Xã hội diễn cảnh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Xã hội diễn cảnh
La société du spectacle
Bìa ấn bản đầu tiên
Thông tin sách
Tác giảGuy Debord
Quốc giaPháp
Ngôn ngữTiếng Pháp
Chủ đềDiễn cảnh
Kiểu sáchIn ấn (bìa cứng, bìa mềm)
Số trang154 (ấn bản Zone Books 1994)
ISBN0-942299-79-5 (ấn bản Zone Books 1994)
Bản tiếng Việt
Người dịchNguyễn Tùng

Xã hội diễn cảnh (tiếng Pháp: La société du spectacle) là một cuốn sách về đề tài triết học và lý thuyết phê phán Mácxít, được viết bởi triết gia Guy Debord, xuất bản vào năm 1967. Trong tác phẩm, Debord phát triển và trình bày đến với độc giả khái niệm diễn cảnh (Spectacle). Đây được coi là công trình tiêu biểu nhất của phong trào Quốc tế Tình huống.

Tóm tắt[sửa | sửa mã nguồn]

Tác phẩm là tập hợp 221 luận cương được viết theo kiểu cách ngôn. Mỗi luận cương trong đó là một đoạn văn ngắn.

Sự thoái hóa đời sống con người[sửa | sửa mã nguồn]

Debord lần theo sự phát triển của một xã hội hiện đại mà trong đó đời sống xã hội đích thực đã bị thay thế bởi biểu tượng của nó: "Tất cả những gì từng được sống trực tiếp giờ đã trở thành biểu tượng đơn thuần."[1] lập luận rằng lịch sử của đời sống xã hội có thể được hiểu là "sự suy tàn từ cái tồn tại thành cái sở hữu, và từ cái sở hữu thành đơn thuần cái bề ngoài"[2] Hoàn cảnh này, theo Debord, là "thời điểm lịch sử khi hàng hóa đã hoàn toàn chiếm hữu đời sống xã hội."[3]

Diễn cảnh là hình ảnh đảo ngược của xã hội mà trong đó quan hệ giữa hàng hóa đã thay thế quan hệ giữa người với người, theo đó "sự nhận dạng bị động với diễn cảnh thay thế hoạt động chân thực". "Diễn cảnh không phải là tập hợp các hình ảnh," Debord viết, "hơn thế, nó là quan hệ xã hội giữa người với người, gián tiếp qua hình ảnh."[4]

Debord lưu ý rằng chất lượng cuộc sống trong một xã hội diễn cảnh rất đỗi nghèo nàn,[5] thiếu tính chân thực đến mức nhận thức của con người bị ảnh hưởng, kèm theo sự suy thoái về tri ​​thức, từ đó cản trở tư duy phản biện.[6] Debord phân tích việc sử dụng kiến ​​thức để củng cố thực tại: diễn cảnh làm mở mịt quá khứ, gắn nó với tương lai thành một khối không phân biệt, một dạng hiện tại không bao giờ kết thúc; theo cách này, diễn cảnh ngăn cản các cá nhân nhận ra rằng xã hội diễn cảnh chỉ là một khoảnh khắc trong lịch sử, một xã hội mà có thể bị lật đổ thông qua cách mạng.[7][8]

Truyền thông đại chúng và bái vật giáo hàng hóa[sửa | sửa mã nguồn]

So sánh giữa tôn giáo và tiếp thị[sửa | sửa mã nguồn]

Phê phán trường phái xã hội học tại Mỹ[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Debord 1994, tr. Luận cương 1.
  2. ^ Debord 1994, tr. Luận cương 17.
  3. ^ Debord 1994, tr. Luận cương 42.
  4. ^ Debord (1994) thesis 4.
  5. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên examples
  6. ^ Debord (1977) from thesis 25: "All community and all critical sense are dissolved"
  7. ^ Debord (1967) thesis 11
  8. ^ Debord (1967) thesis 143

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

  • Debord (1977) [1967] The Society of the Spectacle, translation by Fredy Perlman and Jon Supak (Black & Red, 1970; rev. ed. 1977). Online at Library.nothingness.org (access-date =2011-08-20)
  • Debord (1994) [1967] The Society of the Spectacle, translation by Donald Nicholson-Smith (New York: Zone Books). Online at Cddc.vt.edu (access-date =2011-08-20)
  • Ford, Simon (1950) The Situationist International: A User's Guide