Yggdrasil

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tranh vẽ (thế kỷ 19) thế giới quan của Edda

Trong thần thoại Bắc Âu, Yggdrasil (còn được gọi là Mímameiðr hay Lérað) là "Cây thế giới", một cây thần khổng lồ nối liền chín thế giới trong vũ trụ. Asgard, ÁlfheimVanaheim nằm trên cành của cây tần bì này. Thân của Yggdrasil xuyên qua tâm Midgard. Xung quanh Midgard là Jötunheim và phía dưới là NidavellirSvartálfaheim. Ba cái rễ của Yggdrasil đâm xuống Helheim, NiflheimMuspelheim.

Thần thoại về kiến tạo thế giới[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thần thoại Bắc Âu tồn tại một cái vực thẳm (tương tự như Chaos trong thần thoại Hy Lạp) vô hạn được gọi là Ginnungagap. Ginnungagap tồn tại giữa hai khu vực trái ngược nhau, ở phương Bắc thì lạnh lẽo bao phủ có tên gọi là Niflheim hay vùng đất băng giá. Từ Niffheim có một cái giếng được gọi là Hvergelmir từ đó chảy ra 11 dòng sông là Svöl, Gunnthrá, Fjörn, Fimbulthul, Slid, Hrid, Sylgr, Ylgr, Vid, Leiptr và Gjoll (dòng sông chảy gần nhất với Hel và có cây cầu Gjallarbru bắc qua), các con sông ấy được gọi chung là Élivágar (sông băng). Còn ở phương Nam lại là vùng lúc nào cũng rực lửa gọi là Muspellsheim hay là vùng đất tiêu điều được cai trị bởi tộc người khổng lồ Surtr. Khi ngọn lửa của Múspellsheim làm tan chảy băng giá của Niflheim, dòng băng tan ấy chảy vào Ginnunga-gap hòa vào Élivágar tạo nên sinh vật đầu tiên của vũ trụ: người khổng lồ Ymir hay Aurgelmir. Từ mồ hôi dưới nách của Ymir lại sản sinh ra đôi nam nữ khổng lồ và từ đó sinh ra loài khổng lồ băng giá. Sương muối tiếp tục tan chảy tạo nên con bò khổng lồ Audhumla. Ymir uống sữa bò để tồn tại và phát triển nòi giống. Audhumla tiếp tục ăn bằng cách liếm tảng băng muối. Một hôm, khi con bò Auðhumla đang liếm băng thì lộ ra mái tóc, ngày thứ hai lộ ra cái đầu còn ngày thứ ba sinh ra toàn vẹn cơ thể. Từ đó lại sản sinh ra thần Búri. Búri sinh ra người con trai tên là Borr. Borr kết hôn cùng với Bestla - con gái người khổng lồ Bolthorn và sinh ra ba người con là Odin, Vili và Ve.

Càng ngày Ymir càng to lớn và độc ác nên ba anh em Odin, Vili và Ve quyết định giết Ymir. Dòng máu chảy ra từ Ymir nhấn chìm bọn khồng lồ chỉ trừ vợ chồng Bergelmir thoát nạn nhờ con thuyền. Con cháu của Bergelmir ngày càng thù ghét các vị thần Aesir. Người khổng lồ hay người Jotuns hay được biết dưới cái tên gọi: Thursar, Hrímthursar, Risar, Bergrisar hay Troll đều là những kẻ độc ác.

Từ xác của Ymir mọc ra cây tần bì Yggdrasill và các vị thần bắt đầu xây dựng thế giới: máu của Ymir tạo thành biển và hồ, sọ tạo thành vòm trời (được bốn người lùn Nordri, Sudri, Austri và Vestri chống giữ ở bốn phương), óc trở thành mây, xương tạo thành núi, những con giòi trong cái xác chết tạo thành người lùn (kẻ chuyên sống dưới mặt đất có quan hệ mật thiết với người khổng lồ). Thần Odin bắt đứa con trai của Bergelmir biến nó thành một con đại bàng và đặt nó tại nơi tận cùng của biển cả. Đôi cánh vỗ của con đại bàng này tạo ra gió và các con sóng biển.

