Brasil tại Thế vận hội

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Brasil tại
Thế vận hội
Mã IOCBRA
NOCỦy ban Olympic Brasil
Trang webwww.cob.org.br (tiếng Bồ Đào Nha)
Huy chương
Vàng Bạc Đồng Tổng số
30 36 62 128
Tham dự Mùa hè
Tham dự Mùa đông

Brasil tham gia Thế vận hội lần đầu năm 1920,[1]. Quốc gia này sau đó liên tục gửi vận động viên (VĐV) tới các kỳ Thế vận hội Mùa hè, trừ đại hội năm 1928. Tính tới 2016, các VĐV Brasil đã mang về 129 huy chương ở 15 môn thể thao Mùa hè. Brasil tham gia Thế vận hội Mùa đông từ năm 1992, dù đến nay chưa VĐV Brasil nào giành được huy chương tại sân chơi này. Thành tích tốt nhất của đoàn Brasil tại Thế vận hội Mùa đông là vị trí thứ 9 chung cuộc trượt ván trên tuyết kỳ năm 2010, công lao thuộc về VĐV Isabel Clark Ribeiro. Vì Brasil gần như là một nước nhiệt đới, cho tới nay những thành quả Olympic quan trọng nhất đất nước Nam Mỹ này gặt hái được đều ở các kỳ vận hội Mùa hè.

Bóng chuyền (trong nhà và bãi biển), thuyền buồmjudo là những môn thu về nhiều huy chương nhất cho Brasil tại Thế vận hội Mùa hè. Brasil cũng từng làm chủ nhà một Thế vận hội Mùa hè, năm 2016. Kỳ đại hội này đánh dấu lần tham dự Olympic thành công nhất từ trước tới nay của Brasil với 7 huy chương vàng và tổng cộng 18 tấm huy chương. Những kết quả tốt nhất trước đó là 5 huy chương vàng (năm 2004, ở Athens), và tổng cộng 17 huy chương (năm 2012, ở Luân Đôn). Một VĐV từ Brasil đã được trao huy chương Pierre de Coubertin: Vanderlei de Lima, một VĐV chạy đường dài bị tấn công bởi một khán giả trong phần thi marathon dành cho nam tại kỳ năm 2004 ở Athens, Hy Lạp, khi anh đang dẫn đầu cuộc đua. Lima tụt xuống vị trí thứ ba, nhận tấm huy chương đồng. Dù vậy, anh vẫn ăn mừng kết quả của mình, thể hiện một tinh thần thể thao tuyệt vời.[2]

Ủy ban Olympic quốc gia của Brasil được thành lập năm 1914 và được công nhận năm 1935. Thành phố Rio de Janeiro, Brasil là nơi đăng cai Thế vận hội Mùa hè 2016, đánh dấu lần đầu tiên một quốc gia vùng Nam Mỹ tổ chức Thế vận hội.[3] Đây cũng là lần đầu tiên một nước thuộc cộng đồng nói tiếng Bồ Đào Nha là chủ nhà Olympic. Rio là thành phố thứ hai ở Mỹ Latinh diễn ra Thế vận hội Mùa hè, sau Thành phố Mexico năm 1968, và Brasil cho tới thời điểm này mới chỉ là đất nước thứ hai ở bán cầu nam tổ chức Thế vận hội, sau Úc vào các năm 19562000. Brasil chưa từng tổ chức Thế vận hội Mùa đông.

Số lượng huy chương Brasil giành được trong khoảng thời gian từ 1896 đến 2012.

Các kỳ Thế vận hội đã tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Brasil đã làm chủ nhà một kỳ Thế vận hội Mùa hè.

Thế vận hội Thành phố đăng cai Thời gian Số nước tham dự Số VĐV Số nội dung thi đấu
Thế vận hội Mùa hè 2016 Rio de Janeiro, Rio de Janeiro 5 – 21 tháng 8 207 11,303 306

Bảng huy chương[sửa | sửa mã nguồn]

Thế vận hội do Brasil tổ chức nằm trong ô viền đỏ

Huy chương tại các kỳ Thế vận hội Mùa hè[sửa | sửa mã nguồn]

