Zeta Arietis

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
ζ Arietis
Vị trí ζ Arietis (vòng tròn)
Dữ liệu quan sát
Kỷ nguyên J2000      Xuân phân J2000
Chòm sao Bạch Dương
Xích kinh 03h 14m 54,09731s[1]
Xích vĩ +21° 02′ 40,0103″[1]
Cấp sao biểu kiến (V) +4,89[2]
Các đặc trưng
Kiểu quang phổA1 V[3]
Chỉ mục màu U-B–0,01[2]
Chỉ mục màu B-V–0,02[2]
Trắc lượng học thiên thể
Vận tốc xuyên tâm (Rv)+7,0[4] km/s
Chuyển động riêng (μ) RA: –27,83[1] mas/năm
Dec.: –74,59[1] mas/năm
Thị sai (π)12,44 ± 0,73[1] mas
Khoảng cách260 ± 20 ly
(80 ± 5 pc)
Cấp sao tuyệt đối (MV)+0,35[5]
Chi tiết
Độ sáng73[5] L
Nhiệt độ9.500[6] K
Tốc độ tự quay (v sin i)133[7] km/s
Tên gọi khác
ζ Ari, 58 Arietis, BD+20 527, FK5 1089, HD 20150, HIP 15110, HR 972, SAO 75810.[8]
Cơ sở dữ liệu tham chiếu
SIMBADdữ liệu

Zeta Arietis, được Latinh hóa từ ζ Arietis, là định danh Bayer của một ngôi sao nằm ở chòm sao phương bắc là Bạch Dương. Nó có thể nhìn thấy lờ mờ bằng mắt thường với cấp sao biểu kiến là +4,89.[2] Dựa trên sự thay đổi thị sai hàng năm là 12,44 mili giây cung,[1] thì khoảng cách đến ngôi sao này là 260 ± 20 năm ánh sáng (79,7 ± 6,1 parsec). Nó là một sao dãy chính loại A với phân loại sao A1 V.[3] Nó có tốc độ tự quay cao với tốc độ quay dự kiến là 133 km/s.[7] Ngôi sao này đang tỏa sáng ở nhiệt độ hiệu dụng 9.500 K,[6] tạo ra cho nó ánh sáng trắng đặc trưng của một sao loại A.[9]

Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Ngôi sao này, cùng với δ Ari, ε Ari, π Ariρ3 Ari, là Al Buṭain (ألبطين) của Al Bīrūnī, tên gọi kép của Al Baṭn, nghĩa là Bụng.[10] Theo danh lục sao trong Technical Memorandum 33-507 - A Reduced Star Catalog Containing 537 Named Stars (Bản ghi nhớ kỹ thuật 33-507 - Danh lục sao rút gọn chứa 537 sao được đặt tên) thì Al Buṭain là tên gọi cho năm sao: δ AriBotein, π AriAl Buṭain I, ρ3   AriAl Buṭain II, ε AriAl Buṭain III và ζ Ari là Al Buṭain IV.[11]

Trong thiên văn học Trung Quốc, 天陰 (Tiān Yīn, Thiên Âm) có nghĩa là lực lượng hắc ám trên trời, đề cập đến một mảng sao gồm: Thiên Âm nhất và Thiên Âm ngũ là hai ngôi sao có cấp sao biểu kiến là 6, được đề cập trong Nghi tượng khảo thành thời Thanh,[12] với xích kinh/xích vĩ tương ứng là 3h32,3m/+19° 05′ và 3h28,1m/+22° 01′ và thuộc chòm sao Kim Ngưu nhưng hiện tại chưa xác định được,[13] ζ Arietis, τ2 Arietis/(tên khác: 63 Arietis, một hệ sao đôi; có tài liệu cho rằng nó là hệ sao ba τ1 Arietis/61 Arietis?[14]), δ Arietis.[15] Sao 65 Arietis có cấp sao 6,07 có thể là Thiên Âm ngũ,[15] nhưng xích kinh và xích vĩ (03h24m26,11530s/+20°48′12,5626″) của nó không phù hợp.

