần thâu âm và phát hành đĩa than (thời đó thì hầu hết ca sĩ đều được lên đài phát thanh của VNCH, kỹ thuật băng đĩa lúc đó còn không hiện đại nên chỉ thu âm 3-4 bài và chất lượng âm không cao) là tốt rồi, có nguồn (báo mạng và hàn lâm) thì càng tốt. — MessiM10 15:35, ngày 22 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Phản đối[sửa | sửa mã nguồn]

Rất tiếc tôi không đồng tình với những tiêu chí hạ thấp đnb của các bạn. Vốn dĩ có một số tiêu chí rất dễ cho nhạc vàng đạt đnb tại en:Wikipedia:Notability (music) ví dụ như:

  1. (mục 1) Has been the subject of multiple, non-trivial, published works appearing in sources that are reliable, not self-published, and are independent of the musician or ensemble itself (Nếu không phải là trong thời kỳ 1975 thì hoàn toàn có thể là thời kỳ hiện tại. Nguồn rất dễ, từ BBC tới RFI tôi vẫn thấy có chuyên mục)
  2. (mục 7) Has become one of the most prominent representatives of a notable style or the most prominent of the local scene of a city; note that the subject must still meet all ordinary Wikipedia standards, including verifiability. (Cái này hoàn toàn có thể nếu làm nghiên cứu)
  3. (mục 10) Has performed music for a work of media that is notable, e.g., a theme for a network television show, performance in a television show or notable film, inclusion on a notable compilation album, etc. (Tôi thấy các sản phẩm của Thúy Nga là đủ chất lượng. Việc cần làm là chứng minh "notable" qua nguồn trung lập)
  4. (mục 11) Has been placed in rotation nationally by a major radio or music television network. (Quá dễ nếu đủ nổi bật, đủ đóng góp cho thế hệ nghệ sĩ)

Chưa kể tới:

  1. (mục 1) Is frequently covered in publications devoted to a notable music sub-culture. (Siêu dễ)
  2. (mục 2) Has composed a number of notable melodies, tunes or standards used in a notable music genre. (Siêu dễ)
  3. (mục 3) Is cited in reliable sources as being influential in style, technique, repertory or teaching for a particular music genre. (Siêu dễ nữa)
  4. (mục 4) Is cited by reliable sources as having established a tradition or school in a particular music genre. (Tùy đối tượng, nhưng không khó)

Nói thật với các bạn, nguồn nhạc vàng còn dễ hơn nhiều so với nguồn các nhạc sĩ underground + indie, và còn dễ hơn nữa nếu so với hoàn cảnh các nhạc sĩ nổi tiếng nhưng từ thời chỉ toàn báo giấy (như nghệ sĩ Văn Vượng hay Tạ Tấn chả hạn).

Điều tôi mong các bạn bq không phải là tiêu chí, mà là hệ thống như thế nào các nguồn chứng minh đnb (liệu BBC, RFI, VnExpress,... có thỏa mãn?). Đĩa than không phải là tiêu chí đnb, vì nó chả hơn gì cassette, đĩa CD hay thu âm qua soundcloud của cộng đồng underground, vậy nên mong các bạn đừng nhầm lẫn mà phân biệt. Thử hình dung xem nghệ sĩ có 6 bài đĩa than đã đạt đnb, vậy nghệ sĩ thu 6 bài soundcloud cũng đạt đnb? One-hit wonder (1 bài hát nổi tiếng mãi mãi) thì sẽ giúp nghệ sĩ thỏa mãn đnb, nhưng 6 bài nhàng nhàng thì không, và 2 hay 10 CD nhàng nhàng lại càng không. Mong các bạn đừng Việt Nam hóa Wikipedia! DangTungDuong (thảo luận) 04:55, ngày 23 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Đúng là tiêu chí nguồn mới là tối quan trọng. Nhưng nếu dẫn quy định ở bên en, nó có thể nổi bật ở bên đấy. Nhưng hình như mình chưa thấy những điều này trong quy định độ nổi bật của WP tiếng Việt (!??). Cái khó của nhạc vàng ở chỗ, tìm nguồn uy tín về tiểu sử, chứng minh nổi bật thì vô cùng khó. Bởi phần lớn nguồn trích dẫn là forum, không chính thống; sách báo (nguồn hàn lâm) thì bị chính quyền Việt Nam thu hồi. Điều quan trọng (hay là cái cớ) để nhiều thành viên a dua bỏ phiếu xóa là giải thưởng thì không có, lúc này chỉ có nguồn uy tín (tiêu chí quan trọng số 1), mức độ ảnh hưởng (số 2), thâu một số lượng đĩa đơn nhất định (số 3). Nói như 5-6 bài ở trên thì người bình thường cũng làm được. Bây giờ, để bổ sung vào quy định mấy thứ trên thì cần thông qua biểu quyết. @DangTungDuong:, @Kantcer: thử nghĩ xem. — MessiM10 06:08, ngày 23 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
CVQT Có thưa bạn. Rất nhiều nguồn từ BBC, RFI, RFA. Thậm chí giờ các báo hiện đại như VnExpress, VTV, Vietnamnews, Vietnamplus, VOV và nguồn báo giấy lớn cũng có viết về nhạc vàng, nhạc bolero. Thiếu nguồn cho dự án Âm nhạc Việt Nam là tình trạng chung, bạn vốn luôn biết, chứ không phải của riêng bolero để ưu tiên như vậy. Thật khó tin là nếu tuần sau có một đề xuất khác, cho phép một nghệ sĩ underground hoặc indie chỉ cần đăng 10 bài trên soundcloud là được phép lên WP (lý do là soundcloud là platform duy nhất công nhận nhạc của họ?). Tôi đã liệt kê được ở trên 8 mục mà nhạc vàng nói chung hoàn toàn có thể đáp ứng, thậm chí dễ đáp ứng hơn nhiều so các thể loại âm nhạc khác. DangTungDuong (thảo luận) 07:10, ngày 23 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
quan trọng nhất vẫn cần nguồn uy tín, nhiều bài đã bị xóa vì k có nguồn :))), không có nguồn thì sao biết bài được viết từ đâu, có thể các bạn nghe nhạc nhiều các bạn biết họ nhưng người khác chắc gì đã hiểu rõ :)), mà bạn DangTungDuong cứ kêu đừng Việt Nam hóa wikipedia làm gì nhỉ=))), k phải chúng ta là người việt cả sao=)),bạn am hiểu vè nhạc thì mong bạn bớt chút thời gian tìm ra hướng đi cho đề tài này :))ΒΑΣΙΛΈΩΣ Μέγας (thảo luận) 06:53, ngày 23 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Ledinhthang Rất tiếc thưa bạn, đây là WP phiên bản tiếng Việt, chứ không phải WP viết về Vietnam. Cái gì của Việt Nam thỏa mãn tiêu chí WP chung thì được lên. Bạn không phân biệt được thì có lẽ nhầm tinh thần tại đây, còn nếu viết những câu "chẳng nhẽ cho bọn tây nó hiểu" thì có lẽ là hơi xúc phạm những người nước ngoài biết tiếng Việt lên đọc WP ở đây. DangTungDuong (thảo luận) 07:10, ngày 23 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
ok, tôi xin lỗi vì dùng từ hơi quá :)), nhưng cũng mong bạn hãy góp tay vào xây dựng tìm hướng đi cho chủ đề này:)), mỗi người có quan điểm khác nhau, nhưng bạn nghĩ liệu ai là độc giả chính của chúng ta?, vẫn phần lớn là người việt nam cả thôi, tôi thấy bạn hơi thái quá :)), mọi người thảo luận tinh thần vui vẻ xây dựng mà, cứ vui vẻ mà nói thôi ΒΑΣΙΛΈΩΣ Μέγας (thảo luận) 07:18, ngày 23 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Có một ngõ cụt mà tôi từng đề xuất vào năm 2013, rồi thực hiện vào năm 2016. Tới giờ vẫn cụt. Mong mọi người quan tâm tới Thảo luận Wikipedia:Dự án/Âm nhạc. DangTungDuong (thảo luận) 07:21, ngày 23 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ hiện tại ta hãy giải quyết từng vấn đề một trước, vẫn biết là chủ đề âm nhạc cos nhiều điều khó giải quyết ngay được, nhưng hiện tại nếu chúng ta tìm ra được phương án cho chủ đề nhạc vàng thì mọi thứ sẽ dễ dàng hơn sau nàyΒΑΣΙΛΈΩΣ Μέγας (thảo luận) 07:26, ngày 23 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Cái khó chính là đây. Tạm coi nhạc vang là 1 khía cạnh, thì với âm nhạc Việt nói chung, cái khổ chính là nguồn chính thống. Đa số các trang báo mạng chỉ có chăm chăm đăng vào tin showbiz, scandal.... cái đấy có vô số. Nguồn chính thống viết về tiểu sử mới là khó. Mà không chỉ có nhạc vàng, từ cái nhạc này ta có thể đề xuất cho các trường hợp như âm nhạc Underground hoặc YouTuber như IP đề cập. — MessiM10 09:50, ngày 23 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Việc thiếu nguồn không phải là lý do để giảm các tiêu chí. Các bạn đang bị nhầm ở chỗ đó. Thiếu nguồn là thiếu nguồn. Thiếu nguồn không có nghĩa là thu âm 6 bài là thỏa mãn nổi bật được (gom lại mới được 1 EP, chưa nổi một album). Cứ thảo luận về nguồn xong xuôi đi đã, rồi tính các điều khác. DangTungDuong (thảo luận) 10:00, ngày 23 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
@DangTungDuong: hoan nghênh bạn góp ý, chúng ta hãy thảo luận tìm được phương án tốt nhất, sau đó hãy cùng nhau thuyết phục được các thành viên khác trên wiki thay đổi cách nhìn nhận của họ ΒΑΣΙΛΈΩΣ Μέγας (thảo luận) 10:09, ngày 23 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
theo tôi thì cái trước nhất là nguồn của ca sĩ nhạc vàng đã. các tiêu chí về ảnh hưởng hay thâu bao nhiêu đĩa bàn sau. tôi nghĩ vài nguồn sau là chấp nhận dc: dân trí, vnexpress, bbc, ttvh, người việt (báo cộng đồng ng việt hải ngoại) hay rfa (đài á châu tụ do)......171.237.111.156 (thảo luận) 11:05, ngày 23 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Theo các bạn thì Nguồn như thế nào sẽ được gọi là chấp nhận được cho thể loại nhạc vàng nhỉ?Đối với những người nổi tiếng như chế linh thì k thành vấn đề, nhưng với những người ít được biết đến hơn thì sao, nguồn hải ngoại như thế nào sẽ chấp nhận được?. ΒΑΣΙΛΈΩΣ Μέγας (thảo luận) 11:49, ngày 23 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Như IP nói, nếu là nguồn của người Việt hải ngoại, ta nên tin tưởng báo Người Việt, Đài Á châu tự do (RFA), nếu báo trong nước đưa tin thì càng tốt ΒΑΣΙΛΈΩΣ Μέγας à. — MessiM10 11:38, ngày 24 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
@CVQT: tôi muốn xem ý kiến của tất cả mọi người thế nào đã :)), mọi ý kiến góp ý luôn cần lắng nghe vì biết đâu lại có ý kiến hayΒΑΣΙΛΈΩΣ Μέγας (thảo luận) 11:47, ngày 24 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
ΒΑΣΙΛΈΩΣ Μέγας Thì cũng đang gợi ý ấy mà, báo người Việt hải ngoại ít lắm, chỉ các cơ quan nhà nước đọc được trực tiếp thôi, người dân thì bị hạn chế. Có thể đề xuất thêm Viet Weekly, trang chủ các trung tâm Thúy Nga, ASIA .... — MessiM10 12:22, ngày 24 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
thanh viên đặng tùng dương có thể dịch những trích dẫn mà bạn đã đưa ở trên dc ko. muốn một quy định ms dc thôg qua thì cần phải thảo luận xem xét bq xem nó đã phù hợp ko đã chứ trích dẫn như vậy vs những nguời mù tiếng anh như tui đọc thảo luận thì hiểu làm sao. và tiêu chí nguồn như trên, tui thấy nếu ca sĩ nhạc vàng ở thuý nga mà chưa dc cục nghệ thuật biểu diễn bộ vhttdl cấp phép biểu diễn trong nước thì lấy nguồn ở đâu ngoài mấy trang kể trên113.176.28.220 (thảo luận) 05:33, ngày 25 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Ở đây muốn nói với IP và các thành viên rằng, không thiếu cách để vượt tường lửa và đọc được những cái trang mà bị chính quyền chặn. Nhiều trang báo lớn của người Việt hải ngoại bị chính quyền hạn chế không cho người dân trong nước xem chỉ vì đưa những thông tin sai lệch, nói xấu Đảng và Nhà nước (tất nhiên ở nước ngoài thì vẫn xem được). Ta không bàn chuyện chính trị ở đây, nhưng nói vấn đề ấy ra là để, không dễ tìm nguồn viết về các ca sĩ/nhạc sĩ nhạc vàng hải ngoại nếu họ ít khi/hoặc không có hoạt động biểu diễn trong nước, kể cả trước và sau 1975. Có thể lấy ví dụ như Băng Tâm, Anh Việt Thu, Lê Mộng Bảo, bài không hề có một nguồn nào ; còn Minh Kỳ, Lê Dinh, Tuấn Ngọc thì ít nguồn. Ngoài một số trang web các thành viên đã kể ở trên, các bạn có thể đề xuất/hoặc tìm thêm nguồn miễn là nguồn có uy tín, mạnh và tốt. Bởi không có nguồn tham khảo là một loạt bài bị gán đnb, thậm chí với người còn sống như Băng Tâm, Phương Diễm Hạnh là bị xóa nhanh đấy. Ngoài ra ta có thể áp dụng thêm các tiêu chí như độ phổ biến qua các kênh (mật độ tin tức, kết quả truy vấn từ công cụ tìm kiếm, YouTube,... mà theo như mình biết thì mônt số clip nhạc vàng như Duyên phận hay Lại nhớ người yêu đã đạt từ 60-80 triệu lượt xem, con số tuơng đối lớn với dòng nhạc này. — MessiM10 06:35, ngày 26 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
bạn CVQT nhấn mạnh như vậy liệu cái bài lại nhớ người yêu đủ tiêu chuẩn lập bài sao? 113.183.77.243 (thảo luận) 06:52, ngày 28 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Một số điều bên lề tôi muốn chia sẻ:

  1. Việc phát hành trên các trang nghe nhạc trực tuyến lớn: Nếu xét vậy thì dễ quá vì giờ có quá nhiều ca sĩ không tên tuổi upload album tự thu lên Zing Mp3 một cách dễ dàng, thậm chí còn làm tới 5, 6 album liên tiếp.
  2. Sách nhạc vàng thì trước 1975 không có nhưng sau này có khá nhiều. Tuy nhiên đọc qua thì phần nhiều họ copy từ Wiki ra, không lẽ ta lại lấy lại nguồn từ họ?
  3. Jang Mi: Cô ta đâu có phát hành được 2 album CD (đĩa thật) hoặc album phát hành trên itunes? Ở đây tôi nhắc rõ khung của tôi đưa ra tham khảo không chấp nhận nguồn Zing Mp3/SoundCloud. Ngoài lề tý, Zing Awards là giải thưởng mua được. Tôi từng làm ở Zing Mp3 nên biết sự thật trơ trẽn này —Kantcer (thảo luận) 05:31, ngày 5 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Đề xuất độ nổi bật Âm nhạc Việt Nam năm 2016[sửa | sửa mã nguồn]

Mình trích lại bài đăng của @DangTungDuong: năm 2016 để các bác các cô tham khảo.

Tôi muốn tránh những sự chuyển đổi "nghiễm nhiên nổi bật" mà WP tiếng Anh áp dụng, khi âm nhạc Việt Nam còn nhiều vấn đề. Những điển hình nhất bao gồm:

  1. Ca sĩ có 1 ca khúc nổi bật (one-hit wonder) thì nghiễm nhiên nổi bật.
  2. Album của 1 ca sĩ nổi bật thì nghiễm nhiên nổi bật.
  3. Ca sĩ lên chương trình truyền hình thì nghiễm nhiên nổi bật.

Và nhiều sự nghiễm nhiên khác cần phải thảo luận ở đây.

Thực trạng

Âm nhạc Việt Nam không có một cơ quan quản lý hiệu quả, cũng không có hệ thống thống kê hợp lý do ăn cắp vi phạm bản quyền quá nhiều. Các giải thưởng hầu hết mang tính phong trào và chủ yếu do khán giả chứ không phải người trong nghề hoặc giới chuyên môn bình chọn. Không có nhiều kênh và chương trình truyền hình thực sự chuyên ngành.

Một thực tế quan trọng khác là môi trường hoạt động còn thiếu chuyên nghiệp. Qua trải nghiệm tiếp xúc trực tiếp, tôi được biết bản thân các nghệ sĩ (ca sĩ, nhạc sĩ, hòa âm phối khí, nhạc công, nhà sản xuất, nhạc công, nghệ sĩ khách mời,...) không có "thói quen" thống kê, ghi chép và lưu trữ bằng giấy tờ cá nhân và nhất là giấy tờ pháp luật. Vì vậy, những thông tin chính/phụ mà có thể cung cấp được cho WP trên đây, đối với album, liveshow, chương trình từ thiện, các EP, đĩa đơn,... chủ yếu lại từ nguồn báo chí vốn cũng kém chuyên môn, thường nhận tiền quảng cáo, và cũng rất đa chiều. Ngoài các hãng đĩa phát hành cần giấy tờ hành chính thì bản thân các nghệ sĩ mà tôi nói ở trên chỉ có thông tin về... doanh thu sản phẩm, chứ thậm chí họ còn KHÔNG BIẾT và/hoặc KHÔNG NHỚ về ngày phát hành, cũng như cụ thể các nghệ sĩ mình từng cộng tác trong dự án.

Giải pháp đề xuất

Cá nhân tôi đề xuất một giải pháp chung đơn giản, đó là lên một danh sách nhỏ những nguồn cơ bản, đảm bảo yếu tố "nghiễm nhiên nổi bật", còn lại là các nguồn yếu hơn và thứ cấp, tránh sử dụng. Về bản chất, cần chú ý đánh giá từng bài cụ thể, vì quan điểm của tôi là nền âm nhạc Việt Nam không thể có tính "nghiễm nhiên nổi bật" mà ngành công nghiệp âm nhạc phương Tây đã áp dụng từ 1 thế kỷ nay được. Giải pháp của tôi là bổ sung vào các tiêu chí về Wikipedia:Độ nổi bật (âm nhạc) để tạo ra bộ khung xét "Độ nổi bật" riêng của Âm nhạc Việt Nam, bao gồm các CA SĨ, NHẠC SĨ, NHẠC CÔNG, NHÀ SẢN XUẤT, HÃNG ĐĨA THU ÂM, TẠP CHÍ,...:

  1. Nguồn báo, tạp chí, internet. Vì hiện nay tôi không thấy thực sự những báo đầu ngành về âm nhạc (bản thân tạp chí Âm nhạc hoạt động rất nghèo nàn), nên tôi chấp nhận một danh sách các báo chất lượng cao với nguồn ít nhiều đảm bảo. Danh sách hiện tại tôi đề nghị đó là các nguồn cơ bản: VnExpress, Dân trí, CNN, BBC, RFA, Hội nhạc sĩ Việt Nam, VTV, VOV và đặc biệt báo của Thông tấn xã Việt Nam Thể thao & Văn hóa. Các báo, tạp chí khác cũng có thể thỏa mãn tùy hoàn cảnh và nội dung.
  2. Giải thưởng. Cá nhân tôi biết chỉ có 2 giải thưởng mà giới trong nghề gọi là danh giá, do được chọn lựa bởi các nhạc sĩ và giới báo chí âm nhạc trong nước, đó là chương trình Bài hát ViệtGiải thưởng âm nhạc Cống hiến. Các giải như Mai Vàng, Làn sóng xanh đã không còn các nhạc sĩ bình chọn, còn các giải khán giả bình chọn có thể coi là vô giá trị.
  3. Bảng xếp hạng. Do tại Việt Nam không có hệ thống thống kê hiệu quả vì tình trạng vi phạm bản quyền, nên tôi xin PHỦ NHẬN giá trị mọi bảng xếp hạng ở Việt Nam hiện tại. Bao giờ Việt Nam xây dựng được một bảng xếp hạng quy củ và uy tín như Billboard hay UK Chart thì tôi mới ủng hộ độ nổi bật.
  4. Chương trình truyền hình. Tôi ủng hộ việc các nghệ sĩ xuất hiện trên truyền hình trong các chương trình chính thức của các đài, từ địa phương cho tới quốc gia. Các đài nhỏ hơn, không chính thức cũng hoàn toàn thỏa mãn, tuy nhiên tôi coi là "cấp dưới" hơn do không đảm bảo tính phổ biến, nên độ nổi bật thấp hơn.

