Công binh Lục quân Hoa Kỳ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Công binh Lục quân Hoa Kỳ
(United States Army Corps of Engineers)
Hoạt động15 tháng 6 năm 1775 - ngày nay.
Quốc giaHoa Kỳ
Quân chủngLục quân Hoa Kỳ
Quy mô34.600 nhân viên dân sự và 650 nhân viên quân sự
Bộ chỉ huyWashington, D.C.
Khẩu hiệuEssayons (Nào chúng ta hãy thử)
Màu sắcĐỏ và trắng
Các tư lệnh
Chỉ huy
hiện tại
Trung tướng Robert L. Van Antwerp, Jr.
Chỉ huy
nổi tiếng
Đại tá Richard Gridley,
Đại tá Joseph Swift,
Đại tá Alexander Macomb, Jr.,
Chuẩn tướng William Louis Marshall,
Thiếu tướng Richard Delafield,
Chuẩn tướng Joseph Totten,
Chuẩn tướng Henry Robert,
Trung tướng Edgar Jadwin,
Trung tướng Leif J. Sverdrup

Công binh Lục quân Hoa Kỳ (United States Army Corps of Engineers hay viết tắt là USACE) là một cơ quan liên bang và là một bộ tư lệnh chính yếu của Lục quân Hoa Kỳ, gồm có khoảng 34.600 nhân viên dân sự và 650 nhân viên quân sự tạo thành một cơ quan quản lý xây dựng, thiết kế và kỹ thuật công cộng lớn nhất thế giới. Mặc dù trách nhiệm tổng thể của đoàn công binh có liên quan với các đập nước, kênh đào và chống lũ tại Hoa Kỳ, Công binh Lục quân Hoa Kỳ còn vấn thân vào trong một phạm vi công chánh rộng lớn để hỗ trợ quốc gia và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trên khắp thế giới.

Sứ mệnh của Công binh Lục quân Hoa Kỳ là cung cấp các dịch vụ công chánh dân sự và quân sự cho Hoa Kỳ bằng cách cung cấp những khả năng và dịch vụ kỹ thuật trọng yếu rộng khắp từ thời bình đến thời chiến để hỗ trợ những lợi ích của quốc gia.[1] Các sứ mệnh thấy rõ nhất của họ gồm có:

  • Hoạch định, thiết kế, xây dựng, và điều hành các âu thuyềnđập nước. Các dự án kỹ thuật dân sự khác gồm có chống lũ lụt, tái tạo bãi biển, và nạo vét luồng các thủy lộ.
  • Thiết kế và xây dựng các hệ thống chống lụt như tại New Orleans qua sự ủy thác của liên bang có tên gọi Đạo luật chống lũ 1965.
  • Thiết kế và điều hành xây dựng các cơ sở vật chất quân sự cho Lục quân Hoa KỳKhông lực Hoa Kỳ và các cơ quan liên bang và quốc phòng khác.
  • Điều hợp môi trường và tái tạo hệ sinh thái.

Các lãnh vực của sứ mệnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến tranh[sửa | sửa mã nguồn]

Công binh Lục quân Hoa Kỳ cung ứng sự hỗ trợ gián tiếp và trực tiếp cho nỗ lực chiến tranh. Công binh Lục quân Hoa Kỳ xây dựng và bảo trì phần lớn các cơ sở hạ tầng mà Lục quân và Không quân sử dụng để huấn luyện, làm căn cứ và triển khai quân đội. Công binh Lục quân Hoa Kỳ xây dựng và bảo trì các hệ thống hàng hải và các quân cảng để cung cấp những phương tiện hữu hiệu trong việc triển khai các trang thiết bị thiết yếu và những vật dụng khác. Các cơ sở nghiên cứu và phát triển của đoàn công binh giúp phát triển những phương pháp và những phương sách mới cho việc triển khai, bảo vệ lực lượng, vẽ bản đồ và phân tích địa hình, và những hỗ trợ khác.

