Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Huy hiệu
Hoạt động1952 - 1975
Quốc gia Việt Nam Cộng hòa
Phục vụ Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Quân chủngCơ quan đầu não
Phân loạiTổng Tham mưu
Bộ phận của Bộ Quốc phòng
Khẩu hiệuNghiêm minh - Quân nhuệ - Trí tinh
Các tư lệnh
Chỉ huy
nổi tiếng
- Lê Văn Tỵ
- Trần Văn Đôn
- Trần Văn Minh
- Cao Văn Viên

Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa là cơ quan tham mưu quân sự đầu não về lãnh vực chỉ huy và tham mưu của Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong suốt thời gian tồn tại (1955–1975). Bộ Tổng tham mưu đặt trực tiếp dưới quyền chỉ huy của Nguyên thủ quốc gia Việt Nam Cộng hòa, chịu trách nhiệm xây dựng những kế hoạch về chiến lược và chiến thuật, nhận định tình hình chiến sự, tổ chức và phối trí những cuộc hành quân đủ mọi tầm mức để đối phó và tiêu diệt đối phương, đồng thời điều hành tất cả mọi việc liên quan đến quân đội với mục đích giữ gìn an ninh và bảo vệ lãnh thổ.

Lịch sử hình thành[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ quan tiền thân là Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Quốc gia Việt Nam, được thành lập ngày 1 tháng 5 năm 1952, đặt trụ sở tại đường Galliéni (sau là đường Trần Hưng Đạo), Quận 5, Sài Gòn. Tổ chức bộ máy ban đầu phỏng theo cơ cấu tham mưu của Quân đội Pháp, với hầu hết các sĩ quan cao cấp vẫn là sĩ quan Pháp.

Sau khi chánh thể Việt Nam Cộng hòa được thành lập, bộ máy của Bộ Tổng tham mưu Quân đội Quốc gia Việt Nam chuyển thành Tổng Tham mưu Quân đội Việt Nam Cộng hòa với hầu hết nhơn sự cũ trước đây. Tổng hành dinh của Bộ Tổng tham mưu cũng chuyển về trụ sở mới ở trại Trần Hưng Đạo (trước là Camp Chanson) nằm trên đường Võ Tánh, gần phi trường Tân Sơn Nhứt, và cố định ở vị trí này cho đến ngày chánh thể Việt Nam Cộng hòa sụp đổ.

Tháng 4 năm 1964, sau khi thực hiện cuộc chỉnh lý thành công và lên nắm quyền, Trung tướng Nguyễn Khánh trên vai trò Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng ký sắc lịnh đổi danh xưng Bộ Tổng Tham mưu thành Bộ Tổng Tư lệnh Quân lực Việt Nam Cộng hòa bao gồm Lục quân, Không quân, Hải quân và Địa phương quân & Nghĩa quân. Tuy nhiên, chỉ chưa đầy 1 năm sau, sau khi tướng Khánh bị gạt khỏi chánh quyền, danh xưng Bộ Tổng Tư lịnh lại được đổi thành Bộ Tổng Tham mưu vào tháng 2 năm 1965.

Với cuộc cải tổ Quân lực năm 1965, bộ máy của Bộ Tổng tham mưu đã hoàn thiện để thực sự là cơ quan đầu não chủ đạo đưa ra những kế hoạch để hình thành các tổ chức thuộc các quân binh chủng, nha sở, các Quân đoàn, Sư đoàn, Lực lượng Địa phương quân và nghĩa quân.

Sau năm 1975, trụ sở Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa được sử dụng làm trụ sở Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Khi mới thành lập chuyển đổi, Bộ Tổng Tham mưu được tổ chức rất đơn giản, hầu như giữ nguyên cơ cấu dưới thời Quốc gia Việt Nam, với các thành phần như sau:[1]