Các ngoại lệ hoàn toàn có thể được chấp nhận. Ví dụ như nghệ sĩ được đề cử tại giải Cống hiến cũng hoàn toàn xứng đáng nổi bật; ca khúc không có giải thưởng nhưng xuất hiện nhiều trên báo đài cũng xứng đáng nổi bật; ca sĩ không có giải thưởng nhưng tạo ảnh hưởng tốt/xấu với xã hội cũng xứng đáng nổi bật. Tuy nhiên, đấy phụ thuộc vào từng hoàn cảnh nên tôi cũng khẳng định không có tiêu chí "nghiễm nhiên".

Từ cái khung này, ta sẽ áp dụng làm sao để nhạc vàng & Bolero trữ tình cũng thỏa mãn được độ nổi bật, bắt đầu từ tiêu chí nguồn ở trên (Đan Nguyên năm 2013 là 1 ví dụ) Từ đây ta đi từ nhạc Bolero lên áp dụng cho các thể loại âm nhạc Việt Nam — MessiM10 12:22, ngày 24 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]

khung này tôi thấy giải thưởng và bảng xếp hạng phù hợp với nhạc trẻ hơn. Còn dòng nhạc vàng này mà đòi giải thưởng thì khó à. Hôm trước nhạc vàng tôi có đề xuất một tiêu chí là lấy công cụ tìm kiếm google làm thước đo nổi bật tương đối thì hợp lý hơn.

Giải thưởng tôi xin bổ sung thêm một giải là Keeng Young Awards (chi tiết hội đồng nghệ thuật xem trong bài) Phần bảng xếp hạng "Do tại Việt Nam không có hệ thống thống kê hiệu quả vì tình trạng vi phạm bản quyền, nên tôi xin PHỦ NHẬN giá trị mọi bảng xếp hạng ở Việt Nam hiện tại". Vậy cái này thì sao? https://news.zing.vn/nghe-va-tai-nhac-ban-quyen-chat-luong-lossless-post629663.html . Nói vậy khác nào Zing lừa đảo khách hàng !? Chúng ta những người dùng có thể kiện Zing lừa đảo không?

Chung quy lại tôi thấy chúng ta đừng quá cứng nhắc như vậy, luật cũng do con người định ra mà. Việc quốc gia đại sự như https://tuoitre.vn/dat-them-lanh-tu-co-che-dac-thu-cho-tp-hcm-20180205120906319.htm để TPHCM có cơ chế đặc thù, tư duy của lãnh đạo chịu thay đổi còn quyết được. Còn cái vấn đề nhỏ xíu này (mảng âm nhạc so với chính trị thì có gọi là nhỏ hay không?) mà quyết mãi vẫn không xong, cứ dựa vào những quy định, khung tiêu chuẩn cứng nhắc để làm gì trong khi có thể thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế hơn.

Tôi so sánh quốc gia đại sự với âm nhạc nhiều bác nói khập khiễng. Tôi xin nêu một ví dụ rất cụ thể cũng về âm nhạc đây, tôi thấy có nhiều thành viên hay lấy những gì nước ngoài viết làm chuẩn mực. Ví dụ này tôi đã dẫn ở trên rồi. Nếu bài Từ hôm nay (Feel Like Ooh) mà do wikipedia Việt Nam viết trước thì tôi nghĩ nó cũng sẽ bị gắn bảng thiếu độ nổi bật và đưa ra xóa ngay, xóa nhanh rồi như Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Em gái mưa. Do là bài dịch từ tiếng anh Thảo luận:Từ hôm nay (Feel Like Ooh) nên nó nghiễm nhiên nổi bật chăng? Tôi thắc mắc bên wikipedia tiếng anh họ có kiểm duyệt chi tiết, gắt gao, so kè từng tiêu chí nổi bật, đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành của khung quy định hay không để quyết định cho bài này tồn tại? Tôi xem https://en.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%AB_h%C3%B4m_nay_(Feel_Like_Ooh) cũng như trang thảo luận https://en.wikipedia.org/wiki/Talk:T%E1%BB%AB_h%C3%B4m_nay_(Feel_Like_Ooh) không thấy có biểu quyết xóa bài này. Tôi chỉ là thành viên bình thường nên tôi vào bài viết bằng tiếng anh không thấy những bảng xóa nhanh, thiếu độ nổi bật hay là họ ẩn giấu đi đâu rồi :) Viết đến đây chắc nhiều bạn sẽ nói do các thành viên nước ngoài họ không nắm sát sao về tình hình âm nhạc Việt Nam nên họ mới để bài tồn tại. Vậy tại sao ý kiến từ tình hình thực tế mà các thành viên đa phần sinh sống tại Việt Nam nêu ra thì bị đối chiếu ngược lại vào khung quy định? Y như cái vòng luẩn quẩn vậy, không thay đổi được tư duy chỗ này thì thảo luận mãi cũng vậy à Lengkeng91 03:05, ngày 25 tháng 4 năm 2018 (UTC)

Xin lỗi cho mình lạc đề một tí :)), như trong công việc của mình chẳng hạn, hàng ngày mình phải tiếp xúc với rất nhiều người, nhiều khi hay gặp phải trường hợp thế này: đòi mua thuốc phải đúng từng y từng nét như trong đơn bác sĩ kê kia, mà thuốc trong đơn thì k phải thuốc anh pháp mỹ chẳng đành mà lại toàn thuốc kiểu ấn độ, pakistan, bangladesh chất lượng chắc thua thuốc nội mình, nhiều người thà uống loại ấn độ giá cắt cổ còn hơn uống loại vn tốt :)), tác dụng thì tất nhiên giống nhau rồi. Điều đó cho thấy người Việt mình nhiều khi cứng nhắc k nghe hoặc bảo thủ theo kiểu kém hiểu biết :)), nếu chúng ta cứ cứng nhắc quá thì mãi k khiến chúng ta tốt hơn được, mà mấy anh hàn xẻng k thấy bị đặt biển bao giờ nhỉ:)))ΒΑΣΙΛΈΩΣ Μέγας (thảo luận) 03:39, ngày 25 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Mình nhớ là năm 2013, DangTungDuong đã khơi gợi vấn đề này khi trả lời chính @Kantcer: - thành viên chuyên về nhạc vàng. Rồi ba năm sau, DangTungDuong đã viết cả cái tiểu mục dài như trên nhưng sôi nổi được 1 thời gian thì cũng lặng như tờ. Cái đề xuất trên nó nghiêng nhiều về âm nhạc đuơng đại Việt Nam mà không bao gồm một thể loại đã tồn tại trước 1975 ở Việt Nam Cộng hòa (và cho đến ngày nay trên toàn quốc) - nhạc Bolero. Quy định ấy nó sai ngay ở mục 2 và mục 3 (Giải thưởng và Bảng xếp hạng). Còn trộn với cái sườn của Kantcer thì e là dễ quá. Mình đề xuất 3 tiêu chí: Nguồn uy tín (Số 1), mức độ ảnh hưởng (tham gia các đại nhạc hội như Kantcer đề cập, được biết đến rộng rãi trong nước, tham gia các chuơng trình truyền hình, ảnh hưởng đến giới trong nghề), thâu một số lượng CD nhất định và độ phổ biến rộng rãi qua các kênh (sau cùng).

Và trong cái đề xuất ấy, Thành viên:ManlyBoysThành viên:Tran Xuan Hoa đã từng đề cập đến nguồn Zing. Đúng là Zing là một trang web lớn, nhưng đọ uy tín như nào, có nên tin tưởng không thì lại là một vấn đề khác. Zing cũng không có bảng xếp hạng dành riêng cho nhạc vàng. Thế nên là cần phải có thống nhất quy định với nhạc vàng. Các bác có thể trộn 2 cais ườn của DangTungDuong và Kantcer rồi đưa ra một tiêu chí chung thống nhất. — MessiM10 04:51, ngày 25 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Theo tôi thì nên đưa tiêu chí về độ phổ biến qua các kênh (Google, YouTube,...) còn trường hợp với một số ca sĩ trước 1975 khó tìm hơn (hoặc cho ít kết quả hơn), thì xét đến nguồn hàn lâm. Ca sĩ giả sử ít nguồn nhưng được đề cập chi tiết trong nguồn hàn lâm thì vẫn chấp nhận. @Ledinhthang:, @CVQT:, @Lengkeng91: nghĩ sao? 06:49, ngày 28 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Sách về nhạc vàng thì cần hỏi Kantcer. Mình chỉ nói vấn đề ra để thảo luận thôi bạn IP. Còn về cái độ phổ biến qua công cụ tìm kiếm hay nguồn Zing, cái này do Lengkeng91Nguyễn Đỗ Trung đề xuất và đó là một ý tưởng hay đang chờ xem xét. ΒΑΣΙΛΈΩΣ Μέγας cũng có nhiều ý kiến góp ý hay. Wiki chúng ta hiện đang trầm lắng quá, chúng ta cần sôi nổi hơn nữa :) Đối với nhạc vàng, nguồn thì ít nhưng forum nhiều, không đáng tin cậy, đó cũng là tình trạng chung của âm nhạc Việt Nam, bởi truyền thông Việt Nam hầu như chỉ đăng tin nóng showbiz câu view. Còn về bài Lại nhớ người yêu, bài này mới đạt gần 70 triệu view, con số này với nhạc vàng là cao, nhưng độ uy tín không bằng Duyên phận không chỉ bởi sự làm mưa làm gió mà còn bởi một clip karaoke bài này đạt số lượt xem trên 180 triệu (Cao thứ 3 Việt nam). Cảm ơn bạn đã cho ý kiến. — MessiM10 14:15, ngày 29 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Tôi thì không hiểu về âm nhạc lắm. Nhưng phải thừa nhận là chúng ta thiếu người bàn luận và hiểu biết về chủ đề này so với các chủ đề khác, mà không thấy bác Kantcer góp ý nữa nhỉΒΑΣΙΛΈΩΣ Μέγας (thảo luận) 14:41, ngày 29 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Mấy ngày nghỉ lễ cả nhà nghỉ lễ vui không ạ? Mấy hôm nay rảnh rỗi tôi cũng ngẫm nghĩ về vấn đề này, Giờ chỉ bàn về vấn đề chính là nhạc vàng thôi, còn nhạc trẻ hay các thể loại youtuber khác ta bàn sau. Khung của bác DangTungDuong thích hợp với nhạc trẻ nhiều hơn nhưng có hai tiêu chí áp dụng được là Nguồn báo, tạp chí, internet (internet ở đây tôi đề nghị sửa lại là xem độ nổi bật bằng công cụ tìm kiếm google, từng có tiền lệ là Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Em gái mưa rồi, kể cả có thể có lý do đằng sau sự nổi tiếng của nó thì việc nó nổi tiếng đã là sự thật, Wikipedia không truy cứu căn nguyên. Chỉ cần đủ độ nổi bật là được. Hay như Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp hội Truyền giáo Tin Lành Thế giới, tuy gần đây báo chí thông tin nó như một tà giáo nhưng hội này đã nổi bật thì được tồn tại trên Wikipedia thôi) và Chương trình truyền hình. Tôi đề xuất nên dùng khung của bác Ktancer làm chuẩn thêm hai ý trên vào nữa. Cả nhà thấy thế nào? Đúng là như bác Ledinhthang nói, chúng ta thiếu người bàn luận thật nhưng không có nghĩa làm để chìm xuồng. Chúng ta cứ đưa ra thảo luận rồi biểu quyết thôi. Nhưng mà tôi không rõ nếu muốn thông qua khung mới này thì phải có ít nhất bao nhiêu phiếu đồng thuận ạ Lengkeng91 04:10, ngày 30 tháng 4 năm 2018 (UTC)
thế này đi, nhờ bạn CVQT và lengkeng căn cứ khung trên của bác Kancter tổng hợp ý kiến đã thảo luận nêu trên lập một khung tiêu chuẩn, sau đó tôi sẽ nhờ một bảo quản viên lập một biểu quyết về vấn đề này, gửi thư mời mọi người tham gia biểu quyết, tiêu chuẩn số phiếu thì hình như có khung rồi đấyΒΑΣΙΛΈΩΣ Μέγας (thảo luận) 04:19, ngày 30 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
ΒΑΣΙΛΈΩΣ Μέγας, Lengkeng91: Mấy bác cứ từ từ, việc này đã đưa lên Trang Chính và chờ đợi thêm các ý kiến góp ý khác. Chứ nếu xét theo khung Kantcer thì dễ quá, mấy ca sĩ kiểu như Jang Mi cũng lên được đây. Mà chưa thấy ai đề xuất về độ nổi bật của tác phẩm nhạc vàng cả. Dò qua mấy bài từng được biểu quyết giữ thấy hầu như là nguồn yếu cả, dù nó là tác phẩm sống mãi trong lòng người Việt Nam. — MessiM10 06:39, ngày 30 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
vậy là mình nôn nóng quá hả, hehe. Tại sợ để lâu rồi chìm xuồng luôn cũng chả tới đâu như mấy lần thảo luận trước ấy mà. Ngoài lề xíu: Jang mi chưa thỏa điều kiện như bác Kantcer đưa ra đâu "Phát hành ít nhất 2 album CD (không tính tung lên YouTube)" mà mình thấy cô này hát thấy mắc ghê, được mỗi cái mã, Nếu có bài viết về cô này mình nghĩ vẫn được thôi, nhưng không phải ca sĩ dòng nhạc vàng mà là youtuber có nhiều người xem như Vanh leg vậy đó Lengkeng91 09:31, ngày 30 tháng 4 năm 2018 (UTC)
ΒΑΣΙΛΈΩΣ Μέγας, Lengkeng91: Mỗi một người hoạt động nghệ thuật có những lĩnh vực khác nhau, mình thì chủ yếu viết bài về nhạc trẻ nhiều (không phải là bolero đang bàn). Đọc qua về cô ca sĩ Min, cô này đủ nổi bật đấy, đã tạo được ảnh hưởng riêng cùng với Erik và nhóm St319, có đề cử Cống hiến. Cô Jang Mi (hay thậm chí là cả Duơng Hồng Loan, Giáng Tiên, Huỳnh Nguyễn Công Bằng,... thỏa mãn tiêu chí của Kantcer đấy nhưng chưa đủ nổi bật nếu xét về tầm ảnh hưởng trong công chúng) chưa đủ tầm có bài, nhưng xét trên một khía cạnh khác thì sẽ có bài, tất nhiên trong khoảng 1-2 năm nữa nếu tự tạo được tầm ảnh hưởng. Nói về tác phẩm, vừa đọc lướt mấy bài Xuân này con không về, Đa tạ, Nỗi buồn hoa phượng, Thành phố buồn, nguồn yếu hết cả dù là tác phẩm vô cùng nổi tiếng. Chưa bàn đến Duyên phận (gần 80 triệu views YouTube bản chính, trên 180 triệu views bản karaoke) hay Lại nhớ người yêu (gần 70 triệu views bản chính). Nhưng cũng như vụ biểu quyết Chuyến đò vĩ tuyến năm 2013 mới thầy cần có một quy chuẩn dành cho tác phẩm nhạc vàng song song với ca sĩ. Về vấn đề này mong @DangTungDuong: và các thành viên cho ý kiến. — MessiM10 14:52, ngày 30 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
@CVQT: chúng ta chờ thêm 1 tháng nữa xem sao, nếu 1 tháng nữa mà k có ai thảo luận góp ý gì thêm thì chúng ta sẽ làm như mình đề xuất được kΒΑΣΙΛΈΩΣ Μέγας (thảo luận) 04:22, ngày 1 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Giải thích vài thắc mắc

Các bạn hơi nhầm lẫn về đnb và "độ nổi tiếng" nên có vài tranh cãi ở trên tôi cần nói rõ

