Wikipedia:Thảo luận/Lưu 13

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

040506070809101112Lưu 1314151617181920212230405060708090

Thay đổi kiểu trình bày của chú thích

Có một cái mà tôi muốn Wiki thay đổi từ rất lâu, không rõ có ai nói đến chưa. Đó là các chú thích làm các dòng bị nhảy lên, nhảy xuống, nói thật là nhìn rất khó chịu. Trong bản in ra còn gớm hơn. Thử bôi đen một bài viết có chú thích sẽ thấy điều này rất rõ ràng. Vì vậy tôi xin đưa ra đề xuất thu nhỏ các chú thích lại, để các dòng không còn bị sô lệch nữa. Tham khảo hai ví dụ dưới đây.

Khẩn mong mọi người cho ý kiến

Kiểu hiện nay Kiểu đề nghị 1
(font-size: 85%)
Kiểu đề nghị 2
(font-size: 80%; vertical-align: text-top; position: relative; top: -0.3em; white-space: nowrap)
Năm 2008, ông đã có bài viết "Nhập cuộc của trí thức" đăng trên Báo Tia Sáng[1] của Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam bàn về nghị quyết về xây dựng đội ngũ trí thức của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7. Ông cho rằng phải thừa nhận một sự thật, từ năm 1945 đến nay[2], những trí thức dấn thân cho đất nước ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau chưa bao giờ sống được bằng đồng lương và một số người còn bị "bạc đãi vì nhân cách và lương tri" trong khi các trí thức quan chức lại "chưa bao giờ được xã hội kính trọng" vì học thuật và bản lĩnh của họ[3]. Ông cho rằng trí thức với năng lực phân tích khoa học, nhìn mọi vấn đề từ nhiều góc cạnh khác nhau, sẽ giúp nhà cầm quyền hiểu hơn về tác động kinh tế, chính trị, xã hội từ chính sách dự định ban hành[4], nhưng hiện nay, trí thức đóng vai trò tư vấn và phản biện rất dễ bị quy chụp thành kiến. Năm 2008, ông đã có bài viết "Nhập cuộc của trí thức" đăng trên Báo Tia Sáng[1] của Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam bàn về nghị quyết về xây dựng đội ngũ trí thức của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7. Ông cho rằng phải thừa nhận một sự thật, từ năm 1945 đến nay[2], những trí thức dấn thân cho đất nước ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau chưa bao giờ sống được bằng đồng lương và một số người còn bị "bạc đãi vì nhân cách và lương tri" trong khi các trí thức quan chức lại "chưa bao giờ được xã hội kính trọng" vì học thuật và bản lĩnh của họ[3]. Ông cho rằng trí thức với năng lực phân tích khoa học, nhìn mọi vấn đề từ nhiều góc cạnh khác nhau, sẽ giúp nhà cầm quyền hiểu hơn về tác động kinh tế, chính trị, xã hội từ chính sách dự định ban hành[4], nhưng hiện nay, trí thức đóng vai trò tư vấn và phản biện rất dễ bị quy chụp thành kiến. Năm 2008, ông đã có bài viết "Nhập cuộc của trí thức" đăng trên Báo Tia Sáng[1] của Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam bàn về nghị quyết về xây dựng đội ngũ trí thức của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7. Ông cho rằng phải thừa nhận một sự thật, từ năm 1945 đến nay[2], những trí thức dấn thân cho đất nước ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau chưa bao giờ sống được bằng đồng lương và một số người còn bị "bạc đãi vì nhân cách và lương tri" trong khi các trí thức quan chức lại "chưa bao giờ được xã hội kính trọng" vì học thuật và bản lĩnh của họ[3]. Ông cho rằng trí thức với năng lực phân tích khoa học, nhìn mọi vấn đề từ nhiều góc cạnh khác nhau, sẽ giúp nhà cầm quyền hiểu hơn về tác động kinh tế, chính trị, xã hội từ chính sách dự định ban hành[4], nhưng hiện nay, trí thức đóng vai trò tư vấn và phản biện rất dễ bị quy chụp thành kiến.
  1. ^ A
  2. ^ B
  3. ^ C
  4. ^ D

--203.160.1.56 (thảo luận) 04:53, ngày 9 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Mà nhiều người khóa trang thảo luận quá. Tôi chỉ mời được vài người vào đây tham gia.--203.160.1.56 (thảo luận) 04:59, ngày 9 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tôi nhất trí với thu nhỏ chú thích theo kiểu đã đề nghị vì chú thích dùng để tra cứu chứ không phải nội dung chính của trang viết. Như thế sẽ đỡ rối mắt hơn vì số hiệu chú thích hiện nay có side to bằng chữ cái trong chính văn. --Sam-2MT 05:09, ngày 9 tháng 7 năm 2009 (UTC)--

Như tôi thấy thì lỗi chú thích này không gặp trên Firefox. Nhưng dù sao Internet Explorer vẫn là trình duyệt phổ biến nhất, chiếm khoảng 70% thị phần, nên việc thay đổi này là cần thiết.--Paris (thảo luận) 13:14, ngày 9 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Kiểu trình bày chú thích được 203.160.1.56 đề nghị dẫn đến các trang có nội dung là A, B v.v (tùy theo nội dung của A, B, C là gì) trong khi nó không dẫn đúng đến liên kết ngoài cần dẫn chiếu. Do đó nó không hợp lý. Đề nghị 203.160.1.56, Sam-2MT và Paris xem lại (thử nhấn vàp các ký hiệu 1, 2, 3, 4 trong cột đề nghị xem nó dẫn tới đâu). Khi dùng {{Tham khảo}} hay {{Reflist}} thì mọi nguồn tham chiếu đều sử dụng chữ cỡ nhỏ chứ có phải cỡ chữ to như khi dùng <references /> đâu. Meotrangden (thảo luận) 13:31, ngày 9 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ Meotrangden đã hiểu nhầm. Theo đề nghị trên, chúng ta sẽ thu nhỏ ký tự dạng [n] của các chú thích hiển thị tại bài viết. Mục đích chỉ để cho khoảng cách giữa các dòng được đồng đều. Còn lại không có gì khác nữa.--Paris (thảo luận) 13:35, ngày 9 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Đề nghị Paris cho một ví dụ cụ thể với kiểu ghi chú theo đề nghị của 203.160.1.56, hiện tại tôi không thấy kiểu chú thích đó dẫn tới nguồn tham khảo mà chỉ mở trang khác (nếu có trên Wikipedia). Meotrangden (thảo luận) 13:51, ngày 9 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Ví dụ

Sau khi cuốn tiểu thuyết cuối cùng về nhân vật Hercule Poirot được xuất bản, tờ New York Times đã có một bài điếu văn với tựa đề Hercule Poirot đã chết; Thám tử người Bỉ danh tiếng.[1]

  1. ^ New York Times, ngày 12 tháng 8 năm 1978

Ở đây cách chú thích hoàn toàn không thay đổi gì. Chỉ có ký tự [1] được thu nhỏ (nhờ thẻ small).--Paris (thảo luận) 13:59, ngày 9 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tôi đang dùng Firefox 3.5, và nhận thấy kiểu đề nghị có font chữ to hơn bản gốc, còn dùng IE8 thì ngược lại. Tân (thảo luận) 00:40, ngày 10 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Tôi vừa đề nghị một kiểu thứ 3, có vẻ ổn ở cả 2 trình duyệt. Tân (thảo luận) 01:17, ngày 10 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Đồng ý và cám ơn BQV Tân. Mục đích đề nghị của tôi cũng chỉ là tránh các lỗi dở hơi đó.--203.160.1.56 (thảo luận) 03:35, ngày 10 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Có cách nào làm cho nó gọn lại không, nếu ghi như vậy sẽ khó nhớ, mỗi khi chú thích lại phải copy-past thì phiền lắm.--Tân Sơn Nhất/HCMC (thảo luận) 03:43, ngày 10 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tân Sơn Nhất/HCMC không phải lo điều này. Các kỹ thuật viên sẽ sửa, còn người dùng không phải làm gì thay đổi cả. Vẫn dùng <ref>A</ref>, nhưng hiển thị không bị lỗi nữa thôi. Chứ lần nào cũng gõ cả đống mã thế kia chắc điên đầu mất. Ai còn tham gia Wiki nữa.--203.160.1.56 (thảo luận) 03:47, ngày 10 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Mà thảo luận này không có ý kiến phản đối nào thì nên kết thúc sớm nhé các bạn (tất nhiên cũng phải khoảng 1, 2 tuần). Chứ cái gì cũng kéo dài cả tháng rồi biểu quyết, mệt mỏi lắm. Mà biểu quyết thì tôi còn không tham gia được.--203.160.1.56 (thảo luận) 04:05, ngày 10 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Vậy nếu đã thống nhất rồi thì ta dừng thảo luận ở đây, tôi sẽ chuyển các định dạng trên vào MediaWiki:Common.css, chỉ cần sử dụng cặp ref bình thường sẽ ra đẹp như ở dạng thứ 3. Tân (thảo luận) 04:42, ngày 12 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Xử lý các hình ảnh sử dụng thẻ quyền GFDL 1.2

Theo Quyết định của Hội đồng Quản trị Wikimedia Foundation thể theo kết quả biểu quyết rộng rãi mọi dự án thuộc Wikimedia, tất cả các dự án thuộc Wikimedia Foundation sẽ thay đổi giấy phép phát hành, theo đó:

  1. Tất cả nội dung văn bản có từ trước ngày chính thức chuyển đổi sẽ thay từ GFDL sang giấy phép kép CC-BY-SA-3.0 và GFDL
  2. Tất cả nội dung hình ảnh và văn bản được đóng góp sau ngày thay đổi giấy phép sẽ được cấp phép theo CC-BY-SA-3.0 hoặc nếu chép từ nguồn tự do thì nguồn tự do phải tuân theo CC-BY-SA-3.0
  3. Wikipedia tiếng Anh đã chính thức thay đổi từ ngày 15 tháng 6 năm 2009, và các Wikipedia khác (trong đó có tiếng Việt), được dự kiến áp dụng từ ngày thứ hai, 29 tháng 6 năm 2009[1].

Tất cả những việc trên thực ra chỉ đáng quan tâm đối với những người tái sử dụng và những người sử dụng nội dung từ bên ngoài chép vào Wikipedia, còn đối với thành viên đóng góp, không có gì thay đổi, và bảo quản viên không cần đụng tay vào trong quá trình chuyển đổi này.

Tuy nhiên, còn một vấn đề khác, đó là vấn đề chuyển đổi bản quyền hình ảnh. Hiện nay, mặc dù giấy phép chung của Wikipedia là GFDL 1.2 và các phiên bản mới hơn thì tại Wikipedia tiếng Việt vẫn còn một số hình ảnh sử dụng giấy phép {{GFDL 1.2}} (có nghĩa là chỉ cấp phép theo GFDL phiên bản 1.2, do đó không thể chuyển sang CC-BY-SA vì sự cho phép chuyển đổi chỉ có trong GFDL phiên bản 1.3), điều đó cản trở việc chuyển đổi hoàn toàn Wikipedia tiếng Việt, khiến chúng ta phải tách bạch nội dung và hình ảnh, nặng nề hơn trong thông báo và xử lý các quy định. Do vậy tôi đề xuất:

  1. Thông báo đến các thành viên có giấy phép GFDL 1.2 để họ xem xét thay đổi sang GFDL chung
  2. Đề nghị xóa các hình ảnh mang giấy phép cũ này 1 tuần sau khi đề nghị thảo luận
  3. Đưa tiêu bản {{GFDL 1.2}} thành tiêu bản lỗi thời.

Xin mời cho ý kiến về các đề xuất trên. Tân (thảo luận) 04:37, ngày 28 tháng 6 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Đồng ý, tôi chỉ có đề nghị lùi thời điểm xóa (1 tháng nữa) để nếu các thành viên đó không thay tiêu bản thì tôi có thời gian chép lại một số hình quan trọng.
Tmct (thảo luận) 11:02, ngày 1 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Thực ra chỉ có 3 hình là các thành viên có tuyên bố do chính mình tạo ra, còn lại đều đang bị treo bảng thiếu nguồn gốc. Tôi đã duyệt qua các hình và nhận thấy, có hình Sông Hằng có thể thay bằng một tấm hình tự do của Chính phủ Hoa Kỳ (tương tự như các hình Việt Nam), hình các đoạn nhạc có thể tạo lại bằng một phần mềm vẽ khuôn nhạc tự do (hoặc mã nguồn mở), các hình về mạng máy tính thì hiện có số lượng hình phong phú tại Commons:Category:Computer_network_diagrams. Ngoài ra, các bảo quản viên vẫn có thể truy cập được hình đã xóa, còn các thành viên khác nếu yêu cầu thì tôi sẽ gửi hình đã xóa qua email để họ tham khảo vẽ lại. Tân (thảo luận) 12:04, ngày 1 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]
OK, vậy tôi rút đề nghị. (xóa đi thì đúng là tôi vẫn xem lại được, nhưng mà tìm vất vả hơn; và không xóa thì có khi ai đó không phải tôi nhìn thấy tiếc lại xung phong vẽ lại) Tmct (thảo luận) 09:36, ngày 6 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Thảo luận đã kết thúc. Tất cả đã được thực thi. Tân (thảo luận) 01:34, ngày 17 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]


Wikipedia:Đề nghị cho ý kiến/Thay đổi hai thuật ngữ "Liên kết" và "Tiêu bản"

Đang có Đề nghị cho ý kiến/Thay đổi hai thuật ngữ "Liên kết" và "Tiêu bản" tại Wikipedia:Đề nghị cho ý kiến/Thay đổi hai thuật ngữ "Liên kết" và "Tiêu bản", mời mọi người tham gia.-- (thảo luận) 09:16, ngày 21 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Racibórz

Hi. Can somebody write an (at least;]) short stub about my city (Racibórz) on your Wikipedia? Many thanks for anyone who could do that:) Olos88 (thảo luận) 07:46, ngày 27 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Template=?

Xin bắt đầu thảo luận về việc nên đổi tiêu bản (Template) thành từ gì, tôi cho rằng nên đổi thành bản mẫu, như đã giải thích ở cuộc xin ý kiến của livy, nhưng không biết có ai rảnh rổi để làm không, vì từ tiêu bản không chỉ sử dụng trong thảo luận mà còn xuất hiện trong các trang Wikipedia hướng dẫn quy định và trong thể loại (chẵng hạn như thể loại:Tiêu bản Super Sentai), nên việc đổi tiêu bản thành từ khác sẽ sinh ra rất nhiều hệ lụy khó chịu. Cũng như password được dịch ra là mật khẩu (rất thông dụng trong các trang web thành viên) chứ không dịch là thông từ (như thông hành) tôi nghĩ có thể tạm chấp nhận tiêu bản.-- (thảo luận) 03:31, ngày 28 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Những công việc lặp đi lặp lại và mang tính máy móc như thế này thì chỉ có dùng bot là nhanh nhất. Cho bot find và replace toàn bộ những từ "tiêu bản" thành "bản mẫu" là xong. Nhưng trước khi replace phải thống kê lại những trang dùng từ "tiêu bản" của sinh học để sau khi thay toàn bộ xong còn sửa lại thành "tiêu bản" như cũ. Nhưng chắc những trang này không nhiều. Không biết mod nào trên Wikipedia có bot làm những công việc như thế này nhỉ? Livy the pixie (thảo luận) 04:31, ngày 28 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Trước có user:DHN-bot chuyên làm việc thay thế từ nhưng coi bộ không ổn bởi chuỗi "tiêu bản" đâu chỉ thực sự liên quan đến các tiêu bản WP hay sinh học (vì thế nào đi nữa thì chắc chắn cũng sẽ có những bài viết có từ "tiêu" và "bản" đứng gần nhau, xem đây để thấy), rồi cũng nảy sinh một số rắc rối nếu chạy bot replace string kiểu này. Tốt nhất cứ để nguyên, cái gì không hư thì đừng có sửa hay động chạm đến nó. Phan Trọng NghĩaThảo luận; 07:30, ngày 28 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Tính chất của việc đổi từ Tiêu bản thành từ mới phức tạp hơn là khi đổi hình thành tập tin (không biết Livy có biết vụ này không), chúng ta cần thảo luận sâu hơn về chuyện này.-- (thảo luận) 03:42, ngày 30 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy việc này là không cần thiết, mà gây quá nhiều rắc rối. Tran Quoc123 (thảo luận) 12:18, ngày 30 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Có thể nói rằng việc chuyển không gian tên là hoàn toàn khả thi. Sau khi chúng ta thống nhất được một tên không gian mới, tôi sẽ đề xuất yêu cầu nhóm developers của Wikimedia thực hiện điều này (chỉ cho họ chỗ chúng ta bỏ phiếu). Nếu các bạn để ý, vừa rồi đã có sự thay đổi không gian tên từ "Hình" sang "Tập tin" hoàn toàn không gặp khó khăn gì, tất cả các tên cũ đều được chuyển hướng (hiện nay sử dụng Image, File, Hình hay Tập tin đều có cùng kết quả). Không gian hình phức tạp hơn rất nhiều vì liên quan đến từ khóa, trong khi "Tiêu bản" chỉ là tên gọi, còn thực chất khi sử dụng, tất cả Wikipedian đều phải dùng 2 dấu ngoặc móc, vì vậy không hề ảnh hưởng đến không gian quan trọng nhất là bài viết. Còn tên tiêu bản chỉ được sử dụng ở các không gian bổ sung, có thể chạy bot để thay thế dần dần. Theo tôi, cái khó nhất là thay đổi thói quen sử dụng và các bản dịch tiếng Việt ở Meta và Commons cũng cần cập nhật lại chút ít. Tân (thảo luận) 12:45, ngày 30 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Áo hay đồng phục Wikipedia?

