Wikipedia:Thảo luận/Lưu 76

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chuyện khôi hài gì đây? Đề nghị hủy kết quả và tổ chức biểu quyết lại. Nguyenhai314 (thảo luận) 01:05, ngày 2 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]

@Nguyenhai314 Đúng là một chuyện khôi hài thật. Nếu bạn rảnh thì có thể tuần tra lại các biểu quyết đã đóng bởi thành viên này Nhac Ny Talk to me ♥ 02:00, ngày 2 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
ố ồ, toàn thành viên uy tín ko vậy. "đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng" - "Mạc ngôn thanh tu" (thảo luận) 05:32, ngày 2 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@NhacNy2412 Mà kể cũng lạ thật. 1/4 thì giữ, mà 0/4 thì lại không đủ phiếu??? Mình nghĩ cần phải sửa lại quy định về số phiếu thôi. – I am ITalk! 09:30, ngày 2 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Tôi chả thấy có gì lạ lùng ở đây. Tổng số phiếu phải là 5 mới được đóng. Quy định tồn tại mười mấy năm rồi, chả ai thấy gì lạ. Bạn muốn sửa lại quy định thì mời mở BQ sửa quy định. Khả năng cao là sẽ ăn nhiều phiếu chống. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 22:51, ngày 2 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Đơn giản là tôi 0/4 thì nghĩa là 0+4=4, chưa đủ phiếu. 1/4 nghĩa là 1+4=5, đủ 5 phiếu rồi còn thắc mắc chi bạn hỡi. – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 04:39, ngày 3 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Đề nghị xem xét thành viên Bonsaihoathuan2016[sửa | sửa mã nguồn]

ĐÃ GIẢI QUYẾT
Phương án của Dieu2005 + một số ngoại lệ đạt đồng thuận. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:54, ngày 15 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.

Đề nghị xem xét thành viên Bonsaihoathuan2016. Thành viên này tiếp tục sửa đổi một loạt tện bài viết với một lý do là cho sát với Wikipedia tiếng Anh. Theo tôi là một lý do không thuyết phục. thảo luận quên ký tên này là của Tuần dương hạm (thảo luận • đóng góp) vào lúc 02:57, ngày 2 tháng 5 năm 2022 (UTC).[trả lời]

Tôi thấy thành viên ghi tóm lược là đổi cho giống Wikipedia tiếng Nhật chứ không phải Wikipedia tiếng Anh. Ngoài ra theo tôi biết thì tiền lệ tên bài về tàu chiến Nhật Bản của Wikipedia tiếng Việt được trình bày theo kiểu "Tên tàu + (kiểu tàu)" thay vì "Kiểu tàu + tên tàu", vì nó giúp dễ dàng hơn cho việc tra tìm (bởi cấu trúc ngữ pháp của tiếng Việt khác tiếng Anh). Tôi thấy thành viên đang đổi tên theo hướng đó và cho rằng đó là việc làm hợp lý. --minhhuy (thảo luận) 04:35, ngày 2 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Xem thêm: Wikipedia:Thảo luận/Lưu 71 § Đổi tên hàng loạt. Danh tl 04:56, ngày 2 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Xem ra thảo luận vẫn chưa ngã ngũ. Tôi thì đồng ý với cấu trúc "Tên tàu + (tên loại tàu)" hơn vì như đã nói, nó giúp dễ dàng duyệt tìm qua khung tìm kiếm đối với những người chỉ biết tên tàu mà không biết loại tàu là gì. Tôi nghĩ sở dĩ Wikipedia tiếng Anh đặt tên theo cấu trúc như vậy là do vấn đề ngữ pháp, khi tên tàu luôn được đưa ra trước tiên trong tên bài. Xin tag @Dieu2005 là người đã tạo hầu hết các bài theo cấu trúc "Tên tàu + (tên loại tàu)" vào cho ý kiến. --minhhuy (thảo luận) 05:33, ngày 2 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Là người trong cuộc nên mình sẽ đưa ra ý kiến cá nhân của mình về vấn đề này. Các bài sửa đổi gần đây của mình là về những lớp tàu chiến Nhật Bản chỉ có một tàu. Trên Wikipedia tiếng Việt có rất nhiều bài viết về lớp tàu chiến chỉ có một tàu nên tên bài sẽ là tên con tàu đó, ví dụ như USS Ranger (CV-4)USS Wasp (CV-7). Việc mình sửa đổi tên bài như vậy không vi phạm quy định của Wikipedia tiếng Việt. Ngoài ra Abukuma được phân loại là lớp tàu hộ tống khu trục (DE) chứ không phải lớp tàu khu trục (DD) nhưng khi mình sửa đổi thì thành viên Tuần dương hạm lại lùi sửa mà không giải thích về vấn đề này. Mong mọi người tham gia thảo luận và góp ý về chủ đề này. Thân! Bonsaihoathuan2016 (thảo luận) 09:54, ngày 2 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Tôi chỉ sửa lại bài viết theo ban đầu. Còn bạn cứ đi sửa hàng loạt với một lý do là cho đồng bộ với các Wikipedia ngôn ngữ khác. Wikipedia không có quy định nào bắt buộc bài viết phải đồng bộ theo các phiên bản ngôn ngữ khác. – Tuần dương hạm (thảo luận) 10:12, ngày 2 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Còn về lớp Akubuma thì JMSDF gọi tất cả những con tàu có thể phân loại thành Frigate và Destroyer là khu trục hạm (Destroyer), dù cho những Destroyer của họ có thể có lượng giãn nước chỉ 3.000 – 4.000 tấn hay lên đến 10.000 tấn (các tàu lớp Atago). Kể cả tàu sân bay trực thẳng lớp Hyuga và Izumo lượng giãn nước lên đến 18.000 tấn, họ vẫn chỉ gọi là khu trục hạm trực thăng (Helicopter Capable Destroyer). – Tuần dương hạm (thảo luận) 10:24, ngày 2 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Bonsaihoathuan2016: Trường hợp các tàu USS Ranger (CV-4)USS Wasp (CV-7), ý riêng của tôi vẫn muốn giữ tên bài bao gồm cả tên lẫn số hiệu lườn. Đó là vì hai lý do: (1) trong tương lai có thể có tàu cùng tên khác số hiệu lườn, vd.: USS Ranger (CV-61)USS Wasp (CV-18) (2) người đọc có thể tìm một tàu nào đó mà chỉ nhớ tên, hay chỉ nhớ số hiệu lườn, thì vẫn tìm ra bài muốn đọc.Dieu2005 (thảo luận) 11:11, ngày 2 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Tuần dương hạm: tốt hơn khi bạn lùi sửa nên nêu lý do rõ ràng, và tốt nhất nên vào trang thảo luận nói rõ lý do thì sẽ dễ dàng hơn.Dieu2005 (thảo luận) 11:14, ngày 2 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Thành viên:Dieu2005 Vậy bạn ủng hộ đặt tên theo Wikipedia tiếng Nhật hay Wikipedia tiếng Anh? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 21:32, ngày 2 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Đổi tên theo Wikipedia tiếng Nhật[sửa | sửa mã nguồn]