Thế vận hội Số VĐV Vàng Bạc Đồng Tổng số Xếp thứ
1896–1912 không tham dự
Bỉ Antwerpen 1920 21 1 1 1 3 15
Pháp Paris 1924 12 0 0 0 0
Hà Lan Amsterdam 1928 không tham dự
Hoa Kỳ Los Angeles 1932 67 0 0 0 0
Đức Berlin 1936 73 0 0 0 0
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Luân Đôn 1948 70 0 0 1 1 34
Phần Lan Helsinki 1952 108 1 0 2 3 24
Úc Melbourne 1956 44 1 0 0 1 24
Ý Roma 1960 72 0 0 2 2 39
Nhật Bản Tokyo 1964 61 0 0 1 1 35
México Thành phố México 1968 76 0 1 2 3 35
Tây Đức München 1972 81 0 0 2 2 41
Canada Montréal 1976 81 0 0 2 2 36
Liên Xô Moskva 1980 109 2 0 2 4 17
Hoa Kỳ Los Angeles 1984 151 1 5 2 8 19
Hàn Quốc Seoul 1988 171 1 2 3 6 24
Tây Ban Nha Barcelona 1992 195 2 1 0 3 25
Hoa Kỳ Atlanta 1996 225 3 3 9 15 25
Úc Sydney 2000 205 0 6 6 12 53
Hy Lạp Athens 2004 247 5 2 3 10 16
Trung Quốc Bắc Kinh 2008 277 3 4 9 16 22
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Luân Đôn 2012 259 3 5 9 17 22
Brasil Rio de Janeiro 2016 465 7 6 6 19 13
Nhật Bản Tokyo 2020 chưa diễn ra
Tổng số 30 36 62 128 35

Huy chương tại các kỳ Thế vận hội Mùa đông[sửa | sửa mã nguồn]

Thế vận hội Số VĐV Vàng Bạc Đồng Tổng số Xếp thứ
1924–1988 không tham dự
Pháp Albertville 1992 7 0 0 0 0
Na Uy Lillehammer 1994 1 0 0 0 0
Nhật Bản Nagano 1998 1 0 0 0 0
Hoa Kỳ Thành phố Salt Lake 2002 10 0 0 0 0
Ý Torino 2006 9 0 0 0 0
Canada Vancouver 2010 5 0 0 0 0
Nga Sochi 2014 13 0 0 0 0
Hàn Quốc Pyeongchang 2018 9 0 0 0 0
Trung Quốc Bắc Kinh 2022 chưa diễn ra
Tổng số 0 0 0 0

Huy chương theo môn Mùa hè[sửa | sửa mã nguồn]

MônVàngBạcĐồngTổng số
Thuyền buồm73818
Điền kinh53917
Bóng chuyền53210
Judo431522
Bóng chuyền bãi biển37313
Bóng đá1528
Bơi lội14914
Thể dục nghệ thuật1214
Bắn súng1214
Quyền Anh1135
Đua ngựa1023
Canoeing và kayaking 0213
Bóng rổ0145
Taekwondo0022
Năm môn phối hợp hiện đại0011
Tổng số (15 đơn vị)303663129

Huy chương theo giới tính[sửa | sửa mã nguồn]

Giới tínhVàngBạcĐồngTổng số
Nam22294798
Nữ771428
Hỗn hợp1023
Tổng số (3 đơn vị)303663129

Các VĐV giành huy chương[sửa | sửa mã nguồn]

Các VĐV giành được từ 3 huy chương trở lên[sửa | sửa mã nguồn]

Dựa theo dữ liệu chính thức của Ủy ban Olympic Quốc tế, dưới đây là danh sách những người, đại diện Brasil, đã mang về 3 huy chương Thế vận hội hoặc nhiều hơn, xếp hạng theo số huy chương đoạt được. Cụ thể, xét lần lượt tổng số huy chương, số huy chương vàng, bạc, đồng và lần tham dự Thế vận hội đầu tiên.