Wiki tiếng Việt đã gần đạt đến con số 100.000 bài, sắp trở thành một wiki lớn. Vậy dịp này chúng ta có nên kỷ niệm bằng cách thiết kế một mẫu áo hay đồng phục dành riêng cho Wiki tiếng Việt. Đây cũng là một hình thức tự quảng bá hình ảnh cho chúng ta. Tôi thấy nhiều diễn đàn đã làm vậy thì tại sao Wiki lại không?. Các bạn cho ý kiến tiếp nhé. 123.22.120.19 (thảo luận) 10:20, ngày 2 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Nhất trí ủng hộ ngay, nên có một cái gì đó để ghi nhận sự kiện lớn lao của Vi.wiki sắp tới đây --Sam-2MT 12:01, ngày 2 tháng 8 năm 2009 (UTC)--

Áo thôi là ổn nhất. Bây giờ thiết kế -> Đem ra lấy ý kến -> Gom tiền bằng 1 hình thức nào đó -> Mặc trong một cuộc họp mặt để kỷ niệm hay dạo phố:D Eternal Dragon (thảo luận) 11:27, ngày 3 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Vừa tạo tiêu bản {{100000 bài viết trên Wikipedia}} đề chuẩn bị cho sự kiện 100000 bài viết, nhưng lại không nghĩ ra được phần nội dung sẽ viết gì, có ai có ý kiến thì hãy thêm vào nhé!-- (thảo luận) 13:35, ngày 2 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Làm lại đi bạn, logo nhìn rối quá Н๏αחḊε$ıǧท - @ 09:05, ngày 3 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

nhát trí ủng họ nhưng theo mình tren nèn áo trắng in logo và dòng cữ Wikipedia Tiếng Việt là okie rồi Haidang999 (thảo luận) 13:35, ngày 5 tháng 8 năm 2009 (UTC)|[trả lời]

Họa cảo biểu trưng

Tôi đã vẽ bản "họa cảo" thêm một biểu trưng mừng sự kiện này, với ý tưởng về quả khinh khí cầu đang lên bầu trời. Bay cao, bay xa, phát triển mãi nhé, Wikipedia tiếng Việt! Xin mọi người góp ý giúp tôi.-- Trình Thế Vânthảo luận 15:09, ngày 13 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tôi thích hình này và có một vài gợi ý:
  • Có cách nào "bọc" chữ "100.000 bài viết" chung quanh khí cầu một tí không?
  • Nhìn vào hình một chút với thấy các dây buộc nhìn giống con nhện. Nếu kéo căng lại các dây thì khó nhìn lộn hơn.
  • Tôi thích góc nhìn khí cầu, nếu cần nhấn mạnh rằng nó đang đi lên thì có thể thêm một vài đám mây (transparent một tí) vào nền.
 – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 08:54, ngày 25 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Dòng chữ "bách khoa toàn thư mở" ở độ phân giải cao

Tôi thấy dòng chữ "Bách khoa toàn thư mở" trên logo hiện tại của Wikipedia tiếng Việt đã mờ, đến khi những thành viên khác thiết kế logo mới cắt ra xài lại càng mờ hơn, nên đã nhờ mxn tạo ra dòng chữ mới bằng font gốc Hoefler (font do người thiết kế logo Wikipedia sử dụng) ở độ phân giải lớn để các thành viên này tiện dùng. Chúc mọi người thiết kế được logo đẹp cho dự án chúng ta. Tân (thảo luận) 15:31, ngày 26 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tại sao khi tôi vào Trang chính của Wikipedia tiếng Việt bằng Internet Explorer 8 thì thấy được logo mừng 100.000 bài viết, nhưng bằng Firefox thì lại thấy logo bình thường nhỉ? 222.253.14.8 (thảo luận) 06:47, ngày 15 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]
  • Tôi đã thử "bọc" cụm từ [100.000 bài] xung quanh khí cầu nhưng thấy không hiệu quả vì nó có cảm giác cụm chữ "đè nặng" lên khí cầu, khiến bố cục bị rời rạc. Cách hay hơn là cụm từ này đặt bên dưới khí cầu, cho ta cảm giác khí cầu kéo chúng lên, nhưng vì bị mắc dòng chữ [Wikipedia] rồi, nên thôi.
  • Thú thật là mấy sợi dây hơi rối như anh Mxn góp ý, tuy nhiên, nếu căng nó lên thì rất khô cứng, không được tự nhiên cho lắm.
  • Tôi đã thêm mây vào, trông khá hơn phải không ạ? Tuy nhiên, thật vất vả để transp. cái hình này từng-pixel-một như anh Mxn đã từng nói với tôi.
  • Cám ơn anh Tân và Anh Mxn về cái dòng chữ slogan "Bách khoa toàn thư mở".-- Trình Thế Vânthảo luận 16:08, ngày 27 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Ăn mừng mốc 100000 bài bằng một số thống kê kỷ lục trên Vi.Wiki

Tôi đề nghị nên có một số thống kê kỷ lục để ăn mừng:
Những kỷ lục nhân đạt mốc 100000 bài.
  • Kỷ lục (top 10) thành viên sửa đổi nhiều nhất (hình như DMT đang có bảng này để tra cứu).
  • Kỷ lục (top 10) được thảo luận nhiều nhất.
  • Kỷ lục (top 10) được thảo luận ít nhất.
  • Kỷ lục bài viết được biểu quyết có nhiều người tham gia bỏ phiếu nhất
  • Kỷ lục cuộc bỏ phiếu có nhiều ý kiến tranh luận nhất.
  • Kỷ lục (top 10) bài viết được bổ sung, sửa đổi nhiều lần nhất.
  • Kỷ lục (top 10) bài viết bị cắt xén nhiều nhất
  • Kỷ lục (top 5) thành viên lạm dụng số lượng tài khoản con rối nhiều nhất (cái này phải nhờ các bảo quản viên)
  • Kỷ lục (top 5) thành viên sử dụng số lượng tài khoản ít nhất.
  • Kỷ lục (top 5) BQV khắc phục SPAM, khắc phục phá hoại nhiều nhất (số vụ và số lượng mục được khôi phục) (dành cho các BQV).
  • Kỷ lục (top 5) BQV phát hiện và khắc phục SPAM, khắc phục phá hoại trong thời gian nhanh nhất (dành cho các BQV).
  • Kỷ lục BQV phát hiện và "tống cổ" nhiều thành viên phá hoại nhất (gắn với hai kỷ lục trên)
  • Kỷ lục BQV phát hiện và "tống cổ" thành viên phá hoại nhanh nhất (gắn với hai kỷ lục trên)
  • Kỷ lục (top 5) giải đáp thắc mắc cho cộng đồng nhiều nhất (dành cho các BQV).
  • Kỷ lục đề tài có dung lượng (byte) nhiều nhất
  • Kỷ lục đề tài có nhiều bài viết nhất.
  • Kỷ lục (top 5) bài viết nhiều người thảo luận nhất
  • Kỷ lục (bottom 5) bài viết ít người thảo luận nhất
  • Kỷ lục đề tài có ít bài viết nhất
  • Kỷ lục đề tài chiếm ít dung lượng (byte) nhất.
  • Kỷ lục (top 5) tiêu bản hay nhất (đẹp, đủ thông tin, tiện tra cứu, đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng)
  • Kỷ lục (bottom 5) tiêu bản dở nhất (ngược với các tiêu chí trên)
  • Kỷ lục tháng có nhiều bài mới nhất.
  • Kỷ lục năm có nhiều bài mới nhất.
  • Kỷ lục tháng có nhiều bài bị xóa nhất.
  • Kỷ lục tháng có nhiều bài được giữ lại nhất.
  • Kỷ lục tháng có nhiều bài đuợc phục hồi nhất.

Có mấy đề xuất mong các BQV và cộng đồng xem xét và cho ý kiến. --Sam-2MT 04:58, ngày 3 tháng 8 năm 2009 (UTC)--

Cảm ơn Sam-2MT đã đưa ra ý tưởng này. Tôi đồng ý với bạn tuy nhiên tui có gạch mấy mục do nó không hợp lý, ví dụ có rất nhiều bài (mặc dù chọn lọc) vẫn không có một thảo luận nào thì dựa vào tiêu chí nào?--Frankfurt (thảo luận) 05:19, ngày 3 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]
chẳng nên làm cái này. một số thì chẳng có ý nghĩa gì, một số không thể thống kê được, một số thậm chí còn có hại. nên nhớ chúng ta luôn muốn xóa sách các dấu vết phá hoại. giờ gi lại thì ngang với khuyến khích những kẻ muốn khét tiếng. hiện nay cũng thiếu gì thứ bình chọn đâu, bài chọn lọc này, danh sách chọn lọc này... nếu thích thì bình chọn cho năm, như thành viên của năm, bài viết của năm... đừng bình chọn cho cái xấu là được rồi.--123.17.177.155 (thảo luận) 05:29, ngày 3 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Đã thảo luận trong thảo luận tiêu bản:100000 bài viết trên Wikipedia-- (thảo luận) 05:34, ngày 3 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Hay là tạo luôn một trang kỉ niệm có tên là Wikipedia:Bảo tàng Wikipedia để dùng luôn?-- (thảo luận) 06:21, ngày 3 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Đồng ý với 123.17.177.155, không nên lặp lại vụ kẻ đốt đền Erostras ở Denfe. Tốt nhất là quên chúng đi. Nhưng chiến công, thành tích chống phá hoại của các BQV cũng nên được ghi nhận chứ. Họ cũng vất vả lắm đấy. Còn đối với thì cái Museum này sẽ rất hay đấy nha! --Sam-2MT 10:00, ngày 3 tháng 8 năm 2009 (UTC)--[trả lời]

Như vậy mời các thành viên cho ý kiến tại thảo luận tiêu bản:100000 bài viết trên Wikipedia những mục nào cần thống kê để thống nhất.--Frankfurt (thảo luận) 10:10, ngày 3 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Thôi thôi mấy bạn ơi. Các bạn không nhận thấy một điều là những người đóng góp nhiều nhất chính là những người ít thích ồn ào nhất. Vinh danh người tốt thì họ không quan tâm. Bêu gương kẻ xấu thì chúng càng thích thú. Mấy cái kỷ lục còn lại hoặc vô nghĩa, hoặc không thống kê được, hoặc phầm mềm tự làm rồi.

Các bạn in áo, chụp ảnh quảng bá thì rất hay, chứ vụ này không thành công đâu.--123.17.177.155 (thảo luận) 10:18, ngày 3 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Việc gì mà các IP nặng nề thế. Kỷ niệm ngày vui. Vui là chính. Còn tất cả cũng sẽ qua đi thôi mà. "Vui" chính là một trong những điều kiện để chúng ta làm việc tốt hơn --Sam-2MT 11:31, ngày 3 tháng 8 năm 2009 (UTC)--

Cả năm nay Dung005 cũng bảo quản một cách vui để hình dung số bài. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 09:17, ngày 25 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Loại bỏ bình chọn hình ảnh chọn lọc

Từ khi sử dụng Trang Chính mới, chúng ta bắt đầu giới thiệu các hình chọn lọc trên Trang Chính mỗi tuần. Trước đó, mục hình ảnh chọn lọc dù đã từ rất lâu (năm 2006), nhưng hoàn toàn không hoạt động gì. Khi Trang Chính mới được sử dụng, tôi cũng viết lại một số trang cho các nội dung chọn lọc, trong đó có trang bình chọn hình ảnh. Mặc dù vậy, cho đến hiện nay, chúng ta vẫn chưa có quy tắc nào cho mục này và cũng chưa có một hình ảnh nào được bình chọn thành công. Tất cả các hình trên Trang Chính đều là hình chọn lọc của Commons.

Hiện nay, số lượng thành viên thực sự của Wiki tiếng Việt chưa nhiều lắm và rất ít người quan tâm đến mục này. Khi ít người tham gia, tôi sợ việc bình chọn sẽ không thực sự đạt hiệu quả và nhiều hình ảnh chất lượng chưa cao sẽ vẫn được gắn sao. Như vậy rất có thể trong tương lai, chúng ta sẽ lại bình chọn loại bỏ một loạt hình khỏi danh sách chọn lọc, như đã từng làm với bài viết chọn lọc.

Vì vậy tôi đề nghị loại bỏ việc bình chọn hình ảnh chọn lọc trên Wikipedia tiếng Việt. Thay vào đó, chúng ta sẽ viết một hướng dẫn để các thành viên có thể sang Commons tham gia đề cử và bình chọn. Wikipedia tiếng Pháp, phiên bản ngôn ngữ mạnh thứ ba, cũng đã làm như vậy. Trong tương lai, khi Wikipedia tiếng Việt mạnh hơn, và có nhiều người hiểu biết về nhiếp ảnh hơn tham gia, chúng ta sẽ mở lại mục này. Mong mọi người cho ý kiến.--Paris (thảo luận) 20:31, ngày 15 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tôi cũng đồng ý với điều này, tiêu chí để lựa chọn ảnh như thế nào là đẹp không phải ai cũng hiểu được. Tôi cũng ít dám bỏ phiếu tại phần đó lắm. Tân (thảo luận) 01
12, ngày 16 tháng 8 năm 2009 (UTC)
Tôi cũng đồng ý với ý kiến của bạn. --minhhuy*=trò chuyện-đóng góp 03:29, ngày 16 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Đúng là hiện nay Wikipedia chưa có tiêu chuẩn chặt chẽ cho Hình ảnh chọn lọc, nên dừng lại chờ thời, dù tôi vẫn tiếc vì trên wikipedia Tiếng Việt vẫn có những hình ảnh rất đẹp.-- nói chuyện-đóng góp 12:04, ngày 16 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Bạn vẫn có thể đề cử chúng bên Commons. Ở đó, nhiều thành viên bình chọn, sẽ khó nhưng nếu thành công, hình ảnh đó sẽ được biết đến rộng rãi hơn.--Paris (thảo luận) 12:12, ngày 16 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Trang viết tắt

Tôi thỉnh cầu tạo trang viết tắt cho Dự án Mạn họa (tên trang quá dài, khó liên kết). --minhhuy*=trò chuyện-đóng góp 08:34, ngày 25 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Bạn chỉ cần tạo một trang có dạng WP:CHỮ TẮT là được, tôi đã tạo một trang WP:MA để đổi hướng (chữ A là vì thấy ga, wa, hwa, hoạ nên để như vật, sau đó vào trang dự án Mạn Hoạ chèn mã {{viết tắt|WP:MA}} là được.-- nói chuyện-đóng góp 12:32, ngày 25 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Về việc quảng cáo gần đây trên wikipedia

Dạo này không biết vì lý do gì mà bỗng dưng có nhiều thành viên mới đăng kí và cả IP lên wikipedia chỉ để viết bài giới thiệu về công ty của họ thôi, mà trước đây chỉ thi thoảng 2-3 ngày mới có một lần, còn bây giờ một ngày phải tới mấy bài đấy chứ không ít, không biết mọi người có để ý không, chúng ta có thể làm gì được không?-- nói chuyện-đóng góp 23:54, ngày 29 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tôi ủng hộ ý kiến của . Việc quảng cáo bừa bãi trên vi.wiki trái với tôn chỉ mục đích của wiki. --Двина-C75MT 06:50, ngày 30 tháng 8 năm 2009 (UTC)--[trả lời]
Tôi nghĩ biện pháp tốt nhất là xóa ngay những bài có nội dung quảng cáo và ngăn cấm vĩnh viễn IP hay cảnh cáo nghiêm khắc thành viên đã cho "ra đời" những bài như thế. Điều này rất cần sự trợ giúp của ban quản trị.--Prof MK (thảo luận) 12:34, ngày 30 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy đây là hiện tượng bình thường, từ trước đến giờ chuyện nhiều người đăng ký tài khoản rồi qc trên trang cá nhân hay tạo bài mới là không hề ít, trong 1 ngày có thể có mấy cái như bạn Magicknight94 nêu. Chưa đáng ngại lắmEternal Dragon (thảo luận) 13:06, ngày 30 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Bỏ dấu hợp lý

Двина xin có ý kiến:

Tôi thấy có mấy bạn thảo luận về chuyện bỏ dấu trong khi viết. Tôi có thông tin mấy thông tin này xin phép được trao đổi:
  • Tiếng Việt có trọng âm là các nguyên âm trong âm tiết. Trong một nguyên âm ghép, nguyên âm đơn nào được phát âm gần giống với âm của nguyên âm ghép đó nhất được chọn làm nguyên âm trọng âm. Nguyên âm chính (trọng âm) được kéo dài thời lượng phát âm hơn. Nguyên âm phụ (không phải trọng âm) có thời lwojng phát âm ngắn hơn (thoáng qua).
  • Cách bỏ dấu của tiếng Việt nhằm vào trọng âm, bất kể nguyên âm là trọng âm có vị trí nào trong âm tiết được ghi ký tự bằng chữ cái latin.
  • Nguyên âm làm trọng âm có thể là nguyên âm đơn (đương nhiên), có thể là nguyên âm ghép. Nếu là nguyên âm ghép, cũng dùng cách trọng âm của trọng âm để bỏ dấu:
  • Một vài ví dụ:
- "Thuỷ: phát âm giống với "thỷ" hơn là "thủ". Do đó bỏ dấu vào "y" thành "thuỷ" là hợp lý.
- "Hoà: phát âm giống với "hà" hơn là "hò". Do đó bỏ dấu vào "a" thành "hoà" là hợp lý.
- "Nguyền" phát âm giống với "Nghiền" hơn là "Ngù". Do đó bỏ dấu vào "yê" thành "nguyền" là hợp lý.
- "Khoảng" phát âm giống với "khảng" hơn là "khỏng". Do đó bỏ dấu vào "a" thành "khoảng" là hợp lý.
- "Tuỳ" phát âm giống với "tỳ" hơn là "tù". Do đó bỏ dấu vào "y" thành "tuỳ" là hợp lý.
Còn nhiều ví dụ nữa, mong các bạn trao đổi. --Двина-C75MT 04:36, ngày 31 tháng 8 năm 2009 (UTC)--[trả lời]

Mời xem thêm Quy tắc đặt dấu thanh trong tiếng Việt, những người theo kiểu cũ là vì lý do thẩm mỹ, những người theo kiểu mới là dựa trên quan điểm ngữ âm học. Nói chung tại Wikipedia tiếng Việt, không nên nói kiểu nào là sai, kiểu nào là đúng. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 04:43, ngày 31 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Ồ, thế là rõ rồi. Tôi thấy hai nhóm ủng hộ và phản đối Arisa cũng như Y Kpia Mlo đang có cuộc tranh luận không đi đến đâu cả nên mới nêu vấn đề. Không biết hai thành viên có thâm niên này có biết đến Quy tắc đặt dấu thanh trong tiếng Việt không đây. Nhiều lúc tôi cũng tự hỏi tại sao lại cứ nhất thiết phải sửa thế này hoặc thế kia (sửa đổi vô ích). Đã có quy tắc rồi thì chấm dứt bàn cãi về chuyện này thôi chứ các bạn ? --Двина-C75MT 04:52, ngày 31 tháng 8 năm 2009 (UTC)--[trả lời]

Minh Tâm đọc lại lần nữa xem họ đang thảo luận về điều gì. Tôi thì chẳng thấy một ai ủng hộ cho thái độ thiếu tôn trọng thành viên khác của Arisa.--123.27.191.25 (thảo luận) 05:02, ngày 31 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Mời các bạn sang đây!

--222.252.143.106 (thảo luận) 00:58, ngày 1 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]

BQV Wikipedia tiếng Việt trên báo chí

Nguyên tử ~ hạt nhân

Đã chuyển sang Wikipedia:Bàn tham khảo

Về việc Wikipedia bị phá hoại trong thời gian gần đây

Chuỗi các phá hoại liên tục trong thời gian gần đây là do một người dùng proxy mở. Tôi đã nhờ meta khóa các proxy mở mà người này đã sử dụng và liệt kê các IP này để có biện pháp chặn trước. Mời mọi người xem kết quả kiểm tra tại đây.

Thành viên:Spacebirdy (meta) cũng trả lời là đã biết IP thật của kẻ phá hoại và hỏi xem chúng ta có muốn thông báo với nhà cung cấp dịch vụ Internet mà kẻ phá hoại sử dụng. Tôi đã mạn phép cộng đồng trả lời luôn là "có".

Về các tài khoản có tên người dùng có nội dung phỉ báng, Spacebirdy hỏi xem chúng ta có cần meta che đi hay không, vì việc đổi tên người dùng như hiện nay vẫn để lại dấu vết tại nhật trình đổi tên. Vấn đề này tôi chưa trả lời mà muốn hỏi ý kiến cộng đồng trước đã.

Ý kiến cá nhân tôi là: không đặt tiêu bản, không tạo trang cá nhân cho các tài khoản này, hãy để kệ và nó sẽ tự chìm (nó sẽ nhanh chóng trôi ra khỏi trang thay đổi gần đây, và chìm sâu trong nhật trình mở tài khoản sau khoảng 1 ngày). Nhờ meta cũng được, nhưng meta không phải lúc nào cũng sẵn người để làm ngay, vả lại, để nhờ cũng cần đến việc viết tên các tài khoản này vào trang đề nghị giúp đỡ (một lần nữa trưng nó ra).

Tôi đợi ý kiến của cộng đồng về việc.

  1. Có nhờ meta che các tài khoản có tên phỉ báng hay không?
  2. Nếu không, nên xử lý các tài khoản này như thế nào? Đổi tên tài khoản? Xóa trang thành viên và kệ xác nó?

Xin lưu ý: cách làm lâu nay là đặt tiêu bản và lưu trữ lâu dài các trang thành viên trong các thư mục. Cách làm này không nên kéo dài vì nó có hiệu ứng lưu danh hành động phá hoại và hậu quả là tăng động cơ cho việc phá hoại (xem Wikipedia:Từ chối nhìn nhận kẻ phá hoại). Cách làm này không nên được tiếp tục. Tmct (thảo luận) 14:23, ngày 27 tháng 6 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tôi có ý kiến thế này: việc cấm thành viên cứ làm theo như quy trình từ trước đến nay, cấm, sau đó là thông báo cấm tại trang thảo luận thành viên. Lý do mà tôi đưa ra ngoài việc đó là:
  • Đó là quy trình hợp lý và minh bạch từ trước đến nay
  • Có những phần mềm theo dõi (như Huggle mà tôi đang dùng) thực hiện việc tự động thông báo sau khi cấm vĩnh viễn.
  • Hoàn toàn không đánh dấu sẽ gây khó cho việc báo cáo CheckUser và Report Abuse sau này.
Vì vậy tôi đề xuất:
Còn về hai đề nghị thảo luận của Tmct
  1. Không cần phải nhờ Meta nếu cách xóa trang thành viên, trang thảo luận thành viên hoạt động tốt, chú ý là theo đề nghị của SpaceBirdy thì cách đổi tên tài khoản cũng không hẳn là tốt.
  2. Xóa trang thành viên và kệ xác nó. Đồng thời nếu rảnh rỗi, tẩy trùng các bài viết bị phá hoại.
Tân (thảo luận) 04:10, ngày 28 tháng 6 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Tôi không rành lắm về bảo quản trên wiki nhưng đối với những tài khoản phá hoại như gần đây thì xóa hẳn mà không cần đổi tên, còn xóa khi nào thì cần thêm ý kiến.--Tranletuhan (thảo luận) 04:22, ngày 28 tháng 6 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Cách dịch địa danh ở nước Mỹ

{Lịch sử thảo luận}

Thành viên Motthoangwehuong thường có thói quen dịch tên các địa danh Mỹ. Dù nhiều người có ý kiến, nhưng Motthoangwehuong hầu như lúc nào cũng bảo thủ. Bài Thâm Nam Hoa Kỳ, lúc đầu là Cận Nam Hoa Kỳ, sao đó đổi thành Thâm Nam Hoa Kỳ như hiện nay. Cái tên tự chế này hiển nhiên là chẳng có bất kỳ đâu sử dụng ngoài chính Wikipedia tiếng Việt. Ngộ nhỡ một ai khác vào góp ý lần nữa, có thể Motthoangwehuong lại đổi tên bài thành "Một thứ gì đó Nam Hoa Kỳ". Bài Thung lũng Tượng đài này cũng ở trong tình trạng tương tự.

Thử hỏi với cách dịch tùy tiện, không lắng nghe ý kiến của mọi người, làm sao thành viên này có thể tránh khỏi việc đưa những thông tin sai lên Wikipedia. Motthoangwehuong sống ở Mỹ đã lâu, tiếng Việt rơi rụng nhiều, vậy mà cứ tiếp tục bảo thủ. Mặc dù tôi rất trân trọng các đóng góp của Motthoangwehuong (không phải ai sang sống ở nước ngoài cũng có lòng như vậy), nhưng tôi buộc phải đưa vấn đề này ra để cộng đồng thảo luận. Không thể để tình trạng các thông tin sai tiếp tục xuất hiện trên Wikipedia.--Cướp biển Vịnh Hà Tiên (thảo luận) 02:22, ngày 27 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Mở thảo luận về bài này tôi đồng ý nhưng "Cướp biển" chưa thảo luận đã đổi tên bài thì không đúng.
  1. Bạn nói rằng tên này tôi tự đặt là không đúng. Ít nhất trước khi dịch bài tôi đã có tham khảo thấy tên này đã được dùng trên internet, tuy ít nhưng đã là tên có rồi.
  2. Vùng này không phải là tên chính thức, chỉ vì nó có nhiều mô đất giống tượng đài nên gọi "Thung lũng Tượng đài" nên tôi nghĩ dịch ra tiếng Việt cũng hợp lý.Lê Sơn Vũ (thảo luận) 02:45, ngày 27 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Wiki làm việc theo sự đồng thuận. Không phải trường hợp nào ta cũng có thể dịch toàn bộ các danh từ riêng và không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng cách dịch của bên tiếng Trung. Tôi đơn cử tại các đài truyền hình Trung Quốc khi tường thuật bóng đá châu Âu thường biến tất tật những tên "AC Milan" hay "Bayern Munich" ra chữ Hán trên bảng tỷ số - nếu không nhìn thấy Inzaghi hay Kahn thật khó biết là đội nào. Tương tự, đối với địa danh và các danh từ riêng nói chung, không phải bao giờ cũng có thể dịch tất các cụm từ - tương tự như tên họ nhiều người, ta chỉ có thể chú thêm rằng: "tên ông mang nghĩa là... trong tiếng A" chứ không thể dịch tên người đó ra tiếng Việt hoặc phiên ra Hán.--Trungda (thảo luận) 03:00, ngày 27 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Bạn nói đồng thuận có nghĩa là có nhiều người thảo luận. Chỉ mới hai người thảo luận thì người thứ ba nhảy vào đổi tên bài thì có phải đồng thuận không? Tôi chưa bao giờ thấy các từ như "địa cấp thị", và... nhiều thứ lấy ra từ tiếng Trung nghe lạ tai cũng vẫn trơ trơ trên wiki.Lê Sơn Vũ (thảo luận) 03:15, ngày 27 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Đây là wiki tiếng Việt nên tôi nghĩ là trong trường hợp có danh từ tương đương tiếng Việt hoặc những từ có tính hình dung như từ "Monument Valley" này nên dùng tiếng Việt, có thể gần gũi hơn với người đọc, và những từ gốc có thể làm trang chuyển hướng. Cũng như những tên riêng tiếng Anh ở đây có thêm tên phát âm tiếng Việt cũng không ngoài mục đích giúp người Việt dễ dọc. Có làm nhiều thì đương nhiên có sai lầm, như Cướp biển làm ít nên ít sai lầm, phải rồi, nhưng trước khi thay đổi tên một bài viết dài, bạn nên thảo luận trước để tỏ ra tôn trọng người bỏ nhiều công sức tạo/dịch 1 bài chất lượng thế. Langtucodoc (thảo luận) 03:22, ngày 27 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Tôi đổi tên bài vì thấy nó không hợp lý và đã có người thảo luận trước rồi. Những lý lẽ của Motthoangwehuong có thể tạm chấp nhận ở bài này, nhưng với bài Thâm Nam Hoa Kỳ thì rõ ràng là vô lý. Giờ tôi muốn bàn chung về cách làm việc của bạn, chứ không riêng gì bài Thung lũng Tượng đài. Tên có người dịch trước, nhưng phải là người uy tín và cũng phải phổ biến ở mức nào đó. Không thể vì khoảng 30 kết quả thấy trên các trang blog mà wiki cũng theo. Còn thể nào là hợp lý, với những thứ kiểu kiểu này lắm lúc mỗi người một ý, biết ai đúng. Địa cấp thị thì bạn xem cái này [2].--Cướp biển Vịnh Hà Tiên (thảo luận) 03:20, ngày 27 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Bản chất Wikipedia là từ điển đa ngôn ngữ nên việc Việt hóa một khái niệm lạ tuy vô cùng khó khăn nhưng cần thiết. Trong trường hợp Việt hóa hợp lý (thuận tai, chính xác) thì công của người chuyển ngữ rất đáng trân trọng! Với riêng trường hợp bài Monument Valley do các Wiki khác đều dùng tên chính, theo tôi vẫn nên giữ tên chính và đặt trong ngoặc cụm từ "tạm dịch:Thung lũng Tượng đài", hoặc đổi hướng "Thung lũng Tượng đài" đến trang dùng tên nguyên bản. Nhưng, nếu nói một cách có thể hơi ba phải thì tôi cho rằng, khái niệm "Thung lũng Tượng đài" hiện chưa có tranh chấp với bất cứ một địa danh nào tương tự, và bản thân khái niệm có sự chính xác về mặt từ nguyên, thì việc Việt hóa như Motthoangwehuong đã làm cũng là điều tốt vì nó dễ nhớ hơn tên nguyên bản.

Cách làm việc của một thành viên không nên đưa vào thảo luận của bài chính mà tôi cho rằng các bạn nên thảo luận trực tiếp trong trang của thành viên đó.