Đổi tên theo Wikipedia tiếng Anh[sửa | sửa mã nguồn]

Phương án của Dieu2005[sửa | sửa mã nguồn]

  •  Đồng ý Ủng hộ ý kiến của thành viên chuyên viết về tàu chiến hạm. Dieu2005 có hàng trăm bài về tàu chiến + mấy chục BVCL về tàu chiến. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 00:57, ngày 3 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Là BQV dự án, bạn không nên áp đặt kiểu ai viết nhiều người đó có quyền, tôi không muốn phản hồi nhưng bạn đôi khi phát biểu rất khó chịu, thông cảm nhé. Phương án cần đưa ra là phương án hợp lý và thuận tiện cho các thành viên đóng góp sau này.  A l p h a m a  Thảo luận 01:43, ngày 3 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    User:Alphama Hình như có mình bạn thấy khó chịu? Tôi chưa bao giờ áp đặt hay phát ngôn kiểu ai viết nhiều thì người đó có quyền. Tôi ủng hộ Dieu2005 vì các lý lẽ của Dieu2005 và Minh Huy ở trên. Mời bạn đọc. Còn thành tích viết bài của Dieu2005 chỉ là yếu tố phụ. Tv viết nhiều bài về tàu chiến dĩ nhiên phải am hiểu về tàu chiến hơn 1 tv bình thường khác. Ví dụ, tiếng nói của DHN có trọng lượng hơn 1 thành viên mới te. Lưu ý, trọng lượng hơn không phải lúc nào cũng thuyết phục được cộng đồng. Quyết định thế nào là thuộc về cộng đồng. Sao bạn cứ phải nhảy lên như con cào cào vậy? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 02:05, ngày 3 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Đề nghị bạn xem xét lại câu cuối của bạn đi nhé, cẩn thận vi phạm thái độ văn minh. Tôi đưa ra ý kiến để bạn biết điều chỉnh. Bạn phát biểu như vậy khác nào thiếu trung lập và khiến người khác tin rằng vì phải theo phương án đó?  A l p h a m a  Thảo luận 02:09, ngày 3 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    User:Alphama Đề nghị bạn bớt kiếm chuyện với người khác. Vụ này cộng đồng ủng hộ tôi sau khi bạn kiếm chuyện. Thứ nhất: tôi chưa thấy tôi vi phạm văn minh ở chỗ nào. Nếu bạn thấy có vấn đề gì thì mời bạn kiện lên TNBQV để giải quyết. Thứ hai: tôi chả thấy phát biểu của tôi có gì là thiếu trung lập. Quan điểm của tôi là ủng hộ phương án của Dieu2005 vì tôi thấy nó có lý lẽ nhất. Tôi có quyền nêu thành tích của tv Dieu2005. Tôi thấy bạn chưa phân biệt được giữa thiếu trung lập vs nêu quan điểm trong 1 cuộc thảo luận cộng đồng. Trong cuộc thảo luận này tôi là người tham gia tìm đồng thuận chứ không phải dưới vai trò làm trọng tài phán xét nên chả có gì mà trung lập với không trung lập. Theo lập luận của bạn thì bạn cũng thiếu trung lập do có ý kiến trái chiều với tôi? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 03:16, ngày 3 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  •  Đồng ý Mình đồng tình với cấu trúc "Tên tàu + (tên loại tàu)" hoặc "Tên tàu + (số hiệu lườn)" của Dieu2005 vì cấu trúc này giúp dễ dàng duyệt tìm bài viết qua khung tìm kiếm đối với những người chỉ biết tên tàu mà không biết loại tàu hay số hiệu lườn là gì. Bonsaihoathuan2016 (thảo luận) 02:45, ngày 3 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  •  Đồng ý Vì lý do đã nêu trong phần ý kiến bên dưới. Dieu2005 (thảo luận) 03:15, ngày 3 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Thành viên:Bonsaihoathuan2016Thành viên:Dieu2005 Mời hai bạn xem xét phương án mới ở dưới. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 02:26, ngày 4 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Phương án của Dieu2005 + 1 số ngoại lệ như USS, HMS, HMAS, HMNZS[sửa | sửa mã nguồn]

@Alphama Dùng dấu * khi bỏ phiếu ở các thảo luận anh nhé. – I am ITalk! 17:17, ngày 3 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Ý kiến[sửa | sửa mã nguồn]