Công binh Lục quân Hoa Kỳ trực tiếp hỗ trợ quân đội ngay tại mặt trận, tạo điều kiện sẵn có về mặt chuyên môn kỹ thuật cho các tư lệnh chiến trường để giúp giải quyết các vấn đề về kỹ thuật. Các đơn vị hỗ trợ kỹ thuật tiền phương có thể đi cùng với các kỹ thuật viên quân sự để cung ứng hỗ trợ tiếp cận hoặc liên lạc điện tử về phần còn lại của Công binh Lục quân để xin ý kiến kỹ thuật khi cần. Các chuyên gia của đoàn công binh sử dụng sự hiểu biết và kỹ năng vững chắc cả về các dự án dân sự và quân sự để hỗ trợ những cộng đồng địa phương và cộng đồng ở Hoa Kỳ trong các lĩnh vực về bất động sản, hợp đồng, vẽ bản đồ, xây dựng, tiếp vận, kinh nghiệm về kỹ thuật và quản lý. Công việc hiện tại gồm có hỗ trợ tái thiết Iraq, xây dựng cơ sở hạ tầng Afghanistan, hỗ trợ các ban ngành liên cơ quan và quốc tế.

Ngoài công việc của khoảng 34.000 nhân viên dân sự trong các chương trình công chánh dân sự khắp nơi, đoàn công binh cũng cung ứng nơi đào tạo cho những khả năng tương tự trên toàn thế giới. Các nhân viên dân sự của Công binh Lục quân Hoa Kỳ tình nguyện thuyên chuyển để thực hiện các công tác khắp nơi trên thế giới. Thí dụ, các chuyên gia về thủy điện đã giúp sửa chữa, trang chỉnh, và điều hành các đập thủy điện tại Iraq trong một nỗ lực giúp người Iraq tự đứng vững bằng sức của chính mình.[2][3]

An ninh nội địa[sửa | sửa mã nguồn]

Công binh Lục quân Hoa Kỳ hỗ trợ Bộ Nội an Hoa KỳCơ quan Quản lý Trường hợp Khẩn cấp (FEMA) qua các nỗ lực chuẩn bị đối phó với tai hoạ, nghiên cứu và phát triển, bảo vệ lực lượng, lập kế hoạch về an ninh, và nhanh chóng đáp ứng kịp thời trong những tình trạng khẩn cấp và tai hoạ. Công binh Lục quân Hoa Kỳ có thể cứu cấp hàng trăm người và hàng triệu đô la thiệt hại về tài sản hàng năm từ các tai họa do con người và thiên nhiên gây ra.

Công binh Lục quân Hoa Kỳ tiến hành các hoạt động ứng phó tình trạng khẩn cấp dưới hai thẩm quyền cơ bản. Thứ nhất là dưới Đạo luật Khẩn cấp Duyên hải và Chống Lũ lụt (P.L. 84-99), và thứ hai là Đạo luật Trợ giúp Khẩn cấp và Cứu trợ Tai ương Stafford (P.L. 93-288). Trong một năm điển hình, Công binh Lục quân Hoa Kỳ đáp ứng đối phó với trên 30 lần tuyên bố tình trạng khẩn cấp của tổng thống, cộng vô số các tình trạng khẩn cấp địa phương và tiểu bang. Các cuộc đáp ứng đối phó với tình trạng khẩn cấp thường có sự hợp tác với những đơn vị quân sự và các cơ quan liên bang khác để hỗ trợ những nỗ lực của địa phương và tiểu bang.

Hỗ trợ hạ tầng cơ sở[sửa | sửa mã nguồn]

Công việc bao gồm hỗ trợ quản lý và kỹ thuật đối với các cơ sở xây dựng của quân đội, hỗ trợ bất động sản trên thế giới, hỗ trợ những công việc dân sự, hoạt động và bảo trì các dự án kiểm soát lũ lụt và hàng hải Liên bang, theo dõi quan sát các đập nước và hệ thống đê chống lũ.

Hơn 67 phần trăm hàng hóa người Mỹ tiêu thụ và hơn phân nửa tổng số dầu nhập cảng của quốc gia được xúc tiến qua các cảng nước sâu mà đoàn công binh bảo trì. Công binh Lục quân Hoa Kỳ bảo trì hơn 12.000 dặm Anh (19.000 km) kênh hàng hải thương mại khắp Hoa Kỳ.

Trong cả chương trình xây cất cho quân đội và sứ mệnh công chánh dân sự, Công binh Lục quân Hoa Kỳ chịu trách nhiệm hàng tỷ đô la giá trị về cơ sở hạ tầng của quốc gia. Thí dụ, đoàn công binh kiểm soát 609 đập nước, bảo trì và/hoặc điều hành 257 âu thuyền, và điều khiển 75 nhà máy thủy điện sản xuất 24% năng lượng thủy điện của quốc gia và 3 phần trăm tổng năng lượng điện toàn quốc. Công binh Lục quân Hoa Kỳ kiểm tra trên 2.000 đê bao của liên bang và không phải của liên bang mỗi hai năm 1 lần.