Ngoại đề: "bảo quản viên" là khái niệm mà ngày xưa tôi phản đối kịch liệt vì nó phi Việt ngữ. Tra Google chỉ thấy mỗi Wikipedia có cái gọi là "bảo quản viên" này thôi! Nhưng đáng tiếc ý kiến cộng đồng vẫn có tính chất quyết định dù nó ko đúng chăng nữa. Việt Hà (thảo luận) 03:53, ngày 27 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Vấn đề tôi muốn nói đến không chỉ Thung lũng Tượng đài. Vấn đề là Motthoangwehuong nhiều lần dịch mà không tham khảo các nguồn khác. Điển hình là Thâm Nam Hoa Kỳ.--Cướp biển Vịnh Hà Tiên (thảo luận) 03:56, ngày 27 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Cả Thượng Trung Tây cũng vậy. --222.252.100.158 (thảo luận) 05:09, ngày 27 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Vâng, vấn đề tôi muốn nói đến cũng không chỉ là khái niệm "Thung lũng Tượng đài" mà tôi muốn nhấn mạnh hơn, rằng khi đặt một tiêu đề "Cách làm việc của thành viên X" tại đây là chưa thực sự phù hợp. Những thảo luận đó có thể, và nên được, đặt trong không gian thảo luận của thành viên hoặc trong Wikipedia:Thảo luận chẳng hạn. Việt Hà (thảo luận) 04:00, ngày 27 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tôi không muốn đưa vào trang Wikipedia:Thảo luận vì như thế vấn đề sẽ trở nên nặng nề hơn. Trong không gian thảo luận của bài vẫn có thảo luận chung, nhiều lần các tiền lệ sinh ra ở đó. (Giờ thì sự đã rồi)--Cướp biển Vịnh Hà Tiên (thảo luận) 05:20, ngày 27 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Tôi đề nghị anh Vũ thế này, nếu những tên nào mà trên các wikipedia chính dùng mẫu tự Latinh ngoài tiếng Anh (it, fr, ge, es) mà họ không đổi thì xin anh Vũ không cần thiết phải dịch, còn nếu tên nào họ đổi thì chúng ta tính tiếp, chứ giờ cứ chạy theo từng bài để thảo luận thì mệt quá vì thực sự anh Vũ rất cứng nhắc trong chuyện này, trước đây có bác Mekong may ra còn khuyên được, chứ giờ thì chịu. GV (thảo luận) 12:47, ngày 27 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Tôi chịu thua các bác, wiki tiếng Việt là dành cho người Việt. Đa số các bác đòi đổi tên bài đều hiểu tiếng Anh rỏ ràng còn những ai không biết tiếng Anh thì sao. Tại sao các tên chính thức của tiểu bang Mỹ thì lại là Nam Dakota, Bắc Dakota, Tây Virginia. Tôi thiết nghĩ nếu dịch ra đúng nghĩa cho những bài nói về những vùng diễn tả một cái gì (như cái thung lũng có nhiều mô đất giống tượng đài) hay nói về phương hướng nào thì nên dịch ra. Thâm Nam Hoa Kỳ cũng tương tự như ở Việt Nam người ta nói là "miệt vườn" để chỉ miền Tây Nam Bộ, nhưng nó không phải là cái tên chính thức. Nếu chúng ta có từ ngữ để dịch Deep South thì tại sao không dùng để chỉ rỏ cái vùng này nằm sâu dưới phía nam (giống như kiểu nói "Tận cùng mũi Cà Mau" hay "Tận địa đầu Móng Cái"). Cái thung lũng ở bài Thung lũng Tượng đài cũng vậy ngay cả tôi ở Mỹ lâu năm cũng chưa biết đến nó, chỉ khi 1 lần tình cờ tôi lái xe từ Texas về Oregon thì mới đi ngang qua nó và từ đó tôi mới tìm hiểu đến nó và dịch bài. Như vậy cơ hội để nó được các trang sách báo chính quy ở Việt Nam dịch ra tiếng Việt là rất mù mờ. Tôi chỉ nói ra bao nhiêu thôi, xin tạm biệt. Hôm nay là đầy tháng con gái của tôi nên chắc có lẽ từ nay cũng ít viết bài. Tạm biệt.Lê Sơn Vũ (thảo luận) 14:22, ngày 27 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Mỗi người một ý, chưa hẳn ai đã đúng nhưng ngày càng ít những người nhiệt tình viết những bài dài và chất lượng nhưng ngày càng nhiều những người chỉ chỉnh sửa lung tung và phát biểu linh tinh nặng nhẹ [bỏ công it nhưng muốn tỏ tí quyền bằng cách đổi tên bài loạn, kiểu như "không đẻ không nuôi mà dành đặt tên con vậy", và góp mặt linh tinh khắp nơi, làm phá hoại công trình của người khác], chuyện nhỏ cũng làm cho lớn, nói cho mạnh, thiếu sự tôn trọng tối thiểu, để những người thiện chí cuối cùng cũng phải nản lòng bỏ đi. --Langtucodoc (thảo luận) 20:40, ngày 27 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Tôi trân trọng những đóng góp tích cực của anh Lê Sơn Vũ. Vấn đề dịch một thuật ngữ hay không là vấn đề chung không những của wiki mà của nhiều dịch giả, học giả nữa. Tôi nghĩ nên có một thảo luận riêng về vấn đề này, trong đó nhiều thành viên vào cho ý kiến điểm tốt và xấu của hai hướng làm, cũng như tham khảo và thu thập các cách làm ở các ngôn ngữ hay công trình khác, nhằm tìm ra một số qui tắc cho chúng ta, chứ không phải thảo luận về "Cách làm việc của Motthoangwehuong". Đặt tựa đề như vậy dẫu sao cũng là hơi gọi là quá đáng (?) Người ta dùng từ "bảo thủ" để chỉ một người không chịu chấp nhận người khác, hoặc không chịu chấp nhận mình sai. Đằng này chưa biết ai đúng ai sai mà đã phán như thế rồi:D bác LSV nói thế chứ không bỏ đi đâu, nếu bỏ đi thì bác đã bỏ đi từ lâu rồi, người tâm huyết khác chứ:D Suy tưởng (thảo luận) 22:52, ngày 27 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Có thể các thành viên đã nghe rất nhiều lời cảnh báo: "Wikipedia tiếng Việt chứ không phải Wikipedia Việt Nam". Nay, nên có thêm câu: "Wikipedia tiếng Việt dành cho người dùng tiếng Việt chứ không phải chỉ dành cho người Việt". Bởi lẽ, việc dịch (Việt hoá) tên bài có thể dễ hiểu với người Việt chúng ta nhưng lại khó hiểu đối với người nước ngoài dùng tiếng Việt. Cần thận trọng và không phải tên nào cũng dịch tuốt từng-mặt-chữ ra tiếng Việt.-- Trình Thế Vânthảo luận 04:50, ngày 28 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Bây giờ không viết bài nên cũng có chút thì giờ thảo luận chơi cho vui. Giống như MeoTrangDen có nói là đừng có căng thẳng (cám ơn lời khuyên của MeoTrangDen). Bạn Trần Thế Vinh thân mến, nếu là người ngoại quốc thì chắc là họ mong học được nhiều từ tiếng Việt hơn nữa. Mà cái tựa đó có khó hiểu gì đâu, nói rỏ ra là cái thung lũng có nhiều mô đất giống tượng đài thế thôi. Nếu người ngoại quốc không biết tiếng Anh thì họ phải mất thời gian tìm tra tự điển tiếng Anh hay là đọc lời giải thích trong bài để coi cái tựa nghĩa là cái gì. Góp ý thôi, tôi không căng thẳng. Nói thật là khi viết bài có thể bị căng thẳng vì muốn tập trung viết nhiều hơn vậy thôi.Lê Sơn Vũ (thảo luận) 14:04, ngày 28 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Chúng tôi thảo luận nghiêm túc chứ không phải chơi cho vui. Bạn nên đọc kĩ lại những chữ tôi viết ở trên, tôi không bác bỏ hay cổ xuý một phương án nào, chỉ đề cập đến sự thận trọng khi dịch tên. Còn cái chuyện tra từ điển để tìm nghĩa của địa danh như bạn nói, tôi nghĩ số người làm việc này không nhiều. Mặc dù mỗi địa danh đều có một ý nghĩa nào đó nhưng vẫn có địa danh hoàn toàn vô nghĩa hoặc nghĩa của nó không giống hiện trạng của nó. Giả dụ: Salt Lake City tại sao tiếng Việt ta không dịch là Thành phố Hồ MuốiHà Nội tạm hiểu theo nghĩa là: thành phố nằm giữa hai con sông, tại sao tiếng nước ngoài họ không dịch là River Interior?-- Trình Thế Vânthảo luận 15:36, ngày 28 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tôi đã nói nhiều rồi tại bạn không đọc rỏ. Đây không phải là cái thị trấn hay thành phố "Monument Valley" mà là cái thung lũng.Lê Sơn Vũ (thảo luận) 15:41, ngày 28 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Xin bạn cho biết nó ("nó" đấy nhé) có phải tên riêng không? những gì tôi thảo luận là về việc dịch tên riêng, không thảo luận về việc dịch những định nghĩa.-- Trình Thế Vânthảo luận 15:47, ngày 28 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ những từ như "đồng bằng sông hồng" hay "đồng bằng sông Cửu Long" chắc là không có để nguyên khi viết trong bài tiếng Anh hay tiếng Pháp? Tương tự của cái thung lũng này là vậy. Tôi xin hết.Lê Sơn Vũ (thảo luận) 15:56, ngày 28 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Vâng, tôi cũng hết tại đây. Nhưng nếu bạn có ý định tiếp tục, hãy trả lời câu hỏi trên của tôi cái đã.-- Trình Thế Vânthảo luận 16:01, ngày 28 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Mời mọi người tham khảo thêm: Thảo luận:Inland Empire. Tôi xin nhắc lại quan điểm của tôi là không nên dịch tên địa danh trừ phi nó đã có tên gọi tiếng Việt phổ biến. Nếu dịch địa danh thì gần như sẽ loạn, vì địa danh nào cũng đều có nghĩa trong một ngôn ngữ nào đó. Nếu cần thiết giải thích ý nghĩa thì chỉ cần trình bày trong bài, không nên lấy tên dịch làm tựa bài. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 16:17, ngày 28 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]
À, cái vụ Inland Empire thì cuối cùng tôi thấy có lý vì cái vùng này có ý nghĩa trừu tượng nên không dịhc là đúng nhưng cái vùng rỏ ràng để diễn tả như tôi nói ở trên như đồng bằng sông Cửu Long thì khi chuyển ngữ sang ngôn ngữ khác thì chắc không ai để nguyên tên.Lê Sơn Vũ (thảo luận) 16:35, ngày 28 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Sông Cửu Long đã có tên riêng phổ biến trong các tiếng châu Âu là Mekong rồi, Mekong chính là lấy cách đọc (không phải dịch) của tiếng Lào/Thái, me là sông, Kong là tên sông. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 16:47, ngày 28 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Tôi cũng muốn biết thêm về đồng bằng sông Hồng hay đồng bằng sông Thái Bình chắc cũng còn nhiều thứ như vậy.Lê Sơn Vũ (thảo luận) 17:06, ngày 28 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Sông Hồng thì người Pháp dịch âm là Song-Koï (sông Cái) hoặc dịch nghĩa là Fleuve Rouge, từ đó người Anh/Mỹ bắt chước gọi là Red River. Tóm lại chỉ những địa danh có tên gọi tương đương phổ biến ở ngoại ngữ nào đó thì chấp nhận, bản thân Wikipedia hạn chế đặt ra tên gọi mới lạ, kiểu Thượng Trung Tây, Vương quốc Nội địa, Thâm Nam... Còn sông Thái Bình không phải là sông lớn, người Pháp người Mỹ không tìm tên gọi tương đương thì chắc chắn sẽ gọi là Thái Bình River chứ không phải là Peace River. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 17:23, ngày 28 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Có lần lâu lâu tôi đọc được rằng những người phương Tây khi đến các quốc gia khác, mỗi khi phải đặt tên cho một địa điểm, họ thường dùng chính cái tên mà người bản xứ gọi, cho dù cái tên đó có nghĩa. Xem lại nhiều địa danh ở Việt Nam tôi thấy đúng như vậy. Họ là những học giả, nhà khoa học mà cũng cần làm như thế, sao chúng ta phải cố gắng làm ngược lại. Tôi thấy nên như ý kiến của Grenouille vert, tên nào tiếng Pháp, Đức, Tây Ban Nha... giữ nguyên thì tiếng Việt cũng giữ nguyên, trường hợp đặc biệt hơn thì cùng thảo luận. Hy vọng Motthoangwehuong cũng đồng ý!--Paris (thảo luận) 16:43, ngày 28 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Đồng ý với Paris, việc sửa đổi tên bài hay giữ nguyên tôi không phản đối nữa. chấm dứt tranh luận phần của tôi. Nếu bạn nào tranh luận nữa thì là quyền của các bạn, tôi vô can từ đây.Lê Sơn Vũ (thảo luận) 17:06, ngày 28 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Cám ơn bạn Lê Sơn Vũ đã đồng ý, wiki tiếng Việt nhỏ bé vậy đấy. Thảo luận này làm tôi nhớ đến một thành viên đã từng có rất nhiều bài đóng góp cho wiki Tiếng Việt nhưng nay đã không còn nữa. Nếu bạn đó giỏi tiếng Anh một chút và chú tâm tham gia các bài viết bên wiki tiếng Anh thì chắc cũng không tới nỗi bị cấm và phải bỏ đi.Chu tiem tap hoa (thảo luận) 17:33, ngày 28 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Cám ơn Motthoangwehuong! Hy vọng như vậy sẽ bớt được thời gian tranh luận không cần thiết. --Paris (thảo luận) 05:37, ngày 29 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Như đã nói là tôi chấm dứt tranh luận nhưng tôi vẫn có thắc mắc. Nếu từ xưa đến nay sách báo tiếng Việt đã dịch Midwest thành Trung Tây rồi nhưng nay Upper Midwest thì dịch nghĩa ra sao (tôi dịch ra là Thượng Trung Tây)cũng như từ xưa đến giờ tiếng Anh gọi Bắc Việt là North Vietnam nhưng nếu phải dịch Trung Du Bắc Việt thì có phải để nguyên như tiếng Việt Nam hay là gọi là "Trung Du North Vietnam". Còn những từ khác như Tây Nguyên, Thượng Du Bắc Việt, Tràm chim Đồng tháp (tất nhiên tôi hiểu chữ Đồng Tháp thì để nguyên nhưng Tràm Chim chẳng biết có để nguyên tên hay dịch ra). Tôi hiểu Đồng bằng Sông Thái Bình thì không nên dịch cái tên Thái Bình (đó là cái tên thành phố nằm bên con sông này mà) nhưng có cần phải để nguyên mẫu là Đồng bằng Sông Thái Bình không cũng vì theo nhiều bạn thì Monument Valley phải giữ nguyên tên.Lê Sơn Vũ (thảo luận) 18:50, ngày 29 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Dịch tên bài vẫn còn nhiều thứ khó khăn nữa, chúng ta sẽ phải thảo luận thêm ở từng bài. Nhưng trước mắt, tôi thấy nguyên tắc tham khảo các Wiki khác như Grenouille vert là một phương án tốt. Rồi cũng có thể tham khảo báo chí ở Việt Nam, ưu tiên những cái tên được nguồn chính thức sử dụng... Ngôn ngữ cũng khác toán học nên bạn cũng đừng máy móc quá. Hai thứ giống nhau, một thứ được dịch, một thứ không là chuyện bình thường mà.--Paris (thảo luận) 21:21, ngày 29 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Có nhiều bạn nói tôi bảo thủ, chắc là vậy nên không thích hợp làm việc trên wiki tiếng Việt nữa. Tôi đồng ý tôi ở nước ngoài, thường đọc sách báo tiếng Việt xuất bản bên này, thậm chí là các sách giáo khoa củ trước năm 1975 nên quen các thuật từ như: Rặng Thạch Sơn, Tòa Bạch Ốc, Phi hành gia. Các danh từ này tôi có thể tôi đồng ý với mọi người đã lỗi thời nên có thể thay thế nhưng các vùng có tên diễn tả cái gì đó thì tôi không thể để nguyên mẫu tiếng Anh, bài điển hình là Thung lũng Tượng đài, Dải Las Vegas (nó đúng là cái dải đất nhưng sao không hiểu nó vẫn bị phản đối dùng từ dải) hay chỉ phương hướng như đông tây nam bắc, thượng hạ, cận viễn,... Tôi thấy hiện nay ở VN hình như có phong trào sử dụng tiếng nước ngoài để thay thế tiếng Việt nên chắc có lẽ mọi người cũng quen cách gọi như tuổi teen hay... Để tránh gây tranh cãi vô ích nên tôi xin chấm dứt làm việc trên wiki vì có lẽ tôi không thể nào theo luật lệ để nguyên tên UPPER MIDWEST mà không dịch thành THƯỢNG TRUNG TÂY. Tôi tôn trọng mọi người nên rút lui để tránh tranh luận mất thì giờ.Lê Sơn Vũ (thảo luận) 22:13, ngày 29 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ Motthoangwehuong hơi nhầm lẫn một chút. Việc giữ tên gốc khi chuyển ngữ không chỉ có riêng ở Việt Nam mà cũng không phải hiện nay mới vậy. Bạn xem thử British Museum bên Wiki tiếng Pháp được giữ nguyên, Bibliothèque nationale de France bên tiếng Anh cũng vậy. Còn rất rất nhiều ví dụ khác nữa. Bạn vào đọc trang thảo luận của bài Bibliothèque nationale de France sẽ thấy có một thành viên đề nghị dùng tên tiếng Anh nhưng mọi người không đồng ý vì trong các tài liệu tiếng Anh, Bibliothèque nationale de France phổ biến hơn National Library of France. Một xu thế chung, có thể mình không đồng ý nhưng cũng nên chấp nhập. Bạn dịch các bài đó để giới thiệu đến mọi người, nếu cùng cố gắng tìm phương án tốt nhất thì việc làm của bạn sẽ hiệu quả nhất. Đừng nên nặng nề quá việc dịch hay không dịch.--Paris (thảo luận) 23:31, ngày 29 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Các bạn có thể bình tĩnh lại, ngồi uống trà một chút rồi cùng thảo luận được không?

Thật ra các tranh cãi về cách lấy tên bài là việc không mới, ở wiki tiếng Anh cũng đã chứng kiến rất nhiều tranh luận như thế này và phải nói thật là mức độ lớn hơn rất nhiều lần so với những gì chúng ta đang làm tại đây. Tất nhiên cũng có những cuộc tranh luận hoàn toàn bế tắc và các thành viên đó buộc phải dừng lại để cùng xây dựng các qui định mới, tiêu chí mới nhằm xác định qui trình đặt tên cho bài nếu không may một sự đồng thuận giữa các thành viên là không thể đạt được. Tôi xin mạn phép trích từ Widely accepted name như dưới đây:

A name can be considered as widely accepted if a neutral and reliable source states: "X is the name most often used for this entity". Without such an assertion, the following methods (not listed in any particular order) may be helpful in establishing a widely accepted name (period will be the modern era for current names; the relevant historical period for historical names):
  1. Consult English-language encyclopedias (we recommend Encyclopedia Britannica, Columbia Encyclopedia, Encarta, each as published after 1993). If the articles in these agree on using a single name in discussing the period, it is the widely accepted English name.
    • One reason for 1993 is to ensure that post-Cold War changes in usage are duly reflected; other (especially later) limiting dates may be appropriate in some parts of the world.
  2. Consult Google Scholar and Google Books hits (count only articles and books, not number of times the word is used in them) when searched over English language articles and books where the corresponding location is mentioned in relation to the period in question. If the name of the location coincides with the name of another entity, care should be taken to exclude inappropriate pages from the count. If the name is used at least three times as often as any other, in referring to the period, it is widely accepted.
    • Always look at search results, don't just count them. For more, see the section on search engines below.
  3. Consult other standard histories and scientific studies of the area in question. (We recommend the Cambridge Histories; the Library of Congress country studies, and the Oxford dictionaries relevant to the period and country involved). If they agree, the name is widely accepted. The possibility that some standard histories will be dated, or written by a non-native speaker of English, should be allowed for.
  4. Consult major news sources', either individually, or by using Lexis-Nexis, if accessible. If they agree in using a given name, it is widely accepted.
  5. Enter the proposed move at WP:RM. If it is the consensus that a given name is the English name, then it is presumably widely accepted.
  6. If a name is used in translating or explaining the official name, especially in texts addressed to an English-speaking audience, it is probably widely accepted.
Some names will be widely accepted, but not quite meet any of these tests; they are phrased to ensure that no name not widely accepted will pass. These should be decided case by case, on the evidence of the substantial body of data accumulated in the tests above. Names which fail each by a small margin or single exception are probably widely accepted.