  1. Zing chẳng lừa đảo ai cả, nhưng cái bảng xếp hạng của Zing là của riêng Zing với những tiêu chí của riêng họ. Nếu có nghệ sĩ nhạc Việt nào sản xuất sản phẩm (album, liveshow, đĩa đơn) mà chỉ có 1 mục đích duy nhất là đoạt giải Zing (như đối với Cống hiến, Bài hát Việt) thì tôi nghĩ Zing mới được coi trọng.
  2. "Feels Like Ooh" nổi bật vì thỏa mãn các tiêu chí chứ không có chuyện "nghiễm nhiên" nào cả. Ở đây WP không có đánh giá thảm họa/chất lượng theo chuyên môn, mà chỉ đánh giá nổi bật. Còn chuyện nổi tiếng (thông qua google, youtube) không liên quan trực tiếp tới đnb. Đó là lý do vì sao những bài hát nổi tiếng ngày xưa (như của bolero) lại hoàn toàn có thể không nổi bật (vì thiếu nguồn kiểm chứng). Vấn đề này tôi nghĩ bolero chưa là gì cả nếu so sánh với nhạc cổ điển vốn có những giai điệu hàng tỉ người nghe suốt 400 năm qua nhưng không có nổi bài trên WP đây (mà tôi từng trao đổi với thành viên ThuanMy cũng từ lâu).
  3. Như tôi đã thảo luận từ trước, với nhạc xưa (kể cả nhạc Anh, Pháp, TBN), giải thưởng không quan trọng, mà nguồn nhắc tới nó mới quan trọng. Các bạn cứ cố quy về việc "giải thưởng" mà quên mất việc sản phẩm quan trọng nhất là "ảnh hưởng". "Giải thưởng" cũng chỉ là một phần của "đánh giá" hay "ảnh hưởng" mà thôi. Nếu tác phẩm đủ nổi bật, nghiễm nhiên phần ảnh hưởng của nó sẽ đủ lớn và đủ nguồn kiểm chứng.
  4. Các ngày phát hành, phát sóng các chương trình, sản phẩm âm nhạc (hầu hết) đều được lưu trữ tại Hội nhạc sĩ Việt Nam, dù là nhạc vàng hay đỏ xanh đen gì gì đó. Việc tìm kiếm này không đơn giản, nhưng vì tôi đã từng thấy những cuốn lưu trữ như vậy, nên các bạn đừng lo không có ai ghi lại những điều quan trọng đó. DangTungDuong (thảo luận) 06:27, ngày 3 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]
@CVQT:, @Lengkeng91:: Mình thấy ý kiến của Dangtungduong hợp lý đấy chứ, các bạn hãy đọc xem và bổ sung cho dàn ý ΒΑΣΙΛΈΩΣ Μέγας (thảo luận) 09:17, ngày 3 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Mình cũng có ý kiến thế này. Trước hết xin đính chính với bạn @Lengkeng91: là có một đoàn bạn viết "Hay như Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp hội Truyền giáo Tin Lành Thế giới, tuy gần đây báo chí thông tin nó như một tà giáo", đây là một hiểu lầm khá nghiêm trọng, bởi "Hội Thánh của Đức Chúa Trời" là một tổ chức tín ngưỡng đã được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, có nhiều đóng góp cho xã hội, còn tà giáo mà bạn đề cập là "Hội Thánh Đức Chúa Trời" (không có chữ của). Cho nên Hội Thánh của Đức Chúa Trời không phải là tà giáo, là một tổ chức tôn giáo hợp pháp tại Việt Nam và đủ độ nổi bật trên WP. Quay về chủ đề chính, mình cảm thấy những tài liệu về các nghệ sĩ của dòng nhạc Vàng trước 1975 hoặc sau 1975 không có gì là hiếm. Có cả nguồn chính thống lẫn nguồn không chính thống, nguồn uy tín lẫn nguồn lá cải, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi nhạc Vàng đang gây chú ý trở lại, tạo thành làn sóng mạnh mẽ không chỉ trong giới khán giả thế hệ cũ mà cả những người trẻ hiện nay. Kể cả những ca khúc được đánh giá là nhạy cảm như "Chiều mưa biên giới" và "Đò dọc" cũng đã chính thức lên sóng một kênh truyền hình quốc gia như VTV [1]. Hơn nữa các ca khúc nhạc Vàng được cho là nhạy cảm vẫn thường hay được nhắc đến trong các nguồn báo nước ngoài, báo hải ngoại khác như BBC, VOA,... Trong một số bài viết về chủ đề chính trị thì các thành viên khác vẫn xem các nguồn báo này là chính thống, thậm chí có bài viết còn trích nguồn từ SBTN, Người Việt,... và cho rằng đó là nguồn chính thống, nguồn đa chiều... Vậy tại sao khi nhắc đến nhạc Vàng thì lại bảo các nguồn này là nhạy cảm ? Về vấn đề sự khác biệt giữa "độ nổi tiếng" và "độ nổi bật" trên WP, theo quan điểm của mình, chủ đề có "độ nổi tiếng" thì hiển nhiên sẽ cũng đủ tiêu chí là một chủ để đủ dnb trên WP. Nhưng chủ đề đủ dnb lại chữa chắc sẽ đủ độ nổi tiếng. WP là thư viện bách khoa toàn thư mở và nó chứa những chủ đề từ tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống, có những chủ đề rất nổi tiếng trong lĩnh vực của nó, nhưng lại ít được cộng đồng xã hội quan tâm cho nên trên mặt chung nó không nổi tiếng mà chỉ là nổi tiếng trong giới nghiên cứu hoặc giới quan sát, theo dõi lĩnh vực đó. Nói về nhạc Vàng, nó cũng không nằm ngoài quy luật đó. Có những nghệ sĩ, những bài hát, những sự kiện nổi tiếng trong giới nhạc Vàng, nhưng chưa chắc đã đáp ứng đủ tiêu chỉ nổi bật của WP, mỗi lĩnh vực có một đặc thù riêng của nó mà ko thể áp dụng những quy định của những lĩnh vực khác vào đó để xét độ nổi bật, đơn cử như việc không thể áp dụng các tiêu chí đánh giá độ nổi bật của nhạc Pop, nhạc EDM vào nhạc Vàng được. Theo mình hãy cứ suy nghĩ đơn giản, nhạc Vàng là một phần trong lịch sử không thể chối cãi của dân tộc, dù nó bắt nguồn từ đâu, nhưng nó là một trường phái âm nhạc, một thể loại âm nhạc mà chúng ta nên nhìn nhận nó một cách công bằng. Đề xuất của mình về những tiêu chí đánh giá độ nổi bật của nhạc Vàng hiện nay là: sự xuất hiện của nó trên sóng truyền hình, sự xuất hiện của nó trên Google (kết quả tìm kiếm), sự xuất hiện của nó trên các hệ thống mạng xã hội (Youtube, Facebook,...); đặc biệt mình đánh giá rất cao Youtube ở thuật toán của nó khi xác định và tính toán lượt nghe cho một video clip, rất khoa học và khắc khe.Nguyễn Đỗ Trung (thảo luận) 12:38, ngày 4 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Nguyễn Đỗ Trung Ý kiến của bạn về nhạc vàng rất đúng, vì tôi thấy nguồn cho nhạc vàng còn nhiều hơn các bản giao hưởng, concerto, sonata, waltz,... của nhạc cổ điển rất nhiều. Đúng là chưa phong phú đa chiều, nhưng khó có thể coi là khó tới mức không thể tìm được nguồn cho nhạc vàng. Tuy nhiên mình không đồng tình với bạn ở 1 điểm, đó là Google, Youtube, Facebook, Soundcloud, Spotify hay tương tự là Zing,... chỉ là "độ nổi tiếng", không phải đnb. Thuật toán của họ chỉ là số đếm (ví dụ như 1 quán cafe có thể bật 1 bài hát repeat 1000 lần, tăng lượng count nhưng không đảm bảo "nổi bật"). Vấn đề này đã được WP thống nhất từ lâu. DangTungDuong (thảo luận) 04:24, ngày 5 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Thế này bác @DangTungDuong: nhé, tôi xin làm rõ hai ý này của bác:

"Zing chẳng lừa đảo ai cả, nhưng cái bảng xếp hạng của Zing là của riêng Zing với những tiêu chí của riêng họ. Nếu có nghệ sĩ nhạc Việt nào sản xuất sản phẩm (album, liveshow, đĩa đơn) mà chỉ có 1 mục đích duy nhất là đoạt giải Zing (như đối với Cống hiến, Bài hát Việt) thì tôi nghĩ Zing mới được coi trọng". Tôi nghĩ đơn giản một nghệ sĩ nhạc việt nào sản xuất sản phẩm thì mục đích của họ là được công chúng đón nhận và yêu mến là quan trọng nhất chứ. Hôm nay nhờ bác tôi mới biết thêm một mục đích này đó. Như bác nói "bảng xếp hạng của Zing là của riêng Zing với những tiêu chí của riêng họ". Tôi xem ở trang chủ của giải Zing thì Mục đích của giải thưởng là tôn vinh nỗ lực của các nghệ sĩ trên thị trường âm nhạc trực tuyến trong suốt một năm qua, phản ánh bức tranh toàn cảnh về thị trường âm nhạc, cũng như thị hiếu khán giả nghe nhạc trực tuyến. Thị hiếu khán giả nghe nhạc trực tuyến cũng là một phần của "độ nổi tiếng" rồi chứ bác.

Bác thảo luận không đi vào trọng tâm, lúc trước bác viết là: "Do tại Việt Nam không có hệ thống thống kê hiệu quả vì tình trạng vi phạm bản quyền, nên tôi xin PHỦ NHẬN giá trị mọi bảng xếp hạng ở Việt Nam hiện tại" nên tôi mới phản biện lại rằng: "Vậy cái này thì sao? https://news.zing.vn/nghe-va-tai-nhac-ban-quyen-chat-luong-lossless-post629663.html . Nói vậy khác nào Zing lừa đảo khách hàng !? Chúng ta những người dùng có thể kiện Zing lừa đảo không?" Bác chưa trả lời tôi vấn đề này mà tổ lái qua "Zing chẳng lừa đảo ai cả, nhưng cái bảng xếp hạng của Zing là của riêng Zing với những tiêu chí của riêng họ" thế giờ bác trả lời xem BẢNG XẾP HẠNG CỦA ZING CÓ GIÁ TRỊ HAY KHÔNG hay là vẫn bảo lưu quan điểm cũ "Do tại Việt Nam không có hệ thống thống kê hiệu quả vì tình trạng vi phạm bản quyền, nên tôi xin PHỦ NHẬN giá trị mọi bảng xếp hạng ở Việt Nam hiện tại" nếu với lý do tình trạng vi phạm bản quyền thì tôi không đồng ý. Nếu bác không đồng ý công nhận bảng xếp hạng Zing lý do là vì "vi phạm bản quyền" hay là do "tiêu chí của riêng họ"?

""Feels Like Ooh" nổi bật vì thỏa mãn các tiêu chí chứ không có chuyện "nghiễm nhiên" nào cả. Ở đây WP không có đánh giá thảm họa/chất lượng theo chuyên môn, mà chỉ đánh giá nổi bật. Còn chuyện nổi tiếng (thông qua google, youtube) không liên quan trực tiếp tới đnb. Đó là lý do vì sao những bài hát nổi tiếng ngày xưa (như của bolero) lại hoàn toàn có thể không nổi bật (vì thiếu nguồn kiểm chứng). Vấn đề này tôi nghĩ bolero chưa là gì cả nếu so sánh với nhạc cổ điển vốn có những giai điệu hàng tỉ người nghe suốt 400 năm qua nhưng không có nổi bài trên WP đây (mà tôi từng trao đổi với thành viên ThuanMy cũng từ lâu)."

Bác đừng tách nhỏ chia ý của tôi ra như vậy, trong khi tôi viết rõ ràng là đang so sánh với Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Em gái mưa kìa. Các tiêu chí phải bình đẳng với mọi bài hát chứ. Ý tôi đang nói là vấn đề cứng nhắc trong tư duy của mỗi người. Bác trích dẫn một đoạn vậy là cũng diễn đạt sai ý nghĩa tôi muốn biểu đạt rồi.

@Nguyễn Đỗ Trung: ơi, vấn đề bạn nói có thảo luận ở đây nè [[1]]. Nguyên văn mình viết là "Hay như Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp hội Truyền giáo Tin Lành Thế giới, tuy gần đây báo chí thông tin nó như một tà giáo nhưng hội này đã nổi bật thì được tồn tại trên Wikipedia thôi)". Mình vẫn đồng tình với bạn việc dựa vào sự xuất hiện trên Google (kết quả tìm kiếm). Bạn có thể giải thích thêm cho mọi người được rõ hơn như hôm trước bạn ghi trong trang thảo luận của mình đó. Sau đó tới đợt thảo luận thì để mọi người đưa ra biểu quyết xem có chấp nhận hay không. Biểu quyết là cách hợp lý nhất, thiểu số phục tùng đa số. Lengkeng91 04:59, ngày 5 tháng 5 năm 2018 (UTC)

Chúng ta thảo luận cố gắng vui vẻ tránh nóng tính quá nhé mọi người ^^, dù sao ai cũng mong đóng góp xây dựng chủ đề này mà :DΒΑΣΙΛΈΩΣ Μέγας (thảo luận) 05:54, ngày 5 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]
mình cũng hy vọng vậy, mọi người tập trung vào vấn đề thảo luận, như đoạn trên mình trích dẫn dài dòng như vậy để bác Đặng Tùng Dương tập trung lại giải đáp cho mọi người được rõ hơnLengkeng91 12:08, ngày 5 tháng 5 năm 2018 (UTC)
Hãy để ý lời mà @Kantcer: vừa nói ở mục trên. Ý kiến đấy quá đúng nếu xét theo quan điểm về tiêu chuẩn nguồn và BXH của DangTungDuong. Còn về sự phổ biến của công cụ tìm kiếm, mình để cho mọi người thảo luận tiếp. Cái đấy mình từng khẩu chiến với một thành viên trong vụ biểu quyết xóa bài về mấy hit Sơn Tùng năm 2017 chỉ vì hai chữ “cày view” nên e là vô cùng nhạy cảm. — MessiM10 13:54, ngày 5 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]
@Lengkeng91: ơi, vấn đề phân tích về Google cũng như Youtube, mình sẽ gộp chung với bài trả lời bạn DangTungDuong bên dưới. Còn vụ hội thánh gì đó mình cũng ko quan tâm lắm, nhưng theo thông tin chính thức mình nhận được thì cái hội thánh có của là hội thánh đàng hoàng, hợp pháp đó bạn, cho nên đừng sử dụng tên hội thánh có của rối gán cho nó là tà đạo dù là trích dẫn thông tin báo chí khi mọi việc chưa sáng tỏ, mang tiếng cái hội thánh của ng ta. Mình ko thích đạo chúa với Tin Lành, nhưng vấn đề tôn giáo cũng cần phải có sự tôn trọng cần thiết bạn ạ ^^ Đôi khi chúng ta vô tâm trích dẫn những thông tin sai trái đã vô tình làm ảnh hưởng đến hình ảnh, đến cái nhìn của người khác về vấn đề đó.
@DangTungDuong: như mình đã trình bày, mình đặc biệt tách biệt Google và Youtube ra khỏi những trang khác vì nó hoàn toàn khác biệt, điểm khác biệt mà mình nói đến chính là thuật toán để tính lượt xem của Youtube cũng như hệ thống Googlebot (con bọ của Google) của Google đã làm nên sức mạnh của bộ máy tìm kiếm nổi tiếng này. Sau đây mình xin phân tích về Youtube và Google để các bạn hiểu dc vì sao nên dùng 2 công cụ này là tiêu chí đánh giá cho độ nổi bật hay độ nổi tiếng của chủ đề:
Về Google:: Đây hiển nhiên là công cụ tìm kiếm số 1 thế giới trong thời điểm hiện tại, sức mạnh của nó nằm ở hệ thống Googlebot, dân chuyên ngành SEO thường gọi nó con bọ Google, nó len lõi, đi vào thu thập dữ liệu của tất cả các website, lập ra các chỉ mục và lưu trữ vào hệ thống cơ sở dữ liệu của google. Nó cũng cung cấp tham số cho các công cụ như Google Analytics, Google Search Engine... để lấy thông tin về lượng truy cập, về thông tin căn bản của các máy trạm, máy khách truy cập vào các website này. Từ các tham số này, bộ máy tìm kiếm google sẽ có thể đưa ra kết quả nhanh chóng để phản hồi lại các từ khóa tìm kiếm, các trang xếp hạng cao về uy tín đối với Google đương nhiên sẽ được xếp hạng cao trong các kết quả tìm kiếm, từ đó chúng ta mới sinh ra được cái nghề gọi là SEO Top Google, tức là làm cho một từ khóa nào đó sẽ trả về trang web của mình ở thứ hạng cao. Tất nhiên, tiêu chí đánh giá trang web của google dựa vào rất nhiều tiêu chí khắc khe và họ có những biện pháp trừng phạt riêng đối với những website bị phản hồi hoặc qua phân tích được cho là tiêu cực. những con bọ Google này không một chính quyền nào có thể chăn được nó, không một bức tường lửa nào có thể ngăn được nó bò vào các website để thu thập thông tin trừ khi bản thân những người chủ website cố tình chặn không cho nó vào bằng cách cấu hình lại server. Cho nên, việc kiểm soát nội dung trên Google, không một chính phủ nào có thể làm được điều đó, trừ khi google tự kiểm soát nội dung của mình hoặc chính phủ đó cấm luôn tên miền google hay chăn IP server từ google. Có một số bạn nói là chính phủ đã chặn những thông tin tìm được trên google, đó là lập luận tào lao, ko đúng sự thật. Google được phép hoạt động tại Việt Nam và nội dung của nó ko hề bị tác động bởi bất kỳ cá nhân tổ chức nào trừ google, cho nên có thể nói thông tin trên này là hoàn toàn đầy đủ và đa chiều, cả về các bài viết về nhạc vàng cũng thế.
Về Youtube: Youtube cũng là một sản phẩm khác của Google ngoài Googlebot như đã nói ở trên. Ở Youtube, thì có một hệ thống khác để Google tự hào là hệ thống thuật toán phức tạp để tính lượt xem. Mình thách bạn DangTungDuong mở 1 cái clip nào đó replay liên tục 24/24 cả một tuần liền mà lượt view nó tăng được hơn 5 lượt đấy. Chính cái hệ thống thuật toán này làm cho Youtube trở thành hệ thống đếm lượt view xuất sắc của thế giới. Nhiều tổ chức, bảng xếp hạng uy tín đều lấy lượt xem của Google là chuẩn mực hoặc là phần trong việc đánh giá, xếp hạng. Từ đó cũng sinh ra một cái nghề mới gọi là Youtuber hay vloger, họ nói chung là những người kiếm tiền từ lượt xem, lượt subcribe trên Youtube, họ sản xuất ra những video hấp dẫn về mọi vấn đề trong xã hội để thu hút người xem và từ đó sinh ra tiền. Youtube có một công thức tính toán số tiền mà các chủ channel nhận được dựa vào lượt xem, và Youtube sẽ trả cho họ số tiền đó, ngược lại họ cũng sẽ thu vào tiền mà các cá nhân, doanh nghiệp đặt quảng cáo trên các video clip. Họ tự tin đưa ra chính sách chi trả tiền cho các video theo lượt xem như thế vì họ tự tin vào hệ thống thuật toán tính lượt view của họ, nó không đơn giản là số lần play trên máy trạm như các website nghe nhạc, xem video khác, nó có nhiều tiêu chí, chẳng hạn như phải xem 80% thời lượng clip, các lượt xem phải khác IP, không được skip, không được xóa cache, các IP phải rõ ràng không phải IP ảo (không xác định được nhà cung cấp dịch vu)... và rất rất nhiều tiêu chí khác để được tính thành một lượt view. Hầu hết các video có lượt view cao lịch sử trong Youtube đều là cơn sốt của toàn thế giới (cao nhất hiện nay là video ca khúc Despacito, thứ nhì là See You Again, thứ ba là Shape of You, thứ tư là Gangnam Style,...). Giới Youtuber và Vloger thường bảo nhau rằng, không dễ ăn tiền của Youtube, bởi họ không thể gian lận lượt view, và chính những lượt view ấy thể hiện sự nổi bật của video. Bản thân mình trước đến nay ko đánh giá cao các lượt view của Zing hay Spotify, Facebook,... căn bản vì mỗi lần mình nhấn F5 trên Zing thì nó lại tăng lượt view, hay mình để replay video trên FB nó lặp lại 1 lần thì lượt view nó cũng tăng theo. Riêng Youtube thì không.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho các bạn trong việc định vị sự tin cậy của lượt view trong Youtube cũng như kết quả tìm kiếm của Google trả về. Tất nhiên về bản thân mình đánh giá, 2 tiêu chí trên chỉ là điều cần, chưa phải điều kiện đủ, còn phải xây dựng thêm một số điều kiện khác nữa để có thể đánh giá chính xác nhất về độ nổi bật của các chủ đề trong nhạc Vàng. Còn có bạn nào đã nói là nguồn của nhạc cổ điển, nhạc tính phòng ít. Đúng là nguồn về báo chí của nó thì ít thật, những nguồn hàn lâm của thể loại này là nhiều vô kể nhé. Nguyễn Đỗ Trung (thảo luận) 14:29, ngày 5 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Lengkeng91 Bác tự hiểu nhầm ý của tôi mà thôi.
  1. Trọng tâm của tôi vẫn luôn là "Nguồn tham khảo" và "Đánh giá", tôi chưa bao giờ nhắc tới chuyện phải có "giải thưởng" hết. Tiêu chí của Zing chẳng có ai kiểm chứng, sao có thể sử dụng. Chuyện nghe nhạc bản quyền thì liên quan gì tới BXH? Vậy nên nó liên quan gì tới đnb để mà phải bàn luận? Bác mới là người tự lạc đề với đnb.
  2. Mục đích của mỗi nghệ sĩ mỗi người một khác, không thể quy chụp là "chung một mục đích" được. Showbiz Việt có vài triệu người, sao mà WP này hiểu hết mà phải đáp ứng theo vài triệu tiêu chí sao? Khái quát phổ thông chính là công bằng nhất. Mà đây là WP chung, showbiz thế giới cả tới trăm triệu, bác tính sao? Mà bác bảo rằng BXH phản ánh "độ nổi tiếng". Có thể (nếu không cày views, mua giải), nhưng BXH không phản ánh trực tiếp đnb.
  3. Tôi tự hỏi "Feels Like Ooh" kém gì về mặt "nổi bật" so với bài "Em gái mưa"? Nổi bật khác "thẩm mỹ", hay "vẻ vang" thưa bác. Nếu bác băn khoăn thì tôi nói thẳng luôn, tôi đều coi cả 2 bài là rác về chuyên môn. WP thì không đánh giá chuyên môn, chỉ quan tâm tới đnb. Chả nhẽ vì thế mà tôi có quyền gì "nâng lên hạ xuống" tiêu chí cho 2 bài này sao?
Nguyễn Đỗ Trung Tôi nghĩ bạn chưa nắm được nguyên tắc tính views count của các page như Youtube, Soundcloud hay Zing nên mới nói những điều như "Mình thách bạn DangTungDuong mở 1 cái clip nào đó replay liên tục 24/24 cả một tuần liền mà lượt view nó tăng được hơn 5 lượt đấy." Ở WP đây có cả các thành viên làm cho Google và Youtube, bạn có thể nhắn hỏi họ xem views đó đáng tin tới thế nào. Bạn cũng có thể google hướng dẫn cày views youtube. Nếu bạn chứng minh được thì tôi nghĩ nên viết lên hẳn WP để họ thay đổi quan điểm và tiêu chí luôn. Chưa kể, nếu bạn cho rằng nguồn bách khoa nhạc cổ điển là nhiều vô kể là nhầm lẫn lớn. Nguồn sách nhạc cổ điển không hề có thông tin bách khoa (sáng tác, ngày tháng, hoàn cảnh, trình diễn, biến thể,...), mà hầu hết là lý luận chuyên ngành (khóa, phách, nhịp, hòa âm,...). Tôi nghĩ tôi sẽ rời thảo luận ở đây. Các bạn sai với quy tắc WP:Music nhiều quá, cảm giác tôi thảo luận 3 hay 5 năm trước về vấn đề này còn chuyên sâu và tiệm cận tới thống nhất hơn. Thân ái DangTungDuong (thảo luận) 04:23, ngày 6 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Thảo luận với bác DangTungDuong là tôi phải chính xác từng chữ, mở tab mới xem lại bài Thảo luận và copy nguyên văn luôn chứ không dám viết lại theo trí nhớ để khách quan nhất có thể vì tôi sợ hiểu nhầm ý của bác. Từng vấn đề nhé

Trọng tâm của tôi vẫn luôn là "Nguồn tham khảo" và "Đánh giá", tôi chưa bao giờ nhắc tới chuyện phải có "giải thưởng" hết. Tiêu chí của Zing chẳng có ai kiểm chứng, sao có thể sử dụng. Chuyện nghe nhạc bản quyền thì liên quan gì tới BXH? Vậy nên nó liên quan gì tới đnb để mà phải bàn luận? Bác mới là người tự lạc đề với đnb.

