Zingiber raja

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Zingiber raja
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
(không phân hạng)Commelinids
Bộ (ordo)Zingiberales
Họ (familia)Zingiberaceae
Phân họ (subfamilia)Zingiberoideae
Tông (tribus)Zingibereae
Chi (genus)Zingiber
Loài (species)Z. raja
Danh pháp hai phần
Zingiber raja
C.K.Lim & Kharuk., 2003[2]

Zingiber raja là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Chong Keat Lim và Kharukanant B. mô tả khoa học đầu tiên năm 2003.[2][3]

Mẫu định danh[sửa | sửa mã nguồn]

Mẫu định danh: Lim C.K. L 6371; thu thập năm 2003, tọa độ 5°47′11″B 101°30′48″Đ / 5,78639°B 101,51333°Đ / 5.78639; 101.51333, Khu bảo tồn rừng Belum, bang Perak, Malaysia. Mẫu holotype lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Rừng Malaysia ở Kepong, Selangor (KEP), mẫu isotype lưu giữ tại Cục Vườn quốc gia, Bảo tồn Động vật hoang dã và Thực vật ở Chatuchak, Băng Cốc (BKF).[2][4]

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Loài này có tại miền nam Thái Lan (tỉnh Yala) và Malaysia bán đảo (bang Perak).[1][4][5] Được tìm thấy trong vùng đồi núi, các khu rừng thường xanh rậm rạp trên đất nhiều cát, ở cao độ 150–400 m.[1][2]

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Thuộc nhóm Zingiber gracile trong tổ Zingiber, bao gồm Z. aurantiacum, Z. elatius, Z. gracile, Z. kelantanense, Z. petiolatum, Z. raja, Z. singapurenseZ. sulphureum.[6]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Địa thực vật thân thảo lâu năm. Thân lá cao tới 2,5–3 m, nhẵn nhụi, với khoảng 9 cặp lá. Bẹ lá và cụm hoa nhẵn nhụi. Phiến lá hình elip tới hình trứng, rộng trên 9 cm, nhẵn bóng. Lưỡi bẹ 2 thùy, ngắn (~2 mm), có lông tơ. Cuống cụm hoa thẳng đứng, dài hơn cành hoa bông thóc. Cụm hoa mọc từ gốc, cao 50–62 cm. Cành hoa bông thóc hình trụ tới hình nón, dài tới 36 cm. Lá bắc màu da cam, nhạt hơn ở đáy, đỉnh hơi cong nhưng không uốn ngược. Cánh hoa màu da cam nhạt. Cánh môi màu vàng với nhiều đốm màu tía rất sẫm. Nhị lép với đốm màu vàng. Nhị hoa màu vàng ở đáy, màu tía sẫm ở đỉnh.[2][4][6]

Sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Sử dụng làm cây cảnh ở dạng hoa cắt cành.[4]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tư liệu liên quan tới Zingiber raja tại Wikimedia Commons
  • Dữ liệu liên quan tới Zingiber raja tại Wikispecies
  • Vườn thực vật hoàng gia Kew; Đại học Harvard; Australian Plant Name Index (biên tập). “Zingiber raja”. International Plant Names Index.
  1. ^ a b c Olander, S.B. (2020). Zingiber raja. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2020: e.T117468914A124285027. doi:10.2305/IUCN.UK.2020-2.RLTS.T117468914A124285027.en. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ a b c d e Lim C. K., 2003. Zingiber aurantiacum (Holtt.) Theilade, Z petiolatum (Holtt.) Theilade, and two related new taxa from Peninsular Malaysia & Thailand. Folia Malaysiana 4(2): 65-76. Xem trang 69.
  3. ^ The Plant List (2010). Zingiber raja. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2013.
  4. ^ a b c d Zingiber raja trong Zingiberaceae Resource Centre. Tra cứu ngày 14-6-2021.
  5. ^ Zingiber raja trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 14-6-2021.
  6. ^ a b J. Leong-Škorničková, A. Thame & P.T. Chew, 2014. Notes on Singapore native Zingiberales I: A new species of Zingiber and notes on the identities of two further Zingiber taxa. Gardens’ Bulletin Singapore 66(2): 153-167.