Yếu tố kích thích sản sinh hồng cầu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Yếu tố kích thích sản sinh hồng cầu
Loại thuốc
Cấu trúc erythropoietin
Class identifiers
Đồng nghĩaErythropoiesis-stimulating drugs (ESD),[3] erythropoietin-type blood factors[1]
Sử dụngbệnh thận giai đoạn cuối, hóa trị, phẫu thuật chính, hoặc một số phương pháp điều trị trong HIV / AIDS[1][2]
Mã ATCB03XA
Tại Wikidata

Yếu tố kích thích sản sinh hồng cầu (ESA) là các loại thuốc kích thích tủy xương tạo ra hồng cầu.[2] Chúng được sử dụng để điều trị thiếu máu do bệnh thận giai đoạn cuối, hóa trị, phẫu thuật chính, hoặc một số phương pháp điều trị trong HIV / AIDS. [1][1] Nếu sử dụng trong những tình huống này, thuốc sẽ làm giảm nhu cầu truyền máu.[1] Các yếu tố khác nhau sẽ có hiệu quả tương đương nhau.[1] Thuốc được đưa vào cơ thể bằng cách tiêm.[1]

Các tác dụng phụ thường gặp có thể bao gồm đau khớp, phát ban, nôn mửađau đầu.[4] Tác dụng phụ nghiêm trọng có thể có như đau tim, đột quỵ, làm phát triển ung thư, hoặc thiếu máu do chỉ thiếu hồng cầu.[1] Cũng không rõ ràng về mức độ an toàn nếu sử dụng thuốc trong khi mang thai.[5][6] Chúng hoạt động tương tự như hormone erythropoietin có mặt trong các sinh vật.[2]

Yếu tố kích thích sản sinh hồng cầu được chấp thuận đầu tiên cho việc sử dụng y tế tại Hoa Kỳ vào năm 1989.[5] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[7] Các đại lý thương mại có sẵn các yếu tố như epoetin alfadarbepoetin alfa, cũng như các chất sinh học tương tự khác.[1][2] Chi phí bán buôn của một phiên bản ở các nước đang phát triển, tính đến năm 2015, là khoảng 3.80 USD/2000 lọ đơn vị.[8] Tại Vương quốc Anh số tiền này có giá khoảng 10 bảng Anh tính đến năm 2015.[6] Việc sử dụng thuốc này ở các vận động viên bị cấm bởi Cơ quan Chống Doping Toàn cầu.[5]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g h “WHO EML 2016-2017 - Application for erythropoietin-stimulating agents (erythropoietin type blood factors)” (PDF). WHO. ngày 23 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2017.
  2. ^ a b c d Research, Center for Drug Evaluation and. “Drug Safety and Availability - Information on Erythropoiesis-Stimulating Agents (ESA) Epoetin alfa (marketed as Procrit, Epogen), Darbepoetin alfa (marketed as Aranesp)”. www.fda.gov (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2017.
  3. ^ Tanne, Janice Hopkins (2010). “FDA restricts use of erythropoiesis stimulating drugs”. BMJ. 340. doi:10.1136/bmj.c1050.
  4. ^ “Highlights of Prescribing Information” (PDF). FDA. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2017.
  5. ^ a b c “Epoetin alfa Use During Pregnancy | Drugs.com”. Drugs.com. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2017.
  6. ^ a b British national formulary: BNF 69 (ấn bản 69). British Medical Association. 2015. tr. 666–671. ISBN 9780857111562.
  7. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (20th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2017.
  8. ^ “Single Drug Information”. International Medical Products Price Guide. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2017.