Chính xác, tôi cũng không hiểu Chuyện nghe nhạc bản quyền thì liên quan gì tới BXH? Vậy nên nó liên quan gì tới đnb để mà phải bàn luận?. Nhưng vì ngay từ đầu bài viết ở đoạn này nè https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn#%C4%90%E1%BB%81_xu%E1%BA%A5t_%C4%91%E1%BB%99_n%E1%BB%95i_b%E1%BA%ADt_%C3%82m_nh%E1%BA%A1c_Vi%E1%BB%87t_Nam_n%C4%83m_2016, tự bác đưa vô nên tôi mới thắc mắc và phản biện lại đó chứ - Mục 3 Bảng xếp hạng. Chính tự thân bác đưa vô chứ ai. Sao bác mau quên thế? Tôi nhớ không lầm bác không được tham gia wikipedia bằng nick này khoảng một năm hay bị cấm quyền gì đó, nhưng cũng có thể vào wikipedia bằng ẩn danh hay xem bài viết được mà

Tôi tự hỏi "Feels Like Ooh" kém gì về mặt "nổi bật" so với bài "Em gái mưa"? Nổi bật khác "thẩm mỹ", hay "vẻ vang" thưa bác. Nếu bác băn khoăn thì tôi nói thẳng luôn, tôi đều coi cả 2 bài là rác về chuyên môn. WP thì không đánh giá chuyên môn, chỉ quan tâm tới đnb. Chả nhẽ vì thế mà tôi có quyền gì "nâng lên hạ xuống" tiêu chí cho 2 bài này sao?

Tôi không quan tâm tới việc quan điểm cá nhân của bác như thế nào. Mục đích tôi so sánh Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Em gái mưa là vì đây là một bài từng có tiền lệ dùng google nên tôi muốn lấy lại làm tham khảo và cách nhìn nhận của mọi người. Với lại tiêu chí cho độ nổi bật âm nhạc VN năm 2016 còn đang thảo luận chưa tới đâu thì không biết bác dựa vào đâu mà Feels Like Ooh nổi bật vì thỏa mãn các tiêu chí chứ không có chuyện "nghiễm nhiên" nào cả. Ở đây WP không có đánh giá thảm họa/chất lượng theo chuyên môn, mà chỉ đánh giá nổi bật

Tôi nghĩ tôi sẽ rời thảo luận ở đây. Các bạn sai với quy tắc WP:Music nhiều quá, cảm giác tôi thảo luận 3 hay 5 năm trước về vấn đề này còn chuyên sâu và tiệm cận tới thống nhất hơn. Thân ái

Tôi không biết chuyên sâu và tiệm cận thế nào nhưng một vấn đề do chính cá nhân mình viết ra mà còn mâu thuẫn vậy, chỗ nhớ chỗ quên. Hiện tại chưa ra vấn đề gì lại bỏ ngang vậy thì có trách nhiệm hay không? Lengkeng91 05:21, ngày 6 tháng 5 năm 2018 (UTC)

Lengkeng91 Đừng có già mồm ở đây. Thứ nhất, tôi chưa bao giờ nói tới nghe nhạc bản quyền, vậy nên nó không có liên quan tới tôi. Tôi chỉ nhắc tới BXH bịp ở VN. Chính ông là người mang link nghe nhạc bản quyền vào để bảo vệ Zing và cái BXH không ai ở WP thừa nhận mà thôi. Thứ hai, không ai BQXB bài "Em gái mưa" dựa vào google, mọi người đưa google vào để củng cố lập luận. Còn tiêu chí nào thì tôi tự biết, vì tiêu chí 2016 chả liên quan gì tới tiêu chí chung WP:Music mà mọi người vẫn áp dụng cho mọi bài viết hết. Chỉ có ông là lơ tơ mơ rồi nói ba nhăng cuội thôi. Không thân. DangTungDuong (thảo luận) 06:27, ngày 6 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Còn ông cứ nghĩ rằng Zing bán nhạc bản quyền có nghĩa là BXH của nó có giá trị, thì nó cũng giống như kiểu ông đi bán nước siêu sạch rồi tự phong rằng nước của ông bán chạy nhất thế giới. Nguồn gốc và doanh thu là 2 điều chả liên quan. Riêng chuyện lôi cái link đó để vặn vẹo đã là sai be bét về lập luận, không muốn cười thì thôi. DangTungDuong (thảo luận) 06:36, ngày 6 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Còn trách nhiệm của tôi hay không với dự án âm nhạc ở WP này là chuyện không liên quan tới ông. Chả hơi đâu mà tôi phải thảo luận cho một vấn đề từ năm 2011, có lẽ vậy, tới giờ. Ông cũng chả phải ai mà đòi hỏi trách nhiệm của bất cứ thành viên nào khác, ngoài chính ông, trong một dự án mở như WP, vậy nên đừng mở giọng vô lối. Cứ thử làm vô việc, bắt tay tự viết tìm tòi xây dựng một bài cho Dự án âm nhạc Việt Nam một cách chỉn chu đi rồi sẽ hiểu chuyện trong dự án. DangTungDuong (thảo luận) 06:40, ngày 6 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]

trích lại ý kiến của anh Kantcer phía trên cho mọi người để ý tham khảo: Ngoài lề tý, Zing Awards là giải thưởng mua được. Tôi từng làm ở Zing Mp3 nên biết sự thật trơ trẽn này —Kantcer . một thông tin bổ ích về Zing MP3 cx như là nhạc bolero14.176.36.122 (thảo luận) 07:59, ngày 6 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]

sao nóng nảy vậy DangTungDuong, già mồm là thế nào? Đợt nào cấm cả năm mà tính nóng nảy vẫn vậy, cái link tôi để là cái link ở đầu bài viết này đó bác ơi https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn?veaction=editsource&section=46#%C4%90%E1%BB%81_xu%E1%BA%A5t_%C4%91%E1%BB%99_n%E1%BB%95i_b%E1%BA%ADt_%C3%82m_nh%E1%BA%A1c_Vi%E1%BB%87t_Nam_n%C4%83m_2016. Do thành viên Messi 10 tức là CVQT trích lại từ bác để mọi người tham khảo. Tôi không nói là Zing là rất uy tín nhưng tôi đọc thấy Mục bảng xếp hạng vô lý quá nên tôi mới phản biện. Những phản biện và bình luận của tôi đều dựa vào mục trích dẫn này. Tôi chỉ phân tích đoạn Phần bảng xếp hạng "Do tại Việt Nam không có hệ thống thống kê hiệu quả vì tình trạng vi phạm bản quyền, nên tôi xin PHỦ NHẬN giá trị mọi bảng xếp hạng ở Việt Nam hiện tại". Tôi muốn phân tích là nếu Zing không vi phạm bản quyền bằng thì bác có PHỦ NHẬN giá trị bảng xếp hạng hay không. Tôi cũng không hiểu chuyện nghe nhạc bản quyền thì liên quan gì tới BXH. Vấn đề có vậy thôi mà bác hiểu hay cố tình không hiểu vậy. Làm ơn đọc lại từ đầu giùm cái. Thành ra nếu có sai là do thành viên Messi 10 tức là CVQT trích dẫn sai. Bác không hài lòng thì sao không phản biện lúc thành viên Messi 10 tức là CVQT ấn chữ vào mồm bác kìa. Tôi chỉ theo bài viết trên mà phân tích thôi. Lengkeng91 10:27, ngày 6 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]
DangTungDuong Ở WP đây có cả các thành viên làm cho Google và Youtube, bạn có thể nhắn hỏi họ xem views đó đáng tin tới thế nào. Bạn cũng có thể google hướng dẫn cày views youtube., Views của Youtube có đáng tin hay không phải chứng minh chứ không thể hỏi người này người nọ được. Bản thân mình cũng thực hiện những bài test để đoán thử xem cách tính views của Youtube như thế nào, mặc dù không biết chính xác, nhưng mình có thể khẳng định là nó nhận diện, phân loại IP, qua sử dụng phần mềm fake IP, tự động đổi IP sau một khoảng thời gian đặt sẵn thì nó có thể nâng lượt view lên vài lần nhưng nếu trúng IP không xác định nhà cung cấp thì nó cũng gửi cảnh báo luôn. Còn về bảng xếp hạng Zing, mình chả hiểu các bạn lôi cái bảng xếp hạng đó vào đây làm gì, vì cái Zingchart đó rất hiếm khi có 1 bản bolore lọt vào top 100, cũng như cái giải thưởng Zing Music Award không có hạng mục dành cho dòng nhạc Bolero. Thôi thì dẹp cái Zing đó qua 1 bên đi bạn. Các giải thưởng âm nhạc ở VN hiện nay ko có giải thưởng nào có hạng mục dành cho dòng nhạc Bolero cả, có chăng thì nó dc xếp vào thể loại nhạc trữ tình để ghép chung với một vài dòng nhạc khác, tuy nhiên đoạt giải cũng không nhiều. Nếu như đánh giá bằng lượt views youtube là quá mơ hồ thì có thể sử dụng các nguồn báo chí nước ngoài, báo chí hải ngoại từ mình đề xuất bên trên. Còn về dòng nhạc cổ điển, lẽ ra mình cũng ko muốn nói nhiều về nó vì lạc đề, tuy nhiên mình cũng phải nói ở đây là đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các nhà soạn nhạc, các bản nhạc nổi tiếng, các tác động của nhạc cổ điển đối với tâm sinh lý và sức khỏe của con người... Đa số các nghiên cứu này là của các nhạc viện, các trường đại học, các nhà nghiên cứu âm nhạc trên khắp thế giới và có nhiều nghiên cứu được biên tập thành sách, cũng như đã có những nghiên cứu về tính cách, phong cách âm nhạc, tư tưởng hay cá tính của các nhà soạn nhạc nổi tiếng. Theo bản thân mình nghĩ, những công trình nghiên cứu mang tính hàn lâm như vậy là đủ để lấy làm tiêu chí xét dnb cho chủ đề.Nguyễn Đỗ Trung (thảo luận) 10:25, ngày 6 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Copy từ Bài đăng chính gốc không sai một chữ nào đâu. Thứ hai là về nguồn Zing, các bạn nên để ý tham khảo đôi dòng Kantcer chia sẻ phía trên. Hỏi sao mà nhiều người phủ nhận nguồn Zing là vì thế. Mình không nghĩ là một vấn đề như nhạc vàng lại có thể đâm vòi sang Bảng xếp hạng như thế. Ở Việt Nam, khá nhiều trang web nghe nhạc vì muốn phục vụ người nghe đặc biệt là nhạc Vàng. Nên họ đã ngang nhiên vi phạm bản quyền và từng bị kiện lên cả tòa án Hoa Kỳ như chính Zing: https://tuoitre.vn/chu-so-huu-zing-bi-kien-ra-toa-an-my-594729.htm đã từng bị Trung tâm Làng văn (trung tâm về nhạc vàng). Có đôi dòng như vậy thôi. Mình mong các bác tập trung vào chủ đề chính để tìm ra hướng đi. — MessiM10 11:33, ngày 6 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Bạn Messi 10 tức là CVQT vào xác nhận vậy thì mọi người cũng rõ ai là tác giả đề xuất trên rồi nhé. Có cái vấn đề chuyện nghe nhạc bản quyền thì liên quan gì tới BXH tác giả viết ra cho đã mà cũng tốn thời gian đôi co. Lúc đầu Messi 10 tức là CVQT đăng về trích dẫn này mình thấy không hợp lý lắm nên cũng có viết là "khung này tôi thấy giải thưởng và bảng xếp hạng phù hợp với nhạc trẻ hơn. Còn dòng nhạc vàng này mà đòi giải thưởng thì khó à. Hôm trước nhạc vàng tôi có đề xuất một tiêu chí là lấy công cụ tìm kiếm google làm thước đo nổi bật tương đối thì hợp lý hơn." và có phản biện một đoạn ngắn về mục 3. Bảng xếp hạng mà tôi đọc được trong trích dẫn thấy vô lý quá nhưng không ngờ từ chủ đề Nhạc vàng mà lan man ra xa như vậy. Thành thật xin lỗi cả nhà
Quay lại vấn đề chính là nhạc vàng đang thảo luận, mình nghĩ trang Zing không liên quan nhiều đến dòng nhạc này nên tạm thời bỏ qua đừng thảo luận. Đợi đến lúc bàn về Độ nổi bật nhạc trẻ thì quay lại bàn sau. Mình vẫn ủng hộ phương án của bạn Nguyễn Đỗ Trung làm tiêu chí đánh giá cho độ nổi bật hay độ nổi tiếng. Mong nhiều thành viên khác góp ý chỗ này xem sao Lengkeng91 11:53, ngày 6 tháng 5 năm 2018 (UTC)
@CVQT: cảm ơn sự hạ nhiệt kịp thời của bạn, @Lengkeng91: @DangTungDuong: :Chúng ta đang thảo luận cho nên mọi ý kiến đóng góp dù đúng hay sai vẫn nên ghi nhận, còn việc tranh luận ai đúng ai sai thì mình nghĩ các bạn nên để sau này khi chúng ta đưa ra biểu quyết thì lúc đấy sẽ hay hơn. Việc tham gia đóng góp thảo luận là tự nguyện của mỗi người, nếu bạn DangTungDuong không muốn tham gia nữa thì chúng ta nên tôn trọng quyết định của bạn ấy, không nên ép buộc. @Nguyễn Đỗ Trung:, @Kantcer: mong các bạn đóng góp ý kiến nhiều hơn nữa. Mình có ý kiến thế này: Thứ nhất chúng ta nên tập trung vào vấn đề nguồn của bài viết, thứ hai là tập trung vào độ nổi bật của người hoặc bài hát nhạc vàng được nhắc đến. Mình xin đề xuất thêm một ý kiến thế này: Mình có tham gia tìm hiểu về chủ đề các bộ phim bên en wiki và thấy rằng bên en họ có những bài viết về những bộ phim chỉ phát hành trên DVD và không chiếu ngoài rạp, như vậy thì mức độ nổi tiếng và nguồn của nó chắc có lẽ không nhiều những vẫn có bài. Nó sẽ giống với chủ đề nhạc vàng của chúng ta đang nói đến vậy. Chúng ta có thể dựa vào đó để xây dựng chủ đề nhạc vàng. Mong các bạn xem xétΒΑΣΙΛΈΩΣ Μέγας (thảo luận) 15:29, ngày 6 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]

theo quan điểm của tôi thì

1) cần có nguồn uy tín kiểm chứng ( dân trí, vn express, ttvh, các báo lớn của người việt ở nước ngoài , trang web lớn như bbc rfa voa

2) nếu ko nguồn hoặc ít nguồn thì cần thỏa mãn đủ các tiêu chí phụ sau

- có ít nhất hai album ( đĩa đơn) được trung tâm băng nhạc hải ngoại xác nhận phát hành

-được trung tâm băng nhạc hải ngoại xác nhận tham gia tổng cộng ít nhất từ 8-12 đại nhạc hội của các trung tâm đó (bởi để đc các trung tâm này mời đặc biệt là thúy nga và asia thì không hề dễ, ko phải cứ trả tiền pr là đc đâu)

ko thỏa mãn hai tiêu chí này là ca sĩ coi như không đủ nổi bật

  • Ở trên thành viên Messi có đề xuất thêm về tác phẩm nhạc vàng, cho tôi một người vô danh đóng góp chút ý kiến nho nhỏ. Đối với tác phẩm nhạc vàng thì nếu xét về khía cạnh mà đạt được thành tích cao trên bảng xếp hạng (có views YouTube cao, dẫn đàu bảng xếp hạng,.... cái đấy chỉ phù hợp nhạc trẻ như Phía sau 1 cô gái hay Lạc trôi. Với nhạc vàng tác phẩm nó lại đi sâu trong tiềm thức người Việt từ thuở bao cấp. Tuy nhiên nếu xét về BXH thì hầu như không liên quan views YouTube thì nhạc vàng khó có thể đạt nhiều được (Trừ Duyên phận, bài này mấy năm gần đây đi đâu đám cưới ai cũng hát). Tôi đề xuất, với tác phẩm thì cần nguồn, ←cần của nhạc sĩ đủ nổi bật, gắn với tên tuổi ca sĩ nào đó. — 14.176.15.126 (thảo luận) 06:24, ngày 10 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]
  • Và tôi cũng muốn bổ sung thêm vài cái như sau: Ca sĩ đủ nổi bật thì đuơng nhiên phải có nguồn, nhưng trường hợp có quá ít nguồn (hoặc không nguồn với người đã mất) thì cần đảm bảo: Như tv nào đó nói ở trên, ca sĩ phải được xác nhận tham gia một số lượng đại nhạc hội cố định ở trung tâm hải ngoại, bởi để được các trung tâm này mời không hề dễ, nó còn cả về chính trị, ca sĩ phải trung thành với những luận điệu của chế độ cũ (với ASIA), không phải cứ trả PR cái như ở trong nước là OK đâu. Ngoải ra còn cần có 1 số lượng album nhất định (tự phát hành hoặc trung tâmchur quảno hát hành), tạo được ảnh hưởng trong công chúng. Tôi có đọc qua mấy bài như Duy Khánh một tượng đài nhạc vàng, nhưng có quá ít nguồn, hay Giang Tử bài cũng phải biểu quyết. 14.176.15.126 (thảo luận) 13:08, ngày 10 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn ý kiến của hai bạn IP, các bạn góp ý khá thẳng thắn chân thành. Đó là những ý kiến hay đấy. Đuơng nhiên là bất cứ bài nào cũng phải có nguồn, còn tham gia câc đại nhạc hội (tất nhiên phải được xác nhận) đang xét là tiêu chí bổ sung như của @Kantcer:. tΒΑΣΙΛΈΩΣ Μέγας, Lengkeng91, Nguyễn Đỗ Trung, DangTungDuong, ... v.v, vào xem thử xem. —MessiM10 05:58, ngày 11 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]

---

  1. ^ “Như Quỳnh gây xôn xao khi đưa 2 ca khúc nhạy cảm lên truyền hình”.