Bốn tỉ gallon nước mỗi ngày được đoàn công binh lấy ra từ 136 dự án cung cấp nước đa mục đích. Điều này đã làm cho đoàn công binh trở thành một trong các cơ quan cung cấp nước lớn nhất Hoa Kỳ.[3]

Tiểu đoàn Công binh 249, đơn vị hiện dịch duy nhất của Công binh Lục quân Hoa Kỳ, tạo ra và phân phối điện năng chính yếu để hỗ trợ chiến tranh, cứu trợ tai ương, các chiến dịch hỗ trợ và ổn định cũng như cố vấn và trợ giúp kỹ thuật trong mọi khía cạnh của các hệ thống phân phối điện và điện năng. Tiểu đoàn này đã được khai triển để trợ giúp các hoạt động phục hồi sau sự kiện 11 tháng 9. Tiểu đoàn cũng được khai triển để hỗ trợ các hoạt động sau Bão Katrina.

Nguồn nước[sửa | sửa mã nguồn]

Qua chương trình công tác dân sự, Công binh Lục quân Hoa Kỳ thực hiện một mạng lưới rộng lớn các dự án cung ứng việc bảo vệ duyên hải, chống lũ, thủy điện, các thủy lộ và cảng, các khu vui chơi giải trí và cung cấp nước. Công việc bao gồm bảo vệ và trùng tu duyên hải. Như một phần công việc này, đoàn công binh là một cơ quan cung cấp số một về giải trí ngoài trời tại Hoa Kỳ, vì vậy có một sự chú trọng lớn lao về sự an toàn nguồn nước.

Việc tham gia của Lục quân vào các công việc "mang tính dân sự" bao gồm về nguồn nước có lịch sử từ thời ban đầu lập quốc Hoa Kỳ. Trải qua nhiều năm tháng, nhu cầu của quốc gia thay đổi thì sứ mệnh công chánh dân sự của Lục quân cũng thay đổi theo.

Các lĩnh vực chính được chú trọng bao gồm:

  • Giao thông hàng hải: hỗ trợ giao thông hàng hải bằng cách bảo trì và cải tiến các kênh giao thông là sứ mệnh công chánh dân sự xưa nhất của Công binh Lục quân Hoa Kỳ, tính từ ngày luật Liên bang năm 1824 trao quyền cho công binh cải thiện an toàn giao thông trên Sông Mississippi và Sông Ohio và các bến cảng. Ngày nay, công binh bảo trì trên 12.000 dặm Anh (19.200 km) các thủy lộ nội địa và điều hành 235 âu thuyền. Các thủy lộ này - một hệ thống sông, hồ và các vịnh duyên hải được cải tiến dành cho giao thông thương mại và giải trí - vận tải khoảng 1/6 hàng hóa liên thành phố của quốc gia với một chi phí được tính theo tấn-dặm là khoảng 1/2 của đường sắt hay 1/10 chi phí vận tải bằng xe hàng. Công binh Lục quân Hoa Kỳ cũng bảo trì 300 bến cảng thương mại mà qua các cảng này có đến 2 tỉ tấn hàng hóa một năm và hơn 600 bến cảng nhỏ hơn.
  • Giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt: Công binh Lục quân Hoa Kỳ đầu tiên được gọi đến để nói chuyện về vấn đề lũ lụt dọc theo Sông Mississippi trong giữa thập niên 1800. Họ bắt đầu làm việc với Dự án kiểm soát lũ lụt các sông nhánh và Sông Mississippi vào năm 1928. Đạo luật Kiểm soát Lũ lụt năm 1936 đã giao trách nhiệm cho Công binh cung ứng việc chống lũ lụt trên toàn quốc. Cả Công binh Lục quân Hoa Kỳ và bất cứ cơ quan nào khác cũng không thể ngăn cản được tất cả sự thiệt hại do lũ lụt gây ra. Khi lũ lụt gây ra thiệt hại thì chắc chắn có xảy ra chuyện tranh cãi.
  • Giải trí vui chơi: Công binh Lục quân Hoa Kỳ là cơ quan cung cấp giải trí ngoài trời lớn nhất quốc gia, điều hành hơn 2.500 khu giải trí thuộc 463 dự án (phần lớn là hồ) và cho thuê thêm 1.800 chỗ khác cho các thẩm quyền về công viên địa phương, công viên tiểu bang và khu vui chơi giải trí hoặc tư nhân có nhu cầu. Công binh Lục quân Hoa Kỳ mở cửa cho khoảng 360 triệu lượt người viếng thăm hàng năm tại các hồ, bãi biển, bãi sông và các nơi khác của mình. Ước tính có khoảng 25 triệu người Mỹ (1 phần 10 dân số Hoa Kỳ) đến thăm viếng một dự án của đoàn công binh ít nhất một năm một lần. Để hỗ trợ cho các du khách đến viếng thăm các khu giải trí này, đoàn công binh đã tạo ra khoảng 600.000 việc làm.
  • Thủy điện: Công binh Lục quân Hoa Kỳ lần đầu tiên được phép xây các nhà máy thủy điện là vào thập niên 1920. Ngày nay họ điều hành khoảng 75 nhà máy thủy điện, sản xuất 1/4 năng lượng thủy điện của quốc gia hay 3 phần trăm tổng điện năng toàn quốc. Điều này giúp đoàn công binh trở thành nhà cung cấp điện lớn hàng thứ năm của Hoa Kỳ.
  • Bảo vệ bờ biển: với một tỉ lệ lớn dân số Hoa Kỳ sống gần biển và bờ hồ và một ước tính có đến 75% dân chúng Hoa Kỳ đi nghỉ phép tại các bãi biển nên đó là mối quan tâm của chính phủ liên bang. Sứ mệnh của Công binh Lục quân Hoa Kỳ là bảo vệ các khu vực này chống lại bão và sự thiệt hại do bão dọc duyên hải gây ra. Sứ mệnh này là một trong những sứ mệnh dễ gây tranh cãi nhiều hơn hết của Công binh Lục quân Hoa Kỳ.
  • An toàn các đập nước: Công binh Lục quân Hoa Kỳ đi đầu trong việc phát triển tiêu chuẩn kỹ thuật để làm sao cho các đập nước được an toàn, và tiến hành một chương trình kiểm tra thường xuyên các đập nước của mình.
  • Cung cấp nước: Công binh Lục quân Hoa Kỳ đầu tiên tham dự vào việc cung cấp nước là vào thập niên 185 khi họ xây cống nước của Washington D.C. Ngày nay các hồ chứa nước của đoàn công binh cung cấp nước cho gần 10 triệu người trong 115 thành phố. Trong những vùng đất khô của quốc gia, nước từ các hồ chứa nước của đoàn công binh cũng được dùng cho nông nghiệp.

Môi trường[sửa | sửa mã nguồn]

Sứ mệnh môi trường của Công binh Lục quân Hoa Kỳ có hai lĩnh vực tập trung chính yếu: tái tạo và quản lý.

Công binh Lục quân Hoa Kỳ hỗ trở hoặc điều hành vô số chương trình về môi trường, bao gồm việc dọn dẹp các cơ sở quân sự trước đây bị ô nhiễm vì rác thải độc hại hay đạn dược bỏ sót lại để giúp xây dựng hay tái tạo những vùng đất đầm lầy giúp các loài có nguy cơ tuyệt chủng tồn tại. Một số các chương trình này là các chương trình như sau: Tái tạo hệ sinh thái, những nơi trước đây được dùng cho quốc phòng, quản lý môi trường, bãi mìn bỏ hoang...

Sứ mệnh này gồm có giáo dục cũng như điều lệ và dọn dẹp.

Công binh Lục quân Hoa Kỳ có một chương trình môi trường rất năng nỗ cả về quân sự và dân sự.[4]

Sứ mệnh môi trường thuộc dân sự luôn bảo đảm các dự án của đoàn công binh, các cơ sở phương tiện và vùng đất có liên quan phải hội đủ tiêu chuẩn môi trường. Chương trình có bốn chức năng: theo chuẩn mực, tái tạo, ngăn ngừa và bảo tồn. Đoàn công binh cũng đặt ra các điều lệ nôi qui cho các công việc tại các vùng đầm lầy và vùng nước của Hoa Kỳ.