Sau khi tạo xong cảnh quan thì ba vị thần tạo ra con người đầu tiên từ những cây gỗ trên bãi biển: người nam Askr (từ cây thân bì) và người nữ Embla (từ thân cây du). Odin ban cho loài người cho linh hồn và trí thông minh, Vili cho cảm xúc, còn Ve cho giác quan và ngoại hình. Loài người sống ở vùng đất giữa đại nguyên mênh mông gọi là Midgard (trung địa). Tộc Jotuns thường xuyên quấy phá con người nên các vị thần dựng những ngọn núi khổng lồ từ lông mày của Ymir để ngăn cách giống khổng lồ với loài người.

Không dừng tại đó, ba người con của Borr còn tạo ra mặt trời, mặt trăng và các vì sao từ tia lửa của Múspellsheimr. Họ đặt mặt trời và mặt trăng lên hai cỗ xe riêng biệt. Cỗ xe mặt trời được hai con ngựa là Avrak và Alvsin kéo, phía trước mặt trời là tấm khiên Svalin (có nghĩa là khiên làm mát). Những đứa con của Mundifari đã đặt tên cho con gái là Sól (Sun) và con trai là Máni (Moon). Để trừng phạt sự bất kính ấy các Æsir đã bắt Sól lái cỗ xe mặt trời còn Máni cưỡi cỗ xe mặt trăng. Một hôm Máni bắt được hai đứa trẻ mặt đất đang trên đường mang nước giếng Byrgir trở về cùng với bình đất nung và cây sào của chúng. Tên của chúng là Bil và Hjuki, con của Vidfinn. Kể từ đó chúng luôn đi theo Máni trên suốt chuyến xe của chàng. Một mụ khổng lồ đã sinh ra một bầy ma sói trong đó có hai con tên là Skoll và Hati không ngừng truy đuổi anh em Sól và Máni hòng ăn thịt họ. Bởi thế anh em luôn hối hả trên bầu trời. Khi con sói đến gần mặt trăng thì nó gây nên hiện tượng nguyệt thực (tương tự như gấu ăn trăng).

Chín thế giới trong thần thoại Bắc Âu.[sửa | sửa mã nguồn]

Ở trung tâm vũ trụ là cây tần bì Yggdrasil có các rễ nối liền chín thế giới lại với nhau. Một rễ nối tới Múspellsheim, một rễ nối tới Niflheim, một rễ nối tới Vanaheimr (vùng đất của các vị thần Vanir), một rễ nối tới Ásgard (vùng đất của các vị thần Æsir). Ngoài ra còn có các thế giới Áflheim (vùng đất của yêu tinh ánh sáng), Svartálfaheimr (vùng đất của yêu tinh bóng tối), Nidavellir (thế giới của người lùn), Jotunheim (vùng đất của người khổng lồ), Helheim (vùng đất của người chết). Giữa Asgard và Midgard được nối bởi cây cầu vồng lửa Bifröst.

Múspellsheim[sửa | sửa mã nguồn]

Múspellsheim là một trong chín thế giới của Yggdrasil, nơi đây lúc nào cũng rực lửa, nóng bức. Nơi đây là nơi trú ngụ của loài khổng lồ lửa được cầm đầu bởi tên Surtur. Vùng đất này nằm ở phía Nam ở tầng thứ hai đối lập với vùng đất Niflheim. Khi Ragnarok đến, Surtur làm gãy cây cầu Biforst và dùng lửa thiêu cháy thế giới. Tên Surtur giết chết thần Freyr nhưng lại bị tiêu diệt dưới tay thần Thor. Màu sắc biểu tượng cho Múspellsheim là màu đỏ.

Niflheim[sửa | sửa mã nguồn]

Niflheim là một trong chín thế giới, được biết đến với tên là vùng đất băng giá. Khi Hel sinh ra, Odin đã trục xuất nữ thần xuống vùng đất này để cai quản người chết vì tuổi già và bệnh tật. Helheimr có thể nằm trong Niflheim.

Trong Gryfaginning, Odin cho biết ở vùng đất này có cái giếng (suối) Hvergelmir nơi bắt đầu của các sông băng Élivágar. Sông Gjöll chảy gần Helheimr nhất có cây cầu Gjallarbrú bắc qua. Élivágar là khởi nguồn nước trên thế giới. Một trong ba rễ cây Yggdrasil đã vươn xuống giếng Hvergelmir để lấy nước. Bên cạnh giếng Hvergelmir có rất nhiều rắn, và đây chính là nơi sinh sống của con rồng Niðhöggr, nơi Niðhöggr sống và gặm xác chết được gọi là Nastrond (bờ xác chết).