  •  Ý kiến Mời mọi người cho ý kiến ở 3 mục trên để tìm đồng thuận. Tôi thấy vụ này lùm xùm mấy tháng nay rồi. Cần giải quyết dứt điểm 1 lần cho xong. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 22:47, ngày 2 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Xin nói rõ lại là việc đặt tên tàu chiến các nước đều chia ra hai giai đoạn: không có số hiệu lườn (Hoa Kỳ: thế kỷ XIX trở về trước, Nhật Bản cho đến 1945) và giai đoạn có số hiệu lườn (Hoa Kỳ đầu thế kỷ XX, Nhật Bản sau 1945). Tôi đề xuất quy tắc đăt tên như sau:
  1. Không có số hiệu lườn: Tên tàu (loại tàu), ví dụ: Yamato (thiết giáp hạm Nhật)
  2. Có số hiệu lườn: Tên tàu (số hiệu lườn), ví dụ: JS Kongō (DDG-173) Dieu2005 (thảo luận) 00:10, ngày 3 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Thành viên:Dieu2005 Mời bạn bỏ phiếu ở trên để cộng đồng sớm thống nhất về vấn đề này. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 00:58, ngày 3 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Cần phải đưa ra các ví dụ thật rõ ràng theo từng phương án để người khác tham gia tiếp cận dễ hơn và có cái nhìn tổng thể hơn. Ví dụ như JDS Amatsukaze, vốn dĩ cụm từ JDS là cụm từ viết tắt Japan Defense Ship (tàu phòng vệ/thủ Nhật Bản). Vì vậy cụm từ JDS Amatsukaze không hợp lý, có bản sắc tiếng Anh, lấy tên này đặt tên cho tàu Nhật ở 1 dự án ngôn ngữ khác là không hợp lý. Nếu dịch theo tiếng Việt tương ứng phải dịch là tàu phòng vệ Nhật Bản Amatsukaze hoặc 1 cụm từ viết tắt cho tàu phòng vệ Nhật Bản bằng tiếng Việt nếu có. Vì đây là viwiki nên có 1 quy tắc riêng (theo Meta là bản sắc) nếu có, không thì đành chấp nhận 1 trong các phương án trên.  A l p h a m a  Thảo luận 01:40, ngày 3 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    User:Alphama Bạn tham gia ý kiến mà chưa đọc qua ý kiến của các thành viên trên? Theo phương án của Dieu2005 thì sẽ đặt là "Amatsukaze (tàu khu trục)". Thêm nữa, mong bạn sẽ quyết đoán hơn trong những lần thảo luận sau này thay vì cho 1 ý kiến mang tính chất quá huề vốn + chưa đọc gì cả. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 03:21, ngày 3 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    User:Alphama Đồng ý với bạn là các cụm từ JDS (Nhật), RVNS (VNCH) là gán ép của người nói tiếng Anh chứ người bản xứ có sử dụng bao giờ ? Nhưng có thể có ngoại lệ chăng ? USS cho HQ Mỹ; HMS, HMAS, HMNZS cho HQ Hoàng gia Anh Úc New Zealand, và SMS cho HQ Đế quốc Đức, vì đã dùng rất quen thuộc rồi. Dieu2005 (thảo luận) 03:32, ngày 3 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Dieu2005 Có 2 cách giải quyết. Một là cho mấy cái USS, HMS vân vân thành trường hợp ngoại lệ. Hai là bỏ USS, HMS vân vân vào dấu ngoặc () hết. Bạn tính sao? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 03:46, ngày 3 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    @Dieu2005: Những danh sách ngoại lệ chắc có lẽ phải tra cứu theo mức độ phổ biến của nó ở tiếng Việt. Đa số người dân chỉ biết USS, cùng lắm là HMS, HMAS, HMNZS như bạn nói, chứ 1 nước thua trận thì SMS chắc không ai biết. –  A l p h a m a  Thảo luận 04:01, ngày 3 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    @Dieu2005: Đây cũng chính là cái tôi đã phân tích và lưỡng lự về phương án chọn tên, có thể chúng ta chưa nhìn được vấn đề tổng thể cho lắm. Nếu theo ý bạn thì mấy cái kia sẽ đổi theo, khổ nổi những tên như USS thì quá phổ biến, đổi tên thì có thể xung đột trường hợp này. Như vậy theo tôi chắc chắn phải lấy ý kiến của bạn + 1 số ngoại lệ mới đúng. Không rõ có bao nhiêu tàu không có ký hiệu lườn rơi vào các cụm phổ biến này. @Nguyentrongphu: Bạn nên xem ý kiến của bác Dieu2005 để biết lý do vì sao tôi lưỡng lự. Vì chưa có phương án rõ ràng nhất nên tôi chưa bỏ phiếu, bớt hấp tấp đi. –  A l p h a m a  Thảo luận 03:38, ngày 3 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    User:Alphama Mình muốn góp ý rằng các tàu như Amatsukaze và Wakaba ngoài ký hiệu lườn là JDS còn có số hiệu lườn cụ thế. Do đó nếu đặt tên bài viết theo phương án của Dieu05 thì tên bài viết phải là "JDS Amatsukaze (DDG-163)" và "JDS Wakaba (DE-261)". Còn cách đặt tên như "Amatsukaze (tàu khu trục)" chỉ áp dụng nếu con tàu không có số hiệu lườn. Bonsaihoathuan2016 (thảo luận) 10:49, ngày 5 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    User:Bonsaihoathuan2016 Tôi với Alphama đang nghĩ đến việc loại bỏ cụm từ JDS hay JS vì rõ ràng là người sử dụng tiếng Anh chêm vô chứ người Nhật có sử dụng đâu? Do đó ví dụ của bạn sẽ là "Amatsukaze (DDG-163)" và "Wakaba (DE-261)" mà thôi. Tình trạng tương tự còn xảy ra với các cụm từ như RVNS (HQ VNCH), ROKS (Hàn Quốc), ROCS (Đài Loan),... Dieu2005 (thảo luận) 13:41, ngày 5 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Có lẽ cần mời thêm các thành viên khác cho ý kiến.  A l p h a m a  Thảo luận 01:44, ngày 8 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến AlphamaDieu2005: Mình xin phép bổ sung ý kiến cho vấn đề này như sau:
  1. Đối với các cụm từ JDSJS thì có hai lý do cho việc nên sử dụng chúng. Thứ nhất hai cụm từ này được sử dụng nhiều trong các bài viết Wikipedia thuộc ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh. Chẳng hạn như bài viết JS Izumo (DDH-183) có cụm từ JS (hoặc JDS) được sử dụng ở một số trang không phải tiếng Anh như Wikipedia tiếng Pháp ([1]), Wikipedia tiếng Hà Lan ([2]), Wikipedia tiếng Hàn ([3]) và nhất là Wikipedia tiếng Nhật ([4]). Thứ hai là có nhiều bài viết ở nước ta cũng dùng cụm từ JDSJS. Ví dụ dẫn chứng: [5], [6], [7], [8], [9],...
  2. Đối với cụm từ RVNS thì mình chỉ thấy nó được nhắc đến ở Wikipedia tiếng Việt, Wikipedia tiếng Anh, bài viết tiếng Anh cùng một số ít bài viết tiếng Việt như [10].
  3. Đối với cụm từ ROKS thì nó vừa được sử dụng trong các bài viết Wikipedia thuộc ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh (ví dụ như bài viết ROKS Cheonan (PCC-772) có cụm từ ROKS được dùng ở ngôn ngữ khác, kể cả tiếng Hàn) vừa được nhắc đến trong một số bài viết ở nước ta (ví dụ như [11], [12], [13]).
  4. Đối với cụm từ ROCS thì nó tương tự như trường hợp của RVNS.