Stt Khối Stt Bộ phận Chú thích
A
Các Lãnh đạo
1
2
3
-Tổng Tham mưu trưởng
-Tham mưu trưởng
-Tham mưu phó[2]
B
Khối Cơ quan
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
-Văn phòng Tổng Tham mưu trưởng
-Phòng 1 (Nhân sự)
-Phòng 2 (Tình báo)
-Phòng 3 (Tác chiến)
-Phòng 4 (Tiếp vận)
-Phòng 5 (Tâm lý chiến)
-Phòng Tác động Tinh thần
-Phòng Tổng nghiên cứu
-Phòng Huy chương
-Phòng Quân huấn
-Trung tâm Công văn và Công điện
-Nha An ninh Quân đội
-Nha Nhân viên
-Nha Quân nhu
-Nha Quân cụ
-Nha Quân y
C
Khối Quân, Binh chủng
1
2
3
4
5
6
7
-Văn phòng Phụ tá Không quân
-Văn phòng Phụ tá Hải quân
-Bộ Chỉ huy Truyền tin
-Bộ Chỉ huy Thiết giáp binh
-Bộ Chỉ huy Pháo binh
-Bộ Chỉ huy Công binh
-Bộ Chỉ huy Thông vận binh
D
Khối Quân khu
1
2
3
4
5
6
-Quân khu Thủ đô
-Đệ nhất Quân khu
-Đệ nhị Quân khu
-Đệ tam Quân khu
-Đệ tứ Quân khu
-Đệ ngũ Quân khu

Đầu thập niên 1960, các Văn phòng Phụ tá Không quân và Hải quân hình thành Bộ Tư lệnh. Bộ Tổng Tham mưu thành lập thêm các Nha Xã hội, Nha Chiến tranh Tâm lý, Nha Cựu Chiến binh và Phế binh. Ngoài ra còn có Bộ Tư lệnh Hành quân, là cơ quan chỉ huy chiến lược và chiến dịch cao nhất, dưới quyền Bộ Tổng Tham mưu.

Stt Khối Stt Bộ phận Chú thích
A
Các Lãnh đạo
1
2
3
4
-Tổng Tham mưu trưởng
-Tổng Tham mưu phó
-Tham mưu trưởng Liên quân
-Phụ tá Tổng Tham mưu trưởng
B
Khối Cơ quan
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
-Văn phòng Tổng Tham mưu trưởng
-Phòng Tổng Quản trị[3]
-Phòng 1 (Nhân sự)
-Phòng 2 (Tình báo)
-Phòng 3 (Tác chiến)
-Phòng 4 (Tiếp vận)[4]
-Phòng 5 (Tâm lý chiến)
-Phòng 6 (Phản gián)
-Phòng 7 (Trinh sát Kỹ thuật)
-Phòng Quân huấn[5]
-Nha Tổng Thanh tra Quân lực
-Nha Chiến tranh Tâm lý[6]
-Nha Kỹ thuật
-Bộ Tư lệnh Địa phương quân và Nghĩa quân
-Bộ Chỉ huy Tổng hành dinh
-Bộ Chỉ huy Quân cảnh
-Trung tâm Truyền tin Bộ Tổng Tham mưu
-Trung tâm Truyền tin Chiến thuật Lưu động
-Cục An ninh Quân đội
-Cục Truyền tin
-Đoàn Nữ Quân nhân
C
Khối Tổng cục
1
2
3
-Tổng cục Tiếp vận
-Tổng cục Quân huấn
-Tổng cục Chiến tranh Chính trị
D
Khối Quân, Binh chủng
1
2
3
4
-Không quân
-Hải quân
-Pháo binh
-Thiết giáp
E
Khối Quân khu, Quân đoàn
1
2
3
4
5
-Quân đoàn I và Quân khu 1
-Quân đoàn II và Quân khu 2
-Quân đoàn III và Quân khu 3
-Quân đoàn IV và Quân khu 4
-Biệt khu Thủ đô
F
Lực lượng Tổng trừ bị
1
2
3
4
-Sư đoàn Nhảy dù
-Sư đoàn Thủy quân Lục chiến
-Binh chủng Biệt động quân
-Liên đoàn 81 Biệt cách dù

Sau cải tổ quân đội năm 1965, cơ cấu Bộ Tổng Tham mưu được hoàn thiện lại. Dưới đây là cơ cấu bộ máy Bộ Tổng Tham mưu vào thời điểm tháng 4 năm 1975:

Stt Khối Stt Bộ phận Chú thích
A
Các Lãnh đạo
1
2
3
4
5
-Tổng tham mưu trưởng
-Phó Tổng tham mưu trưởng
-Phụ tá Hành quân
-Tham mưu trưởng
-Tham mưu phó Nhân viên
B
Khối Cơ quan
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
-Văn phòng Tổng Tham mưu trưởng
-Phòng 1 (Nhân sự)
-Phòng 2 (Tình báo)
-Phòng 3 (Tác chiến)
-Phòng 5 (Tâm lý chiến)
-Phòng 6 (Phản gián)
-Phòng 7 (Trinh sát Kỹ thuật)
-Phòng Tổng Quản trị
-Bộ Chỉ huy Tổng hành dinh
-Bộ Chỉ huy Quân cảnh
-Nha Tổng Thanh tra Quân lực
-Nha Kỹ thuật
-Bộ Tư lệnh Địa phương quân và Nghĩa quân
-Trung tâm Viễn thông
-Trung tâm Truyền tin Chiến thuật
-Trung tâm Hành quân
-Đoàn Nữ Quân nhân
C
Khối Tổng cục
1
2
3
-Tổng cục Tiếp vận[7]
-Tổng cục Quân huấn[8]
-Tổng cục Chiến tranh chính trị[9]
D
Khối Quân, Binh chủng
1
2
3
4
-Quân chủng Không quân[10]
-Quân chủng Hải quân[11]
-Binh chủng Thiết giáp[12]
-Binh chủng Pháo binh[13]
E
Khối Quân khu, Quân đoàn
1
2
3
4
5
-Quân đoàn I và Quân khu 1[14]
-Quân đoàn II và Quân khu 2[15]
-Quân đoàn III và Quân khu 3[16]
-Quân đoàn IV và Quân khu 4[17]
-Biệt khu Thủ đô[18]
F
Lực lượng Tổng Trừ bị
1
2
3
4
-Sư đoàn Nhảy dù[19]
-Sư đoàn Thủy quân Lục chiến[20]
-Binh chủng Biệt động quân[21]
-Liên đoàn 81 Biệt cách dù[22]

Nhân sự Bộ Tổng Tham mưu tháng 4/1975[sửa | sửa mã nguồn]

  • Chức danh chỉ huy và tham mưu sau cùng.
Stt Họ và tên Cấp bậc Chức vụ Chú thích
1
Cao Văn Viên
Võ bị Địa phương
Cap St Jacques
[23][24]
Đại tướng
Tổng Tham mưu trưởng
Ngày 27/4/1975 được Tổng thống Trần Văn Hương chấp thuận cho giải ngũ.
2
Nguyễn Văn Mạnh
Võ bị Huế K2
Trung tướng
Tổng Tham mưu phó
Kiêm Tư lệnh Địa phương quân và Nghĩa quân
3
Đồng Văn Khuyên
Võ khoa Thủ Đức K1[25]
Tham mưu trưởng
Kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Tiếp vận
4
Lê Nguyên Khang
Võ khoa Nam Định[26]
Phụ tá Tổng tham mưu trưởng
Đặc trách Hành quân
5
Nguyễn Xuân Trang
Võ bị Nước Ngọt[27]
Thiếu tướng
Tham mưu phó
Nhân viên
6
Nguyễn Bảo Trị
Võ khoa Nam Định
Trung tướng
Tổng cục trưởng
Tổng cục Quân huấn
7
Trần Văn Trung
Võ bị Huế K1
Tổng cục trưởng
Tổng cục Chiến tranh Chính trị
8
Nguyễn Kỳ Nguyện[28]
Võ khoa Thủ Đức K3
Đại tá
Chánh Văn phòng
Tổng Tham mưu trưởng
9
Lại Đức Chuẩn[29]
Võ bị Đà Lạt K5
Trưởng phòng 1
10
Hoàng Ngọc Lung[30]
Võ khoa Nam Định
Trưởng phòng 2
11
Trần Đình Thọ
Võ bị Đà Lạt K6
Chuẩn tướng
Trưởng phòng 3
12
Lê Ngọc Định
Võ khoa Nam Định
Đại tá
Trưởng phòng 5
13
Lê Hữu Tiến[31]
Võ khoa Thủ Đức K1
Trưởng phòng 6
14
Phạm Hữu Nhơn
Võ khoa Nam Định
Chuẩn tướng
Trưởng phòng 7
15
Trần Văn Thân
Võ khoa Thủ Đức K2
Đại tá
Trưởng phòng
Tổng quản trị
16
Trần Văn Thăng[32]
Võ khoa Thủ Đức K3
Chỉ huy trưởng
Tổng hành dinh