Do đó, tên tiếng Trung của ζ Arietis là 天陰二 (Tiān Yīn èr, Thiên Âm nhị).[14]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f van Leeuwen, F. (tháng 11 năm 2007), “Validation of the new Hipparcos reduction”, Astronomy and Astrophysics, 474 (2): 653–664, arXiv:0708.1752, Bibcode:2007A&A...474..653V, doi:10.1051/0004-6361:20078357
  2. ^ a b c d Johnson, H. L.; Iriarte, B.; Mitchell, R. I.; Wisniewskj, W. Z. (1966), “UBVRIJKL photometry of the bright stars”, Communications of the Lunar and Planetary Laboratory, 4 (99): 99, Bibcode:1966CoLPL...4...99J
  3. ^ a b Cowley, A.; và đồng nghiệp (tháng 4 năm 1969), “A study of the bright A stars. I. A catalogue of spectral classifications”, Astronomical Journal, 74: 375–406, Bibcode:1969AJ.....74..375C, doi:10.1086/110819
  4. ^ Wielen, R.; Schwan, H.; Dettbarn, C.; Lenhardt, H.; Jahreiß, H.; Jährling, R.; và đồng nghiệp (1999), “Sixth Catalogue of Fundamental Stars (FK6). Part I. Basic fundamental stars with direct solutions”, Veroeffentlichungen des Astronomischen Rechen-Instituts Heidelberg, Astronomisches Rechen-Institut Heidelberg, 35 (35): 1, Bibcode:1999VeARI..35....1W
  5. ^ a b Anderson, E.; Francis, Ch. (2012), “XHIP: An extended hipparcos compilation”, Astronomy Letters, 38 (5): 331, arXiv:1108.4971, Bibcode:2012AstL...38..331A, doi:10.1134/S1063773712050015
  6. ^ a b Theodossiou, E.; Danezis, E. (tháng 9 năm 1991), “The stellar temperature scale for stars of spectral types from O8 to F6 and the standard deviation of the MK spectral classification”, Astrophysics and Space Science, 183 (1): 91–115, Bibcode:1991Ap&SS.183...91T, doi:10.1007/BF00643019
  7. ^ a b Royer, F.; Zorec, J.; Gómez, A. E. (tháng 2 năm 2007), “Rotational velocities of A-type stars. III. Velocity distributions”, Astronomy and Astrophysics, 463 (2): 671–682, arXiv:astro-ph/0610785, Bibcode:2007A&A...463..671R, doi:10.1051/0004-6361:20065224
  8. ^ “zet Ari”. SIMBAD. Trung tâm dữ liệu thiên văn Strasbourg. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2012.Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  9. ^ “The Colour of Stars”, Australia Telescope, Outreach and Education, Commonwealth Scientific and Industrial Research Organisation, 21 tháng 12 năm 2004, Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2013, truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2019 Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  10. ^ Allen, R. H. (1963), Star Names: Their Lore and Meaning , New York, NY: Dover Publications Inc, tr. 83, ISBN 0-486-21079-0, truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2010
  11. ^ Rhoads, Jack W. (15 tháng 11 năm 1971), Technical Memorandum 33-507-A Reduced Star Catalog Containing 537 Named Stars (PDF), Jet Propulsion Laboratory, California Institute of Technology.
  12. ^ Ignaz Kögler (戴进贤, Đái Tiến Hiền), Anton Gogeisl (鲍友管, Bào Hữu Quản), Ferdinand Avguštin Hallerstein (刘松龄, Lưu Tùng Linh), Hà Quốc Tông (何国宗), Minh An Đồ (明安图, Sharavyn Myangat, Шаравын Мянгат), 1744-1752. Nghi tượng khảo thành (仪象考成).
  13. ^ Y Thế Đồng (伊世同), 1981. Trung Tây đối chiếu hằng tinh đồ biểu (中西对照恒星图表). Nhà xuất bản Khoa học (科学出版社), 193 trang. ISBN 13031748
  14. ^ a b AEEA (Activities of Exhibition and Education in Astronomy) 天文教育資訊網
  15. ^ a b Trần Cửu Kim (陳久金), 2005. Trung Quốc tinh tòa thần thoại (中國星座神話). Đài Loan thư phòng xuất bản hữu hạn công ty (台灣書房出版有限公司), ISBN 978-986-7332-25-7.