Trên đây là những thông tin mình tìm được trong mấy ngày qua, hi vọng chúng có thể được sử dụng như tư liệu tham khảo cho việc đi đến quyết định cuối cùng. Bonsaihoathuan2016 (thảo luận) 20:30, ngày 10 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Xin nhắc lại một chút về quy định Wikipedia:Tên bài: "Tên bài viết của trang viết trong Wikipedia phải được phần đông những người nói tiếng Việt hiểu được và sử dụng. Các tên này cần giúp người đọc dễ dàng tra cứu trong thể loại và ô tìm kiếm, đồng thời tạo điều kiện liên kết giữa các trang trong bách khoa Wikipedia." Như vậy, những cụm ngoại lệ phổ biến này chúng ta vẫn có thể bàn sau này, trước hết tôi nghĩ nên ép theo 1 kiểu như Dieu2005 để thống nhất cách đặt tên. –  A l p h a m a  Thảo luận 23:56, ngày 10 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
User:Bonsaihoathuan2016: Có thể chúng ta cần thống kê tần suất sử dụng trên ngôn ngữ bản địa của nước sở hữu tàu cụ thể. Còn việc sử dụng trong bài trên wiki các ngôn ngữ khác, thì tôi hiểu do phần lớn đều dịch từ bản tiếng Anh nên máy móc dịch luôn các cụm từ này mà chưa chắc người bản địa có sử dụng hay không ? Trước mắt xin giải quyết xong lần biểu quyết này, còn chi tiết cho rất nhiều cụm từ tương tự như INS (Ấn Độ), PRB (Philippine), BAP (Peru), HTMS (Thái Lan),... xin để dần dần giải quyết.Dieu2005 (thảo luận) 00:17, ngày 11 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Thảo luận trên đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.

Xin chào. Gần đây, mình có dịch bài viết sang tiếng Anh ở trang nháp, sau đó chuyển qua trang wiki chính thức. Do ham hố có bài đầu tiên nên mình không để ý sự tồn tại của bài Đơn vị dẫn xuất. Vậy, mình xin đề xuất xóa bài Đơn vị dẫn xuất và lấy bài Đơn vị dẫn xuất SI làm chuẩn. Nói thế thôi, chứ cách giải quyết vấn đề này phụ thuộc vào các bạn. TomEpsilon (thảo luận) 06:08, ngày 2 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]

 Đã trộn lịch sử Không cần xoá bài nào cả, gộp chúng lại là xong. Danh tl 06:50, ngày 2 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Chào mừng bạn đến với Wikipedia, hy vọng một ngày được hợp tác với bạn viết mấy bài khoa học (trừ mấy bài vật lý và toán vì tôi học xong quên hết rồi). — Dr. Voirloup💬 03:55, ngày 3 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Editing news 2022 #1[sửa | sửa mã nguồn]

Read this in another languageSubscription list for this multilingual newsletter

New editors were more successful with this new tool.

The New topic tool helps editors create new ==Sections== on discussion pages. New editors are more successful with this new tool. You can read the report. Soon, the Editing team will offer this to all editors at the 20 Wikipedias that participated in the test. You will be able to turn it off at Special:Preferences#mw-prefsection-editing-discussion.

Whatamidoing (WMF) 18:55, ngày 2 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Tech News: 2022-18[sửa | sửa mã nguồn]

19:33, ngày 2 tháng 5 năm 2022 (UTC)

Thêm bản mẫu định hướng vào cuối bài viết[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay, thành viên Botminh24 đang thêm bản mẫu {{Tướng lĩnh Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam}} vào hàng loạt các bài tiểu sử về sĩ quan cấp tướng của các lực lượng vũ trang Việt Nam. Bản mẫu này hoàn toàn không nhắc đến các chủ thể (bài được thêm bản mẫu), cũng không cung cấp thêm thông tin gì cho chủ thể. Không rõ đây có thể xem là hành vi spam được không? Nhac Ny Talk to me ♥ 09:10, ngày 5 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]

có thể nhắc nhở thành viên này chỉ được đặt bản mẫu vào các bài viết thực sư liên quan đến chủ đề nêu trong bản mẫu – — Dr. Voirloup💬 16:55, ngày 5 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Không. Dù tôi đồng ý là bản mẫu điều hướng này chẳng liên quan gì cả, bạn cần giữ thiện ý. Danh tl 17:25, ngày 5 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Bản mẫu này chỉ phù hợp đối với các bài về cấp tướng, không phải tiểu sử. Bạn nên cảnh báo. Nếu tiếp tục thì có thể báo lên TNBQV, tôi sẽ giải quyết. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 01:33, ngày 6 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Call for volunteers: 2022 Wikimedia Foundation Board of Trustees election[sửa | sửa mã nguồn]

The Movement Strategy and Governance team is looking for community members to serve as election volunteers in the upcoming Board of Trustees election.

The idea of the Election Volunteer Program came up during the 2021 Wikimedia Board of Trustees Election. This program turned out to be successful. With the help of Election Volunteers we were able to increase outreach and participation in the election by 1,753 voters over 2017. Overall turnout was 10.13%, 1.1 percentage points more, and 214 wikis were represented in the election.

But a total of 74 wikis that did not participate in 2017 produced voters in the 2021 election. Can you help change the participation?

Election volunteers will help in the following areas:

  • Translate short messages and announce the ongoing election process in community channels
  • Optional: Monitor community channels for community comments and questions

Volunteers should:

  • Maintain the friendly space policy during conversations and events
  • Present the guidelines and voting information to the community in a neutral manner

Do you want to be an election volunteer and ensure your community is represented in the vote? Sign up here to receive updates. You can use the talk page for questions about translation.