Tổng Tham mưu trưởng qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Stt Họ tên Cấp bậc Tại chức Chú thích
1
Lê Văn Tỵ
Võ bị Frejus, Pháp[33]
Thiếu tướng[34]
1954-1963
Trung tướng (1955), Đại tướng (1956), Thống tướng (21/7/1964)[35]
2
Trần Thiện Khiêm
Võ bị Liên quân Viễn Đông Đà Lạt
7/1963-8/1963
Xử lý thường vụ
3
Trần Văn Đôn
Võ bị Tông Sơn Tây
Trung tướng
1963-1964
Quyền Tổng tham mưu trưởng, giải ngũ năm 1965. Ngày 29/4/1975 được chỉ định chức vụ Tổng trưởng Quốc phòng
4
Lê Văn Kim
Trường Pháo binh Poitiers, Pháp
5/1/1964-30/1-1964
Giải ngũ năm 1965
5
Nguyễn Khánh
Võ bị Liên quân Viễn Đông Đà Lạt
30/1/1964-2/1964
Giải ngũ, lưu vong năm 1965
6
Trần Thiện Khiêm
2/1964-10/1964
Sau cùng là Thủ tướng
7
Nguyễn Khánh
10/1964-2/1965
8
Trần Văn Minh
Võ bị Tông Sơn Tây
2/1965-7/1965
Sau cùng là Đại sứ VNCH tại Cộng hòa Tchad, giải ngũ năm 1974
9
Nguyễn Hữu Có
Võ bị Huế K1
7/1965-10/1965
Ngày 28/4/1975 tái ngũ được giao chức Phụ tá Tổng trưởng Quốc phòng kiêm Cố vấn cho Tổng Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham mưu
10
Cao Văn Viên
Thiếu tướng
10/1965-26/4/1975
Trung tướng (1965), Đại tướng (1967)
11
Đồng Văn Khuyên
Võ khoa Thủ Đức K1
Trung tướng
27/4/1975-28/4/1975
Xử lý Thường vụ Tổng Tham mưu trưởng kiêm Tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu và Tổng cục trưởng Tổng cục Tiếp vận
12
Vĩnh Lộc
Võ bị Lục quân Pháp
29/4/1975-30/4/1975
Sáng ngày 30/4/1975 đào nhiệm, di tản khỏi Việt Nam
13
Nguyễn Hữu Hạnh
Võ bị Địa phương Cap St Jacques (Vũng Tàu)
Chuẩn tướng
30/4/1975
Giải ngũ năm 1974, ngày 29/ 4/1975 được Tổng thống Dương Văn Minh cử làm Phụ tá Tổng Tham mưu trưởng. Là thành phần của Lực lượng thứ 3, ngày 30/4 liên lạc với Mặt trận Giải phóng miền Nam, đồng thời đại diện Bộ Tổng Tham mưu đầu hàng đối phương.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong giai đoạn hình thành 1949 - 1955 với danh xưng ban đầu là Quân đội Quốc gia Tr. 245.
  2. ^ Tham mưu phó phụ trách về các bộ phận: Tổ chức, Nhân viên, Hành quân, Huấn luyện và Tiếp vận.
  3. ^ Tháng 3 năm 1960, Phòng Tổng quản trị được tách ra từ Phòng 1, thay thế cho Phòng Tổng nghiên cứu
  4. ^ Tháng 11/1964, Phòng 4 Tiếp vận được cải tổ thành Tổng cục Tiếp vận với cơ cấu đầy đủ gồm Bộ tham mưu, các khối, phòng, ban v.v...
  5. ^ Cuối năm 1964, Phòng Quân huấn được cải tổ thành Tổng cục Quân huấn với cơ cấu đầy đủ gồm Bộ tham mưu, các khối, phòng, ban v.v...
  6. ^ Đầu năm 1965, Nha Chiến tranh Tâm lý được cải tổ thành Tổng cục Chiến tranh Chính trị với cơ cấu đầy đủ gồm Bộ tham mưu, các khối, phòng, ban v.v...
