Calci trong sinh học

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Calci trong sinh học

Calci (từ tiếng Latinh: Calcis) là nguyên tố hoá học ký hiệu Ca. Calci là nguyên tố thiết yếu cho sự sống. Mức calci trong động vật có vú được kiểm soát chặt.[1][2] Trong cơ thể thì 98% calci nằm ở xương và răng; 2% còn lại là ion calci nằm trong máu để thực hiện các chức năng thần kinh cơ, đông máu. Trong máu, Ca ở dưới 3 dạng: 50% dưới dạng ion Ca2+, gần 50% kết hợp với protein huyết tương, chủ yếu là albumin và chỉ còn rất ít dưới dạng phức hợp với phosphat, citrat, carbonat.

Vai trò của calci đối với các bộ phận trong cơ thể[sửa | sửa mã nguồn]

1. Đối với xương:[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên tố calci là một trong những nguyên tố quan trọng nhất với quá trình cấu tạo và hình thành khung xương. Về mặt cấu tạo, xương chủ yếu được tạo thành từ các khoáng chất (đa phần là Calci), chiếm khoảng 70% trọng lượng xương khô và các chất hữu cơ (chiếm phần lớn là Collagen), chiếm 30% trọng lượng xương khô. Thiếu calci sẽ khiến trẻ em chậm lớn, còi xương, người lớn tuổi sẽ bị loang xương và mắc nhiều căn bệnh về xương khớp

2. Đối với hệ miễn dịch[sửa | sửa mã nguồn]

Calci chính là nguyên tố phát hiện sớm những tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, vì calci giữ vai trò sứ giả thông tin thứ hai. Calci còn giữ vai trò kích hoạt năng lực di chuyển và năng lực bao vây, tiêu diệt vi khuẩn, độc tố gây bệnh của tế bào trắng.

Đối với những bệnh do chức năng miễn dịch giảm sút, trên cơ sở chữa trị bệnh nguyên phát, ta bổ sung calci để điều chỉnh cân bằng khả năng miễn dịch cho cơ thể sẽ đẩy lùi bệnh tật

3. Đối với hệ thần kinh[sửa | sửa mã nguồn]

Ion calci có vai trò quan trọng trong truyền dẫn thần kinh. Khi cơ thể thiếu calci thì hoạt động truyền dẫn thần kinh bị ức chế, công năng hưng phấn và công năng ức chế của hệ thần kinh bị suy giảm.

4. Đối với cơ bắp[sửa | sửa mã nguồn]

Công năng sinh lý của cơ bắp chủ yếu nhờ vào sự co giãn của các sợi cơ để hoàn thành công năng của các khí quan vận động của cơ thể, ion calci đóng vai trò quan trọng trong hoạt động co giãn của cơ bắp.

5. Khác[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tham gia quá trình đông máu bằng cách giảm thiểu máu thấm ra mao mạch.
  • Kích hoạt Enzim làm giảm mỡ máu, hỗ trợ Enzim phân giải protit.
  • Làm tế bào kết dính nhau trong cấu trúc hàng tỷ tế bào tạo nên các bộ phận trong cơ thể.
  • Bảo vệ đường hô hấp vì đường hô hấp của con người có một lớp tế bào lỏng di chuyển một chiều từ dưới lên (đẩy lên) Ion calci có tác dụng làm chuyển động đó khỏe khoắn hơn.
  • Tại thời khắc hình thành sự sống, khi tinh trùng tiếp xúc với trứng đã cần có sự tham gia, tác động của calci và không thể nào thay thế bởi một chất nào khác.

Bổ sung Calci[sửa | sửa mã nguồn]

Calci được cơ thể hấp thụ qua quá trình ăn uống. Phụ nữ mang thai cần được bổ sung calci nhiều nhất do bào thai rất cần calci để hình thành và phát triển khung xương.

Trên thực tế, việc nấu nướng sẽ làm mất một phần calci trong đồ ăn. Ngoài ra, độ tuổi càng cao thì quá trình hấp thụ calci trong thức ăn càng giảm, đó là lý do mà người già thường mắc các chứng bệnh về xương.

Thực phẩm chứa Calci[sửa | sửa mã nguồn]

Calci có nhiều trong: rau, hải sản, ngũ cốc, sữa, các loại hạt...

Vai trò của Vitamin D3[sửa | sửa mã nguồn]

Vitamin D3 giúp hỗ trợ việc hấp thu calci và chuyển hóa vào cơ thể. Khi bổ sung calci nên bổ sung cả vitamin D3 hoặc tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời để cơ thể tự tổng hợp vitamin D3.

Quá trình "di chuyển calci[sửa | sửa mã nguồn]

Nếu tuyến cận giáp bị kích thích do thiếu calci, tuyến cận giáp phải liên tục tiết ra quá nhiều hormone, chức năng tuyến cận giáp làm việc quá mức nên không còn kiểm soát được nồng độ calci trong máu nữa, do vậy nồng độ calci trong máu tăng cao, dẫn đến loạn nhịp tim. Khi nhịp tim loạn thì tuyến giáp lại phải tiết ra hormone để giảm nồng độ calci trong máu, chuyển lượng calci thừa đó ra ngoài tới các tổ chức khác để duy trì ổn định nồng độ calci trong máu. Quá trình đó gọi là "Di chuyển calci".

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Brini, Marisa; Ottolini, Denis; Calì, Tito; Carafoli, Ernesto (2013). “Chapter 4. Calcium in Health and Disease”. Trong Astrid Sigel, Helmut Sigel and Roland K. O. Sigel (biên tập). Interrelations between Essential Metal Ions and Human Diseases. Metal Ions in Life Sciences. 13. Springer. tr. 81–137. doi:10.1007/978-94-007-7500-8_4.
  2. ^ Brini, Marisa; Call, Tito; Ottolini, Denis; Carafoli, Ernesto (2013). “Chapter 5 Intracellular Calcium Homeostasis and Signaling”. Trong Banci, Lucia (biên tập). Metallomics and the Cell. Metal Ions in Life Sciences. 12. Springer. doi:10.1007/978-94-007-5561-1_5. ISBN 978-94-007-5560-4. electronic-book ISBN 978-94-007-5561-1 ISSN 1559-0836 electronic-ISSN 1868-0402