Và tất nhiên vẫn có trường hợp ngoại lệ dù không thỏa mãn các tiêu chí trên vì các điều kiện này được đưa ra chỉ để bảo đảm không có tên nào không phổ biến lại được chấp nhận. UPPER MIDWEST mà bạn Lê Sơn Vũ đề xuất là tên chỉ một vùng địa lí nên sẽ thích hợp nếu dịch là THƯỢNG TRUNG TÂY. Chúng ta chỉ để nguyên khi có văn bản xác nhận rằng UPPER MIDWEST là một ngữ địa phương và không có tác dụng trong việc xác định phương hướng của một vùng địa lí. Điều này cũng nên được áp dụng tương tự cho các trường hợp thích hợp khác.Chu tiem tap hoa (thảo luận) 09:04, ngày 30 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Về tàu MV Artic Sea

Tôi thấy wiki nên xem lại cung cách làm việc của mình. MV Artic Sea rõ ràng là đủ độ nổi bật vì nó có trong wiki nhiều ngôn ngữ và được đưa tin trên trang chính. Theo tôi biết thì để được đưa tin trên trang chính thì tin phải có độ nổi bật cao. Do đó có thể nói rằng, chỉ cần nhìn sơ qua là cũng biết bài thừa nổi bật mà tại sao bao nhiêu thành viên bỏ thời gian ra biểu quyết, trong khi đó ngần ấy thời gian và công sức là có thể dịch thêm cho bài rồi. Bài này có thể bị xóa, nhưng là do chất lượng thấp chứ không phải là do không nổi bật. Những người biểu quyết xóa, tôi không biết họ suy nghĩ như thế nào. Bạn không thể vô đọc hai ba câu trong bài rồi phán rằng không nổi bật. Bởi vì một khi bạn tham gia biểu quyết về độ nổi bật của con tàu bạn phải có hiểu biết về nó ở một mức độ nhất định, dĩ nhiên là từ các nguồn thông tin khác. Còn nếu bạn không biết, bạn không thể biểu quyết. Suy tưởng (thảo luận) 20:33, ngày 6 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Chất lượng bài này tại các ngôn ngữ khác thì khỏi bàn cãi, nhưng tại vi.wiki thì thật thảm hại, ngoài 2 câu giới thiệu, bên dưới có thêm vài câu về vụ mất tích, mà cũng như 1 bản tin thời sự dở dang chưa có kết cục. Với 2 câu giới thiệu, người ta càng không hiểu con tàu này nổi bật ở chỗ nào (vì thông tin quá sơ sài) và hiển nhiên mọi người có quyền nghi ngờ về độ nổi bật của nó. Vì vậy bài bị đặt biển chất lượng kém. Người quan tâm đến tàu, như bạn chẳng hạn, hãy dịch hết bài để chứng tỏ cho mọi người thấy rằng nó đủ nổi bật đi. Nếu chưa có thời gian, hãy để bài bị xóa, bạn có thể dịch đầy đủ và tạo lại bài vào dịp khác cũng đâu có muộn.--Trungda (thảo luận) 03:52, ngày 7 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Nói như Trungda không sai. Nhưng với những bài mà các thành viên có thể dùng hiểu biết của mình để đánh giá được nó đủ tiêu chuẩn thì không nên khó khăn quá. Thiếu gì bài về các họa sĩ, diễn viên nổi tiếng, nhưng trong bài cũng chỉ nói được họ là họa sĩ, diễn viên, vẽ cái này, đóng phim kia... chẳng thấy gì nổi bật cả. Những bài vớ vẩn (kiểu mấy ca sĩ thị trường mới vào nghề) thì nên mạnh tay để đừng mọc thêm bài vớ vẫn nữa. Ngược lại, với những bài thực sự đủ nổi bật thì nên nương tay. Đầu tiên là wiki giữ được một bài, thứ nữa nó vẫn có chứa thông tin, cuối cùng như vậy đỡ mất thời gian và không làm người viết mất hứng.
Ngược lại cũng phải nói thêm với người tạo bài là nên trách nhiệm thêm chút nữa. Sơ sài quá làm nhiều người (cả các thành viên và người đọc wiki) thất vọng.--123.17.178.118 (thảo luận) 04:04, ngày 7 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Nhiều bài địa danh chất lượng thấp

Đó là vấn đề thứ nhất, vấn đề thứ hai là chất lượng. Dĩ nhiên bài chất lượng thấp vì có vài câu. Và mọi người hăm hăm đặt biển, đòi xóa nó. Bạn hãy bấm vô link bài viết ngẫu nhiên bên trái thử vài chục lần. Bạn sẽ được dẫn đến, theo tôi nghĩ là hàng ngàn bài, chỉ có 2 3 câu Aluze, Amanzé, Corpataux-Magnedens, Chequilla. Đấy là những địa danh ở Pháp, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Thụy Sĩ... được viết bằng rô bốt. Mặc dù là nổi bật, những bài này có chất lượng thấp sao chẳng ai đòi xóa? Tăng lên 100.000 bài để làm gì mà trong đó 50.000 bài là 3 câu thôi.Suy tưởng (thảo luận) 20:33, ngày 6 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]

100.000 bài tốt thực sự thì Wiki tiếng Anh chưa chắc đã được chứ nói gì đến tiếng Việt. Viêc mấy người thích viết bài địa danh là chuyện của họ, kệ họ đi. Mấy bài đó có ích gì không? Trước mắt tôi thấy nó đem lại nhiều niềm vui cho các thành viên, mọi người thêm hứng khởi tham gia Wiki. Nâng cao chất lượng bài biết ư? Tất nhiên rồi, mọi người vẫn luôn được quan tâm đấy chứ, nhưng đó là chuyện lâu dài.--123.17.200.141 (thảo luận) 01:13, ngày 7 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Những bài về địa danh đúng là nhiều khi chỉ có 2 hay 3 câu, nhưng thông tin có ích vẫn rất nhiều và nằm ở hộp thông tin. Chừng nào nó còn cung cấp thông tin có ích thì vẫn còn có chất lượng hơn là những bài dài viết chẳng có thông tin gì hoặc chủ đề vu vơ. Viết bằng bot lại không làm ngập trang thay đổi gần đây. Thế tốt rồi. --113.22.9.208 (thảo luận) 01:58, ngày 7 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Thái độ của Trandattien

Đoạn thảo luận sau đây của Trandattien với tôi được rút ra từ mục thảo luận "Tin đồn về người con ruột" trong trang thảo luận vè gia đình Hồ Chí Minh. Trong đó. Trandattien đã quy kết Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra những thông tin them vào để lừa gạt. Vì lợi ích của cộng đồng wiki, đề nghị cộng đồng cho ý kiến về thái độ của Trandattien khi quy kết một cơ quan chức năng ngoại giao của một quốc gia (cụ thể là Việt Nam) là "lừa gạt". Không những thế anh ta còn ám chỉ rằng nhân dân Việt Nam đã bị chính quyền của mình lừa gạt suốt 20 năm trời. Đoạn đó như sau:

Đoạn thảo luận được dẫn ra

Xin các bạn xem kỹ lại cái vấn đề "tự thông tin phủ nhận nội dung tin đồn đó", lúc 05:15, ngày 1 tháng 9 năm 2009 bạn Tranletuhan trích một đoạn trong trang web của bộ ngoại giao VN về bài phỏng vấn của NDM. Lúc 02:55, ngày 3 tháng 9 năm 2009 bạn han nói "Đã có thông tin khẳng định tin đồn con ruột không liên quan đến Hồ Chí Minh", vậy cái thông tin bạn han nói đó là từ cái trang web này. Mà trong trang web này có những câu như:
"Tôi chỉ muốn Ngài xoá đi những tin đồn đó mãi mãi"
"Nhưng mà hôm nay, tôi đã trả lời rồi thì bà còn thấy mơ hồ không?"
"Chắc là không ạ."
Những câu này được bộ ngoại giao VN thêm vào, nó không có trong bài phỏng gốc tiếng Anh', như vậy rõ ràng nó có tính chất lừa gạt người đọc. Tương tự như chuyện nhân dân VN đã bị lừa gạt trong suốt 20 năm về chuyện HCM chết ngày 3/9 và chuyện di chúc HCM.
Ai lừa gạt? ai thêm vào? Như vậy là Trandattien đang quy kết Bộ ngoại giao VN lừa gạt người đọc. Tôi sẽ đưa vấn đề này ra cộng đồng ngay bây giờ. --Двина-C75MT 04:31, ngày 7 tháng 9 năm 2009 (UTC)--[trả lời]
Bạn han và bạn Двина đã dựa vào một thông tin có tính chất lường gạt để chứng minh cho quan điểm của mình. Vì vậy lý do của bạn han và Двина là không thể chấp nhận được. Trandattien (thảo luận) 04:02, ngày 7 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Đề nghị

Tôi xin hỏi: Viết ra những dòng thảo luận như Trandattien đã viết có lợi gì cho vi.wiki, có hại gì cho vi.wiki. Đề nghị cộng đồng cho biết ý kiến về thái độ của Trandattien khi viết ra những dòng này. Nội dung chi tiết toàn bộ cuộc thảo luận, xin xem tại mục "Tin đồn về người con ruột" trong trang thảo luận bài Gia đình Hồ Chí Minh --Двина-C75MT 04:31, ngày 7 tháng 9 năm 2009 (UTC)--[trả lời]

Có thế thôi mà cũng đưa ra đây. Chính quyền lừa dân thì nước nào mà không có. Cũng như bố mẹ đôi khi cũng phải nói dối con cái, ai kết tội đâu. Thảo luận nào diễn đàn, không có mục đích nâng cao chất lượng bài thì xóa đi. Minh Tâm đừng nâng cao quan điểm, bé xé ra to.--123.17.178.118 (thảo luận) 04:36, ngày 7 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Cần thỉnh cầu ý kiến của các thành viên rành Tiếng Anh một chút, không biết phải bài Địa ngục liên kết đến Tiếng Anh là hell hay là underworld vì mình không thể phân biệt nổi hai từ này, có một thảo luận tương tựÂm phủ, nhưng Âm phủ chỉ dùng cho đạo Phật, không tương đương với undeworld, đem ra đây để mong nhận được ý kiến. Cám ơn.:)-- nói chuyện-đóng góp 13:35, ngày 16 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Re: Nếu dùng với nghĩa đen thì cả "Hell" và "Underworld" đều là "địa ngục", "âm ti"; nhưng chỉ có "Underworld" có nghĩa là "Âm phủ". Ví dụ: Hell on earth = địa ngục tràn gian. Nếu dùng nghĩa bóng thì hai từ ngày khác nhau:

  • "Hell" là "nơi tối tăm, khổ cực". Ngoài ra "hell" còn đuợc dùng làm thán từ để than vãn hoặc để nguyền rủa.
  • "Underworld" là "tầng lớp cặn bã", "tầng lớp dưới đáy của xã hội", cũng có thể hiểu là "thế giới tội ác" hay "xã hội đen".

Theo tôi, để dịch từ "Địa ngục" nên dùng "Hell", còn để dịch từ "Âm phủ" có thể dùng "Underworld". Tuy nhiên phải chú ý ngữ cảnh để tránh hiểu lầm sang nghĩa bóng của từ này. --Двина-C75MT 13:51, ngày 16 tháng 9 năm 2009 (UTC)--[trả lời]

Sử dụng Wiktionary ra thấy có sự tương đương khá rõ:
Bởi vì ngay chữ "địa ngục" đã có nghĩa là "ngục" rồi. Còn "âm phủ" thì chỉ là "phủ" tức là dạng "world" mà thôi. Tân (thảo luận) 14:32, ngày 16 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Nhưng theo nội dung bài Âm phủ thì tương thích với Diyu bên Tiếng Anh hơn.-- nói chuyện-đóng góp 02:41, ngày 17 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Diyu (獄) là địa ngục mà, người ta để sẵn cho mình rồi còn gì:DXiaoao (thảo luận) 11:14, ngày 17 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Cái này sẵn mà không sẵn. Diyu không phải là một từ của Anh ngữ mà là cụm âm tiết được chuyển âm từ Hán tự (地獄). Tiếng Việt đọc là "địa phủ". --Двина-C75MT 12:24, ngày 17 tháng 9 năm 2009 (UTC)--[trả lời]
Chuyện từ đó chuyển âm từ Hán tự thì em vẫn biết, có điều bác dịch chữ ngục (獄, yu) cách nào mà ra chữ phủ (府) hay vậy? Xiaoao (thảo luận) 16:53, ngày 17 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Đúng là Hán tự thì phải chuyển ngữ là "ngục" (từ này có trong Ngục trung nhật ký), nhưng chuyển âm Hán - Nôm - Việt thường hay dùng "phủ". Mình mắc cái bệnh "Nôm na cha mách qué" của các cụ xưa ấy mà. Thông cảm nhé:} --Двина-C75MT 08:01, ngày 18 tháng 9 năm 2009 (UTC)--[trả lời]

200.000 bài

Thống kê 3 năm 2007, 2008, 2009 Wiki TV có:

  • 20.000 bài - ngày 17/06/2007
  • 50.000 bài - ngày 26/08/2008
  • 100.000 bài - ngày 12/09/2009
Như vậy: Tốc độ tăng trưởng bài trên Wiki TV khoảng 100%/năm. Giữ vững mức tăng trưởng này chúng ta hy vọng vào cuối năm sau (tháng 10/2010) sẽ có 200.000 bài, gia nhập vào nhóm CLB (số ít) những phiên bản ngôn ngữ có số bài nhiều nhất toàn cầu. Hihihi,:D-D 118.68.58.39 (thảo luận) 12:30, ngày 17 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Cũng cần phải cải thiện chất lượng đã. Hy vọng mọi người cố làm việc tích cực hơn, đừng để nhiều bài "cha chung không ai khóc" rồi bị xóa oan uồng thì mệt lắm. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:38, ngày 17 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Đồng ý với Шолохов, tôi cũng thấy chất lượng của vi.wiki tiếng Việt vẫn chưa cao. Đặc biệt là đối với mấy loại bài: quảng cáo, viết cho có rồi bỏ đấy (như Шолохов đã nêu), viết blog theo lối tùy bút, viết để mà viết... Ngoài số lượng (đuơng nhiên là cần), còn phải có chất lượng nữa (đương nhiên mới đủ). --Двина-C75MT 12:47, ngày 17 tháng 9 năm 2009 (UTC)--[trả lời]
Chất lượng thì khó nói, nhưng người ta hay dùng yếu tố độ sâu (depth) ở danh sách này để so sánh các wikipedia. Trước đây wikipedia tiếng Việt có độ sâu ở mức cao (tôi nhớ không nhầm là 70~80 gì đó), nay tụt xuống còn mức trung bình (42), nhưng với đà này tôi e là còn xuống nữa. GV (thảo luận) 12:52, ngày 17 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]

So sánh thì nó vô vàn lắm, có thể với thằng en, Pháp, Đức thì mình thua, nhưng tôi theo dõi mấy thằng Châu Á như Nhật, Hàn, Tàu, Indo thì độ sâu của ta cũng xấp xỉ bọn này chứ có kém nhiều quá đâu, 118.68.58.39 (thảo luận) 13:25, ngày 17 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]

So sánh chút, wiki tiếng Đức, tiếng Nga và tiếng Pháp có số thành viên ít hơn số bài viết, độ sâu lại khá cao. Còn wiki tiếng Việt thì... Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:30, ngày 17 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Không biết có phần mềm để Hành chính viên thực hiện công cụ tự động xoá đi các tài khoản mở từ 3 hoặc 6 tháng mà không có chút sửa đổi nào cả, xem trong bảng xếp hạng sửa đổi thì thành viên sửa đổi nhiều thứ 500 cũng chỉ có vài chục sửa đổi, nếu ta có bộ lọc chắc chắn số thành viên thực sự của Wiki TV chắc chỉ bằng 1% hiện nay, tức khoảng hơn 1000 thành viên. 99% còn lại chắc chỉ là độc giả không thường xuyên 118.68.58.39 (thảo luận) 03:34, ngày 18 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Việc xoá này tớ đã đề xuất ở đâu đó nhưng các BQV trả lời không cần thiết, vì thành viên ảo nhiều hay ít cũng không ảnh hưởng gì đến chất lượng bài viết. Tích Lan nhân (thảo luận) 08:04, ngày 18 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Không khéo mắc "bệnh thành tích" cũng nên. --Двина-C75MT 08:58, ngày 18 tháng 9 năm 2009 (UTC)--[trả lời]