Tổng hợp[sửa | sửa mã nguồn]

Phần tổng hợp
  • Tổng hợp tính đến 08:28, ngày 20 tháng 5 năm 2018 (UTC), cần bổ sung thêm
  1. Ca sĩ nhạc vàng
Phân loại Độ nổi bật yêu cầu
Ca sĩ nhạc vàng (trước 1975)
  1. Được các nguồn báo chí uy tín xác nhận thông tin và chứng minh sự nổi bật.
  2. Đối với ca sĩ đã mất mà điều kiện khó tìm được nguồn (hoặc không nguồn) thì:
    • Trong thời gian hoạt đông đã thu âm được một số lượng đĩa đơn nhất định (bao nhiêu?)
    • Được lên đài truyền hình và đài phât thanh của VNCH (trước 1975) và (hoặc) được các trung tâm băng nhạc uy tín ở hải ngoại (Thúy Nga, Asia,...) xác nhận đã từng tham gia (ít nhất là 2) đại nhạc hội.
  3. Đối với ca sĩ còn sống mà điều kiện khó tìm nguồn (không nguồn là xóa nhanh), căn cứ vào ảnh hưởng từng người đối với công chúng (là như thế nào rồi tính tiếp)
Ca sĩ nhạc vàng (sau 1975)
  1. Được các nguồn báo chí uy tín xác nhận thông tin và chứng minh sự nổi bật. Không nguồn là bị xóa nhanh theo quy chế.
    Nếu không có nhiều nguồn đề cập thì phải thỏa mãn đồng thời 2 tiêu chí: thu âm được một số lượng đĩa đơn nhất định (bao nhiêu?), được các trung tâm băng nhạc uy tín ở hải ngoại (Thúy Nga, Asia,...) xác nhận đã từng tham gia (ít nhất là 7) đại nhạc hội.
  1. Nhạc sĩ nhạc vàng
Phân loại Độ nổi bật yêu cầu
Nhạc sĩ nhạc vàng (trước 1975)
  1. Được các nguồn báo chí uy tín xác nhận thông tin và chứng minh sự nổi bật.
  2. Đối với nhạc sĩ đã mất mà điều kiện khó tìm được nguồn (hoặc không nguồn) thì:
    • Trong thời gian hoạt động đã sáng tác được một số lượng tác phẩm nhất định (bao nhiêu?), viết ra tác phẩm tạo sự thành công với một ca sĩ và được công chúng biết đến nhiều (cụ thể là sao?)
  3. Đối với nhạc sĩ còn sống mà điều kiện khó tìm nguồn (không nguồn là xóa nhanh), căn cứ vào, sáng tác được số lượng tác phẩm nhất định, tạo ảnh hưởng đến giới trong nghề và công chuang (là như thế nào, sáng tác bao nhiêu tác phẩm, tạo ảnh hưởng đến đâu?....)
Nhạc sĩ nhạc vàng (sau 1975)
  1. Được các nguồn báo chí uy tín xác nhận thông tin và chứng minh sự nổi bật. Không nguồn là bị xóa nhanh theo quy chế.
    Nếu không có nhiều nguồn đề cập thì phải thỏa mãn .... ( chưa có đề xuất gì phù hợp, nổi bật, cần đóng góp thêm ý kiến
  1. Tác phẩm nhạc vàng: Chưa có đề xuất gì cụ thể

MessiM10 12:56, ngày 12 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Phần thảo luận
cảm ơn bạn CVQT đã tổng hợp lại ý kiến của mọi người, không biết có ai còn ý kiến góp ý nào để bổ sung cho tiêu chuẩn tạm thời nàyΒΑΣΙΛΈΩΣ Μέγας (thảo luận) 14:01, ngày 12 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]

mình thì không rành bên mã nguồn lắm nên không biết thêm vào bảng thế nào. Mình đề nghị thêm hai mục là Nhạc sĩ nhạc vàng (trước 1975) và Nhạc sĩ nhạc vàng (sau 1975) giống như thành viên Kantcer từng đề xuất lúc trước và Tác phẩm nhạc vàng (thành viên Messi viết hôm trước mình mới nhớ đến vấn đề này). Tác phẩm nhạc vàng thì mình đề xuất là: được nhiều ca sĩ trong và ngoài nước hát (nếu bài hát đó được cấp phép), còn nếu chưa được cấp phép hát nhưng không gây chia rẽ đại đoàn kết dân tộc, gây hận thù kích động quá mức thì chấp nhận được (ví dụ như Chuyến đò vỹ tuyến "quân nam về Thăng Long" thì ai cũng biết là gì rồi nhưng không quá mức thì chấp nhận được, còn như bài Chiều tây đô thì không nên viết. Những bài hát dạng chưa được cấp phép thì có thể đưa ra thảo luận biểu quyết xóa để cộng đồng quyết định). Đại loại là vậy, mọi người chỉnh sửa câu từ thêm. Còn một vấn đề nữa là hôm trước độ nổi tiếng từ công cụ tìm kiếm google ít người cho ý kiến quá nên mình không biết có nên thêm vào bảng không Lengkeng91 05:05, ngày 13 tháng 5 năm 2018 (UTC)

xin lỗi mọi người, hồi trưa mình viết về mục tác phẩm nhạc vàng mình nghĩ vậy nhưng ngủ dậy ngẫm nghĩ một hồi nếu mà theo những ý mình viết hồi trưa thì wikipedia không khách quan nữa, một bài viết tồn tại trên wikipedia phải thỏa mãn độ nổi bật nên mình xin rút lại ý kiến hồi trưa mình đã viết. Tác phẩm nhạc vàng mình xin đề xuất lại là để bài viết tồn tại thì được nhiều người biết đến, đã từng phát hành ra sách nhạc (nếu trước năm 1975) hay được năm ca sỹ trình bày. Mong cả nhà cho ý kiến thêm ạ Lengkeng91 11:55, ngày 13 tháng 5 năm 2018 (UTC)

- tôi thấy với phần tác phẩm nhạc vàng, nhiều bài đủ nổi bật đấy. tuy vậy tôi ví dụ cái bài đa tạ hay nỗi buồn hoa phượng , nội dung bài khá là sơ sài và ít nguồn nếu không muốn nói là rất ít báo chí nhắc đến . tôi chưa thấy ở bảng trên có tiêu chí cho tác phẩm123.27.205.73 (thảo luận)

Hiện tài bài Trung Chỉnh sau 1 tháng biểu quyết xóa tỷ lệ là 5/0. Nhưng đúng phút 89 thì một thành viên đã bỏ phiếu giữ và xin 1 tuần để nâng cấp bài. Liệu các bác có chấp nhận hay không ? Đây là một ca sĩ nhạc vàng mà nếu xét theo khung mới bên trên có thể thỏa mãn đấy — MessiM10 12:33, ngày 13 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]

hình như các thành viên gạo cội chả mấy ai quan tâm đến mục này, cứ tập trung chăm chăm chú chú cái user group ở bên dưới. tôi nghĩ, đành rằng đúng là việc độ nổi bật này có thể không quan trọng bằng user group (tôi chỉ là một độc giả bình thường đọc thông báo ở đầu trang chủ mà vào ý kiến và tôi cũng ko có nhu cầu lập tài khoản nên không quan tâm đến user group), nhưng các bạn nên bỏ chút thời gian đọc mục này và góp ý kiến. ngoài một số thành viên chính rất công tâm, suy nghĩ đúng đắn về vấn đề này, bỏ chút thời gian ra đọc và ý kiến về một vấn đề đã tồn tại mấy năm nay, tôi thấy chả có một thành viên nào lưu tâm đọc cái mục này. thảo luận thì đúng là dài dòng hơn cái user group ở dưới, nhưng đa phần là những người vô danh như chúng tôi, những độc giả bình thường chỉ đến đây với mục đích tìm hiểu kiến thức, đã chịu khó bỏ thời gian ra để góp ý cho đề xuất về ca sĩ nhạc vàng, bằng tất cả những kiến thức hiểu biết cá nhân của mình, dù chuyên hay không chuyên, đưa ra những đề xuất dù có mang nặng quan điểm cá nhân, cảm tính riêng về từng người, lúc tổng hợp có thể không khách quan, vì tôi thấy thiếu sót rất nhiều ý kiến từ chính các bạn thành viên (ngoại trừ một vài tài khoản), những người xây dựng và viết nên nguồn tư liệu quý giá cho chính chúng tôi đọc, tìm hiểu, mở mang tri thức, và đem ra dạy con dạy cái.

còn về ca sĩ nhạc vàng, tôi nhận thấy:

- phong trào nhạc vàng bolero hải ngoại đang nổi lên trong nước với nhiều ca sĩ chuơng trình, nó trở thành một trào lưu nổi khắp đất nước. tuy nhiên, cũng vì vậy mà nhiều ca sĩ, chủ yếu hát hội chợ không được đào tạo qua trường lớp, đã chạy đua sang hát bolero, vậy nên tôi yêu cầu độ nổi bật của ca sĩ như sau:

+) ca sĩ cần có tuổi nghề trên 5 năm, được lên truyền hình, tôi nghĩ là đủ nổi bật vì chúng tôi chính là người trực tiếp thưởng thức và xem họ hát.

+) tham gia các chuơng trình đại nhạc hội của thúy nga asia vân sơn và ít nhất là 10 chuơng trình để tránh việc tự làm nổi bật quảng cáo bản thân thông qua một chưong trình nào đó

+) trường hợp các bác chế linh duy khánh tuấn vũ,... họ là ca sĩ gạo cội hình như là hoạt động trước ngày giải phóng miền nam thống nhất đất nước, trường hợp này ít nguồn hơn tôi xét ảnh hưởng đến công chúng nghe nhạc như tôi.

+) tất cả các bài phải có nguồn kiểm chứng được ( cái này tôi được biết là viết cái này phải. Có nguồn )

- ta nên coi nhạc vàng, dân ca trữ tình quê huơng về chung một nhóm để cho dẽ vì chúng có cùng những cái đặc thù riêng của âm nhạc việt nam

đấy là vài dòng ý kiến nho nhỏ của tôi, tôi mong muốn những điều tôi nói ở trên có thể là những góp ý chính xác nhất vì đó chính là ý kiến độc giả, người trực tiếp tận hưởng nguồn kiến thức ưiki mang lại. tôi mong muốn tất cả câc tài khoản khi đọc phần user group ở duới hãy lướt qua phần này và hãy bớt chút thời gian đóng góp ý kiến để chính chúng tôi được dễ dàng hơn trong tìm hiểu các bài về nhạc vàng. dù không có chuyên môn hay có, các bạn hãy đóng góp bằng ý hiểu của mình, bằng những hiểu biét của mình, để giải quyết tình trạng độ nổi bật nhạc bàng trên ưikipedia. chúng tôi chỉ là những người bình thường nhận thông báo mà vào góp chút ý kiến.

trân trọng cảm ơn ban quản trị cho tôi được đóng góp ý kiến.

thân ái,14.244.65.229 (thảo luận) 14:06, ngày 16 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]


Cảm ơn bạn Ip đã góp ý, quả thực hiện tại wiki cũng đang quá thiếu người có sự hiểu biết và đóng góp ý kiến cho chủ đề này, CVQT: chủ yếu là bài này không có chú thích cho nội dung, nếu có chú thích rõ ràng thì việc giữ là hoàn toàn có thể đượcMaximus Decimus Meridius (thảo luận) 14:47, ngày 16 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Lời của anh (chị) IP ở trên khiến tôi phải suy ngẫm rất nhiều, chỉ là một độc giả nhưng họ có tâm, họ đũng cảm nêu quan điểm bản thân, trong khi khá nhiều thành viên ở dưới có đọc qua mục này nhưng hầu như không góp ý (tôi nghĩ chắc họ bận hoặc không đủ chuyên môn nên chưa dám góp ý), đếm ra chỉ được vài người tham gia tranh luận cho nó dài dòng. Tôi xin cảm ơn quý anh (chị) đã đưa ra những góp ý quý báu bổ ích cho độ nổi bật ca sĩ nhạc vàng.
Về đề xuất của anh chị, tôi thấy có một điểm chưa đồng ý chính là dấu cộng thứ nhất, tuổi đời tuổi nghề đâu có ảnh hưởng nhiều đến độ nổi bật?
@Maximus Decimus Meridius: Bài đấy mình tạm hoãn rồi mà, hiện tại mình thấy thành viên:Theblues đã bắt đầu nâng cấp bài rồi đấy. — MessiM10 06:54, ngày 17 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]
@Lengkeng91: Maximus Decimus Meridius, Nguyễn Đỗ Trung, Kantcer: Các bác tiếp tục bổ sung thêm ý kiến để hoàn thiện, mấy nay im ắng quá. Sôi nổi hơn nữa ! — MessiM10 08:28, ngày 20 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]
mình vẫn theo dõi bài viết đấy chứ không phải bỏ trôi đâu, hihi, nhiều bạn tham gia vô danh chỉ nêu ý kiến bằng ip nhưng cũng nhiều ý kiến rất có giá trị. Hôm trước tình cờ vào trang cá nhân một thành viên mình biết đến một khái niệm gọi là Chủ nghĩa xóa và chủ nghĩa thêm trên Wikipedia, chúng ta có thể vận dụng được gì để áp dụng cho các bài viết ít nguồn, nguồn yếu hay ít độ nổi bật không ạ? Lengkeng91 12:07, ngày 22 tháng 5 năm 2018 (UTC)

Hiện vẫn chưa có ý kiến nào hay cho mục Tác phẩm nhạc vàng. Các mục trên nếu thiếu sót cái gì các bác cứ góp ý bổ sung cho mình nhé. Chúng ta cần sôi nổi hơn nữa, mấy nay im ắng quá. Mục này quan trọng nà :) — MessiM10 04:22, ngày 28 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]

cảm ơn bạn messi đã tổng hợp nhé. Có vài chỗ thế này:

Đoạn ca sĩ "Đối với ca sĩ còn sống mà điều kiện khó tìm nguồn (không nguồn là xóa nhanh), căn cứ vào ảnh hưởng từng người đối với công chúng (là như thế nào rồi tính tiếp)"

Đoạn nhạc sĩ " sáng tác được số lượng tác phẩm nhất định, tạo ảnh hưởng đến giới trong nghề và công chuang (là như thế nào, sáng tác bao nhiêu tác phẩm, tạo ảnh hưởng đến đâu?....)"

"ảnh hưởng với công chúng" khá là trừu tượng đó. Không biết diễn tả thế nào cho phải nữa, công chúng ở đây là những ai? thành phần nào? ảnh hưởng với công chúng là ảnh hưởng thế nào, tính ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực, nói chung khá là trừu tượng với những bài không nguồn. Phần tác phẩm nhạc vàng thì chưa có ý kiến

Mình suy nghĩ thế này, đối với những ca sĩ, nhạc sĩ hay tác phẩm nhạc vàng tức đối chiếu theo bảng được thì thôi, còn dạng khó tìm nguồn như các trường hợp trong bảng để cập thì ta để bảng Sơ khai hoặc Rất sơ khai. Vậy là được rồi.

Thảo luận này mình thấy mở cũng lâu lắm rồi, không biết đã hết thời gian quy định chưa? Tiếp theo là biểu quyết hả mọi người? tới lúc biểu quyết mà nhiều người đồng ý rồi thì thông qua thôi. Sau này có những bài dạng này nữa thì ta cứ lấy bảng quy định ra, khỏi mắc công tranh cãi gì hết. Giờ là thời điểm thảo luận, góp ý mà không ai có ý kiến gì hết, chúng ta những người thuộc chủ nghĩa thêm như Chủ nghĩa xóa và chủ nghĩa thêm trên Wikipedia thì nêu ý kiến là để bảng sơ khai hoặc rất sơ khai để giữ lại bài viết. Những bạn thuộc chủ nghĩa khác mà không nêu lên ý kiến, không thảo luận thì sao này ra biểu quuyết thống nhất thì làm theo thôi vậy chứ khỏi có ý kiến khiếu nại gì sau này nữa Lengkeng91 05:49, ngày 3 tháng 6 năm 2018 (UTC)

Tôi nghĩ vs tác phẩm nhạc vàng thì :

1) Được báo chí uy tín xác nhận sự nổi bạt

2) là tác phẩm thành công để đời của một tác giả/cái sĩ và được công chúng yêu nhạc vàng biết đến

3) Bài hát được công chúng biết đến nhờ liên quan đến một sự kiện lịch sử....

Theo tôi là như thế 2001:EE0:4991:C4F0:D84A:5C26:F414:9D10 (thảo luận)

Mình đang đi du lịch Nga đắm mình cùng WC. Trước đó cũng bận nhiều việc nên bỏ lãng cái mục thảo luận này. Hiện tại cũng tiếp nhận đc kha khá ý kiến nhưng chủ yếu là của các thành viên vô danh vào ý kiến thảo luận. Cá nhân mình chưa thấy một thành viên uy tín nào (cỡ như Alphama, Tuanminh01, Việt Hà, Thusinhviet,...) vào đóng góp; chắc họ bận; cộng với một số thành viên cũng có đọc qua nhưng chắc họ không đủ kiến thức để có thể góp ý. Mình vẫn mong muốn tất cả các bác đều tham gia dù chỉ là những ý kiến nhỏ nhất, đó là niềm vinh hạnh rất lớn cho những người đã cố gắng mở thảo luận chỉ để giúp cho wiki tốt hơn. Còn về bạn có dãy địa chỉ dài dài ở trên mình rất ghi nhận. —MessiM10 15:31, ngày 16 tháng 6 năm 2018 (UTC)[trả lời]

  • Thực sự ra thì mấy bài nhạc vàng Bolero hải ngoại này rất hay bị lợi dụng để một vài nguời không hiểu biết, muốn thêm thông tin Pr các thứ, copy trên mạng rồi paste vào wiki mà chẳng đề nguồn. Điều đáng nói là những thông tin chứng minh sự nổi bật chưa thấy đâu mà toàn đời tư đánh bóng các thứ.... Tôi đọc mấy bài vinh sử hàn châu nhậnt hấy rất rõ 171.237.123.98 (thảo luận) 02:35, ngày 21 tháng 6 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Các bạn làm gọn lại sau đó nhờ các thành viên biểu quyết là được, theo tôi giai đoạn thảo luận đã hết, nên chuyển qua biểu quyết thôi.  A l p h a m a  Talk 08:09, ngày 21 tháng 6 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Mục tác phẩm nhạc vàng vẫn chưa có đề xuất hợp lý đúng không ạ? Tôi xin đóng góp nhé, thứ nhất là bài hát phải tạo nên tên tuổi của một người nhạc sĩ (hoặc một ca sĩ trình bày thành công). Thứ hai là viết trong một thời kỳ lịch sử và đã gây tiếng vang trong thời kỳ đó (tiêu biểu như Duyên phận hiện tại)./. 2001:EE0:4990:160:54E5:51C8:FA5A:4D76 (thảo luận) 04:31, ngày 7 tháng 7 năm 2018 (UTC)[trả lời]

@Alphama: Cảm ơn bác đã góp ý, thực sự ra thì các thành viên cũng chưa có nhiều ý kiến, chủ yếu do các thành viên vô danh đóng góp. Tháng vừa rồi chắc cũng do xem bóng đá, WC nên không nhiều người vào góp ý. Kể ra thì đến khi tập hợp đủ ý kiến thì sẽ biểu quyết, nhưng tình hình im ắng thế này thì chắc vài hôm nữa cho biểu quyết luôn. — MessiM10 07:25, ngày 9 tháng 7 năm 2018 (UTC)[trả lời]

giờ cuối tháng 7 rồi, tháng qua chắc mọi người tập trung xem WC 2019 nên chủ đề này im ắng quá Lengkeng91 14:06, ngày 20 tháng 7 năm 2018 (UTC)

cất vô kho lưu trữ vậy là lần thảo luận này xong phim luôn rồi Lengkeng91 03:56, ngày 20 tháng 8 năm 2018 (UTC)

Không rõ thảo luận này đi đến đâu rồi và có đạt đồng thuận lớn chưa hay cần thiết tiến hành biểu quyết. --minhhuy (thảo luận) 06:57, ngày 17 tháng 10 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết ở một đề mục mới.