  7. ^ Gồm có 16 đơn vị trực thuộc: Cục Quân y, Cục Truyền tin, Cục Công binh, Cục Quân nhu, Cục Quân cụ, Cục Quân vận, Cục Quân Tiếp vụ, Cục Mãi dịch, Lục quân Công xưởng, Tổng kho Long Bình, Trung tâm Điện toán, các Bộ chỉ huy Quân vận 1 Thống thuộc Quân đoàn I) BCH Quân vận 2 (Thống thuộc Quân đoàn II ở Cao nguyên), BCH Quân vận 3 (Thống thuộc Quân đoàn III), BCH Quân vận 4 (Thống thuộc Quân đoàn IV) và BCH Quân vận 5 (Thống thuộc Quân đoàn II ở Duyên hải)
  8. ^ Gồm có 23 đơn vị trực thuộc: Trường Chỉ huy và Tham mưu, Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt, Trường Võ khoa Thủ Đức, Trường Hạ sĩ quan Đồng Đế, Trường Thiếu sinh quân Trường Quân y, Trường Tổng Quản trị, Trường Thiết Giáp, Trường Truyền tin, Trường Pháo binh, Trường Tiếp vận, Trường Công binh, Trường Sinh ngữ Quân đội, Trường Nữ Quân nhân, Trung tâm Huấn luyện Quang Trung, Trung tâm Huấn luyện Đống Đa, Trung tâm Huấn luyện Lam Sơn, Trung tâm Huấn luyện Dục Mỹ, Trung tâm Huấn luyện Vạn Kiếp, Trung tâm Huấn luyện Chi Lăng, Trung tâm Huấn luyện Hòa Cầm, Trung tâm Huấn luyện Hải quân Nha Trang và Trung tâm Huấn luyện Không quân. Ngoài ra, Tổng cục Quân huấn còn có trách nhiệm gián tiếp với một số trường và trung tâm huấn luyện khác thuộc các quân binh chủng và các quân khu trực thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa (Xem bài Danh sách quân trường Việt Nam Cộng hòa.
  9. ^ Gồm có 7 đơn vị trực thuộc: Cục An ninh Quân đội, Cục Chính huấn, Cục Tâm lý chiến, Cục Xã hội, Tổng nha Tuyên úy (gồm các Nha Tuyên úy Công giáo, Phật giáo và Tin Lành), Trường Đại học Chiến tranh Chính trị và Trung tâm Huấn luyện Chiến tranh Chính trị
  10. ^ Gồm có 6 Sư đoàn trực thuộc: Sư đoàn 1 (Phối thuộc Quân đoàn I), Sư đoàn 2 (Phối thuộc Quân đoàn II), Sư đoàn 3 (Phối thuộc Quân đoàn III), Sư đoàn 4 (Phối thuộc Quân đoàn IV), Sư đoàn 5 (Phối thuộc Quân đoàn III) và Sư đoàn 6 (Phối thuộc Quân đoàn II).
  11. ^ Gồm có các đơn vị trực thuộc: Hải khu 1 (Phối thuộc Quân khu 1), Hải khu 2 (Phối thuộc Quân khu 2), Hải khu 3 (Phối thuộc Quân khu 3), Hải khu 4 (Phối thuộc Quân khu 4), Hải khu 5 (Phối thuộc Quân khu 4), Vùng 3 Sông ngòi (Phối thuộc Quân khu 3), Vùng 4 Sông ngòi (Phối thuộc Quân khu 4).
  12. ^ Gồm có 4 Lữ đoàn Kỵ binh: Lữ đoàn 1 (Phối thuộc Quân đoàn I, có 5 Thiết đoàn), Lữ đoàn 2 (Phối thuộc Quân đoàn II, có 5 Thiết đoàn), Lữ đoàn 3 (Phối thuộc Quân đoàn III, có 6 Thiết đoàn), Lữ đoàn 4 (Phối thuộc Quân đoàn IV, có 5 Thiết đoàn).
  13. ^ Binh chủng Pháo binh Việt Nam Cộng hòa là lực lượng yểm trợ tác chiến được phối thuộc với các Quân đoàn, các đơn vị Bộ binh, các đơn vị Tổng trừ bị và các Tiểu khu trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa gồm có 5 Bộ Chỉ huy Pháo binh trực thuộc 4 Quân đoàn và Biệt khu Thủ đô.
  14. ^ Gồm có các đơn vị chủ lực và địa phương trực thuộc: Sư đoàn 1, Sư đoàn 2Sư đoàn 3 Bộ binh. Các Tiểu khu Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi và Đặc khu Đà Nẵng.
