Wikipedia:Thời báo Wikipedia/Bài luận/Wikipedia và Hoàng Sa - Khi lòng yêu nước đặt sai chỗ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Wikipedia và Hoàng Sa - Khi lòng yêu nước đặt sai chỗ[sửa | sửa mã nguồn]

Trong nhiều năm, câu chuyện về Quần đảo Hoàng Sa vẫn luôn là một chủ đề nóng đối với người dân Việt Nam. Mỗi khi có những sự kiện liên quan đến Hoàng Sa diễn ra, đặc biệt là khi có liên quan đến Trung Quốc. Lòng yêu nước của người dân Việt Nam khi nghe những điều ấy là "đùng đùng nổ lửa, thể hiện sự thượng tôn yêu nước", và những điều ấy được thể hiện một cách mạnh mẽ qua nhiều kênh thông tin, đặc biệt là mạng xã hội. Và khi sự kiện nào đó xảy ra, kênh thông tin được nhiều người tìm đến đó là Wikipedia. Và thật không may, sự tìm đến ấy là tạo ra những điều không tốt, bởi những lý do khách quan và chủ quan.

Khi lòng yêu nước đặt sai chỗ[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 23 tháng 8 năm 2020, khi chúng ta tìm kiếm "Hoàng Sa Wikipedia", chúng ta sẽ thấy rất nhiều trang tương tác nói đến bài viết Quần đảo Hoàng Sa đề Quốc gia quản lý là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, mà còn gọi là Trung Quốc, với luận điệu không chấp nhận, thậm chí còn đe đọa phá hoại Wikipedia,.... Như một bài viết của một trang Facebook của một trường học ở Việt Nam:[1]

Chúng tôi KHÔNG ĐỒNG Ý VÀ PHẢN BÁC VIỆC WIKIPEDIA CHỈNH SỬA QUỐC GIA QUẢN LÝ CỦA VIỆT NAM , Quần đảo HOÀNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM , CHÚNG TÔI KHÔNG CHẤP NHẬN VÀ PHẢN BÁC MẠNH MẼ VIỆC TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN CỦA TRUNG QUỐC VÀ CHÍNH SÁCH VÔ LÝ CỦA TRUNG QUỐC về ĐƯỜNG LƯỠI BÒ .

— THCS Thị Trấn Trà Ôn Confession - Facebook

một số trang khác cũng có các luận điệu thể hiện sự phản đối Wikipedia nhưng sau những thông tin giải thích thì nhiều trang trong số này đã xóa bài đăng. Không chỉ như vậy, một số người còn đã vào Wikipedia sửa bài, thay đổi. Những sau đó đã được lùi lại.

Thực tế?[sửa | sửa mã nguồn]

Dựa vào nội dung và thảo luận tại Thảo luận:Quần đảo Hoàng Sa thì việc để quốc gia quản lý là Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Quốc) trong bài viết Quần đảo Hoàng Sa tại Wikipedia là HOÀN TOÀN CHÍNH XÁC. Lý do như sau:

  • Từ Hải chiến Hoàng Sa 1974, Trung Quốc đã kiểm soát toàn bộ quần đảo này.
  • Việt Nam hiện nay không kiểm soát đảo nào trên Hoàng Sa. Vì thế Việt Nam không thể được xem là nước quản lý được.
  • Quốc gia kiểm soát ở đây chỉ quốc gia đang chiếm đóng, có công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng, hoặc người dân sinh sống trên vùng có tranh chấp, KHÔNG PHẢI để chỉ tình trạng pháp lý hay chủ quyền của quốc gia đối với vùng có tranh chấp.

Hơn nữa:

Hơn nữa Wikipedia tiếng Việt được điều hành bởi cộng đồng Wikipedia trong và ngoài nước, hoạt động trên tinh thần tự nguyện, không mục đích vu lợi, không bị kiểm soát bởi bất kì tổ chức, chính quyền hay cá nhân nào cả, vì mục đích cộng đồng. Thông tin trên Wikipedia được cộng đồng đóng góp dựa trên nguồn thông tin đã được kiểm chứng thực tế, nhưng cũng có những thông tin không đúng, việc kiểm tra những thông tin này trước khi dùng thuộc về chính người xem và Wikipedia không đảm bảo giá trị pháp lý của thông tin được tìm thấy tại Wikipedia. Chúng tôi không chịu tránh nhiệm đối với những nội dung nói đến vấn đề gây nhiều tranh cãi, đặc biệt những chủ đề có thể phạm pháp và nhạy cảm ở Việt Nam. Việc này đã được nêu rõ trong phần Phủ nhận về nội dung tại Wikipedia:Phủ nhận về nội dung và phủ nhận chung tại Wikipedia:Phủ nhận chung.

Tại sao lại như thế? và hậu quả?[sửa | sửa mã nguồn]

Yêu nước là tốt nhưng cần phải hiểu rõ đúng sai, những người này có lẽ đã không tìm hiểu câu chuyện và khi thấy những điều như thế thì họ đã "yêu nước" theo một cách khác lạ, mặc dù thông tin này là chính xác, bởi vì lòng yêu nước đã bị đặt lên trên đúng sai. Và hậu quả của nó đã rất rõ ràng: Lịch sử trang Quần đảo Hoàng Sa thường xuyên bị sửa lại.

Kết luận[sửa | sửa mã nguồn]

Có lẽ bài viết nên được kết thúc tại đây, Hoàng Sa vẫn là một chủ đề nóng về lòng yêu nước và Wikipedia luôn có một phần nào đó trong những sự kiện ấy, nhưng thay vì được thể hiện như một nguồn thông tin bách khoa thì lại bị chỉ trích một cách đáng buồn, mặc dù không có lỗi bởi sự "yêu nước" theo một cách khác lạ.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “THCS Thị Trấn Trà Ôn Confession”. www.facebook.com (bằng tiếng Anh).