Đại học Heidelberg

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đại học Heidelberg
Ruperto Carola Heidelbergensis

Ruprecht-Karls-Universität Heidelberg
Vị trí
Map
,
Thông tin
LoạiCông lập
Khẩu hiệuSemper apertus – Zukunft. Seit 1386.
Thành lập1386
Hiệu trưởngBernhard Eitel
Nhân viên4,196
Số Sinh viên26,741
Khuôn viênUrban
MàuĐỏ yên chiVàng kim loại         
Websitehttp://www.uni-heidelberg.de
Thông tin khác
Thành viênEUA, German Universities Excellence Initiative, LERU, Coimbra Group

Đại học Heidelberg là một trường đại học nghiên cứu nằm ở thành phố đại học Heidelberg, Baden-Württemberg, Cộng hoà liên bang Đức với tên đầy đủ là Ruprecht-Karls-Universität Heidelberg. Được thành lập vào năm 1386, đây là trường đại học lâu đời nhất của Đức từ thời Đế quốc La Mã Thần thánh.

Khái quát[sửa | sửa mã nguồn]

Đại học Heidelberg được sáng lập vào năm 1386 bởi tuyển hầu tước Kurpfalz là Rupecht đệ nhất, là đại học thứ 3 trong Thánh chế La Mã, sau Đại học Karl Praha (Cộng hòa Séc) và Đại học Viên (Áo). Năm 1803, đại công vùng Baden là Karl Friedrich đổi tên thành tên hiện tại.

Đại học Heidelberg được vinh danh là "Đại học ưu tú" trong chương trình Exzellenzinitiative của chính phủ Đức, và là một trong những thành viên sáng lập ra liên minh đại học nghiên cứu châu Âu (LERU) và khối COIMBRA. Trường có nhiều thành tựu nghiên cứu, chủ yếu về các lĩnh vực vật lý học, thiên văn học, dược lý học, y học, luật họcxã hội học, 55 trong số đó đã được trao tặng giải Nobel, nhiều nhất nước Đức, và là một trong những cơ quan học thuật quyền uy nhất, có tiêu chuẩn nghiên cứu và giáo dục cao nhất nước Đức, thu hút nhiều nhà khoa học và du học sinh trên toàn thế giới. Cùng với Đại học Munchen hay đại học tự do Béc-lin, trường là một trong những số ít trường mang tính quốc tế của Đức, có thể coi là một đại học danh tiếng của châu Âu.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Đại học Heidelberg đã trải qua nhiều biến động lịch sử cùng với thành phố trụ cột khu vực sông Rhine từ khi được thành lập bởi Bá tước Ruprecht I. Ngay sau khi thành lập, ngôi trường trở thành trung tâm của các nhà thần học và luật học trên khắp Đế quốc La Mã Thần thánh. Sau những khủng hoảng về tài chính và trí tuệ trong cuộc chiến tranh Ba mươi năm mà nhiều viện nghiên cứu tại châu Âu phải đối mặt, đại học Heidelberg một lần nữa đóng vai trò là trung tâm cho các nhà tư tưởng độc lập, tiếp tục phát triển thành một "thành trì của chủ nghĩa nhân đạo" và tư duy dân chủ vào thế kỉ 19. Trải qua giai đoạn Đức Quốc xã và phong trào chống Đức Quốc xã lan rộng, đại học Heidelberg trở thành trọng điểm các cuộc biểu tình của giới sinh viên cánh tả ở Đức vào những năm 1970.

Tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay Đại học Heidelberg bao gồm 12 khoa cung cấp các chương trình ở bậc dưới đại học, đại học và tiến sĩ với khoảng 100 môn học.

Khoa[sửa | sửa mã nguồn]

  • The Faculty of Behavioural Sciences and Empirical Cultural Sciences
  • The Faculty of Biosciences
  • The Faculty of Chemistry and Earth Sciences
  • The Faculty of Law
  • The Faculty of Economics and Social Sciences
  • The Faculty of Mathematics and Computer Science
  • The Faculty of Medicine
  • The Faculty of Medicine in Mannheim
  • The Faculty of Modern Languages
  • The Faculty of Philosophy and History
  • The Faculty of Physics and Astronomy
  • The Faculty of Theology

Cơ quan trực thuộc[sửa | sửa mã nguồn]

  • Network for Research on Ageing
  • Central Institute of Mental Health Mannheim
  • Heidelberg Center for American Studies
  • Centre for Asian and Transcultural Studies
  • Heidelberg Institute for International Conflict Research,
  • Heidelberg State Observatory,
  • University Hospital Heidelberg,
  • University Hospital Mannheim.

Hợp tác[sửa | sửa mã nguồn]

  • Center for Jewish Studies Heidelberg
  • European Molecular Biology Laboratory
  • German Cancer Research Center (Helmholtz Association)
  • Heavy Ion Research Center Darmstadt (Helmholtz Association),
  • Heidelberg University of Education
  • Heidelberg Academy of Sciences
  • Karlsruhe Research Center (Helmholtz Association)
  • Max Planck Institute for Astronomy (Max Planck Society)
  • Max Planck Institute for Comparative Public Law and International Law (Max Planck Society)
  • Max Planck Institute for Medical Research (Max Planck Society)
  • Max Planck Institute for Nuclear Physics (Max Planck Society)

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]