Best regards,

RamzyM (WMF) 10:15, ngày 5 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Hiện nay các thành viên có quyền upload_by_url đã có thể tải hình trực tiếp từ URL. Nếu cần cấp quyền, vui lòng yêu cầu tại WP:YCCQ.

Với các bảo trì viên, tôi có viết (lại) một script giúp tải lên phiên bản mới đã giảm độ phân giải và xoá mọi phiên bản cũ trong một lần nhấp. Thành viên thường cũng có thể dùng được, nhưng sẽ phải yêu cầu xoá tay hoặc bằng Twinkle. Danh tl 19:43, ngày 5 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Đây là danh sách tập tin ở viwiki có độ phân giải lớn hơn 200000 điểm ảnh (gần 2200 ở thời điểm tôi viết câu này). Nếu có thể, mong mọi người cùng giúp dọn dẹp. Một phần lớn trong đó là ảnh thuộc phạm vi công cộng, ảnh cá nhân... nên việc phân loại tương đối phức tạp và đòi hỏi khá nhiều thời gian. Danh tl 19:47, ngày 5 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Nhờ giúp đỡ[sửa | sửa mã nguồn]

Mình xem bên này [19] (phần viết về văn hóa) thấy họ có thiết kết khung hình ảnh có tiện ích là nhắp vào thì sẽ chuyển xem tấm hình kế tiếp, mình rất muốn có được tiện ích này nhưng không biết về kỹ thuật phải làm sao, xin được giúp đỡ cảm ơn các bạn. Bên đó họ làm như vậy nè:

{{Képdia
|cím=Képek a vallásról és építészetről
|háttér színe=
|keret színe=grey
|méret=250
|bélyeg=
|File:A gate of a temple.JPG|Templom udvarának kapuja
|File:CHUA TIEN CHAU.JPG|Templom épülete, An Binh szigete
|File:Tịnh xá Ngọc Hải.jpg|Pagoda, Ngọc Hải
|File:Pagoda...JPG|Pagoda, Ho Si Minh-város
|File:BaiDinh_GacChuong.JPG|
|File:Budai.jpg|Budai, a boldogság istenének szobra. Ving Trang Pagoda, My Tho
|File:Shrine..JPG|
|File:Religion HCMC.JPG|A hívők egy kínai templomban, Ho Si Minh-város
|File:Main_hall,_V%C4%83n_Mi%E1%BA%BFu,_Hanoi,_Vietnam_(2006).jpg|Konfuciánus templom belseje Hanoiban
|File:Dinh Cô.jpg|Templom, Dinh Cô
|File:Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam.jpg|Chau Doc temploma
|File:Temple_Cao_Dai.jpg|A kaodaizmus temploma, Tây Ninh
|File:Cao_Dai_prayers_2.jpg|A kaodaizmus hívői
}}

Cảm ơn các bạn--Phương Huy (thảo luận) 10:43, ngày 6 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]

@Phương Huy: Anh có thể dùng một cách khác là <gallery>...</gallery>. Chức năng này có sẵn và không đòi hỏi phải tạo gì cả. Ví dụ:
Nội dung mở rộng
Xem hướng dẫn ở đây: en:Help:Gallery tag. Danh tl 10:56, ngày 6 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn bạn rất rất nhiều. Mình sẽ nghiên cứu. Hic, tham gia Wiki hơn chục năm rồi mà công nghệ vẫn dốt đặc như lúc đầu. Cảm ơn bạn nhiều nha thảo luận quên ký tên này là của Phương Huy (thảo luận • đóng góp) vào lúc 12:30, ngày 6 tháng 5 năm 2022 (UTC).[trả lời]

các bạn làm ơn giúp mình xóa 2 cái này:

- "Mạc ngôn thanh tu" (thảo luận) 13:53, ngày 7 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]

☑Y ĐPV Nguyenquanghai19 đã xóa. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 09:05, ngày 8 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Khả Vân Đại Hãn: Xóa thì đăng ở TNCBQV nhé. P.T.Đ (thảo luận) 03:40, ngày 9 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
cũng hơi tế nhị nên mình ko muốn đăng ở đó. do đây là yêu cầu xóa của Alphama, Alphama làm bên đảng bộ, chủ nhiệm khoa ở trường, mà trưởng khoa thì bạn biết rồi, phải là đảng viên mới được làm. vì vậy đăng ở đây cho tiện, ít người biết - "Mạc ngôn thanh tu" (thảo luận) 04:06, ngày 9 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Cứ đăng ở TNCBQV, không có vấn đề gì. P.T.Đ (thảo luận) 04:33, ngày 9 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Đồng bộ tên thể loại con nằm trong Thể loại:Kịch bản phim theo tác giả[sửa | sửa mã nguồn]

ĐÃ GIẢI QUYẾT
Đã đồng bộ không cần thảo luận. I am ITalk! 14:17, ngày 16 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.

Sự thiếu đồng bộ nhỏ này thường mình sẽ đồng bộ hết về tên được sử dụng nhiều nhất nhưng do thành viên Baoothersks yêu cầu phải có thảo luận đồng thuận nên mình tạo đồng thuận cộng đồng.

  • Thời gian thảo luận đồng thuận: 14 ngày.
  • Nội dung thảo luận: Ở phiên bản tiếng Anh, các thể loại con được đồng nhất với công thức "Films with screenplays by ABC" với ABC là tên của biên kịch. Hiện nay có 3 cách dịch, các thành viên bỏ phiếu  Đồng ý vào phương án mình chọn. –  Ikid Kaido  04:11, ngày 8 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Kịch bản phim của [tên biên kịch][sửa | sửa mã nguồn]

Đang chiếm 32/36 thể loại đang hiện hành.
Ví dụ: Kịch bản phim của Christopher Nolan

Kịch bản của [tên biên kịch][sửa | sửa mã nguồn]

Đang chiếm 3/36 thể loại đang hiện hành.
Ví dụ: Kịch bản của Christopher Nolan

Kịch bản phim theo [tên biên kịch][sửa | sửa mã nguồn]

Đang chiếm 1/36 thể loại đang hiện hành.
Ví dụ: Kịch bản phim theo Christopher Nolan

Đề xuất cách dịch khác[sửa | sửa mã nguồn]

Ý kiến[sửa | sửa mã nguồn]

Thảo luận trên đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.