STT VĐV Môn thi đấu Các kỳ dự Số kỳ dự Giới tính Vàng Bạc Đồng Tổng số
1 Robert Scheidt Thuyền buồm 1996–2016 6 Nam 2 2 1 5
2 Torben Grael Thuyền buồm 1984–2004 6 Nam 2 1 2 5
3 Sérgio Santos Bóng chuyền 2004–2016 4 Nam 2 2 0 4
4 Gustavo Borges Bơi lội 1992–2004 4 Nam 0 2 2 4
5 Marcelo Ferreira Thuyền buồm 1992–2004 4 Nam 2 0 1 3
6 Dante Amaral Bóng chuyền 2000–2012 4 Nam 1 2 0 3
Gilberto Godoy Filho Bóng chuyền 2000–2012 4 Nam 1 2 0 3
Rodrigo Santana Bóng chuyền 2004–2012 3 Nam 1 2 0 3
Bruno Rezende Bóng chuyền 2008–2016 3 Nam 1 2 0 3
10 Emanuel Rego Bóng chuyền bãi biển 1996–2012 5 Nam 1 1 1 3
Ricardo Santos Bóng chuyền bãi biển 2000–2012 4 Nam 1 1 1 3
12 Hélia Souza Bóng chuyền 1992–2008 5 Nữ 1 0 2 3
Rodrigo Pessoa Cưỡi ngựa 1992–2012 6 Nam 1 0 2 3
César Cielo Filho Bơi lội 2008–2012 2 Nam 1 0 2 3
15 Isaquias Queiroz Canoeing 2016 1 Nam 0 2 1 3

Những VĐV cầm cờ cho đoàn tại các kỳ Thế vận hội[sửa | sửa mã nguồn]

Thế vận hội Mùa hè
Thế vận hội VĐV Môn thi đấu
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Luân Đôn 1908 không tham dự
Thụy Điển Stockholm 1912
Bỉ Antwerpen 1920 Afrânio da Costa Bắn súng
Pháp Paris 1924 Alfredo Gomes Điền kinh
Hà Lan Amsterdam 1928 không tham dự
Hoa Kỳ Los Angeles 1932 Lúcio de Castro Điền kinh
Đức Berlin 1936 Antônio Pereira Lira Điền kinh
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Luân Đôn 1948 Sylvio de Magalhães Padilha Điền kinh
Phần Lan Helsinki 1952 Mário Jorge da Fonseca Hermes Bóng rổ
Úc Melbourne 1956 Adhemar Ferreira da Silva Điền kinh
Ý Roma 1960 Adhemar Ferreira da Silva Điền kinh
Nhật Bản Tokyo 1964 Wlamir Marques Bóng rổ
México Thành phố México 1968 João Gonçalves Filho Bóng nước
Tây Đức München 1972 Luiz Cláudio Menon Bóng rổ
Canada Montréal 1976 João Carlos de Oliveira Điền kinh
Liên Xô Moskva 1980 João Carlos de Oliveira Điền kinh
Hoa Kỳ Los Angeles 1984 Eduardo de Souza Ramos Thuyền buồm
Hàn Quốc Seoul 1988 Walter Carmona Judo
Tây Ban Nha Barcelona 1992 Aurélio Miguel Judo
Hoa Kỳ Atlanta 1996 Joaquim Cruz Điền kinh
Úc Sydney 2000 Sandra Pires Bóng chuyền bãi biển
Hy Lạp Athens 2004 Torben Grael Thuyền buồm
Trung Quốc Bắc Kinh 2008 Robert Scheidt Thuyền buồm
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Luân Đôn 2012 Rodrigo Pessoa Cưỡi ngựa
Brasil Rio de Janeiro 2016 Yane Marques Năm môn phối hợp hiện đại
Thế vận hội Mùa đông
Thế vận hội VĐV Môn thi đấu
1924–1988 không tham dự
Pháp Albertville 1992 Hans Egger Trượt tuyết đổ đèo
Na Uy Lillehammer 1994 Lothar Christian Munder Trượt tuyết đổ đèo
Nhật Bản Nagano 1998 Marcelo Apovian Trượt tuyết đổ đèo
Hoa Kỳ Thành phố Salt Lake 2002 Mirella Arnhold Trượt tuyết đổ đèo
Ý Torino 2006 Isabel Clark Ribeiro Trượt ván trên tuyết
Canada Vancouver 2010 Isabel Clark Ribeiro Trượt ván trên tuyết
Nga Sochi 2014 Jaqueline Mourão Hai môn phối hợp / Trượt tuyết băng đồng
Hàn Quốc Pyeongchang 2018 Edson Bindilatti Xe trượt lòng máng

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Olimpíadas de Antuérpia, 1920 - UOL Esporte”. Olimpiadas.uol.com.br. 20 tháng 4 năm 1920. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2015.
  2. ^ http://www.newstalk.com/Will-anyone-at-the-Rio-Olympics-claim-the-fourth-type-of-medal[liên kết hỏng]
  3. ^ “Breaking News, Analysis, Politics, Blogs, News Photos, Video, Tech Reviews - TIME.com”. Time. ngày 25 tháng 9 năm 2009.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Đội tuyển thể thao quốc gia Brasil