Vanaheim[sửa | sửa mã nguồn]

Vanaheim là một trong ba thế giới trên thiên đường, trong tiếng Bắc Âu cổ là "vùng đất của các vị thần Vanir". Vanir còn được gọi là Vindheimr (vùng đất của gió). Đây là nơi trú ngụ của các vị thần Vanir - thần bảo trợ cho sự phì nhiêu, giàu có, trí tuệ và tài tiên tri. Nơi này yên bình và sung túc. Thần Njörðr sẽ trở về sau Ragnarök bắt đầu.

Vanaheim tượng trưng cho thế giới của nước với biểu tượng là những cơn gió nhẹ mang lại sự sống từ phía Tây. Các thần Vanaheim còn được gọi là thần chết, do đó Vanaheimr - thủy giới nằm ở phái Tây có thể được liên tưởng tới chuyến viễn du cuối cùng. Màu sắc biểu tượng cho vùng đất này là xanh lục, xanh lam sẫm, nâu và vàng bóng pha sắc đỏ.

Chương I của Yngling Saga có nhắc đến Vananheimr nằm ở phía Đông sông Don nước Nga. Chương XV của cuốn sách này còn nhắc đến việc nhà vua Sveigðir đã kết hôn với người phụ nữ ở Vanaland, và họ có người con trai là Vanalandi (người từ vùng đất của Vanir).

Asgard[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm: Asgard.

Helheim[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm: Helheim

Svartálfaheimr[sửa | sửa mã nguồn]

Nidavellir[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm: Nidavellir

Álfheim[sửa | sửa mã nguồn]

Jotunheim[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Giả thuyết được chấp nhận rộng rãi nhất là Yggdrasil là từ ghép của ygg (khủng khiếp) và drasil (ngựa). Yggr là một trong các biệt danh của Odin nên nghĩa của Yggdrasil được cho là "con ngựa của Odin", ám chỉ chín ngày Odin tự treo mình lên cây này để đổi lấy chữ rune. Thơ ca cổ Bắc Âu đôi khi gọi giá treo cổ là "con ngựa của kẻ chết treo". Một giả thuyết khác cho rằng Yggdrasil có nghĩa là "con ngựa khủng khiếp", tức là không liên quan gì tới Odin.

Fjolsvinnsmál, một bài thơ trong Edda bằng thơ gọi cây thế giới là Mimameidr (cây của Mimir). Yggdrasil có thể coi là đồng nhất với Lérað, cái cây có cành lá vươn tận Valhalla và là nguồn thức ăn cho con dê Heiðrún và con hươu Eikþyrnir.

Yggdrasil trong sử thi Edda[sửa | sửa mã nguồn]

Trong Edda, Yggdrasil được miêu tả là có ba rễ: một qua Asgard, một qua Jötunheim và một qua Hel. Phía dưới rễ qua Asgard là giếng nước Urd (Urðabrunnr - còn gọi là "Giếng số phận"). Ở đó có ba nữ thần số mệnh (còn gọi là các Norn), những người không chịu ảnh hưởng của bất kỳ ai kể cả các thần linh. Những nữ thần này hàng ngày lấy nước từ giếng Urd để tưới cho Yggdrasil giữ nó mãi xanh tươi. Dưới rễ qua Jötunheim là dòng suối (có nơi cho là giếng nước) của Mímir (Mímisbrunnr - còn gọi là "Suối, hay giếng, tri thức") và dưới rễ qua Hel là giếng Hvergelmir (có nghĩa là "cái chảo sôi").

Một con gà trống khổng lồ (hoặc một con chim ưng) tên là Vidofnir đậu trên ngọn của Yggdrasil. Con rồng Níðhöggr gặm phần rễ đi qua Niflheim của nó. Con sóc Ratatosk di chuyển liên tục giữa Vidofnir và Nídhoggr để kể lại những lời xúc phạm lẫn nhau của chúng. Ngoài ra còn có bốn con hươu gặm vỏ của Yggdrasil tên là Duneyrr, Durathror, Dvalin và Dainn.

Cái tên Yggdrasil nếu được hiểu là "con ngựa của Odin" được cho là gắn với sự hy sinh của Odin được kể lại trong phần Hávamál của Edda bằng thơ (dù cái cây mà Odin tự treo mình không được nói rõ là Yggdrasil).

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]