Tech News: 2022-19[sửa | sửa mã nguồn]

15:22, ngày 9 tháng 5 năm 2022 (UTC)

Announcing the members of the Leadership Development Working Group[sửa | sửa mã nguồn]

Hello all,

Following up my previous message about the Leadership Development Working Group: the Community Development Team has completed the candidate selection process and is happy to announce fifteen volunteers that are beginning work on this project.

Thank you for your support and participation throughout the process!

For the Community Development team,

RamzyM (WMF) 16:25, ngày 12 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Wikipedia lên thời sự – ý tưởng "điên rồ" nhưng…[sửa | sửa mã nguồn]

Xin chào cộng đồng Wikipedia tiếng Việt. Chúng ta thường nghĩ thời sự là nơi đưa tin chính luận, các vấn đề dư luận quan tâm, hay một cái gì đó trông có vẻ rất nghiêm túc… Nhưng thời sự đôi khi cũng có những thứ dễ hiểu hơn, gần gũi hơn và ý nghĩa hơn nhiều.

Từ khi biết đến mục “Hình ảnh từ cuộc sống” trong Thời sự 19h của VTV1 ngay từ ngày đầu tiên, ý tưởng “Wikipedia lên thời sự” đã có thể trở thành hiện thực. Thật ra, ý tưởng này tôi đã nghĩ ra từ lâu rồi, nhưng vì có cảm giác nó khá "điên rồ" (tôi tự thấy vậy) nên bây giờ mới dám lôi ra.

Nhưng các bạn thử tưởng tượng xem, nếu Wikipedia lên thời sự thì chuyện gì sẽ xảy ra? Dự án của chúng ta sẽ được biết đến nhiều hơn, có thể được nhiều người tham gia hơn, và cũng có thể khiến cho bất cứ ai cũng đều hiểu về nó, để mọi người hiểu rằng Wikipedia không đơn thuần là “kiến thức bách khoa”, “tốn thời gian” hay “vô ích”…

Wikipedia lên thời sự – ý tưởng "điên rồ" nhưng có lẽ là mong muốn thầm kín của tất cả những người đang ngày đêm đóng góp cho dự án mở này. Đặc biệt hơn, ý tưởng này được đề xuất bởi một người không còn hoạt động thường xuyên sau biến cố, nhưng vẫn luôn nhớ về "nơi mình đã bắt đầu", vẫn luôn tìm mọi cách để cho dự án này trở nên tốt hơn…

Cuối cùng, tôi muốn mọi người hãy nói lên ý kiến về việc này. Tôi tiếp nhận mọi ý kiến của các bạn!

Ý tưởng được nêu ra vào thời điểm còn 6 tháng nữa sẽ kỷ niệm 20 năm Wikipedia tiếng Việt (16/11/2002–16/11/2022).

Xin trân trọng cảm ơn. – Thỉnh thoảng quay lạiLove Moments on Television 14:01, ngày 16 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]

@Ccv2020 Không biết bạn sẽ đưa lên Thời sự bằng cách nào vậy? Bạn có người làm ở nhà đài hả? – Nguyenmy2302 (thảo luận) 14:07, ngày 16 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Nguyenmy2302:: Có tận 6 tháng để suy nghĩ mà, cứ từ từ. Còn nhà mình không có ai làm ở đó cả. Thỉnh thoảng quay lạiLove Moments on Television 14:19, ngày 16 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Ccv2020 Đừng có đánh đồng "tất cả". Tôi cực kỳ ghét việc dự án này bị rêu rao ở các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là ở Việt Nam. Không PR thì dự án này cũng đủ mệt để đi dọn rác rồi, PR thêm để mời hàng tá con giời vào thử nghiệm à? Nhac Ny Talk to me ♥ 14:22, ngày 16 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
NhacNy2412: Bạn không thích là chuyện bình thường. Bất cứ điều gì cũng đều không thể có chuyện 100% đồng ý hết được. Nhưng bạn có vẻ hơi quá, mong bạn bình tĩnh một chút. Tôi vẫn cần thêm ý kiến. Thỉnh thoảng quay lạiLove Moments on Television 14:25, ngày 16 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Nói chung thì tôi đồng ý – 123💬 14:56, ngày 16 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@NhacNy2412 Nói như bạn thì đóng luôn dự án cho khỏi phá hoại đi, "mở" làm gì? – I am ITalk! 14:29, ngày 16 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Đơn giản là tôi Dự án mở không đồng nghĩa với việc nó cần PR để rước hàng tá rắc rối, cuộc thi Ba Lan hằng năm là mình chứng đủ rõ chưa? Nhac Ny Talk to me ♥ 14:32, ngày 16 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Giờ làm chả biết làm bằng gì (chả lẽ quay Ccv đang đóng góp wiki :D)
Nói chung ý tưởng được đó nhưng làm hơi khó – 123💬 14:55, ngày 16 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
PA802: 😂, tôi chưa có nhu cầu muốn nổi tiếng ngay bây giờ đâu, lúc khác cơ. Mà nếu quay cũng phải biết cách chứ. Thỉnh thoảng quay lạiLove Moments on Television 15:11, ngày 16 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Báo đài thích thể loại giật gân, click bait câu view, nhưng Wikipedia thì có gì để mà giật gân với câu view?  Võ-tòng  15:39, ngày 16 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Lacessori: Mục đích chính của việc này là để mọi người biết đến Wikipedia dưới vai trò là nơi lưu trữ và đóng góp kiến thức nhân loại chứ không phải để đùa giỡn hay làm bất cứ cái gì liên quan. Có vẻ bạn chưa hiểu rõ việc tôi muốn làm. Thỉnh thoảng quay lạiLove Moments on Television 15:47, ngày 16 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Tôi thì lại hoàn toàn đồng ý về mục đích chính mà bạn nêu. Bạn thử trình bày mục đích này với báo đài xem có nơi nào muốn đưa tin về viwiki không. Gần 20 năm trôi qua, nếu họ muốn đưa tin thì có lẽ cũng đã đưa gần chục bài rồi. Phải chăng là họ không muốn?  Võ-tòng  16:28, ngày 16 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Lacessori Wikipedia:Wikipedia tiếng Việt được nhắc đến trong báo chí, Wikipedia:Wikipedia tiếng Việt được dùng làm nguồn cho báo chí Nhac Ny Talk to me ♥ 16:34, ngày 16 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Vâng, nhờ có ĐPV chỉ giáo mà tôi biết về trang này. Rất hữu ích. Nhưng cái mà tôi hiểu ở đây là bài về viwiki hẳn hoi ấy, chứ không phải là bài có nhắc đến viwiki trong bài hay là lấy viwiki làm nguồn. Riêng khoản lấy làm nguồn thì chắc cũng xảy ra như cơm bữa vì nhà báo "gặp khó khăn" rồi phải chạy deadline hay bị... thiếu năng lượng là chuyện thường ngày ở huyện. Đối với những bài cụ thể về viwiki thì tôi đếm được 1 bài ở Tạp chí Tia Sáng (6/2021), 2 bài ở Báo Công an nhân dân (3/2021 và 9/2019), 1 bài ở Báo điện tử VnExpress (1/2020), 1 bài ở Báo Thanh Niên (8/2018). Vỏn vẹn thế này thì tôi hiểu rằng viwiki là đề tài được báo đài... quan tâm (Bác nào rảnh vào mò tiếp từ 2018 trở về trước nhé, tôi cũng tò mò muốn biết có chục bài thật không nhưng không có thời gian.)  Võ-tòng  17:23, ngày 16 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Ccv2020: Nếu ý tưởng này thành hiện thực thì mong chương trình phải đủ tinh tế để truyền cảm hứng cho người mới tham gia đóng góp hữu ích và không truyền cảm hứng cho các thành phần phá hoại vào tạo thêm vấn đề cho cộng đồng. –  Ikid Kaido  15:01, ngày 16 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Ikidkaido: Ý kiến hay. Đúng là hơi khó nhưng sẽ thực hiện được. Thỉnh thoảng quay lạiLove Moments on Television 15:11, ngày 16 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Tech News: 2022-20[sửa | sửa mã nguồn]