Thảo luận năm 2021[sửa | sửa mã nguồn]

Độ nổi bật của những bài viết nằm trong nhóm văn nghệ sĩ, văn hóa phẩm ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975 và của người Việt lưu vong tại hải ngoại sau năm 1975[sửa | sửa mã nguồn]

Mở đầu[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là một vấn đề không mới, nó là vấn đề cũ và tồn đọng từ khá lâu, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để. Nhiều trường hợp các bài viết này đã gây tranh cãi, thảo luận dài dòng, bút chiến tại biểu quyết xoá bài, nhiều khi bị chính trị hóa và trở thành con mồi để rối phá hoại. Trong không gian của Biểu quyết xóa bài, những lá phiếu nhiều khi mang nặng cảm tính, chưa có sự hiểu biết sâu sắc về vấn đề, dẫn đến nhiều ca sĩ, nhạc sĩ trước 1975 với nhiều thành tựu/tác phẩm nổi bật lại suýt nữa bị xóa tên ở Wikipedia. Gần đây, số trường hợp văn nghệ sĩ, văn hóa phẩm trước năm 1975 bị đưa ra biểu quyết xóa bài có dấu hiệu tăng lên. Vậy nên tôi mở thảo luận này nhằm tìm kiếm sự đồng thuận của cộng đồng trong việc xác định các tiêu chí độ nổi bật mang tính đặc thù cho các trường hợp về văn nghệ sĩ và văn hóa phẩm nói chung ở miền Nam trước 1975 và của người Việt lưu vong tại hải ngoại sau năm 1975.

Vì từng thất bại một lần vào năm 2018 do quá ít thành viên ý kiến, neo người và ít nhận được sự chú ý của cộng đồng, nên tôi hy vọng thảo luận năm 2021, với sự mở rộng và bao quát hơn toàn chủ đề, sẽ thu hút được nhiều ý kiến đóng góp hơn, nhằm tìm ra hướng đi gỡ rối cho các bài viết và có một hệ quy chuẩn rõ ràng hơn để các thành viên bỏ phiếu, cho ý kiến khách quan hơn với các trường hợp tương tự trong tương lai. Thảo luận này dựa trên các nguyên tắc: toàn diện, thấu đáo, minh bạch, đồng bộ, hợp tác, tôn trọng lẫn nhau, không tạo sự chồng chéo và tuân theo nguyên tắc đồng thuận của Wikipedia tiếng Việt.

MessiM10 18:40, ngày 19 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thực trạng[sửa | sửa mã nguồn]

Chất lượng các bài viết thuộc dạng này đến 80-90% là tương đối kém, không có nhiều thông tin bách khoa đủ để cung cấp cho độc giả. Chất lượng bài thấp là nguyên nhân chính dẫn đến việc nhiều thành viên nghi ngờ độ nổi bật của các chủ thể trong phạm vi chủ đề được đề cập. Chất lượng bài không thực sự tương xứng với tầm ảnh hưởng mà các văn nghệ sĩ đã tạo ra cho nền văn hóa miền Nam trước năm 1975 cũng như tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với người Việt trong và ngoài nước sau này. Nếu một ngày nào đó mà có thành viên gắn biển độ nổi bật cho những trường hợp như Duy Khánh, Chế Linh, Trúc Phương,... thì họ cũng có cái lý của họ.

Một lý do nữa là vấn đề nguồn và tính trung lập. Trừ một số trường hợp “danh tiếng hẳn” thì đa phần các bài viết chủ đề này rơi vào dạng rất khó tìm được “một nguồn tham khảo đủ tin cậy và ra hồn”. Nguyên nhân chính vì tính chất lịch sử - chính trị, bởi hầu hết là phục vụ cho chế độ Việt Nam Cộng hòa và sinh hoạt văn hóa - chính trị của người Việt lưu vong, nên nhiều trường hợp rất khó tìm nguồn hoặc không truy cập được nguồn. Do chính sách của Nhà nước Việt Nam sau năm 1975, nhiều sách báo, tài liệu, văn hóa phẩm của chế độ cũ bị cấm lưu hành, tiêu hủy hoặc thất lạc, rất khó được tìm thấy. Các tài liệu hàn lâm bằng tiếng Anh viết về Chiến tranh Việt Nam thì rất ít hoặc hầu như không đề cập đến yếu tố văn hóa phẩm, đặc biệt là về nghệ thuật. Chính vì vậy, rất hiếm nguồn hàn lâm có thể tìm thấy mà nói về văn hóa phẩm và văn nghệ sĩ miền Nam. Kantcer, một thành viên có chuyên môn về vấn đề này, từng thừa nhận “sách về nhạc vàng thì không có”, còn nhiều thế hệ thành viên tham gia BQXB khi cho ý kiến về các trường hợp văn hóa phẩm bị đem ra xóa, đều phải than rằng “đến khổ cái vụ nguồn”.

Các bạn cứ check Thể loại:Ca sĩ hải ngoại (tôi chỉ xét nhóm thể loại là ca sĩ) sẽ thấy nhiều trường hợp không có nguồn tham khảo, đáng nói là thuộc vào diện “tứ trụ nhạc vàng” nhưng không có nổi một chú thích/nguồn mạnh để tham khảo như Duy Khánh, hay một giọng ca tương đối lớn của tân nhạc miền Nam như Duy Trác còn đang nằm trong diện “tiểu sử người còn sống không có nguồn tham khảo”, một thực tế rất đáng buồn.

Các khái niệm
  • Văn hóa phẩm: cụm từ chỉ chung cho các nhạc phẩm, tác phẩm thuộc các loại hình nghệ thuật khác nhau, băng đĩa nhạc, sách báo...
  • Văn nghệ sĩ: cụm từ chỉ chung cho các nhà văn, nhà thơ, ca sĩ, nhạc sĩ, nhóm nhạc...
  • Phạm vi ở đây bao gồm cả các trung tâm văn hóa, tổ chức văn hóa (trung tâm băng nhạc, hội/đoàn nghệ thuật,...)

Cơ sở để vận dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Quy định và hướng dẫn
Một số trường hợp BQXB trước đây (tiếp tục cập nhật, ai biết cứ bổ sung)

...

Gần nhất có:

Bổ sung

Các bạn có thể tham khảo bài Thái Thanh (ca sĩ) và trang thảo luận Thảo luận:Thái Thanh (ca sĩ), bài viết được gọi là ổn nhất trong các bài viết thuộc Thể loại:Ca sĩ hải ngoại (và được một số thành viên kỳ cựu xem là chuẩn viết bài) để tham khảo thêm.

Các thảo luận và đề xuất của các thành viên[sửa | sửa mã nguồn]

  1.  Ý kiến Phiền CVQT đưa ra các dẫn chứng là các trang BQXB nhạc vàng và gặp vấn đề nguồn dẫn cho mọi người chưa rõ vấn đề có thể tìm hiểu thêm. ✠ Tân-Vương  19:17, ngày 19 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Ý kiến Thảo luận suông suông mà bạn không đưa ra được bất cứ giải pháp nào thì khả năng cao cuộc thảo luận này cũng sẽ chết yểu. Thành viên Wikipedia rất lười thảo luận nên họ cần được thấy các phương án rõ ràng. Nếu không, họ sẽ nhắm mắt làm ngơ (rất nhiều BQ hay thảo luận đã chết yểu vì cứ thảo luận suông suông mà không có phương án cụ thể). Thứ hai, không có nguồn sách thì phải có nguồn web. Không có nguồn nào hết thì người khác có quyền BQ xoá vì nó có thể là thông tin fake hoặc vi phạm một trong những quy định quan trọng nhất của Wikipedia (thông tin có thể kiểm chứng được). Xác định các tiêu chí độ nổi bật mang tính đặc thù là vô nghĩa vì trách nhiệm tìm nguồn là của người viết bài. Chả có lý do gì phải bỏ mặc quy định trụ cột (thông tin kiểm chứng được) chỉ vì "các bạn không đủ khả năng tiếp cận nguồn". SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:08, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Các bạn không tiếp cận được không đồng nghĩa là sách về nhạc vàng không tồn tại. Các người Việt sống ở Mỹ vẫn viết sách và xuất bản về âm nhạc và lịch sử VN ầm ầm (tiếng Việt lẫn tiếng Anh). Quan trọng là các bạn có tìm được hay không? Ở VN thì đúng là khó tiếp cận. Tuy nhiên, trách nhiệm tìm nguồn thuộc về người viết bài. Không thể thả lỏng quy định "thông tin có thể kiểm chứng được" chỉ vì các bạn không đủ khả năng tiếp cận tới các nguồn cần thiết. Rất tiếc, tôi phản đối và thấy cuộc thảo luận này vô nghĩa. Thông tin về nhạc sĩ trước năm 1975 vẫn được lưu trữ trong sách hay tài liệu cũ trong thư viện. Khó tìm vì nước Mỹ rộng lớn, nhưng chúng vẫn tồn tại ở đâu đó. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:16, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3.  Ý kiến Với chính sách bế quan tỏa cảng về học thuật nghiên cứu lịch sử thì không thể trông chờ sự phát triển. Khi bạn tuyên truyền hô hào, nhưng hành động thực tế không cởi mở học liệu, thì làm sao thế hệ tương lai có thể tìm hiểu được về các triều đại trong lịch sử. Liệu tâm lý lặp lại này có khác gì các triều đại phong kiến thay ngôi trong lịch sử khi đốt sử triều trước. Nếu chỉ đơn thuần coi đó là một triều đã đến hồi mạt như lịch sử vẫn vậy, tâm lý đã nhẹ lòng hơn, nhân tâm cố kết hơn là bôi bác bên đối diện. Đồng ý với Nguyentrongphu, không thể chỉ vì thiếu nguồn mà hạ tiêu chuẩn. Giải pháp chắp vá hiện tại là thêm chuẩn riêng, chuẩn riêng thì bạn phải đề xuất vì không phải ai cũng hiểu về âm nhạc hoặc lĩnh vực khác được. Các thành viên chỉ ủng hộ được bằng phiếu theo chỉ dẫn của người khởi xướng.--Nacdanh (thảo luận) 11:26, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Ngoài ý kiến như Nguyenhai314 về một người (cố nhân) được báo chí nhắc đến chỉ một nguồn thì cũng khá xứng đáng được giữ lại. Nên thêm một số nguồn sơ cấp (blog chính thức) từ những người hoạt động nghệ thuật hải ngoại có thể chấp nhận được, những cá nhân có blog này phải có bài trên wikipedia thì mới chấp nhận nguồn sơ cấp này, đối tượng được nói phải là cố nhân. Theo @CVQT: giới thiệu, tôi nghĩ những cố nhân từng biểu diễn tại các sự kiện nhạc hội lớn nên được chọn như một tiêu chí xác định độ nổi bật. Ngoài ra, CVQT cần xác định rõ những tài liệu in ấn tại hải ngoại được chấp nhận như một nguồn so với nxb tại Việt Nam hiện tại. Nếu những cố nhân đó có sản phẩm in ấn băng đĩa của các hãng ngày xưa thì có chấp chú giải bằng chữ đơn thuần. Có nên mở rộng về số đĩa/album đã phát hành của cố nhân. Nhưng tôi nghĩ bạn CVQT nên viết một số giải pháp để người khác có thể phát kiến thêm hơn là mò mẫm chay. Có xe đạp vẫn hay hơn là chạy bộ.--Nacdanh (thảo luận) 15:25, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  4.  Ý kiến Quan điểm của tôi là nếu bài viết (về các chủ thể trước năm 1975) được nhắc đến đáng kể tại ít nhất 1 nguồn thứ cấp độc lập đáng tin cậy thì nghiễm nhiên nổi bật. Vì sao? Suy nghĩ đơn giản: ấn phẩm phát hành/sáng tác trước 1975, sau nửa thế kỉ vẫn có người nhắc đến và đề cập đến, nhắc đến thì độ nổi bật của nó quá rõ, không phải bàn cãi ==> trường tồn với thời gian. Phải nổi bật, rất nổi bật thì nửa thế kỉ mới có người đề cập đến, nếu không ắt hẳn sẽ bị lãng quên. Các trường hợp khác (nếu không có nguồn thứ cấp nào) thì nên xem xét theo case by case basis. Nguyenhai314 (thảo luận) 11:57, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Vậy rõ ràng người đề xướng lên cập nhật giải pháp này để cộng đồng cho ý kiến, một ví dụ tương ứng cho tiêu chí bạn nêu Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Trường tôi (lần 2).--Nacdanh (thảo luận) 12:09, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi thấy có trang Nhạc xưa có thể dùng làm nguồn được. Tuy chỉ là một dạng blog (nguồn sơ cấp) nhưng cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích về các chủ thể nhạc vàng. Nhiều website dòng chính cũng dùng lại, sao chép lại thông tin từ trang web này. Tôi nghĩ với đặc thù chủ đề khó tiếp cận thông tin, khó kiểm chứng thì nên nới lỏng bớt tiêu chí (cho thể loại đặc thù này). Nguyenhai314 (thảo luận) 12:14, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Vậy phải đợi người khởi xướng cập nhật ý kiến của bạn, nếu đa số tán thành thì sẽ có chuẩn riêng theo kiểu chắp vá theo hoàn cảnh. Nhưng chính xác ngư Nguyentrongphu nói, nhiều người lưu trú hoặc định cư bên ngoài Việt Nam, có thể vẫn giữ nguồn tài liệu, hoặc tiếp tục xuất bản chưa được quảng bá. Nếu dự án này đủ mạnh, nên tổ chức một vài chiến dịch truyền thông với nhóm người đó để đóng góp tài liệu, nhưng đó chỉ là viễn cảnh màu hường.--Nacdanh (thảo luận) 12:22, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Thân gửi Nguyentrongphu, Nacdanh, Nguyenhai314ThiênĐế98: Cảm ơn mọi người đã có ý kiến. Căn bản thế này, tôi chỉ muốn tìm đồng thuận về “một số tiêu chí đặc thù”, chứ không phải “hạ thấp tiêu chuẩn” (cái này sợ mọi người hiểu chưa đúng). Tôi chưa vội đề ra các giải pháp và tiêu chuẩn [ngay lập tức]; bởi việc tự đề ra này nó hơi mang nặng tính chủ quan, được ý người này thì lại mất ý người khác, nó không hề dễ để áp chế được. Trong khi tôi muốn mục đích hướng tới của thảo luận này là toàn diện và đạt được đồng thuận, trên cơ sở ý kiến góp ý từ phía mọi người. Cũng như kiểu xây dựng một đạo luật thì cũng phải xin ý kiến đóng góp khắp nơi rồi mới hiệu chỉnh và cho biểu quyết thông qua thôi.
  • Về vấn đề nguồn, rõ ràng là rất khó tìm nguồn về chủ đề này ở Việt Nam, nhất là trong bối cảnh công an Việt Nam đang làm ngày càng gắt gao về vấn đề an ninh mạng. Chính vì vậy, mà phần lớn các bài viết thuộc chủ đề này là “chưa đạt yêu cầu” và không tương xứng với tầm ảnh hưởng mà những chủ thể được nhắc đến tạo ra. Nhìn cách viết bài, có thể thấy ngay rằng hầu hết (trên 90%) thành viên viết bài về chủ đề này là người Việt sống trong nước, không có điều kiện ra nước ngoài (nhất là Mỹ) để tìm tư liệu hàn lâm bằng tiếng Anh hay thậm chí cả tiếng Việt về chủ đề này (đặc biệt là trong bối cảnh dịch Covid-19, việc đi lại giữa các quốc gia còn đang rất khó khăn, ít nhất trong khoảng 1-2 năm nữa mới có thể trở lại bình thường). Bởi họ là thành viên trong nước nên những tư liệu để họ viết bài rõ ràng không nhiều, nguồn trên mạng thì lèo tèo cái được cái không và có bài còn phải dựa vào hiểu biết cá nhân để viết (đây là một thực tế). Đúng như Nacdanh chia sẻ, nếu trong một hoàn cảnh tươi sáng nhất, mọi người cả trong nước và nước ngoài có thiện chí đóng góp tích cực cho Wikipedia thì những trăn trở khúc mắc thế này, những khó khăn như vậy là rất khó xảy ra. Nhưng thực tế thì không như vậy, phần nhiều người Việt ở nước ngoài họ không thật sự mặn mà với Wikipedia, và để trông chờ vào sự “đóng góp” của họ thì rất khó. Đến những đại nhạc hội lớn ở hải ngoại như Thuý Nga hay ASIA trên này còn đang là bởi những người Việt trong nước đóng góp, dựa trên những thông tin từ các page và các cuốn băng lậu (sản phẩm của Thuý Nga và Asia vẫn chưa được lưu hành chính thức và hợp pháp ở Việt Nam), cách viết list bài hát cùng thông tin ít ỏi “rất đặc trưng” thì thật là khó để có thể cải thiện ngay được.
  • Ý của Nguyenhai314 cũng là một ý hay. Nhưng tôi muốn nhiều người đóng góp ý kiến hơn nữa, từ các thành viên có hiểu biết về lĩnh vực này hay hoạt động bên BQXB (Kantcer, Biheo2812,...) đến các thành viên khác trên này, hướng đến tìm đồng thuận. Mỗi ý kiến đóng góp là một căn cứ để có thể xây dựng một số tiêu chí đặc thù nhằm tìm lối thoát cho các bài viết trong lĩnh vực này và là cơ sở để đánh giá trong BQXB. Lưu ý rằng “tìm tiêu chí đặc thù” chứ không “hạ thấp tiêu chuẩn”, mong mọi người đừng hiểu sai. Cảm tạ! — MessiM10 14:42, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Vậy cuối cùng sẽ có 1 cuộc BQ trong tương lai (1-2 tuần nữa) về vấn đề này? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:43, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  1.  Ý kiến Độ nổi bật của văn nghệ sĩ trước 1975 là phải xét từng người. Không phải cứ đánh đồng trước 1975 là nổi bật hoặc sau 1975 ít thông tin là không nổi bật. Quan điểm của tôi là một văn nghệ sĩ nổi bật trước 1975 thì phải đáp ứng các yếu tố sau:
  • Nhạc sĩ nhạc vàng trước 1975: Có ít nhất 1 sáng tác thuộc loại siêu siêu nổi tiếng trong dòng nhạc vàng hoặc từ 3 sáng tác nổi tiếng trở lên. Để nhận định một sáng tác nổi tiếng thì phải xem trước và sau 1975 có bao nhiêu bản thu âm bản nhạc đó. Đó là lý do tôi cho rằng nhạc sĩ Trần Văn Nhơn (đã xoá) không đủ nổi bật vì bài Hà Nội 49 nổi tiếng nhất của ông chỉ có 4 bản thu trước và sau 1975. Ở đây không tính các nhạc sĩ hoà âm phối khí.
  • Nhạc sĩ nhạc vàng sau 1975: Có sáng tác được thâu âm phát hành bởi các trung tâm băng nhạc lớn và phải là dạng bài hát siêu siêu nổi tiếng hoặc ít nhất 3 bài nổi tiếng bình thường.
  • Ca sĩ nhạc vàng trước 1975: Trước 1975 có góp giọng trong nhiều băng đĩa và trong sinh hoạt văn nghệ. Độ nổi bật của họ là ở trước năm 1975 nên sau này dù họ có ít xuất hiện thì cũng vẫn nổi bật.
  • Ca sĩ nhạc vàng sau 1975: Góp mặt ít nhất 15 kỳ đại nhạc hội (có dộng dồn) của các trung tâm lớn (Thuý Nga, Asia, Vân Sơn, Tình, Mây, Làng Văn...). Có ít nhất một album CD (không tính album digital vì album dạng digital rất mỳ ăn liền). Có ít nhất 3 bài Hit (gắn liền tên tuổi, nhiều người biết) trên các sân khấu này hoặc 1 bài gây tiếng vang lớn.
  • Nhà thơ/nhà thơ/kịch gia: Dĩ nhiên là có tác phẩm được in thành sách/dựng thành tác phẩm sân khấu và được báo trước 1975 lẫn nguồn sau này nhắc lại. Trường hợp Hà Liên Tử (đã xoá) là một nhà thơ tiền chiến lớn nhưng sau này tìm không ra nguồn nhắc nên bị xoá là điều rất tiếc huhu.
  • Những nhân vật chủ chốt của các Trung tâm băng nhạc hải ngoại: Phải là những nhân vật chủ chốt, gắn bó gạo cội với trung tâm đó. Ví dụ, Thuý Nga có Huỳnh Thi, Tô Văn Lai, Tô Ngọc Thuỷ, Tùng Châu... Asia có Trúc Hồ, Trúc Sinh, Thy Vân, Nam Lộc, Thuỳ Duơng, Việt Dzũng... Vân Sơn có Việt Thảo, Huỳnh Nhật Tân (giám đốc âm nhạc gần 20 năm), Hoàng Nghĩa (nhạc sĩ)... Trung tâm Mây có Trần Thăng, Anh Bằng, Trần Ngọc Sơn...