Thử tiêu bản hoan nghênh trộn lẫn mới

Các bạn xem tiêu bản hoan nghênh này có thể đem ra sử dụng chính thức được không, tôi đã trộn lẫn nó với các tiêu bản hoan nghênh khác (Đặng Mẫn Quảng, Magicknight94, NamHyHoangPhong) . --minhhuy*=trò chuyện-đóng góp 14:32, ngày 17 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Lời chào mừng đó quá phức tạp. Với một người mới vào Wiki, chỉ nên hướng dẫn họ những điều cơ bản và cần thiết nhất. Một nội dung dài và phức tạp tôi sợ sẽ phản tác dụng, họ sẽ bỏ qua hoặc đọc xong cũng không hiểu gì nhiều. Tôi tham gia Wikipedia cũng lâu lâu rồi mà nhìn hình Wiki Interface.jpg cũng không hiểu lắm.--Paris (thảo luận) 15:49, ngày 17 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Theo tôi lời chào mừng càng đơn giản càng tốt, tốt nhất là chỉ cần nhắc những gì không nên làm wiki. hồi mới vô đây tôi thấy lời chào mừng dài quá cũng làm biếng đọc (giờ cũng chưa đọc kỹ). Còn cái hình của ông Paris thì giống cái mouse pad Xiaoao (thảo luận) 17:38, ngày 17 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tiêu bản hoan nghênh theo tôi phải càng đơn giản càng tốt, tiêu bản phức tạp chỉ khiến các thành viên mới "sợ" wikipedia mà không dám đóng góp. Tính mở của wikipedia phần nhiều là nhờ vào sự đơn giản của nó, tôi thấy cái phiên bản chào mừng bên wikipedia tiếng Triều Tiên khá đơn giản và đẹp mắt. ko:Template:환영. GV (thảo luận) 18:32, ngày 20 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Biểu trưng rõ hơn

Phiên bản Không gian tên chính Các trang khác
Hiện hành
Đề nghị
Tiếng Anh

Tôi đã vẽ lại biểu trưng Wikipedia tiếng Việt theo biểu trưng Wikipedia tiếng Anh để không còn vấn đề khử răng cưa (antialiasing). Chữ k cũng được thay đổi để có móc swash xuống dưới, vậy có vẻ đẹp hơn. Khẩu hiệu được in bằng Hoefler Text ở kích cỡ 13 pt, và các dấu móc và dấu hỏi được vẽ bằng tay vì phông chữ Hoefler không hỗ trợ tiếng Việt. Tôi cố gắng vẽ các dấu này rõ bằng biểu trưng hiện hành. Cũng có phiên bản lớn hơn, nhưng trong hình đó tôi chỉ lấy các dấu từ phông Minion Pro. Các bạn nghĩ có nên thay biểu trưng bằng hình đề nghị ở bên phải không? Nếu các bạn cảm thấy rằng phiên bản này có vẻ xấu hoặc khó đọc hơn, tôi sẽ trở lại bàn vẽ không sao. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 09:27, ngày 21 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy biểu trưng mới rõ hơn khi đặt với phông màu vàng (không bị tình trạng răng cưa như mxn nói). Và tôi thích cái phẩy ở đuôi chữ k trong phiên bản mới hơn. Tôi đồng ý với biểu trưng mới này. Thật tiếc là chúng ta không thể sửa luôn lỗi sai ở miếng ghép chữ ウィ tiếng Nhật (đã nói tại m:Wikipedia/Logo). Đợi đến lúc Meta chấp thuận đổi logo, ta lại đổi lần nữa vậy. Tân (thảo luận) 10:19, ngày 21 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Hiện có hai tập tin Wikipedia-logo thue.pngImage-Wikipedia-logo mizusumashi2.png là phiên bản biểu trưng Wikipedia có chữ Nhật đúng, do những thành viên Wikipedia đóng góp. Các phiên bản lớn đã thay chữ Hy Lạp đúng rồi. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 10:23, ngày 25 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy chữ k có đuôi kéo dài xuống như vậy khá hay, nó tạo điểm nhấn vui vui cho khẩu hiệu. Hoàn toàn tán thành.-- Trình Thế Vânthảo luận 11:30, ngày 21 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Logo không mới nhưng lại có tý phá cách. Hay! --Двина-C75MT 13:49, ngày 22 tháng 9 năm 2009 (UTC)--[trả lời]

Cám ơn các bạn. Tôi vừa thay biểu trưng bằng phiên bản này. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 07:52, ngày 25 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]


The LocalisationUpdate extension has gone live

The LocalisationUpdate extension is now enabled for all Wikimedia projects. From now on new localisations that become available in SVN will become available to your project within 24 hours. Your localisations get into SVN from translatewiki.net typically within a day and at worst in two days. This is a huge improvement from the old practice where the localisations became available with new software. This could take weeks, even months.

The localisations done by our community at translatewiki.net are committed to SVN typically every day. When the system messages in English are the same as the local messages, they will now be inserted in a file and are available for use in all our projects in a timely manner

What this means for you

Local messages have an impact on the performance of our system. It is best when messages are as much as possible part of the system messages. In order to remove unnecessary duplication, all the messages that have a local localisation and are exactly the same as the system message will be removed. What we ask you to do is to compare and proof read the messages in translatewiki.net and the local messages. You can then either remove local messages when the translatewiki.net message is to be preferred or, you can update the message at translatewiki.net.

Messages that are specific to your project will have to stay as they are. You do want to check if the format and the variables of the message are still the same.

Why localise at translatewiki.net

When you localise at translatewiki.net, your messages will be used in all Wikimedia projects and eventually in all MediaWiki based projects. This is how we provide the standard support for your language. When messages change, at translatewiki.net you will be prompted to revisit your translations. Localising is more efficient because we have innovated the process to make you more efficient; there is text explaining about messages and we have applied AJAX technology to reduce the number of clicks you have to make.

Translatewiki.net update

How can we improve the usability for your language

We expect that with the implementation of LocalisationUpdate the usability of MediaWiki for your language will improve. We are now ready to look at other aspects of usability for your language as well. There are two questions we would like you to answer: Are there issues with the new functionality of the Usability Initiative Does MediaWiki support your language properly

The best way to answer the first question is to visit the translatewiki.net. Change the language to your language, select the “vector” skin and add the advanced tool bar in in the preferences and check out the new functionality. And make some changes in your user page. When there is a need to improve on the localisation, please make the necessary changess. It should update your localisation straight away. We would like you to report each issue individually at http://meta.wikimedia.org/wiki/Usability_issues.

When there are problems with the support of MediaWiki for your language, we really want to know about this. It is best to report each issue separately. In this way there will be no large mass of issues to resolve but we can address each issue on its own. Consider issues with the display of characters, the presentation of your script, the position of the side bar, the combination of text with other languages, scripts. It is best to try this in an environment like the prototype wiki as it provides you with a clean, basic and up to date environment. The prototype wiki is available for five languages but you can select any of them, change the preferences to your language and test out MediaWiki for your language.

We would like you to report each issue individually at http://meta.wikimedia.org/wiki/Language_issues. The issues you raise will all be assessed. It is important to keep each issue separate, because this will make it easier to understand the issues and find solutions.

PS This text has been approved by Naoko, Brion and Siebrand. Thanks, GerardM (thảo luận) 20:55, ngày 30 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Wiki và tôi.

Được chuyển từ Thảo luận:Trang Chính

Có người nói:Một thành viên Wikipedia thường là một người đàn ông trẻ ở một đất nước giàu có, có thể là một sinh viên đã tốt nghiệp đại học hoặc là một người có thông minh, có học thức, quan tâm về các vấn đề của thế giới, suy nghĩ, học hỏi và luôn ghi chép.Ở Việt Nam ý đầu thì nó hiển nhiên đúng rồi vì Việt Nam không phải là đất nước giàu có, các ý sau có thể đúng.Và tôi xin bổ sung thêm wiki Tiếng Việt người đàn ông còn mang cả lòng ghen ghét đố kị vào wiki nữa.Tôi đã sai lầm khi tham gia vào wiki Tiếng Việt và giờ đây tôi sẽ rời bỏ nó!--Lê Văn Vũ (thảo luận) 04:08, ngày 1 tháng 10 năm 2009 (UTC)[trả lời]


Wikipedia đang phát triển chậm lại ?

http://www.tuanvietnam.net/vn/thegioitruyenthong/baochitruyenthongtg/8138/index.aspx

Có bài này, các bác coi chơi. 137.132.3.6 (thảo luận) 08:11, ngày 1 tháng 10 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Điều này cũng là tất yếu thôi. Qua thời kỳ phát triển về lượng, sẽ phải đến thời kỳ phát triển về chất. Thời kỳ này chắc chắn sẽ có sự chọn lọc. Những gì không phải của wikipedia phải được loại bỏ. Những gì giúp cho việc phát triển tri thức sẽ được lưu giữ lại và làm giàu thêm. Hơn nữa, viết bài trên wiki không phải là viết blog (nơi mà người ta có thể viết mọi thứ, thậm chí là chửi tục). Quá trình củng cố về chất lượng của wiki đang diễn ra. Một trong những điều dễ thấy nhất là những bài viết có chất lượng kém, không bách khoa, giá trị tra cứu quá thấp đang bị đem ra xét xử. --Двина-C75MT 08:27, ngày 1 tháng 10 năm 2009 (UTC)--[trả lời]

Tốt nhất là đọc bài gốc ở đây: http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,1924492,00.html. Bài tiếng Việt dịch chưa tốt (ví dụ: In the past, only articles on high-profile subjects like Barack Obama were protected from anonymous revisions. -> Trước đây chỉ có những bài về những nhân vật có các tập hồ sơ cá nhân cao ngất ngưởng như Tổng thống Barack Obama mới được bảo vệ khỏi những bài duyệt ẩn danh. (sic)) và có lỗi chính tả (Wilkipedia, rđổi...). Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 08:47, ngày 1 tháng 10 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Ha ha, chết cười thật, dịch ẩu như thế chả trách các báo mạng ở nước ta vẫn hay bị dân chúng đặt cho mấy cái mỹ từ không thể dùng trên wiki này được.:D Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:32, ngày 1 tháng 10 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Nhờ cộng đồng đánh gia cái bản hoan nghênh này đã được chưa, cài này tôi làm lại từ bảng thông báo trên bàn giúp đỡ và trộn với nội dung Hoan nghênh 7 (cũ), 5, với 5 trọng tâm là bàn giúp đỡ, để tham viên có thể nhanh chóng được trợ giúp nhất, quy định chỉ gói gọn trong 5 trụ cột của wikipedia thôi.-- nói chuyện-đóng góp 01:51, ngày 24 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]

  • Màu quá, mà nó lại còn chõi nhau bùm bụp nữa chứ. Thanh ngang màu đỏ đi chung với hình nền màu xanh.
Đã sửa lại màu trắng.-- nói chuyện-đóng góp 11:34, ngày 24 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]
  • Đưa cái liên kết sửa đổi tại bàn giúp đỡ là không hợp lý, vì người mới tham gia chưa kịp tìm hiểu gì đã hỏi, sẽ nặng nhọc cho người trả lời. Nguyên tắc là đọc, thử, rồi hỏi.
Thật sự thì khi mình bắt đầu wikipedia, mình cần tìm nơi để trợ giúp, như về liên kết tải hình ảnh, tìm đỏ con mắt cũng không thấy liên kết nào dẫn đến wikipedia:Tải tập tin lên, còn cái phần công cụ thì nắm ở gốc khuất, lúc đầu còn chẳng biết công cụ nằm ở chỗ nào, cứ tưởng nó là cái nút nào đó trong thanh sửa đổi nữa chứ, rồi phải tự mò, rồi sinh ra không hiểu rồi phá đấy.:)-- nói chuyện-đóng góp 11:34, ngày 24 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]
  • Tôi không thích ý tưởng đưa năm cột trụ vào lời chào mừng. Nó là nền tảng thật đấy, nhưng dài lại cô đọng ý, người mới vào mà đọc nó không thể hiểu được ngay đâu. Tốt nhất là những trang như "Những câu thường hỏi", "Cẩm nang văn phong", "Cách viết bài", "Mã wiki", "Chỗ thử".
Tôi nghĩ những người viết tiêu bản hoan nghênh nên thử nhớ lại hồi mình mới tham gia, mình đã cần gì, và cảm thấy gì đối với Wikipedia để tránh sự áp đặt. Tân (thảo luận) 04:20, ngày 24 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Đang nhớ lại:)-- nói chuyện-đóng góp 11:34, ngày 24 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Thật sự là tôi thấy nó màu mè, nhìn hơi rối mắt, hơn nữa lại nặnnngggg!. Bạn có thể hỏi thêm những thành viên khác xem "lần đầu" của họ là như thế nào, nhất là người mớiEternal Dragon (thảo luận) 14:20, ngày 24 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Gợi ý cho bạn chút, hồi tôi mới gia nhập (mới cuối tháng 7 thui) thì việc mà tôi muốn biết nhất là:
  1. Cách sử dụng các loại mã Wiki vì thấy một trang quá chi chít những chữ là chữ khó hiểu
  2. Hỏi cộng đồng cách sử dụng (cái này là BGD)
  3. Cách truyền lên một tập tin và nên chọn giấy phép nào
Mong những điều trên hữu ích cho bạn, chào Thành viên:Trần Nguyễn Minh Huy/chữ ký 06:57, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)

Giờ thế nào?, đã chuyển 5 trụ cột thành năm lời khuyên hữu ích rồi-- nói chuyện-đóng góp 10:51, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Vừa sửa được lỗi dính chùm mục lục, mọi người có ý kiến gì không?-- nói chuyện-đóng góp 14:32, ngày 2 tháng 10 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tôi đã có ý kiến bên trang thảo luận của nó rồi.-- Trình Thế Vânthảo luận 17:37, ngày 2 tháng 10 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Ngày lễ và biểu tượng

Wikipedia
Bách khoa toàn thư mở

Không biết cộng đồng đã có thảo luận này chưa, mọi người nghĩa sao khi nhờ Trần Thế Vinh vẽ những biểu trưng wikipedia kỉ niệm một số ngày lễ như Tết Trung thu, Valentine, Halloween, Lễ Noel.... Ví như trung thu sắp tới, ta vẽ biểu tượng wiki thành mặt trăng với hào quang, mây xung quanh, nên đen và một số đốm sáng như sao chẳng hạn. Hay Valentine thì chuyển hình này thành biểu tượng wikipedia, thêm dòng Wikipedia Bách khoa toàn thư mở vào và ghi ngày 14 tháng 2, ta có thể treo 2 ngày (trước ngày đó, và ngày đó). Mọi người thấy sao?-- nói chuyện-đóng góp 13:25, ngày 28 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Mà không tin là có nhiều hình wikipedia cách điệu như vậy.:)-- nói chuyện-đóng góp 13:30, ngày 28 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Wikipedia không phải Google đâu mà! ;^) Đôi khi Wikipedia tiếng Việt treo thông báo hay biểu trưng đặc biệt cho Tết Nguyên Đán, nhưng Wikipedia nói chung thường không tổ chức những ngày lễ trong năm, để tránh vấn đề có quan điểm không trung lập. Tôi nhơ Wikipedia tiếng Anh hồi xưa có tranh luận lớn vì một số người muốn làm biểu trưng đội mũ Santa Claus vào mùa Giáng Sinh. Nếu cộng đồng ở đây đồng thuận tổ chức ngày lễ chính thức thì OK, không thì chỉ nên gửi lời chào mừng cho người khác tại trang thảo luận. (Theo tôi, nên đón Tết Trung Thu với lồng đèn lắp hình tròn tròn!) – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 04:21, ngày 29 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Đúng là wikipedia không phải google, ở google đến ngày khai sinh ra mã vạch cũng treo bảng, đúng là rối.-- nói chuyện-đóng góp 04:27, ngày 29 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Theo tôi vi wiki chỉ nên thay đổi biểu trưng cho năm mới, tết nguyên đán,sinh nhật vi wiki (16 tháng 11, 2002) và các mốc quan trọng thôi còn mấy ngày lễ khác đa phần mang tính tôn giáo, văn hóa, chính trị sẽ tạo ra quan điểm không trung lập phiền phức lắm. --Harry Pham (thảo luận) 04:37, ngày 29 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Mai là trung thu rồi, mọi người có ý kiến gì không?-- nói chuyện-đóng góp 11:59, ngày 2 tháng 10 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Mình đề nghị góp tất cả các trang cần có bảo quản viên lại một nơi cho tiện theo dõi, mình đã mở trang Wikipedia:Việc cần bảo quản viên, gồm Yêu cầu khoá hay mở khoá trang, cấm hay bỏ cấm, tin nhắn... vì hiện tại các trang này rất rời rạc, mình cũng thiết kế giao diện dựa vào wp:bgd. Mỗi trang là một trang con được nhúng vào trang mẹ để tiện theo dõi. Cũng có hình để bấm và có hướng dẫn ở khoá và cấm. Mọi người thấy sao?-- nói chuyện-đóng góp 12:23, ngày 2 tháng 10 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Trang đẹp đấy, vậy có cần thêm {{BQV chú ý}} vào đấy không. --minhhuy*=trò chuyện-đóng góp 05:20, ngày 3 tháng 10 năm 2009 (UTC)[trả lời]


Dấu gạch ngang và gạch nối

Cộng đồng có lẽ đã từng thảo luận về cách dùng dấu "gạch nối" và "ngạch ngang". Do tôi không thể tìm lại mục thảo luận này nên mạn phép mở mới tại đây. Tạm gọi:

  • Dấu gạch nối là dấu " - " được viết kẹp giữa hai từ mà không có khoảng trắng (ví dụ: Lê-ki-ma)
  • Dấu gạch ngang là dấu " - " được viết kẹp giữa hai từ có khoảng trắng (ví dụ: Đường sắt Bắc Kinh - Quảng Châu)

Phần lớn, nếu không muốn nói là hầu hết, tên bài lẫn nội dung đang dùng cách viết gạch nối (từ gạch ngang cũng chuyển sang gạch nối). Tôi nhận thấy cách này chưa ổn.