18:58, ngày 16 tháng 5 năm 2022 (UTC)

Dạo này giao diện Vectơ 2022 có sidebar công cụ bị padding và rộng ra hơi quá đà[sửa | sửa mã nguồn]

Mấy tuần trước giao diện Vectơ 2022 còn khá là thoáng đãng, không biết sao giờ mình thấy phần văn bản nội dung chính đã bị hẹp lại do có sự tăng padding hai bên trái phải và sidebar công cụ (Các liên kết đến đây, Thay đổi liên quan) bị rộng ra. Không biết thế nào chứ như bây giờ thì không phù hợp với người đóng góp/dịch bài tí nào. –  Meigyoku Thmn (💬🧩) 03:39, ngày 22 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Nhờ các UI Admin mà mình có biết là @Trần Nguyễn Minh Huy, @P.T.Đ hay @Alphama vào xem thử thế nào. –  Meigyoku Thmn (💬🧩) 02:19, ngày 23 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Mình không hiểu về cách thiết kế đấy, hình như nhóm Web đang thay đổi kết cấu. Bạn thử hỏi Bluetpp xem. – My Things 06:14, ngày 23 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Ok vậy mình ping @Bluetpp luôn. –  Meigyoku Thmn (💬🧩) 07:02, ngày 23 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@MeigyokuThmn: Màn hình của bạn kích cỡ bao nhiêu? Có thể chụp màn hình được không? Hình như phiên bản Vector 2022 được áp dụng khác với mỗi thành viên (test A/B). P.T.Đ (thảo luận) 10:28, ngày 23 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Mình có chụp ảnh đây: https://i.imgur.com/qMGv0EB.png (Hình crop từ độ phân giải 1920x1080).
Cơ bản thì padding 2 bên ngoài cùng thì mình biết đây là kĩ thuật css áp dụng cho màn ảnh rộng để văn bản không bị trải ngang quá nhiều, đọc thì đúng là sẽ có phần thoải mái hơn, nhưng các chỗ còn lại thì theo mình là hơi nhiều quá. –  Meigyoku Thmn (💬🧩) 13:35, ngày 23 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@MeigyokuThmn: Phiên bản cũ (cách đây vài tuần) của Vector 2022 thì sidebar gắn vào lề trái, còn hiện tại thì nó tách ra nên đẩy nội dung chính lệch sang phải một chút (nhưng bề rộng nội dung chính không thay đổi mấy). Dùng dần thì quen mắt, hoặc bạn có thể dùng CSS cá nhân để chỉnh lại. Còn việc chỉnh Vector 2022 thì không chắc, vì nó còn được cập nhật liên tục, phiên bản hiện tại vẫn không giống prototype ban đầu. P.T.Đ (thảo luận) 14:01, ngày 23 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Người ta đang thử nghiệm thì phải chấp nhận thôi. Khi nào xong là sẽ ổn. – My Things 08:20, ngày 24 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Ai nói vậy? Giao diện một trang web cho cả tỷ người dùng không phải chỗ để "thử nghiệm". Phát hiện lỗi thì báo lại, không hài lòng thì gửi nhận xét; nếu gặp lỗi, người dùng có quyền phàn nàn và bên phát triển có trách nhiệm xử lý. Danh tl 13:29, ngày 24 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Có lẽ phải vậy thật, cho tới khi đó mình sẽ dùng giao diện cũ, cảm ơn các bác đã giải đáp. –  Meigyoku Thmn (💬🧩) 12:19, ngày 24 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@MeigyokuThmn Chào bạn, cảm ơn bạn đã cung cấp phản hồi. Sự thật là như P.T.Đ nói, nhóm Web hiện đang thử nghiệm và cập nhật liên tục phiên bản Vector 2022, sắp tới đây sẽ có thay đổi nhiều liên quan tới thanh bên (tách thanh bên làm đôi) nên phiên bản hiện tại chưa phải là phiên bản cuối cùng. Mình sẽ báo lên nhóm về ý kiến của bạn, mong bạn có thể tiếp tục sử dụng Vector 2022 để có thể trải nghiệm những thay đổi trong tương lai và tiếp tục cung cấp phản hồi thêm về giao diện mới này. Việc cung cấp phản hồi là hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hướng đi của nhóm, từ đó ảnh hưởng tới một bộ mặt mới của wiki mà bạn và nhiều người khác có thể sử dụng trong tương lai.
@NguoiDungKhongDinhDanh Bạn nói "Giao diện một trang web cho cả tỷ người dùng không phải chỗ để "thử nghiệm"" thì có vẻ không đúng lắm vì sự thật là Vector 2022 chỉ có thể phát triển được thông qua thử nghiệm người dùng, nếu không thử nghiệm thì sao biết được người dùng muốn thế nào để tiếp tục phát triển nhỉ. Và do vẫn trong quá trình thử nghiệm và phát triển nên sẽ còn nhiều vấn đề, và câu sau đó bạn nói thì đúng 100% rồi :P – Tiểu Phương 話そう! 11:58, ngày 28 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Phiên bản beta tự nó cũng phải là một sản phẩm tương đối hoàn chỉnh; các lỗi còn lại hầu hết đều là lỗi nhỏ. Danh tl 12:02, ngày 28 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Trường hợp này thì khác, những thay đổi trong thời gian vừa qua của Vector 2022 không phải là nhỏ hay lỗi. Cũng không có bản beta nào ở đây (phiên bản hiện tại đang là "stable"). Tùy định hướng của dự án phần mềm, trong dự án này họ muốn vừa triển khai vừa thử nghiệm để người dùng làm quen (marketing gọi là "giáo dục khách hàng") và góp ý sửa đổi theo nhu cầu, rút kinh nghiệm từ thời tung ra và áp dụng ngay Legacy Vector hồi 2010 (lúc đó nhiều người không ưng do đã quen với MonoBook). Kiểu của bạn nói thì nó giống như khách hàng (người dùng wiki) đặt hàng công ty (Qũy Wikimedia) làm, như phần lớn các sản phẩm, hàng hóa trên thị trường; lúc này người dùng phải bỏ tiền ra mua nên đương nhiên việc để công ty kia dùng họ để thử nghiệm là không đúng. P.T.Đ (thảo luận) 15:30, ngày 29 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Lương của nhân viên WMF cũng từ tiền người dùng đóng góp, nên hiểu theo nghĩa nào đó chúng ta vẫn đang đặt hàng. Danh tl 15:41, ngày 29 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Tôi không nghĩ vậy, thực tế là Quỹ đề xuất và các cộng đồng đồng ý thử nghiệm. P.T.Đ (thảo luận) 15:43, ngày 29 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Tech News: 2022-21[sửa | sửa mã nguồn]