Messi lấy được ý nào thì lấy nha. Tôi dở mấy vụ tự đặt ra tiêu chí nên chỉ biết nêu quan điểm thôi.

P/S: Tôi không nghĩ vietgiaitri là nguồn dùng được, vì nguồn trên trang này là xào lại từ các trang tin/diễn đàn khác. Kantcer 11:36, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Dự kiến một số tiêu chí nhằm tháo gỡ vướng mắc[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên tắc là không hạ thấp các tiêu chuẩn đã đề ra, đồng bộ và không chồng chéo với các quy định độ nổi bật liên quan
  1. Nguồn tham khảo
    Có ít nhất 01-02 nguồn tham khảo (ưu tiên nguồn thứ cấp) đủ mạnh nhắc đến chủ thể một cách rõ ràng trong bài viết (tìm được nguồn hàn lâm thì càng tốt và càng được ưu tiên).
    (Cần làm rõ: nguồn đủ mạnh là như thế nào? Với ca sĩ đã mất như Duy Khánh, Sĩ Phú, Hùng Cường mà không tìm được nguồn thứ cấp thì hướng đi ra sao???)
    (Ca sĩ còn sống mà không có nguồn tham khảo vẫn bị liệt vào tiêu chí xóa theo quy định).
    Một lần nữa, nguồn nào đủ mạnh bạn phải tự đề xuất 1 danh sách để cộng đồng thông qua. Sau đó, muốn thêm nguồn nào chấp nhận được thì thảo luận tìm đồng thuận tiếp. Thiên Đế cũng từng phải làm vậy đối với các nguồn Công giáo (thảo luận và đạt đồng thuận từng nguồn một). Nguồn sách thường ok nên khỏi bàn tới. Không tìm được bất kỳ nguồn nào thì xóa chứ tính sao là sao? Trách nhiệm tìm nguồn thuộc về người viết bài. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:32, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Nguyentrongphu Thứ nhất, Ở Việt Nam, đương nhiên đó là những báo điện tử bấy lâu nay dự án ta vẫn thừa nhận (VnExpress, Thể thao văn hóa, Dân Trí, Tuổi trẻ, Thanh niên, Người Lao động,...). Ở ngoại quốc có BBC, USA Today, ...
    Thứ hai, hiện vẫn đang xem xét thêm về một số nguồn khác như nhacxua.org, Người Việt, VOA, RFA,... (lâu nay vẫn chưa được coi là nguồn mạnh). Ngoài ra, theo như Nacdanh và Nguyenhai314 đề nghị, một số trang blog/web cá nhân có thể được dùng làm nguồn sơ cấp. Nhóm nguồn liệt kê này mới là nguồn đề cập nhiều hơn về các ca sĩ trước năm 1975. — MessiM10 03:37, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi đồng ý với bạn Nguyenhai314 là dùng nguồn “Nhạc xưa Blog” trang này chuyên viết về các hoạt động của các văn nghệ sĩ trước 1975 rất uy tín.   Biheo2812  03:53, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Nguồn báo hoặc sách thì không bàn (không phân biệt quốc nội hay hải ngoại), cái tôi bàn về nguồn sơ cấp dạng blog. Blog có hai dạng: một là blog của những nhân vật có bài sẵn trên wp để nói về một người không còn sống (nguồn sơ cấp mạnh), một dạng sơ khác không do một cá nhân có bài trên wp (ví dụ "Nhạc xưa Blog") thì bạn cần phải lập một danh sách để cộng đồng xem xét từng nguồn sơ cấp đó có chấp nhận được không? Đó là ý giải thích của tôi để bạn hiểu rõ hơn. Chính xác như Nguyentrongphu nói, dạng thứ hai về nguồn sơ cấp này cần bạn hoặc ai đó liệt kê thành danh sách, không thể bâng quơ được. Đó là về người không còn sống, người còn sống mà không có bất kỳ nguồn thứ cấp (sách báo), dạng sơ cấp mạnh (người có bài trên wp nói về họ) và dạng sơ cấp yếu hơn (bạn hoặc ai đó cần lập một danh sách) thì nên xóa hoặc tiếp tục thêm các tiêu chí phụ bên dưới.--Nacdanh (thảo luận) 07:35, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Về nguồn web (sơ cấp), tôi có thể liệt kê ra như sau:
    Các báo chí/trang thông tin của người Việt hải ngoại: Người Việt Online, RFA.org, VOA, VietBao.com... (nguồn sơ cấp loại 1). Ngoài ra, Zing, Motthegioi hay Vietgiaitri là các báo chí trong nước có thể được xếp vào dạng này.
    Các website: nhacxua.vn, yeunhacvang.com, dongnhacvang.com, nhacvangbolero.com,.... cùng các web có tên miền tương tự, đều được chấp nhận là các nguồn sơ cấp loại 2. Dạng này còn cả Website các trung tâm băng nhạc hải ngoại (Thúy Nga, ASIA,...)
    Về blog hoặc web cá nhân, tôi đề xuất như sau:
    Các blog hoặc web cá nhân của các tác giả đủ nổi bật và có bài trên Wikipedia đều được xem là nguồn sơ cấp loại 2.
    Về các dạng blog khác, có rất nhiều và đang chắt lọc để tìm những cái nào đủ tin cậy. Hiện tại tôi thấy có amnhacmiennam.blogspot.com, bianhacvang.blogspot.com, amnhachaingoai.blogspot.com ... (đang tiếp tục rà soát) là có thể sử dụng được làm nguồn sơ cấp loại 3.
    Tiếp tục cập nhật và rà soát... — MessiM10 09:57, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Ý tôi là dạng sơ cấp yếu hơn này (phiền bạn lên danh sách, rồi lập mục lục kết quả tổng kết phía dưới để thành viên bàn luận) phải cung cấp thông tin hoặc phân tích chuyên môn nhạc, không phải là nơi chỉ để nghe đơn thuần. Khi có danh sách, bên nên kêu gọi tất cả thành viên có liên quan đến âm nhạc (Âu, Mỹ, Á, vân vân) trên wikipedia tiếng Việt nhận định nguồn sơ cấp nào chấp nhận. Như vậy sẽ rộng đường dư luận trong việc xuất hiện nguồn sơ cấp tồn tại bên trong một bài bách khoa về âm nhạc "thời kỳ đang xét".--Nacdanh (thảo luận) 10:21, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Nacdanh Yếu hơn thì chắc khó được chấp nhận đại trà. Tuy nhiên, một số blog nếu như có các bài post đăng tải lại các bài báo trước năm 1975 ví dụ như trang này thì hoàn toàn có thể được xem xét làm một dạng nguồn sơ cấp. — MessiM10 11:41, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Những website: nhacxua.vn, yeunhacvang.com, dongnhacvang.com, nhacvangbolero.com,.... cùng các web có tên miền tương tự, lâu nay không được xem là nguồn “hợp pháp” (đúng kiểu Nhạc xưa Blog mà các bạn đã dẫn). Nay tôi xin đề nghị chúng đều được chấp nhận là các nguồn sơ cấp loại 2 (yếu hơn) trong việc kiểm chứng thông tin cho trường hợp văn nghệ sĩ và văn hóa phẩm trước năm 1975.
    Về blog (không rõ tác giả/chính chủ), có rất và rất nhiều blog khác nhau, nguyên tắc là không dùng được làm nguồn đâu. Tuy nhiên, một số blog nếu có trích đăng các bài báo từ trước năm 1975 nói đến chủ thể (chụp ảnh hoặc đánh máy lại), đăng bìa và kèm theo đó là bản chụp trước năm 1975 về thông tin in trên các tờ nhạc/sản phẩm văn hóa nghệ thuật, hoàn toàn có thể coi là nguồn tham khảo sơ cấp hợp lệ. Căn cứ từng trường hợp cụ thể và nội dung, thông tin được đề cập để xác minh tính hợp lệ của bài blog đó. — MessiM10 12:42, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Nếu báo xưa thì chính xác ra phải là bản chụp lại hoặc scan lại, không thể hạ tiêu chuẩn. Dạng blog chính chủ của một người là họ cập nhật và tự xác nhận, không phải dạng phỏng đoán. Không thể hạ thấp tiêu chuẩn được. Dạng blog phải là dạng thông tin chuyên môn chút, chứ không phải dạng người hâm mộ viết. Nếu bạn biết Rotten Tomatoes thì sẽ hiểu điều tôi nói, Rotten Tomatoes sẽ dùng blog hoặc website, nhưng những nguồn sơ cấp đó đều là những chuyên gia trong lĩnh vực điện ảnh hoặc làm phim. Tôi không cổ súy cho việc hạ cấp nguồn của tiêu chuẩn wp. Và chính xác nhất cho các tiêu chí đặc thù của bối cảnh Việt Nam, là bạn bổ sung theo Kantcer một thành viên có chuyên môn âm nhạc + kết hợp với các gợi ý của tôi lẫn những người khác đã nêu ý kiến, rồi sau đó gộp lại trong một mục mới với tên gọi "kết quả". Không thể dàn trải mãi. Tôi thấy rất nhiều tiêu chí rồi đấy.--Nacdanh (thảo luận) 12:49, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC).[trả lời]
    @Nacdanh: Như vậy thì không có blog nào đạt đúng yêu cầu đâu. Trừ khi bài blog đó có chụp ảnh/scan lại một trong các tài liệu sau: bài báo xưa, bìa/poster tờ nhạc/sản phẩm văn hóa nghệ thuật, thông tin in trên các tờ nhạc/sản phẩm văn hóa nghệ thuật thì còn có thể xem xét và chấp nhận. Về chuyên môn, đối với trường hợp này, những website: nhacxua.vn, yeunhacvang.com, dongnhacvang.com, nhacvangbolero.com,.... cùng các web có tên miền tương tự sẽ đáp ứng được yêu cầu chuyên môn. Vấn đề phát sinh là lâu nay chúng không được xem là nguồn “hợp pháp” ở Wikipedia (đúng kiểu Nhạc xưa Blog mà các bạn đã dẫn) nên tôi mới đề nghị tất cả các website này được xem là nguồn sơ cấp đủ tiêu chuẩn trong việc xem xét các bài viết về chủ thể đã đề cập. Chứ còn yếu hơn nữa chắc không được chấp nhận đâu. — MessiM10 13:12, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Cũng xin nói thêm là nếu nhacxua.vn (Nhạc Xưa Blog) và dongnhacvang.com được chính thức công nhận là nguồn sơ cấp hợp lệ thì chắc chắn 80-90% vấn đề sẽ được giải quyết. Thậm chí không cần các tiêu chí ở dưới mà chúng hoàn toàn có thể vận dụng một cách linh hoạt theo quy định độ nổi bật hiện hành. Bản chất các trường hợp này "khó nhất là cái nguồn" nên đây sẽ là nút thắt rất quan trọng. Tôi có thể chỉ cho thảo luận và tìm đồng thuận đúng tiêu chí này (bởi các tiêu chí dưới việc định lượng chỉ khiến vấn đề thêm rối rắm đúng như các bạn nói). — MessiM10 13:28, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2. Sự nghiệp hoạt động
    2.1. Trước 30 tháng 4, 1975
    - Có thâm niên hoạt động lâu năm và được các nguồn ở mục 1 đề cập/xác nhận.
    - Liên quan đến số lượng đĩa nhựa/băng nhạc, đang rà soát...
    2.2. Từ 30 tháng 4, 1975 trở về sau
    Đã từng xuất hiện trong các đại nhạc hội lớn ở hải ngoại (Paris By Night/Thúy Nga Music Box, ASIA, Vân Sơn) (tối thiểu bao nhiêu lần?)
    Đã phát hành một lượng album/CD nhất định (con số cụ thể cần thảo luận thêm)
    Đã được xác nhận từng giữ các vai trò: chủ tịch/giám đốc điều hành, giám đốc âm nhạc... của các trung tâm băng nhạc/nghệ thuật hải ngoại trong một khoảng thời gian đủ dài (5-10 năm trở lên). (Áp dụng đối với những chủ thể không hoạt động trực tiếp trên sân khấu mà giữ các vai trò điều hành/quản lý nghệ thuật các trung tâm).
    "Đã từng xuất hiện" thì phải nói là nhiều vô số kể, kể cũng không hết, không nên coi đây là một tiêu chí để xác minh độ nổi bật của chủ thể. Còn phát hành lượng Album nhất định cá nhân mình nghĩ phải có cái gì bảo chứng nó thực sự nổi tiếng hay đáng chú ý, chứ nếu chỉ chứng minh là phát hành nhiều album/CD mà chưa có thành tích nào đáng chú ý... phải xem lại. Nguyenmy2302 (thảo luận) 16:43, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Cái này phải sửa thành “lớn”, thì Thúy Nga, ASIA và Vân Sơn đáp ứng được. Để được lên sân khấu của Thúy Nga, ASIA hay Vân Sơn thì không dễ. Các sản phẩm của các trung tâm này phát hành có chất lượng chuyên môn khá cao, quy mô cũng phải tuơng đuơng với vài cái gameshow của VTV cộng lại. Quy mô lớn, CD được săn đón... (ở Việt Nam CD lậu của các trung tâm này trước khi dịch Covid bùng phát vẫn luôn là mặt hàng đắt như tôm tươi, nạn băng đĩa lậu ở VN vẫn là rất nhức nhối nhưng chứng tỏ sức hút các trung tâm này là không hề nhỏ một chút nào). Tuy nhiên, đó cũng chỉ là tiêu chí bổ trợ trong trường hợp đảm bảo yêu cầu về nguồn. — MessiM10 18:11, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Không có chuyện lên sân khấu Thúy Nga, Vân Sơn hay ASIA = mặc nhiên đủ nổi bật. Show Rap Viet đình đám ở VN nhưng chỉ có duy nhất quán quân là mặc định có bài. Các ca sĩ Việt hải ngoại sau năm 1975 không cần phải có tiêu chí riêng. Bây giờ là thời đại 4.0 rồi chứ không còn là thời đồ đá. Sau năm 1975 thì nguồn rất nhiều, một lần nữa, bạn không tiếp cận được nguồn thì là vấn đề của bạn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:36, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Đây chỉ là tiêu chí bổ trợ trong trường hợp đã đảm bảo đủ yêu cầu về nguồn thôi (để tránh trường hợp một số ca sĩ trẻ sau 1975 không lên sân khấu Thúy Nga, ASIA... nhưng lại dùng báo chí để PR tên tuổi). Vì nhiều ca sĩ họ chỉ hoạt động ở hải ngoại và không được về nước biểu diễn (vì nhiều lý do như thị thực hay thủ tục cấp phép biểu diễn hay vài lý do khác) nên báo chí trong nước ít khi đề cập. Chứ xuất hiện trên các trung tâm mà không có một nguồn thứ cấp nào đủ mạnh đề cập vẫn bị xoá theo đúng quy định (như Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Phương Diễm Hạnh/2) đấy thôi. Không thể vì từng xuất hiện mà bỏ qua diện “tiểu sử người còn sống không có nguồn tham khảo” được. — MessiM10 03:37, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Để mọi người rõ hơn, mình xin lý giải tiêu chí này như sau: Đây là tiêu chí bổ trợ nhằm xác định thâm niên hoạt động của văn nghệ sĩ, khi đã đạt tiêu chí về nguồn tham khảo. Điều này nhằm loại trừ những trường hợp những ca sĩ sau năm 1975 hoạt động ít và dùng nguồn báo chí hoặc xuất hiện trong một số ít các show lớn để tự đánh bóng tên tuổi bản thân. Paris By Night, ASIA và Vân Sơn mỗi năm chỉ làm từ 2-4 chương trình đại nhạc hội, và không dễ để một nghệ sĩ có thể được các trung tâm này mời lên sân khấu một cách liên tục hoặc đều đặn trong một số lượng show đủ lớn nhất định (và ngược lại, nghệ sĩ cũng không thể trả tiền để được đứng show trong một thời gian đủ dãi và số lượng đủ lớn được). Theo tôi nghĩ, phải xuất hiện và có hoạt động tối thiểu từ 20-25 đại nhạc hội như vậy (và được xác nhận) thì mới được xem là đủ nổi bật; và cho phép loại trừ tất cả các trường hợp còn lại để tránh tình trạng PR (trừ khi phải có một thành tích lớn theo đúng quy định của Dự án Âm nhạc hoặc lĩnh vực khác, hoặc có scandal “long trời lở đất, kinh thiên động địa”). — MessiM10 05:17, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Không cần tiêu chí riêng cho ca sĩ VN hải ngoại sau năm 1975. Những bài này nên được đánh giá chung với ca sĩ ở VN hay ở bất cứ nước nào. Các ca sĩ trả tiền PR rất dễ phát hiện nếu đọc nguồn báo chí kỹ. Thành tích không có mà cứ viết tâng bốc là đủ hiểu rồi. Các ca sĩ sau năm 75 thì dù có 10 nguồn vẫn có thể bị BQ xóa như thường. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:31, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi vừa đọc qua Wikipedia:Độ nổi bật (âm nhạc). Có một số vấn đề cần làm rõ bối cảnh hoặc phải cụ thể hóa.
    1,Chính xác thì phải xem các sự kiện nhạc hội đó ở phạm vi nào? "Được đưa tin đáng kể bởi một nguồn đáng tin cậy về một chuyến lưu diễn quốc tế, hay một chuyến lưu diễn cấp quốc gia ở ít nhất một nước có chủ quyền". Bạn cần giải nghĩa rõ những sự kiện này nằm ở mức độ nào. Không hẳn là không có người về biểu diễn tại Việt Nam, có người còn xuất hiện trên truyền hình quốc gia tại Việt Nam.
    2, "Có một đĩa đã đạt chứng nhận vàng về doanh thu ở một hay nhiều quốc gia."? Những đĩa/album đó có thống kê doanh thu tại hải ngoại không? Việt Nam có kênh bán nào không?
    3, "Đã phát hành trên hoặc hai album ở một hãng thu âm lớn, hoặc một hoặc vài hãng độc lập quan trọng (nghĩa là một hãng độc lập được thành lập trên vài năm và có một đội ngũ biểu diễn với nhiều người nổi bật)." => cái này là cái tôi nói ở trên (phần ý kiến). Hãng đĩa phát hành của họ thế nào, đã hoạt động ở hải ngoại, chắc là có hãng đĩa, không có thì quá hài hước.
    4, "Có tác phẩm được phát đều đặn toàn quốc bởi một đài phát thanh lớn." Bạn nên làm rõ nghĩa, các sự kiện trên có tương đương một đài phát thành lớn phạm vi quốc gia; nếu xét ngữ cảnh ít nhất trong cộng đồng người Việt hải ngoại (cụ thể hóa).
    5, "Đã biểu diễn âm nhạc cho một sản phẩm truyền thông nổi bật, chẳng hạn như thể hiện một bài hát chủ đề của một chương trình của hệ thống truyền hình, biểu diễn trong một chương trình TV hay một bộ phim nổi bật, cũng như một album tuyển tập, v.v... (Tuy nhiên nếu đây là điểm nổi bật duy nhất, có lẽ thích hợp hơn là đề cập tại bài chính và đổi hướng mục từ sang bài này)" => đây cũng là một tiêu chí cần xét, bạn nên làm rõ khái niệm "một sản phẩm truyền thông nổi bật"
    6, "Đã trở thành đại diện tiêu biểu nhất của một phong cách nổi bật hay của một sân khấu địa phương ở một thành phố; chú ý rằng chủ đề vẫn phải thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn thông thường của Wikipedia, bao gồm kiểm chứng được.".--Nacdanh (thảo luận) 08:37, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3. Thành tựu
