Âm lợi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Âm chân răng)

Trong ngữ âm học, âm lợi hay âm chân răng (tiếng Anh: alveolar consonant) là những phụ âm được phát âm bằng cách đặt lưỡi vào ụ ổ răng trên. Phụ âm này có thể được phát âm bằng đầu lưỡi hay bằng phiến lưỡi.

Phụ âm chân răng trong bảng mẫu tự phiên âm quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng mẫu tự phiên âm quốc tế (IPA) không có ký hiệu riêng dành cho phụ âm chân răng. Thay vì vậy, bảng mẫu tự này có một ký hiệu dành cho mọi vị trí phát âm lưỡi trước không vòm hoá. Muốn phân biệt các phụ âm lưỡi trước với nhau thì có thể dùng dấu phụ chân răng [s͇, t͇, n͇, l͇], nên âm răng[s̪, t̪, n̪, l̪], và âm sau chân răng[s̠, t̠, n̠, l̠]. Tuy nhiên, ký hiệu không dấu phụ [s, t, n, l] nhiều khi chỉ âm chân răng thôi.

Bảng này bao gồm các phụ âm chân răng của Bảng mẫu tự phiên âm quốc tế.

IPA Mô tả Ví dụ
Ngôn ngữ Chính tả IPA Nghĩa
âm mũi chân răng Việt nó [nɔ˧˥]
âm tắc chân răng vô thanh Việt ta [taː˧] ta
âm tắc chân răng hữu thanh Anh debt [dɛt] nợ
âm xát chân răng vô thanh Việt xa [saː˧] xa
âm xát chân răng hữu thanh Việt (miền bắc) da [zaː˧] da
âm tắc xát chân răng vô thanh Nhật なみ (tsunami) [t͡su͍namʲi] sóng thần
âm tắc xát chân răng hữu thanh Ý zaino d͡zaino] ba lô
âm xát cạnh chân răng vô thanh H'Mông hli [ɬi˧] mặt trăng
âm xát cạnh chân răng hữu thanh Zulu dlala ɮálà] chơi
t͡ɬ âm tắc xát cạnh chân răng vô thanh Tsez элIни [ˈʔe̞t͡ɬni] mùa đông
d͡ɮ âm tắc xát cạnh chân răng hữu thanh Oowekyala
âm tiếp cận chân răng Việt (Sài Gòn) ra [ɹaː˧] ra
âm tiếp cận cạnh chân răng Việt là [laː˨˩]
âm tiếp cận cạnh chân răng vòm mềm hoá Anh milk [mɪɫk] sữa
âm vỗ chân răng Anh (Hoa Kỳ) better [bɛɾɚ] tốt hơn
âm vỗ cạnh chân răng Venda [vuɺa] mở
âm rung chân răng Tây Ban Nha perro [pero] con chó
âm tống ra chân răng Gruzia [ia] hoa tulip
âm xát tống ra chân răng Amhara [ɛɡa] ơn
âm xát cạnh tống ra chân răng Adyghe плӀы [pɬ’ə] bốn
âm hút vào chân răng hữu thanh Việt đa [ɗaː˧] cây đa
âm mút cạnh chân răng Nama ǁî [ǁĩː] được thảo luận

Sự thiếu âm chân răng[sửa | sửa mã nguồn]

Hai phụ âm chân răng [t, n], cùng với phụ âm vòm mềm [k], là phụ âm phổ biến nhất trong các thứ tiếng của loài con người ta.[1] Tuy nhiên, có một vài ngôn ngữ không có chúng. Một vài thứ tiếng trên đảo Bougainville và xung quanh Puget Sound — như tiếng Makah — không có âm mũi nên không có [n] (nhưng có [t]). Tiếng Samoa thông thường thiếu cả hai [n, t], nhưng có âm tiếp cận cạnh chân răng [l].[2] Trong tiếng Hawaii chuẩn thì âm [t] là tha âm vị của /k/ thôi, nhưng hai âm /l, n/ có mặt như vị âm riêng biệt.

Ghi chú và tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Maddieson, Ian; Ferrari Disner, Sandra (1984). Cambridge University Press (biên tập). Patterns of Sounds [Mẫu hình âm] (bằng tiếng Anh).
  2. ^ Trong tiếng Samoa thì các âm /n, t/ được phát âm [ŋ, k], ngoại trừ khi phát âm kỹ.

Nguồn tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ladefoged, Peter; Maddieson, Ian (1996). The Sounds of the World's Languages (bằng tiếng Anh). Oxford: Blackwell. ISBN 0-631-19814-8.