00:20, ngày 24 tháng 5 năm 2022 (UTC)

BQ xóa được chưa?[sửa | sửa mã nguồn]

Câu hỏi liên quan đến các bài Yeonjun, Soobin, Beomgyu, Taehyun, Huening Kai. Đây là các thành viên của nhóm nhạc Hàn Quốc TXT ra mắt năm 2019. Liệu cá nhân các thành viên này có đủ nổi bật để có bài riêng không? Lướt qua nội dung bài thì không thấy ai có hoạt động, thành tích riêng gì nổi bật mà chỉ gắn liền với danh nghĩa cả nhóm. Đã thế các bài lại còn có phần gần như giống hệt nhau (mục 2019–nay: Ra mắt với TXT), chắc là copy từ bài nọ qua bài kia. So sánh chút thì hai nữ idol KarinaWinter cũng bị xóa bài lên xuống dù đã có hoạt động ngoài aespa (nhưng thực ra vẫn gắn chặt với một nhóm nhạc khác - Got the Beat). Vẫn biết là khoản trảm bài thì không phải lúc nào cũng nhìn sang enwiki nhưng mà ngó qua một chút thì điểm chung của hai nhóm này (TXT và aespa) là các thành viên đều chưa có bài riêng mà chỉ có trang đổi hướng trỏ đến bài cả nhóm. Do tôi không muốn hỏi ở trang thảo luận của bài mà cũng không rành khoản mang ra trảm lắm (đây lại còn là trảm hàng loạt) nên xin phép hỏi ở đây, nếu ai thấy đủ điều kiện bq xóa thì mạn phép nhờ bạn dẫn bài ra pháp trường giúp, xin cảm ơn. – dawn, 23:38, ngày 29 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]

 Ý kiến Quy định BQXB thật ra rất rất (nhấn mạnh 2 chữ) là đơn giản. Treo biển đnb đủ 7 ngày sau đó đem ra BQXB, xong. Ở đây, mọi người ai cũng có những mảng quan tâm riêng. Do đó nếu bạn thực sự quan tâm tới mảng này thì cách nhanh nhất là bạn tự đem chúng ra trảm. Còn muốn trảm hàng loạt thì bạn phải đi tìm đồng thuận. Mời bạn đọc Wikipedia:Thảo luận cộng đồng (đọc phần "Tóm tắt trang này" là đủ). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 03:35, ngày 30 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]

@Nguyentrongphu: Tôi hiểu, thú thực mà nói thì do không có nhiều thời gian online nên tôi không dành nhiều sự quan tâm cho mảng xóa bài, chỉ là trong lúc rảnh rỗi đi tuần trang TĐGĐ thì bắt gặp mấy bài này thôi. Nếu chỉ là một bài thì tôi sẽ cố gắng tự tìm hiểu nhưng trảm một chùm bài thế này, lại còn là nhóm bài khá "nguy hiểm" nên tôi không dám liều.:( – dawn, 10:55, ngày 30 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Có thể đàm phán với người viết và tạm đưa vào không gian thành viên - "Mạc ngôn thanh tu" (thảo luận) 11:24, ngày 30 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Updates on the Universal Code of Conduct Enforcement Guidelines[sửa | sửa mã nguồn]

Hello all,

I’d like to share an update on the work on the Enforcement Guidelines for the Universal Code of Conduct (UCoC):

Please let me know if you have any questions about these next steps.

On behalf of the UCoC Project team,
RamzyM (WMF) 12:46, ngày 30 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Tech News: 2022-22[sửa | sửa mã nguồn]

20:28, ngày 30 tháng 5 năm 2022 (UTC)