  15. ^ Gồm có các đơn vị chủ lực và địa phương trực thuộc: Sư đoàn 22Sư đoàn 23 Bộ binh. Các Tiểu khu Kontum, Pleiku, Phú Bổn, Darlac, Quảng Đức, Tuyên Đức, Lâm Đồng, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận và Đặc khu Cam Ranh
  16. ^ Gồm có các đơn vị chủ lực và địa phương trực thuộc: Sư đoàn 5, Sư đoàn 18Sư đoàn 25 Bộ binh. Các Tiểu khu Bình Tuy, Long Khánh, Biên Hòa, Phước Tuy, Tây Ninh, Bình Long, Phước Long, Bình Dương, Hậu Nghĩa, Long An, Gia Định, Đô thành Sài GònĐặc khu Côn Sơn.
  17. ^ Gồm có các đơn vị chủ lực và địa phương trực thuộc: Sư đoàn 7, Sư đoàn 9Sư đoàn 21 Bộ binh. Các Tiểu khu An Giang, An Xuyên, Ba Xuyên, Bạc Liêu, Châu Đốc, Chương Thiện, Định Tường, Gò Công, Kiên Giang, Kiến Hòa, Kiến Phong, Kiến Tường, Phong Dinh, Sa Đéc, Vĩnh Bình, Vĩnh LongĐặc khu Phú Quốc.
  18. ^ Trực thuộc Quân khu 3, gồm có: Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn, Gia ĐịnhCôn Sơn.
  19. ^ Tính đến cuối tháng 4/1975: Cấp số có 5 Lữ đoàn với tổng số 15 Tiểu đoàn.
  20. ^ Tính đến cuối tháng 4/1975: Cấp số có 4 Lữ đoàn: 147, 258, 369 và 468 với tổng số 12 Tiểu đoàn.
  21. ^ Gồm có tổng số 17 Liên đoàn, có Bộ Chỉ huy Biệt động quân Trung ương tại Sài Gòn, quản lý các Liên đoàn 4, 6, 7, 8 và 9 là các đơn vị Tổng trừ bị cho Bộ tổng Tham mưu. Bộ Chỉ huy Biệt động quân Quân khu 1 tại Đà Nẵng gồm các Liên đoàn 11, 12, 14 và 15 là các đơn vị Tổng trừ bị cho Quân đoàn I, Bộ Chỉ huy Quân khu 2 tại Pleiku gồm các Liên đoàn 21, 22, 23, 24 và 25 là các đơn vị Tổng trừ bị cho Quân đoàn II, Bộ Chỉ huy Biệt động quân Quân khu 3 tại Biên Hòa gồm có các Liên đoàn 31, 32 và 33 là các đơn vị Tổng trừ bị cho Quân đoàn III.
  22. ^ Gồm có ba Bộ Chỉ huy Chiến thuật (tương tự cấp Tiểu đoàn), mỗi Bộ Chỉ huy Chiến thuật có 4 Biệt đội (tương tự cấp Đại đội) là đơn vị Tổng trừ bị cho Bộ Tổng Tham mưu.
  23. ^ Còn gọi là Trường Võ bị Địa phương Nam Việt đặt tại Vũng Tàu
  24. ^ Xuất thân từ Trường sĩ quan.
  25. ^ Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức.
  26. ^ Trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định.
  27. ^ Còn gọi là khóa 2 Võ bị Liên quân Viễn Đông đặt tại Vũng Tàu mang tên khoa Đỗ Hữu Vị
  28. ^ Đại tá Nguyễn Kỳ Nguyện, sinh năm 1932 tại Mỹ Tho.
  29. ^ Đại tá Lại Đức Chuẩn, sinh năm 1928 tại Thái Bình.
  30. ^ Đại tá Hoàng Ngọc Lung, sinh năm 1932 tại Thái Bình.
  31. ^ Đại tá Lê Hữu Tiền, sinh năm 1931 tại Sài Gòn.
  32. ^ Đại tá Trần Văn Thăng, sinh năm 1928 tại Bắc Ninh.
  33. ^ Xuất thân từ Trường Sĩ quan.
  34. ^ Cấp bậc khi nhậm chức.
  35. ^ Có nhiều tài liệu viết tướng Lê Văn Tỵ được truy phong (truy thăng khi từ trần) cấp Thống tướng. Thực tế, ông được phong cấp (thăng cấp) Thống tướng trước ngày từ trần gần ba tháng (thăng cấp ngày 21/7/1964, từ trần ngày 20/10/1964).

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.