Tại sao?

Trong một bài viết, tôi thấy có cụm địa danh Vườn quốc gia Lò Gò-Xa Mát, nhưng vì lí do hết hàng nên cụm từ này được/bị xuống dòng thế này: Vườn quốc gia Lò
Gò-Xa Mát

Chính vì dùng gạch nối mà cụm từ Lò Gò bị "bẻ đôi" rồi gắn vào Xa xem thành chữ "Gò-Xa", rất tối nghĩa hoặc sai nghĩa. Cũng vậy, Thừa Thiên-Huế cũng sẽ bị cắt chữ "Thừa" từ "Thừa Thiên" gắn vào Huế. Như vậy, dùng gạch nối, chúng ta đang quay về cách viết tiếng Việt khi xưa: phi-cảng, giao-thông, thời-đại... nhưng quay về mà lại sai.

Do đó, theo tôi, dấu gạch nối chỉ nên dùng trong trường hợp phiên âm (từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt), còn dấu gạch ngang thì dùng trong trường hợp nối hai từ ngữ có liên hệ với nhau (phần lớn là địa danh). Xin các thành viên cho ý kiến.-- Trình Thế Vânthảo luận 15:49, ngày 7 tháng 10 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tán thành kiểu gạch ngang khi ghép hai tên, tức là phải để khoảng trắng ở hai đầu dấu gạch ngang. Tôi cũng bổ sung hai trường hợp khác:
  1. Nếu như đó tên ghép ngắn thì sao, ví dụ Chiến tranh Trung - Việt, có nên áp dụng lời đề nghị như trên không?
  2. Trong máy tính, có đến ba loại dấu gạch ngang khác nhau về độ dài. Đó là một dấu gạch ngắn "-" (bằng cách bấm nút dấu trừ ở trên bàn phím Anh/Mỹ), gạch dài hơn một tí "–" (có thể thấy ở khung ký tự đặc biệt cuối trang), và rất dài "—" (có thể thấy ở khung ký tự đặc biệt cuối trang). Ta cũng cần thống nhất một cách viết duy nhất cho tên bài (không tính trang đổi hướng). Tôi có đề nghị dùng loại 1, vì nó dễ viết nhất, đơn giản nhất.
Tân (thảo luận) 06:31, ngày 8 tháng 10 năm 2009 (UTC)[trả lời]
  1. theo tôi thì tên ghép ngắn như Chiến tranh Trung - Việt chúng ta cũng nên dùng gạch ngang luôn (cho thống nhất).
  2. đồng ý cách dùng 1 (bấm phím dấu trừ) mà thôi.-- Trình Thế Vânthảo luận 07:38, ngày 8 tháng 10 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Chỗ thử

Mình không hiểu tại sao lại gọi là chỗ thử, nghe tối nghĩa quá, sao không gọi là Nháp. Bên tiếng Anh họ gọi là Sandbox, hộp các nghe rõ nghiã hơn. Mọi người nghĩa sao, gọi là Wikipedia:Nháp được chứ?-- nói chuyện-đóng góp 12:24, ngày 8 tháng 10 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Thử nghĩa là người ta làm cách này hay cách khác (viết, xem, bấm cái này, chọt cái kia...) để xem có được hay không, có vừa ý mình hay không, trong mỗi cách làm thử, người ta bật ra được điều gì đó (hoàn toàn đâu có tối nghĩa). Thử mang nghĩa rộng hơn nháp, vì nó không đơn thuần là viết mà còn mày mò, khám phá, hợp với Wikipedia. Theo tôi là không nên đổi "chỗ thử" thành "nháp". Trong lĩnh vực tin học, tôi chưa thấy dịch Sandbox thành hộp cát như bạn nói.-- Trình Thế Vânthảo luận 12:46, ngày 8 tháng 10 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Nhưng thành viên mới vào sẽ không hiểu thế nào chổ thử, nhưng dễ hiểu với từ nháp, mà chúng ta cũng có thể xé nháp, làm nháp mới. Còn sandbox chỉ là mình hiểu tượng trưng thôi.-- nói chuyện-đóng góp 12:50, ngày 8 tháng 10 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Hồi tôi làm thành viên mới, đó chính là nơi tôi vào sửa đầu tiên và thử các liên kết wiki sau khi đọc lời giới thiệu ở Trang Chính. "Chỗ thử" tức là "một chỗ để thử", nghe dễ hiểu đấy chứ. Và dựa theo số sửa đổi tại Chỗ thử thì nó đang làm rất tốt vai trò của mình đấy chứ. Tân (thảo luận) 17:18, ngày 8 tháng 10 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Vừa mới viết thử sách hướng dẫn dạng tab, vì sách hướng dẫn hiện nay nhìn tối mắt quá, lúc mới tham gia, mình nhìn vào là hết muốn đọc luôn, vào s:Wikisource:Chỗ thử vì wikipedia chưa có tính năng này, nhưng mới viết có phần, mà cái dạng tab có lỗi vì không hiển thị các đề mục, không biết phải sửa làm sao. Cái nội dung là bê nguyên từ wikipedia qua, nhưng thấy cũng phải sửa lại. Nhờ mọi người cho ý kiến.-- nói chuyện-đóng góp 00:23, ngày 9 tháng 10 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Sách hướng dẫn như thế tại sao lại tối mắt nhỉ? Ý bạn là cái tab tối mắt? Vậy thì những tab giả bên Wikipedia:Bài viết chọn lọc thì sao? Có thể bắt chước mà làm theo. Còn những mã javascript thế này sẽ không có hiệu quả đối với trình duyệt nào đã tắt javascript. Tân (thảo luận) 01:30, ngày 10 tháng 10 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Hay là tạo một trang phiên bản dạng tab dành cho trình duyệt hỗ trợ JS, giữ trang cũ, làm như vậy có vẻ hiện đại hơn:)-- nói chuyện(+)-đóng góp 12:32, ngày 11 tháng 10 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Chia sẽ

Trước đây thấy MXN có dùng WP:TL để chia sẻ thủ thuật nên giờ cũng thử xem sao:

Nếu mọi người cần link gốc của một tấm hình trên wik nhưng kích thước của hình quá lớn và được đúng ý thì hãy dùng Chrome để vào chỗ thử, chèn hình vào với kích thước mong muốn rồi xem thử (không cần lưu), bấm chuột phải lên hình vừa hiện ra, chọn mở hình ảnh trong một tab mới (không phải mở liên kết trong một tab mới), và địa chỉ gốc của hình sẽ hiện ra với kích thước như ý. Dùng chrome tại vì thử với Firefox không thấy tính năng mở hình ảnh.-- nói chuyện-đóng góp 10:58, ngày 9 tháng 10 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tiểu tạp chí Wikipedia

Mình thấy wikipedia:Tin tức hiện nay bị bỏ hoang, liệu chúng ta có thể biến nó thành một tiểu tạp chí Wikipedia không? Có nhiều trang, gồm thông tin về các vấn đề đang hot, hình chọn lọc của tuần sẽ nằm ở trang bìa, có phần đọc nhanh các bài viết chọn lọc (0 nhất thiết phải là BCL tuần đó), thậm chí có cả quảng cáo (quảng cáo về các dự án...). Một câu nói hay của một thành viên trong tuần, hay là một câu hỏi hay ở BGD hay BTK. Mọi người thấy sao?-- nói chuyện(+)-đóng góp 12:34, ngày 19 tháng 10 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Chắc Magicknight94 muốn nói tới kiểu này. Những thứ không có tính bách khoa mà chỉ có tính cộng động thì không thể đưa lên trang chủ được, chỉ dùng giữa các thành viên với nhau thôi. Hơn nữa wikipedia tiếng Việt cũng đâu có nhiều người, đưa ra rồi không ai làm, phí lắm. GV (thảo luận) 12:46, ngày 19 tháng 10 năm 2009 (UTC)[trả lời]
GV nói thế nào ấy chứ, thống kê cho thấy trên 10.000 thành viên kia mà! ((:<. --Двина-C75MT 12:54, ngày 19 tháng 10 năm 2009 (UTC)--[trả lời]
Thống kê chỉ bao gồm thành viên ảo và không thường xuyên thôi, thành viên thường xuyên là rất ít.--DMT (thảo luận) 12:56, ngày 19 tháng 10 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Minh Tâm có thể xem ở đây, chỉ có tầm 100 tài khoản có trên 1.000 đóng góp trong đó có nhiều tài khoản từ lâu đã không còn hoạt động. GV (thảo luận) 13:02, ngày 19 tháng 10 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Vậy mới gọi là tiểu, mà có ai nói đặt vô trang chính đâu, đưa vào wikipedia:tin tức hay lập 1 trang riêng là được thôi.-- nói chuyện(+)-đóng góp 13:06, ngày 19 tháng 10 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Wiki của chúng ta đã đạt được hơn 100000 bài, lúc này chúng ta cần phải quan tâm đến chất lượng của bài viết, số lượng đã tăng lên thì chất lượng cũng cần phải tăng lên. Tôi có đề nghị là chúng ta nên dành một chút thời gian để nâng cao chất chất lượng những bài trong mục này, nếu bài nào không đủ tiêu chuẩn thì cần xóa đi ngay. Còn những bài còn lại tôi có mong muốn là các dự án với các lĩnh vực khác nhau sẽ nhận trách nhiệm về những bài liên quan đến dự án của mình. Còn tất cả các thành viên trong wiki sẽ cùng nhau chỉnh sửa những bài trong đó tùy theo sự hiểu biết và mối quan tâm của từng người. Một thành viên làm việc này thì thật khó để hoàn thành nhưng nếu cả wiki của chúng ta cùng làm thì có thể thực hiện được. Hãy nâng cao chất lượng song hành với số lượng, mong các bạn ủng hộ. Mong các bạn đưa ra các ý kiến để thực hiện.--DMT (thảo luận) 14:48, ngày 24 tháng 10 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Thật tiếc là DMT đã chia tay Wikipedia khi mà dự án còn đang dang dở (thậm chí còn chưa thành hình), nhưng bạn cứ yên tâm, tôi dù không có khả năng tạo dự án mới nhưng sẽ sát nhập nó vào Hội biên tập viên (vốn đã ngưng hoạt động) và khôi phục lại nó bằng hết sức nếu ngày nào tôi còn ở lại Wiki (chắc cũng 2 năm nữa là đi rồi), thân --minhhuy*=talk-butions 10:41, ngày 2 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Hiện tôi đang cố gắng wiki hoá những bài viết trong lĩnh vực máy tính (chuyên ngành của tôi). Nếu có ai rành về lĩnh vực nào, tôi nghĩ mọi người nên đặt dấu theo dõi bài đó, để thỉnh thoảng wiki hoá những bài chất lượng chưa tốt. --Nguyễn Kim Kha -> (thảo luận) 10:03, ngày 6 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Cần kiểm tra bài hoặc đoạn có vpbq và chúng có nguồn tham khảo hay không, nếu không thì việc trình bày lại theo những hướng dẫn đề cập trong phần Wikipedia:Soạn một trang như thế nào đôi khi là vô nghĩa!:D. Lưu Ly (thảo luận) 08:25, ngày 18 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Vấn đề tên gọi chuyển âm tiếng Việt của một số tên gọi tiếng Nhật

Gần đây, thành viên Bongdentoiac chuyển một loạt tên gọi chuyển âm Việt ngữ của một số tên Nhật ngữ thành các ký tự dạng Esperanto. Một số ví dụ:

  • Kiyoshi Ito thành Itō Kiyoshi.
  • Onishi Takijiro thành Ōnishi Takijirō.
  • Iccho Ito thành Icchō Itō
  • Ito Seiichi thành Itō Seiichi
  • Fuma Kotaro thành Fūma Kotarō

Trên bàn phím tiếng Anh hiện nay, không thể trực tiếp gõ các ký tự đặc biệt "ō", "ū". Do đó, các sửa đổi trên đây gây khó khăn cho truy cập trực tiếp từ hộp "tìm kiếm" ngay trên trang chính. Đặc biệt khó hơn khi IP không đăng nhập. Đề nghị sửa đổi lại như trước đây, tái thay thế các ký tự "ō", "ū" thành "o", "u" như cũ. --Двина-C75MT 01:31, ngày 6 tháng 11 năm 2009 (UTC)--[trả lời]

Có lẽ không cần, tôi nghĩ chúng ta nên tạo một trang đổi hướng cho bài --minhhuy*=talk-butions 01:36, ngày 6 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Tôi cũng nghĩ là tạo chuyển hướng là đủ, tên "ō", "ū" là cách chuyển tự phổ biến cho âm o dàiu dài trong tiếng Nhật. Ví dụ, như Itō Kiyoshi thực ra đọc theo âm Nhật sẽ là "I-to-u Ki-yo-shi", còn nếu viết Ito Kiyoshi sẽ bị đọc thành "I-to Ki-yo-shi", là sai chính tả tiếng Nhật. Tân (thảo luận) 09:56, ngày 6 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Như vậy tất cả các tên bài liên quan đến tiếng Nhật thì điều viết theo "ō", "ū" (nếu có) thay vì "o", "u"? ví dụ: Tōkyō thay thế cho Tokyo như hiện nay? --Soekarno-Hatta/Jakarta (thảo luận) 01:57, ngày 16 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Tôi thì nghĩ nên để tên gốc "ō", "ū" và đồng thời thiết lập các trang đổi hướng.--Prof MK (thảo luận) 14:06, ngày 22 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Tôi thì nghĩ nên bỏ các tên gọi khó nhớ kia, trở lại với dạng ban đầu, vì đây là wikipedia tiếng việt có nghĩa là dành cho người biết tiếng Việt tra cứu không cần phải thay đổi thành các chữ lạ hoắc như vậy Llevanloc (thảo luận) 12:38, ngày 24 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Thêm chức năng chuyển đổi bài viết sang định dạng PDF

Phần mềm MediaWiki có một bộ mở rộng dùng để tổng hợp và thu thập bài viết trên Wiki để chuyển thành sách điện tử với định dạng mở PDF hoặc ODF, có tên là Collection. Bộ mở rộng này hiện đã kích hoạt trên tất cả các dự án Văn thư lưu trữ mở Wikisource (có thể xem ví dụ và cách dùng tại Wikisource tiếng Việt), và một số dự án Wikipedia (như tiếng Anh chẳng hạn). Tại Wikipedia tiếng Việt, đã có ít nhất hai đề nghị chúng ta nên có bộ mở rộng này (của Dung005Magicknight1994). Tôi muốn cộng đồng cho ý kiến về việc bổ sung công cụ này. Nếu không ai có ý kiến phản đối, tôi sẽ yêu cầu các lập trình viên mở tính năng này cho Wikipedia tiếng Việt. Tân (thảo luận) 02:36, ngày 7 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]

  1.  Đồng ý Tôi ít khi xài tính năng này ở Wikisource nhưng đó là một tính năng thú vị... Có điều format của nó chưa được đẹp mắt lắm... --Nguyễn Kim Kha -> (thảo luận) 03:54, ngày 7 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý -- tl(+)-đg 10:37, ngày 7 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý--minhhuy*=talk-butions 10:38, ngày 7 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý --Khốttabít (thảo luận) 12:44, ngày 16 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]
    Ý kiến chút: ngoài ra bên en và pt,... còn có mục tạo sách nữa, ta làm luôn một thể --minhhuy*=talk-butions 13:27, ngày 16 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]
    Tính năng tạo sách là một bộ phận đi kèm trong bộ mở rộng Collection. Tân (thảo luận) 04:58, ngày 19 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý Đồng ý. Tôi vẫn hay dùng tính năng này trên wiki en để in tài liệu, khá tiện. Tran Quoc123 (thảo luận) 13:10, ngày 22 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Mở bug

Tôi đã mở bug tại mediazilla:21566. Mong rằng họ sẽ sớm xử lý nó. Tân (thảo luận) 04:58, ngày 19 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Thêm bản mẫu

