Xuân và tuổi trẻ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
"Xuân và tuổi trẻ"
Bìa nhạc "Xuân và tuổi trẻ" do Đón Gió xuất bản năm 1954.
Bài hát
Phát hành1944
Thể loạiNhạc tiền chiến
Sáng tácLa Hối
Soạn nhạcThế Lữ

Xuân và tuổi trẻ là một bài hát của La Hối, phần lời do Thế Lữ viết. Cho đến hiện tại, bài hát đã trở thành ca khúc quen thuộc của mọi người mỗi khi xuân đến.[1]

Xuất xứ[sửa | sửa mã nguồn]

Bài hát được sáng tác vào năm 1944, ban đầu là một bản nhạc hòa tấu của nhạc sĩ La Hối viết cho nhóm nhạc công của Hội Hiếu nhạc Faifo, với tên tiếng Pháp đề là "Le printemps et la jeunesse".[2] Phần lời ban đầu được một người tên Diệp Truyền Hoa viết bằng tiếng Hoa. Năm 1946, đoàn kịch nói của Thế Lữ vào miền Nam, ông rất thích và đã đặt lời Việt cho bài hát này.[3] Lời Việt của Thế Lữ sau này trở thành lời bài hát phổ biến cho đến tận ngày nay[4] và bắt đầu xuất hiện tên Việt là "Xuân và tuổi trẻ".[5]

Bài hát ban đầu được nhà xuất bản Đón Gió xuất bản vào năm 1954, với phần lời đầy đủ bao gồm lời Việt và lời Hoa,[6] được nhà xuất bản này tái bản lại 4 lần trong hai năm từ năm 1954 đến 1956.[6] Các phiên bản tái bản về sau của nhà xuất bản Đón Gió vào năm 1956, nhà xuất bản Tinh Hoa và nhà xuất bản Diên Hồng vào năm 19601961 đều lược bỏ phần tiếng Hoa, chỉ để lại lời bài hát tiếng Việt.

Ca sĩ trình bày[sửa | sửa mã nguồn]

Trước năm 1975, bài hát đã được ca sĩ Mai Hương và đây là bài hát mà bà dự thi tuyển lựa ca sĩ của Đài phát thanh Pháp Á.[7] Bài hát này cũng được danh ca Thái Thanh trình bày trong băng nhạc Jo Marcel 21 - Xuân nhạc 1971 và ca sĩ Sơn Ca & Bùi Thiện trình bày.

Sau năm 1975, bài hát được một số ca sĩ trong nước và hải ngoại trình diễn, như Ngọc Sơn,[8] Thanh Lan, Quang Dũng, Ánh Tuyết,...Tại hải ngoại, một số ca sĩ trình diễn bài hát này trong một số CD. Bài hát đã từng được xuất hiện trong chương trình Giai điệu tự hào,[9] qua tiếng hát của nhóm 5 Dòng Kẻ.[10]

Băng dĩa[sửa | sửa mã nguồn]

  • Shotguns Xuân 1973
  • Người Đẹp Bình Dương: Xuân và tuổi trẻ
  • Viết Tân: Quang Dũng - Xuân

Xuất hiện trong chương trình hải ngoại[sửa | sửa mã nguồn]

Nhận xét[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Thụy Kha đã từng nhận xét bài hát này rằng đó là nhịp khát vọng, nồng nàn của tuổi trẻ đang chớm nụ yêu đương.[11] Văn Thành Lê – nhà báo của báo Đà Nẵng nhận xét rằng, La Hối đã "gợn sóng trùng dương" qua Xuân và tuổi trẻ khiến cho trái tim bao người thổn thức men say mỗi khi Tết đến xuân về.[5]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Mộng Giác Nguyễn (1987), tr. 9.
  2. ^ Tố Hoa (21 tháng 2 năm 2015). “La Hối, Thế Lữ & ca khúc "Xuân và tuổi trẻ". Báo Thanh tra. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2022.
  3. ^ Thụy Kha Nguyễn (1999), tr. 140.
  4. ^ Lê Văn Nghĩa (17 tháng 4 năm 2017). “Nhạc ngoại lời Việt thời vang bóng: 'Bài Tây theo điệu ta'. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2022.
  5. ^ a b Văn Thành Lê (7 tháng 2 năm 2019). “Xuân và Tuổi trẻ - giai điệu bất hủ”. Báo Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2022.
  6. ^ a b Hà Đình Nguyên (18 tháng 1 năm 2006). “Nhạc sĩ La Hối với ca khúc Xuân và tuổi trẻ”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2022.
  7. ^ Quỳnh Trang (30 tháng 11 năm 2020). “Vĩnh biệt danh ca Mai Hương, đoá hoa của nền tân nhạc Việt”. PLO.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2022.
  8. ^ C. Phan (21 tháng 1 năm 2017). “Dàn thí sinh "Sao Nối Ngôi " hội tụ hát nhạc xuân trong "Sài Gòn Đêm Thứ 7". Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2022.
  9. ^ Dạ Minh (31 tháng 12 năm 2016). “Giai điệu tự hào tất niên 2016 tôn vinh Mùa Xuân và Tuổi trẻ”. Tổ quốc. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2022.
  10. ^ Bảo Châu (30 tháng 12 năm 2016). “5 dòng kẻ rộn ràng với 'Xuân và Tuổi trẻ'. Pháp luật Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2022.
  11. ^ Thụy Kha Nguyễn (1997), tr. 22.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]