Ytri(III) chloride

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Ytri(III) clorua)
Ytri(III) chloride
Cấu trúc của ytri(III) chloride
Danh pháp IUPACYtrium(III) chloride
Ytrium trichloride
Tên khácYtri trichloride
Nhận dạng
Số CAS10361-92-9
Số RTECSZG3150000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
UNII11521XLD38
Thuộc tính
Công thức phân tửYCl3
Khối lượng mol195,2681 g/mol (khan)
303,35978 g/mol (6 nước)
Bề ngoàichất rắn màu trắng
Khối lượng riêng2.61 g/cm³[1]
Điểm nóng chảy 721 °C (994 K; 1.330 °F)[1]
Điểm sôi 1.482 °C (1.755 K; 2.700 °F)[1]
Độ hòa tan trong nước751 g/L (20 ℃)[1]
Độ hòa tan601 g/L (etanol, 15 ℃)
606 g/L (pyridin, 15 ℃)[2]
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểĐơn nghiêng, mS16
Nhóm không gianC2/m, No. 12
Hằng số mạnga = 0,692 nm, b = 1,194 nm, c = 0,644 nm
Các nguy hiểm
Điểm bắt lửakhông bắt lửa
Ký hiệu GHSBiểu tượng ăn mòn trong Hệ thống Điều hòa Toàn cầu về Phân loại và Dán nhãn Hóa chất (GHS)The exclamation-mark pictogram in the Globally Harmonized System of Classification and Labelling of Chemicals (GHS)The environment pictogram in the Globally Harmonized System of Classification and Labelling of Chemicals (GHS)
Báo hiệu GHSNguy hiểm
Các hợp chất liên quan
Anion khácYtri(III) fluoride
Ytri(III) bromide
Ytri(III) iodide
Cation khácScanđi(III) chloride
Lanthan(III) chloride
Actini(III) chloride
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Ytri(III) chloride là một hợp chất vô cơ của ytri và ion chloride với công thức hóa học YCl3. Nó tồn tại ở hai dạng, dạng hexahydrat YCl3(H2O)6 và dạng khan. Cả hai đều là chất rắn không màu, tan nhiều trong nước và dễ chảy.

Cấu trúc[sửa | sửa mã nguồn]

YCl3 rắn có cấu trúc lập phương với các ion chloride và ion ytri được bao bọc gần nhau lấp đầy một phần ba (⅓) các lỗ bát diện và kết quả là khối bát diện YCl6 chia sẻ ba cạnh với khối bát diện liền kề, tạo ra một cấu trúc phân lớp.[3] Cấu trúc này giống với một loạt các hợp chất, đặc biệt là AlCl3.

Điều chế và phản ứng[sửa | sửa mã nguồn]

YCl3 thường được điều chế từ amoni chloride, bắt đầu từ Y2O3, hexahydrat hoặc oxychloride.[4][5][6] Các phương pháp này tạo ra (NH4)2YCl5:

10NH4Cl + Y2O3 → 2(NH4)2YCl5 + 6NH3 + 3H2O
YCl3·6H2O + 2NH4Cl → (NH4)2YCl5 + 6H2O

Phức pentachloride bị phân hủy nhiệt theo phương trình sau:

(NH4)2YCl5 → 2NH4Cl + YCl3

Phản ứng nhiệt phân xảy ra tạo chất trung gian là NH4Y2Cl7.

Xử lý Y2O3 với dung dịch HCl tạo ra hexahydrat (YCl3·6H2O). Khi đun nóng, muối này tạo ra ytri(III) oxychloride mà không chuyển thành dạng khan.

Hợp chất khác[sửa | sửa mã nguồn]

YCl3 còn tạo một số hợp chất với CO(NH2)2, như YCl3·4CO(NH2)2·4H2O và YCl3·6CO(NH2)2·2H2O là tinh thể không màu.[7]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d Haynes, William M. biên tập (2011). CRC Handbook of Chemistry and Physics (ấn bản 92). CRC Press. tr. 4.99. ISBN 978-1439855119.
  2. ^ Spencer, James F. (1919), The Metals of the Rare Earths, New York: Longmans, Green, and Co, tr. 135
  3. ^ Wells A.F. (1984) Structural Inorganic Chemistry 5th edition Oxford Science Publications ISBN 0-19-855370-6
  4. ^ Meyer, G. (1989). The Ammonium Chloride Route to Anhydrous Rare Earth Chlorides-The Example of YCl3. Inorganic Syntheses. 25. tr. 146–150. doi:10.1002/9780470132562.ch35. ISBN 978-0-470-13256-2.
  5. ^ Edelmann, F. T.; Poremba, P. (1997). Herrmann, W. A. (biên tập). Synthetic Methods of Organometallic and Inorganic Chemistry. VI. Stuttgart: Georg Thieme Verlag. ISBN 978-3-13-103021-4.
  6. ^ Taylor, M.D.; Carter, C.P. (1962). “Preparation of anhydrous lanthanide halides, especially iodides”. Journal of Inorganic and Nuclear Chemistry. 24 (4): 387–391. doi:10.1016/0022-1902(62)80034-7.
  7. ^ О КОМПЛЕКСНЫХ СОЕДИНЕНИЯХ ХЛОРИДА ИТТРИЯ С КАРБАМИДОМ И АЦЕТАМИДОМ. Truy cập 12 tháng 3 năm 2021.