Tôi đề nghị nên tạo thêm một bản mẫu thông báo những trang chưa có liên kết interwiki (như một lời kêu gọi bổ sung). Ví dụ như Thảm sát Cát Bay‎ --minhhuy*=talk-butions 03:08, ngày 8 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tại sao phải làm bản mẫu đó trong khi chỉ nhìn qua bên trái là thấy ?Eternal Dragon (thảo luận) 03:13, ngày 8 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Thì như là một lời thông báo để các thành viên thêm liên kết thôi mà --minhhuy*=talk-butions 03:14, ngày 8 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Một bài viết treo quá nhiều tiêu bản thì tôi thấy ko cần thiết. Hơn nữa đâu phải bài viết nào cũng có interwiki ? Eternal Dragon (thảo luận) 03:17, ngày 8 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Đồng ý --minhhuy*=talk-butions 03:23, ngày 8 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Bạn có thể đặt câu hỏi ở trang thảo luận của bài.--Soekarno-Hatta/Jakarta (thảo luận) 01:51, ngày 16 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Quyên góp

Mấy hôm nay thấy Wikimedia liên tục kêu gọi quyên góp, bộ có gì trục trặc cho dự án à? --minhhuy*=talk-butions 10:23, ngày 13 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Đây là việc làm thường xuyên của wiki mà!. Hôm nay thấy cải bảng "wiki là mãi mãi" trông đẹp hơn, bớt phản cảm hơn rồi.--Soekarno-Hatta/Jakarta (thảo luận) 01:49, ngày 16 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Cái này năm ngoái cũng thấy, hình như là dạng cây đo % thì phải-- tl(+)-đg 13:17, ngày 17 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Wikipedia không có quảng cáo, phi lợi nhuận nên tồn tại nhờ sự đóng góp tiền bạc của những người hảo tâm. Dự án thường một năm có đến hai chiến dịch thế này lận. Nhưng lần này tôi thấy khó chịu với cụm từ "Wikipedia Forever", dù tôi là người đã dịch nó thành "Wikipedia là Mãi mãi", nó cứ như hô Vạn tuế trong tiếng Việt vậy. Kì cục quá. Tân (thảo luận) 12:09, ngày 19 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy có thể dịch thoát đi là "Wikipedia mãi tồn tại". 222.252.89.57 (thảo luận) 15:19, ngày 21 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Tôi thícđanùng câu "Vì Wikipedia tồn tại mãi mãi" hơn... Nó có vẻ gì đó mang tính vận động quyên góp, lại đỡ bị lạc lõng trong câu văn tiếng Việt. --Nguyễn Kim Kha -> (thảo luận) 11:46, ngày 24 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Các tài khoản "Minh râu" trùng IP với Conbo

Xin các bạn xem xét vụ bê bối mới nhất của Wikipedia tiếng Việt. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 08:29, ngày 17 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Hic, thế vi.wiki còn vụ bê bối nào nữa à.:((--en` en` (thảo luận) 10:48, ngày 22 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Mình chỉ biết có 1 vụ bê bối, nhưng ko phải tại vi là một BQV xài rối và bí truất quyền thôi:) --minhhuy*=talk-butions 10:52, ngày 22 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]


Sự kiện thời nay

Kính gởi những thành viên Wikipedia am hiểu chủ đề chiến tranh và quân sự, đặc biệt là những người tham gia dự án Đệ nhị thế chiến. Tôi thấy Thế chiến 2 đã xưa rồi, sẽ có ít người quan tâm.[cần dẫn nguồn] Có lẽ nên tạm thời quên nó đi và chú ý tới những xung đột hiện đại, đặc biệt là Chiến tranh chống khủng bố. Chúng ta nên để ý và viết bài mới, bổ sung, mở rộng và cải thiện các bài về Chiến tranh chống khủng bố và các cuộc tấn công khủng bố tự sát. Cuộc chiến này có thể sẽ có nhiều người quan tâm hơn[cần dẫn nguồn] vì nó là xung đột hiện đại và đang xảy ra.[cần dẫn nguồn] Юрский (thảo luận) 20:30, ngày 20 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]

 Phản đối cực mạnh! tôi gạch 1 câu nói của bạn. Nếu ko nêu được thì xin làm lại cái fact của Minh Huy.--Ti-e-Azam (Thảo luận/bài viết) 14:02, ngày 22 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Xin lỗi bạn, mỗi con người có một sở thích khác nhau, chúng tôi yêu thích Chiến tranh thế giới thứ hai và muốn đóng góp công sức vào nó, bạn hãy nêu nguồn CTTG2 bị ít người quan tâm, Wikipedia tiếng Anh có hẳn một chủ đề và dự án về nó, bạn cứ tự nhiên viết những gì bạn thích, mong rằng biết đâu sau này bạn lập cả một dự án về nó thì sao, thân --minhhuy*=talk-butions 04:08, ngày 21 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]
☑Y Đồng ý Minh Huy.--Ti-e-Azam (Thảo luận/bài viết) 13:54, ngày 22 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Chúng ta có sự khác biệt giữa sự kiện thời nay và thời xưa, các sự kiện thời xưa thường có nhiều dữ kiện, đáng giá, cũng như diễn biến, kết thúc, hậu quả, nguyên nhân... trong khi các sự kiện hiện tại khó nổi bật do thiếu dữ kiện về độ lớn, diễn biến thông tin, có thể ít nguồn uy tín đáng giá nên ít người viết bài về các sự kiện hiện tại.-- tl(+)-đg 10:41, ngày 22 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]
☑Y Đồng ý Magicknight94.--Ti-e-Azam (Thảo luận/bài viết)

Đề nghị bạn xem kĩ lại, wiki có ít nhiều t/v quan tâm đến/thích lịch sử, và họ không/ít/nhiều quan tâm đến chiến tranh khủng bố. Minh Huy nói đúng đấy, nên nêu nguồn người ít quan tâm đến Thế chiến II. Đối với lịch sử xưa cũng vậy, sao bạn ko bắt bộ GD bỏ luôn môn lịch sử đi (nên nhớ là làm thế bộ GD chưa phạt thì thôi đấy)? Mà lại tự dưng bắt những t/v quan tâm lịch sử phải bỏ cuộc, bỏ những câu chuyện bổ ích, những câu chuyện đọc như 1 cổ tích, 1 bài học... để vào cái đề tài căng thẳng thế? Chúc bạn khoẻ!--Ti-e-Azam (Thảo luận/bài viết) 13:16, ngày 22 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Mà xem bộ CTTG2 còn căng thẳng hơn lịch sử Trung Đông của Ti nữa:D --minhhuy*=talk-butions 13:20, ngày 22 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]

@minhhuy: nói thêm là Ti có dự định khá căng thẳng là đế quốc Nga (có Nikolai II là đặc biệt gây căngt hẳng), Đức và Áo-Hung (chứ ko trong lành như bản The Blue Danube của họ đâu nha!) nữa. Mà lưu ý trung hoà là hay, chứ căng thẳng ko hay: các phụ huynh và nhiều bạn nhỏ thích xem căng thẳng, nhiều bạn nhỏ thích xem sử khủng long - 1920 của Ti, xong nhỡ có bạn nhỏ xem căng thẳng bị phụ huynh ngăn thì sao?--Ti-e-Azam (Thảo luận/bài viết) 13:22, ngày 22 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Bởi vậy tớ tặng ngôi sao hài hước cho bạn là quá xứng:DDD --minhhuy*=talk-butions 13:30, ngày 22 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Trước mắt, bạn nào đề nghị ngưng sử xưa nên chơi Rome Total War..., xem Chiến tranh thành Troy, Võ sĩ giác đấu, Võ sĩ đạo cuối cùng... rồi lúc đấy hãy phán xét là lịch sử xưa ko hay. Cá nhân tôi ko thích những vấn đề căng thẳng hiện đại, mà thích lịch sử từ khủng long đến 1920s. Furthermore, hãy lưu ý những cái bạn O gì đó nói thua xa những cái xưa về độ bổ ích. Xin lỗi, nếu xoá bỏ những bài sử cổ - 1945 đi, ko biết wiki còn ra cái thứ gì nữa? Bạn O. nên suy nghĩ lại xem có bao nhiêu người trên thế giới này nói chung, và cư dân mạng nói riêng yêu thích lịch sử.--Ti-e-Azam (Thảo luận/bài viết) 13:34, ngày 22 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Tôi cảm thấy hơi thất vọng với những gì mà Юрский phát biểu đấy. Thế chiến thứ hai tuy đã qua lâu rồi nhưng ảnh hưởng, tác động của nó vẫn còn cho đến ngày hôm nay đấy, chưa kể đây là một lĩnh vực mà những người yêu thích lịch sử thường quan tâm đến. Tôi cảm thấy như bạn là một người muốn phủ nhận lịch sử ?--Prof MK (thảo luận) 13:49, ngày 22 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]
☑Y Prof MK. Nhưng đừng thất vọng, tâm trạng đó chỉ dành cho những người thất bại thôi anh ạ. Chúng tôi vẫn vui vẻ, hào hứng, khoái chí mà viết về lịch sử từ khủng long đến 1945, hay đến 1995 cho dài D:.--Ti-e-Azam (Thảo luận/bài viết) 13:54, ngày 22 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Nói chung, tôi và những t/v thích lịch sử từ khủng long đến 1999 cứ việc viết về chủ đề mình yêu thích, viết mãi viết mãi, với tâm trạng hào hứng, khoái chí, vui vẻ và phấn khởi, giống như người Zaporozhia đang viết thư cho Thổ hoàng vậy! Còn Chiến tranh với Terrorism thì tôi đã chán ngấy vì suốt ngày đọc bào rồi.^_^--Ti-e-Azam (Thảo luận/bài viết) 14:02, ngày 22 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Tôi cảm thấy thất vọng vì một thành viên wikipedia lại có suy nghĩ nông cạn và phát biểu hàm hồ như vậy. Còn bản thân tôi thì tất nhiên luôn lạc quan đóng góp vô vị lợi cho wiki nói chung và mảng TCT2 nói riêng.--Prof MK (thảo luận) 14:04, ngày 22 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Nhà mình có 15 cuốn viết về khủng long, bữa nào (hoạ may) đi gặp mặt xem chung:D --minhhuy*=talk-butions 14:06, ngày 22 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Dzô Dzô, có thể là nguồn đáng tin của wiki được ko?--Ti-e-Azam (Thảo luận/bài viết) 14:10, ngày 22 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tôi tạm thời xoá phần gạch dòng phát biểu đầu tiên bạn Юрский của Ti2008 vì bạn không nêu được lí do quan trọng để gạch dòng đó.--MagicA bàn luận-đg 15:06, ngày 22 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]

☑Y Đã xử lý.--Ti-e-Azam (Thảo luận/bài viết) 15:11, ngày 22 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Vì rất có thể bạn Юрский là người Nga. Vì vậy, tôi thử thông tin đến bạn ấy bằng tiếng Nga xem sao (thông cảm vì rất có thể tôi còn ngọng, đặc biệt là việc dùng "cách": "Вы Юрского Дороги. У меня также есть много информации об этой теме. Но, как историки Русский М. И. Мельтюхов сказал: "Мы не можем записать цель таким образом, что это не достаточно, если назад во времени". Таким образом, сама же статья о борьбе с терроризмом сегодня может записать только как новости с энциклопедическими не высоки, равно как и отзывы левый каждый день. Кроме того, Вторая мировая война была не очень старой. Многие участники по-прежнему писать о войне древних, а другая половина высоким. До сих пор, Вторая мировая война все еще являются предметом наиболее заинтересованы в мире. Иногда этот обмен с Вами". --Двина-C75MT 00:17, ngày 23 tháng 11 năm 2009 (UTC)--[trả lời]

Tạm dịch: Bạn Юрский thân mến. Tôi cũng có rất nhiều thông tin về chủ đề này. Nhưng, như là nhà sử học của Nga M. I Meltyuhov nói: "Chúng ta không thể viết lịch sử một cách khách quan nêu không dủ độ lùi của thời gian." Do đó, một loạt bài viết rất giống nhau về cuộc chiến chống khủng bố ngày hôm nay chỉ có thể ghi lại dưới hình thức tin tức do tính bách khoa không cao. Ngoài ra, chiến tranh thế giới thứ hai không hẳn đã là xưa cũ. Nhiều thành viên vẫn tiếp tục tham gia viết về cuộc chiến tranh này cho thấy nó vẫn được sự quan tâm rất cao. Cho đến nay, chiến tranh thế giới thứ hai vẫn là cuộc chiến tranh lớn nhất của loài nguời và vẫn đang được quan tâm nhất trên thế giới. Đôi điều trao đổi với bạn --minhhuy*=talk-butions 05:23, ngày 23 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]
☑Y ngớ ngẩn, cái gì gọi là sự kiện thời này và xưa, không có xưa làm sao có nay. Nếu bạn có hứng thú về đề tài chiến tranh khủng bố gì đó thì bạn cứ viết hoặc dịch bài đóng góp đi. Đừng có ra cái giọng kẻ cả mà ra yêu cầu này nọ, mỗi người tham gia wiki đều mong muốn tìm hiểu và đóng góp những đề tài họ thích. Không cần đợi bạn nhắc Llevanloc (thảo luận) 13:16, ngày 23 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]
☑Y Levanloc: Hay hết chỗ nói!!!--Ti-e-Azam (Thảo luận/bài viết) 15:29, ngày 23 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tối thấy bạn Ti-e-Azam Юрский này buồn cười thật, nếu thấy thích thì cứ lập dự án, kêu gọi mọi người tham gia không thì cứ tự do viết chứ sao lại đề nghị "tạm thời quên" chủ đề chiến tranh thế giới thứ hai đi. Nếu chủ đề chống khủng bố được ưa thích thì không thiếu người tham gia viết. Người ta đang thích mà lại kêu quay sang cái khác là làm sao? Volga (thảo luận) 01:16, ngày 24 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]

☑Y Đồng ý với Volga. Mà giời ơi, Ti-e-Azam này chống tư tưởng "quên Thế chiến II" 1 cách cuồng nhiệt mà Volga.--Ti-e-Azam (Thảo luận/bài viết) 04:57, ngày 24 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Bài viết về các đơn vị cấp xã của Việt Nam

Từ trước giờ mình thấy wiki thường dùng bot để viết các bài về các xã của Pháp, Tây Ban Nha trong khi sự thật thì các xã, phường, thị trấn của Việt Nam rất ít khi được viết nên mình mạnh dạn đề nghị cộng đồng sử dụng bot để viết hết các bài này--Harry Pham (thảo luận) 06:54, ngày 22 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Bot viết xã, phường của Anh, Pháp có phải là Nal-bot của Nalzogu không? --minhhuy*=talk-butions 07:42, ngày 22 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Viết thì dễ thôi, nhưng vấn đề là thông tin quá ít. Mấy bài về các xã phường ở nước ngoài chỉ cần dịch rồi tạo mới là xong. Nói chung là cần "bàn tay" người:D Eternal Dragon (thảo luận) 10:45, ngày 22 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Mình thấy khung bài thì có thể tạo bằng bot được.

1- Tên xã + Tên huyện + Tên tỉnh: Đã có bảng mã hiệu đơn vị hành chính của Nhà nước.
2- Tọa độ và hiển thị tọa độ trên bản đồ: Cái này đã cố định trên bản đồ.
3- Đặc điểm địa hình, đồi núi, sống ngòi: Tham số này ổn định.
4- Diện tích: Tương đối cố định. Đã có số liệu của Cục đo đạc và bản đồ - Bộ Tài nguyên môi trường
5- Dân số: 5 năm cập nhật 1 lần qua kết quả điều tra dân số của Bộ Nội vụ.
6- Giáp giới: Tham số này cũng tương đối ổn định, do việc tách nhập xã diễn ra không thừong xuyên, không định kỳ.
7- Dân tộc: Tham số này tưong đối ổn định.
8- Tôn giáo: Tham số này cũng tưong đối ổn định.
9- Hoạt động kinh tế chính: mppjt số nơi không ổn định lắm, nhất là ở những vùng đang đô thị hóa hoặc do chuyển đổi cơ cấu kinh tế, hoặc do chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai, hoặc do quy hoạch các công trình quốc gia.
10- Sản phẩm chính: không ổn định lắm (lý do như trên)
11- Đặc sản truyền thống: tham số này tương đối ổn định.
12- Quan chức lãnh đạo: 5 năm thay đổi một lần (trừ trường hợp đột xuất)
13- Di tích lịch sử văn hoá: không phải xã nào cũng có.
14- Nhân vật lịch sử: Thường thì xã dồng bằng và trung du nào cũng có (một vài thành hoàng làng của các thôn). Các phường, thị trấn và các xã miền núi có ít hơn.
15- Đóng góp với lịch sử dân tộc: Tham số này thuộc phạm trù "cái riêng"

Với ít nhất là 15 fields này, Harry Pham hoàn toàn có thể dùng bot để tạo bài. Tuy nhiên, nên lưu ý rằng kết quả của nó phải thống nhất với các quy tắc đã có trên vi.wiki về dịa danh Việt Nam. --Двина-C75MT 03:24, ngày 23 tháng 11 năm 2009 (UTC)--[trả lời]

Vấn đề là Harry có biết tạo bot không, mấy hôm này mình sử dũng trình duyệt tự động để hoan nghênh thành viên, sợ dùng bot dể làm loạn lắm --minhhuy*=talk-butions 05:05, ngày 23 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]