    Đối với các bài viết về văn nghệ sĩ và văn hóa phẩm trước năm 1975 ở miền Nam, không yêu cầu chủ thể của bài viết phải đạt bất kỳ một giải thưởng hay thành tích nào nhất định (trường hợp có giải thưởng hay thành tích cụ thể thì càng tốt và được ưu tiên khi xem xét về độ nổi bật).
    Thế thì tạo bài tất cả các nghệ sĩ trên? Một loạt bài có thể thuộc dạng TSNDS không nguồn nên tiêu chí này mình phản đối. Có bài thì cũng tốt nhưng đối với dạng khó tìm nguồn này nên check độ nổi bật theo từng "ca" thì tốt hơn. Vì nhóm bài này đã mơ hồ, liệt kê ra các tiêu chí để xác định độ nổi bật thì càng mơ hồ hơn. Nguyenmy2302 (thảo luận) 16:43, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Nguyenmy2302: TSNĐS không nguồn thuộc diện xóa nhanh và ưu tiên xóa (nếu nguồn trong bài chết), không liên quan đến cái này. Không yêu cầu vì trước năm 1975 bạn nghĩ xem có giải nào đủ uy tín không khi thời chiến đang đánh nhau và phục vụ cho tâm lý chiến thì thi thố cái gì? Còn sau 1975 thì lưu vong vượt biển hết rồi cũng làm gì có cuộc thi nào ra hồn? Vậy nên mới có cái tiêu chí này (không yêu cầu thành tích) và được áp dụng trong trường hợp đã đảm bảo về nguồn tham khảo (để tránh những lá phiếu chỉ nhìn vào thành tích mà đánh giá một nhân vật/tác phẩm trong khi không chịu tìm hiểu nguồn gốc vấn đề). — MessiM10 18:01, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @CVQT: Thời điểm trước năm 1975 không phải không có cuộc thi hay giải thưởng gì, cải lương thì có Giải Thanh Tâm, ca nhạc là Giải Kim Khánh.   Biheo2812  21:55, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Biheo2812 Tuy nhiên giải Kim Khánh chỉ được trao đúng hai năm 1973 và 1974 (hai năm chiến sự đã giảm sự căng thẳng, 1/1973 ký hiệp định Paris rồi còn năm 1975 thì VNCH thất bại); trước Hiệp định Paris, đúng giai đoạn chiến sự căng nhất thì rõ ràng không có giải thưởng nào cho Tân nhạc nên khó có thể dùng làm tiêu chí đại trà được. Mặc dù vậy phải thừa nhận là giải này có độ uy tín ở mức gần tương đương với giải Cống hiến ở Việt Nam sau này. Mà nên nhớ, giải Cống hiến không trao cho Bolero (theo lý giải của Ban Tổ chức thì là bởi dòng nhạc này không có tính sáng tạo, đột phá, nhưng khi tìm hiểu sâu xa thì không hẳn chỉ nằm mỗi ở việc thiếu tính sáng tạo mà còn có cả [phần nào] yếu tố về chính trị trong đó), chính vì vậy những ca sĩ trữ tình Bolero chịu thiệt rất nhiều. Còn về nghệ thuật Cải lương, xin ghi nhận ý kiến của bạn. — MessiM10 03:37, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tạm thời chỉ nên chốt Giải Thanh Tâm và Giải Kim Khánh, hoặc các giải liên quan. Không nên đặc cách tiêu chí này, muốn xét thêm thì nên tìm các tiêu chí phụ khác. Chính xác là đề xuất của bạn đang đi ngược lại tiêu chí, có phần hạ thấp tiêu chuẩn. Cụ thể Wikipedia:Độ nổi bật (âm nhạc):
    8, "Đã chiến thắng hoặc nhận được một đề cử cho một giải thưởng âm nhạc quan trọng, ví dụ như giải Grammy, Juno, Mercury, Choice, Dove hay Grammis."
    9, "Đã chiến thắng hoặc tham gia một cuộc thi âm nhạc lớn." Tôi nghĩ những giải như Biheo2812 đã nói trước 1975 là chính xác, sau 1975 không lẽ các sự kiện nhạc hội hoặc cộng đồng hoặc chính quyền địa phương của người Việt hải ngoại không có nổi một giải thưởng lớn?--Nacdanh (thảo luận) 08:05, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Nacdanh: Giải Kim Khánh chỉ được trao vào hai năm 1973 và 1974. Còn Giải Thanh Tâm là dành cho nghệ thuật Cải lương (không phải Tân nhạc) từ năm 1958 đến năm 1968. Ngoài ra, không tìm thấy giải nào đủ uy tín khác, và thời gian trao giải cũng bị gián đoạn do chiến tranh. So sánh với giải Cống hiến ngày nay (trao liên tục suốt hơn 15 năm qua) là quá khập khiễng, hay các giải như Grammy thì lại càng khập khiễng. Sau năm 1975, nhiều ca sĩ hoặc vượt biển hoặc đi cải tạo rồi mới xin theo diện HO sang nước ngoài, mãi đến những năm 1990-2000 mới ổn định được cuộc sống. Như Giao Linh (ca sĩ), Phương Dung hay Thái Thanh (ca sĩ) họ không có giải thưởng là xoá hết à? Áp đặt tiêu chí thành tích đối với trước năm 1975 là không ổn.
    Chính vì vậy, không yêu cầu văn nghệ sĩ trước năm 1975 phải đạt một thành tích hay giải thưởng nhất định, có giải thưởng thì càng tốt và càng được coi là nghiễm nhiên nổi bật. Còn thế hệ ca sĩ sau năm 1975, nhất là từ những năm 1990 trở lại đây, không áp dụng được tiêu chí này, mà sẽ theo đúng quy định hiện hành. — MessiM10 09:57, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Chính xác như bạn nói, nếu đã có giải nào thì cứ bấu vào giải đó đã, vì đây chính là tiêu chí của độ nổi bật về âm nhạc. Các tiêu chí phụ như tôi đã nếu ở mục phía trên (gồm "Sự nghiệp hoạt động", "Ảnh hưởng") với rất nhiều ý nhỏ lẻ kèm theo. Cụ thể với Giao Linh (ca sĩ) là "Được đề cập trong một nguồn đáng tin cậy rằng đã ảnh hưởng đến phong cách, kỹ thuật, biểu diễn cũng như giảng dạy của một thể loại nhạc riêng biệt" + "Đã sáng tạo một số giai điệu hay chuẩn mực được sử dụng trong một thể loại nhạc nổi bật, hay một trường phái cũng như truyền thống trong một thể loại nhạc nổi bật" + "Đã trở thành đại diện tiêu biểu nhất của một phong cách nổi bật hay của một sân khấu địa phương ở một thành phố; chú ý rằng chủ đề vẫn phải thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn thông thường của Wikipedia, bao gồm kiểm chứng được" => mục "ảnh hưởng" tôi đã nêu, "Bà thường được báo chí Việt Nam gọi là "Nữ hoàng sầu muộn" do tiếng ca và phong cách biểu diễn trầm buồn của bà". Ngoài ra, "Đã phát hành trên hoặc hai album ở một hãng thu âm lớn, hoặc một hoặc vài hãng độc lập quan trọng (nghĩa là một hãng độc lập được thành lập trên vài năm và có một đội ngũ biểu diễn với nhiều người nổi bật)" => "nhạc sĩ Thu Hồ nghe được giọng hát Giao Linh và hẹn bà lên hãng đĩa Continental của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông để thử giọng vào ngày hôm sau, mở ra cơ hội giúp Giao Linh ký được với hãng Continental hợp đồng thu đĩa độc quyền trong ba năm".
    Phương Dung => "Có tác phẩm được phát đều đặn toàn quốc bởi một đài phát thanh lớn" + "Đã biểu diễn âm nhạc cho một sản phẩm truyền thông nổi bật, chẳng hạn như thể hiện một bài hát chủ đề của một chương trình của hệ thống truyền hình, biểu diễn trong một chương trình TV hay một bộ phim nổi bật, cũng như một album tuyển tập, v.v... (Tuy nhiên nếu đây là điểm nổi bật duy nhất, có lẽ thích hợp hơn là đề cập tại bài chính và đổi hướng mục từ sang bài này)". Ngay trong các bài báo đã nói và minh họa nhân vật biểu diễn trong các chương trình trên sóng quốc gia tại Việt Nam hiện tại.
    Thái Thanh (ca sĩ) => "được xem như một trong những giọng ca tiêu biểu của tân nhạc Việt Nam" => "Được đề cập trong một nguồn đáng tin cậy rằng đã ảnh hưởng đến phong cách, kỹ thuật, biểu diễn cũng như giảng dạy của một thể loại nhạc riêng biệt" + "Là người kiến lập một truyền thống hay trường phái trong một thể loại riêng biệt" + "Đã sáng tạo một số giai điệu hay chuẩn mực được sử dụng trong một thể loại nhạc nổi bật, hay một trường phái cũng như truyền thống trong một thể loại nhạc nổi bật". Rõ ràng không nên hạ thấp tiêu chuẩn, khi xét nguồn xong thì tiếp tục xét đến các tiêu chí phụ. Các tiêu chí phụ tôi đã liệt kê, bạn chỉ cần cụ thể hóa các tiêu chí phụ có sẵn vè bối cảnh Việt Nam, tức là chỉ cần diễn giải câu chữ của tiêu chí về bối cảnh Việt Nam, sau đó lập biểu quyết. Riêng nguồn thì nên mời mời tất cả thành viên về âm nhạc đang hoạt động trên wp thì sau khỏi bị xét nét sao bài này thì sơ cấp bài kia thì thứ cấp, rộng đường dư luận. Tôi chỉ góp ý như thế, không hơn được nữa, bạn phải chủ động.--Nacdanh (thảo luận) 10:27, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  4. Ảnh hưởng
    Văn nghệ sĩ và văn hóa phẩm phải có tác động sâu rộng trong nhân dân (cả trong nước và quốc tế), thể hiện qua mức độ phủ sóng của chủ thể (càng nhiều nguồn nhắc đến thì càng nổi bật, còn ít hoặc khó tìm thấy nguồn thì vận dụng linh hoạt theo 3 tiêu chí ở trên đồng thời căn cứ nội dung nguồn cung cấp và hiểu biết khách quan).
    Ở trên thì ghi 1-2 nguồn thứ cấp là đủ nổi bật nhưng ở dưới lại ghi "càng nhiều nguồn nhắc đến thì càng nổi bật"??? Vấn đề cần bàn là có nổi bật hay không chứ không phải là "đủ nổi bật" ở mức độ bao nhiêu. Miễn đủ nổi bật (mức độ bao nhiêu không cần bàn tới) là giữ. Còn thiếu nổi bật thì xóa. Quy định bạn đề xuất có mâu thuẫn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:39, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Cảm ơn Nguyentrongphu đã có thắc mắc về vấn đề này. Thực sự đánh giá về tầm ảnh hưởng của nghệ sĩ nó vừa có tính khách quan vừa có tính chủ quan. Mục đích hướng tới của tiêu chí này là nhắm đến toàn bộ các văn nghệ sĩ và văn hoá phẩm nói chung, chứ không riêng gì ca sĩ. Ý tôi muốn nói là có 1-2 nguồn là tối thiểu và đủ nổi bật rồi và không đòi hỏi gì thêm; nhưng nó khuyến khích tìm nguồn đa chiều trung lập về chủ thể. Những chủ thể trước năm 1975 đa số họ làm nghệ thuật từ cái tâm, hoàn cảnh thời chiến phải phục vụ cho sinh hoạt nghệ thuật của cả công chúng và quân đội, mục đích tâm lý chiến, thành tựu được công chúng ghi nhận và nhớ đến (rất rất ít trường hợp thuộc diện PR), nếu như báo chí trong nước Việt Nam (vốn chịu sự kiểm duyệt gắt gao của Nhà nước) mà đề cập, nhắc đến nhiều thì chứng tỏ chủ thể phải có sức ảnh hưởng rất lớn và được thừa nhận rộng rãi thì mới được như thế. — MessiM10 05:31, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Cách bạn đề xuất tiêu chí chưa ổn. Ảnh hưởng của 1 ca sĩ là dựa vào chất lượng nguồn chứ không phải số lượng nguồn. Ví dụ 1 ca sĩ có ảnh hưởng rất lớn và chỉ cần được nhắc qua ở 1 nguồn uy tín (ví dụ trong 1 nguồn đó có ghi rõ thành tích và mức độ ảnh hưởng của ca sĩ tới xã hội) = đủ nổi bật. Ca sĩ PR có cả chục nguồn PR = vẫn bị xóa như thường. Không có chuyện càng nhiều nguồn càng nổi bật. Phải tính tới chất lượng nguồn nữa (độ uy tín + thông tin trong nguồn), chất lượng nguồn càng tốt thì mới càng nổi bật (nhiều nguồn mà 0 thành tích cũng bằng thừa). Mà tiêu chí "ảnh hưởng" này thảo luận làm cái gì? Tiêu chí này đã có sẵn ở trong quy định độ nổi bật chung chung rồi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:47, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Đối chiếu Wikipedia:Độ nổi bật (âm nhạc), về ảnh hưởng cũng có tiêu chí rõ ràng:
    1, "Được đề cập trong một nguồn đáng tin cậy rằng đã ảnh hưởng đến phong cách, kỹ thuật, biểu diễn cũng như giảng dạy của một thể loại nhạc riêng biệt." => ngoài sách báo (hải ngoại và trong nước), nguồn sơ cấp blog của một các nhân có bài trên wp nói về họ, ngoài ra nên lập một danh sách "nguồn sơ cấp chấp nhận được mà chính bạn phải liệt kê để cộng đồng đối chiếu"
    2, "Đã có ảnh hưởng đáng kể đến một nhạc sĩ nổi bật mà thỏa mãn các tiêu chí phía trên." => nguồn sơ cấp blog của một các nhân có bài trên wp nói về họ
    3, "Là người kiến lập một truyền thống hay trường phái trong một thể loại riêng biệt."
    4, "Đã sáng tạo một số giai điệu hay chuẩn mực được sử dụng trong một thể loại nhạc nổi bật, hay một trường phái cũng như truyền thống trong một thể loại nhạc nổi bật."
    5, "Thường xuyên được nhắc đến trong các xuất bản phẩm nói về một tiểu văn hóa nổi bật.".--Nacdanh (thảo luận) 08:48, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Thân gửi Nacdanh, Nguyentrongphu, Kantcer, Biheo2812, Nguyenhai314, ThiênĐế98. Sau một hồi suy nghĩ và rà soát, tôi thấy rằng cái nút thắt lớn nhất và quan trọng nhất chính là cái nguồn tham khảo. Dựa trên tất cả các tư liệu được tìm thấy, truy cập được ở Việt Nam hiện tại, xét trên khía cạnh chuyên môn thì chỉ có các trang web: nhacxua.vn (Nhạc Xưa Blog/Nhạc Xưa Thời Báo), nhacxua.org (Tân Nhạc Việt Nam), dongnhacvang.com, nhacvangbolero.com là đủ khả năng và đảm bảo tiêu chuẩn đáp ứng, và gần như chỉ có chúng mới là nguồn thông tin đầy đủ (một số báo điện tử lớn ở Việt Nam cũng phải dựa vào để viết bài), tuy nhiên, khốn nỗi là nhiều thành viên quan niệm những nguồn này là nguồn yếu hoặc nguồn tự xuất bản (nó giống nhiều nguồn Công giáo của Thiên Đế trước đây). Tôi cho rằng, nếu giải quyết được vấn đề mấy nguồn này, công nhận tính hợp lệ (nguồn sơ cấp trung bình), thì 90% vấn đề sẽ được giải quyết, tháo gỡ.
    Các tiêu chí kia, càng đề nghị thì tôi thấy càng rối rắm, khó thực thi được, vì không thể hạ thấp tiêu chuẩn này nọ và bản thân các quy định hiện hành cũng đã có độ mở cho các trường hợp không có giải thưởng cụ thể, có thể vận dụng linh hoạt được. Do đó, ta tập trung giải quyết vấn đề nguồn là ổn nhất. Cảm tạ! — MessiM10 14:25, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Ai đó nên lập danh sách Thảo luận Thành viên:Alphama/Nguồn Công giáo cấp 1Thảo luận Thành viên:Alphama/Nguồn Công giáo cấp 2 như tôi đã làm từ năm 2014 nếu muốn dứt điểm vấn đề này. Hãy đưa vấn đề ra biểu quyết nếu không đạt được đồng thuận. @CVQT: Bạn làm được không?  A l p h a m a  Talk 18:18, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Alphama Qua rà soát sơ bộ đã lập được 01 danh sách các nguồn cấp 2 tại Thảo luận Wikipedia:Thảo luận/Độ nổi bật của ca sĩ, nhạc sĩ, tác phẩm nhạc vàng/2 và chờ ý kiến cộng đồng để công nhận những trang web đã được liệt kê là các nguồn đạt chuẩn. Khuyến khích bất kỳ thành viên nào khác tìm thêm được các website tương tự (tôi lục mỏi mắt để tìm ra 5 nguồn có thể coi là ổn nhất). Những nguồn này, theo quan niệm của một bộ phận thành viên từ trước đến nay, là nguồn yếu hoặc tự xuất bản nên rất khó sử dụng. Tuy nhiên phải nói thật với cái trường hợp trước 1975 có đào hết cái Internet cũng chỉ có bằng đấy nguồn có thông tin về chủ thể thôi. Cho nên việc phê duyệt tính hợp lệ của các trang web tôi đề cập trong trang tôi đã nêu sẽ tháo gỡ được rất nhiều nút thắt của bài toán “văn nghệ sĩ miền Nam trước 1975”. — MessiM10 19:36, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy nguồn loại 2 bạn đưa ra còn quá yếu so với quy định của Wikipedia. Nếu người Việt hải ngoại không chịu bảo tồn văn hóa thì chịu. –  A l p h a m a  02:43, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Alphama: Trong cả 5 cái thì được cái nhacxua.vn là ổn nhất. Mỗi tội, nó chưa đáp ứng được tiêu chí về địa chỉ tòa soạn rõ ràng (để mỗi chữ Ban Biên Tập), ngoài ra không còn một website nào khác tốt hơn (ngoài Zing, nguồn cũng bị nhiều người đặt dấu hỏi về khả năng sử dụng tại Wikipedia, dù có địa chỉ rõ ràng). Thi thoảng, Zing có sử dụng những thông tin từ nhacxua.vn để giới thiệu tiểu sử ca sĩ. Ngoài ra một số báo chí ở Việt Nam cũng viết bài về ca sĩ trước 75 dựa vào nhacxua.vn (tôi đã từng trao đổi với một vài nhà báo và họ xác nhận thông tin trên nhacxua.vn là đúng qua tìm hiểu và phỏng vấn chính các chủ thể). Thật khó để tìm một nguồn "ra hồn" mà nói đến các chủ thể trước 75 (nhất là những người ít tiếng tăm hơn).
Dù nó chưa được thỏa mãn so với quy định, nhưng nếu được, tôi sẽ cố gắng lấy ý kiến về hai nguồn nhacxua.vn và Zing, có thể đưa ra biểu quyết để công nhận tính hợp lệ. Việc xin "đặc cách" kiểu này, phải thừa nhận là tạo ra tiền lệ không hay ở Wikipedia, nhưng nó là cách gần như duy nhất để tháo gỡ mấy cái vướng mắc về nghệ sĩ trước 75 bao nhiêu năm nay mà vẫn không giải quyết nổi chỉ vì "nguồn". Theo thống kê, khoảng 65-70% BQXB các trường hợp này trong quá khứ có kết quả là Giữ, cho dù có vài trường hợp tại thời điểm biểu quyết vẫn không giải quyết hết các vấn đề nguồn mà phiếu xóa đưa ra, chất lượng khá tệ. – MessiM10 16:34, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]