Chương trình môi trường của các chương trình quân sự quản lý thiết kế và thực hiện một tầm mức đầy đủ các hoạt động dọn dẹp và bảo vệ:

  • dọn dẹp các nơi bị ô nhiễm chất thải độc hại, chất thải phóng xạ hay bom đạn
  • tuân theo luật và quy định về môi trường của địa phương, tiểu bang, liên bang
  • cố gắng giảm thiểu sử dụng các chất độc hại
  • bảo tồn các nền văn hóa và thiên nhiên của con người

Đây là các lĩnh vực môi trường chính được chú trọng:

  • Cấp giấy phép và quy định cho các thủy lộ và vùng đất đầm lầy
  • Tái tạo hệ sinh thái
  • Quản lý môi trường
  • Dọn dẹp các nơi bị nhiễm phóng xạ
  • Trùng tu lại và đóng cửa căn cứ quân sự
  • Các nơi từng là căn cứ quốc phòng
  • Hỗ trợ Chương trình Siêu quỹ của Cơ quan Bảo vệ Môi trường

Dữ liệu hoạt động và các số liệu[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là dữ liệu hoạt động và các số liệu của Công binh Lục quân Hoa Kỳ:[3]

  • Một tổng hành dinh, 8 vùng, 1 vùng lâm thời, 45 khu, 6 trung tâm, một đơn vị hiện dịch, 2 bộ tư lệnh công binh trừ bị.
  • Làm việc tại trên 90 quốc gia
  • Hoàn thành trên 4.400 dự án cơ sở hạ tầng tại Iraq với ước tính chi phí lên 6,1 tỷ đô la
  • Hỗ trợ 159 cơ sở quân sự của Lục quân, 91 của Không lực
  • Làm chủ và điều hành 609 đập nước
  • Làm chủ và/hoặc điều hành 257 buồng âu thuyền tại 212 địa điểm
  • Làm chủ và điều hành 24% khả năng thủy điện của Hoa Kỳ (3% tổng số khả năng điện năng của Hoa Kỳ)
  • Điều hành và bảo trì 12.000 dặm Anh (19.000 km) các kênh hàng hải nội địa thương mải
  • Bảo trì 926 bến tàu ở nội địa, duyên hải, và Ngũ Đại Hồ
  • Đào xới 195 triệu mét khối đất đá hàng năm cho xây dựng và bảo trì
  • Nhà cung cấp giải trí ngoài trời số 1 của quốc gia với trên 368 triệu lượt khách viếng thăm tới 4.485 chỗ tại 423 dự án của đoàn công binh (383 hồ chứa nước và hồ)
  • Có khả năng trử nguồn nước tiêu dùng tổng cộng là khoản 406.925.664.070 mét khối
  • Ngăn ngừa thiệt hại trung bình hàng năm qua các dự án quản lý chống lũ lụt (1995-2004) là 21 tỉ.
  • Khoảng 137 dự án bảo vệ môi trường đang được xây dựng (con số vào tháng 9 năm 2006)
  • Khoảng 38.700 mẫu Anh (156.613 km²) đất đầm lầy được tái tạo, tạo ra, nâng cấp, hoặc bảo tồn hàng năm.
  • Khoảng 4 tỷ giá trị công tác phục vụ về kỹ thuật cho các cơ quan liên bang không thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ hàng năm
  • Tổng cộng hơn 4.000 dự án (6,5 tỉ) đã được hoàn thành tại Iraq và trên 500 dự án (26 tỉ) đang được tiến hành. Trong đó bao gồm 1.081 dự án về trường học có liên quan đến khoảng ước lượng 324.000 học sinh, gia tăng khả năng sản xuất dầu thô của Iraq lên đến 3 triệu thùng mỗi ngày, có khả năng cung ứng phục vụ nước tiện dụng cho 3.9 triệu người (mục tiêu 5,2 triệu), có 96 trạm cứu hỏa, 155 trạm biên giới, 49 dự án cải tiến nhà tù/tòa án, 498 dự án thông tin/giao thông, 212 xa lộ tốc hành và đường làng, 101 trạm xe lửa, 33 cơ sở bưu điện, và 15 dự án hàng không.
  • Hơn 90 phần trăm hợp đồng xây dựng của đoàn công binh được giao cho các doanh nghiệp do người Iraq làm chủ - tạo cơ hội việc làm, thúc đẩy nền kinh tế, cung cấp việc làm, huấn luyện, tăng cường sự ổn định và an ninh mà trước đây không có. Sau cùng, sứ mệnh là một phần trung tâm của chiến lược rút quân của Hoa Kỳ khỏi Iraq.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử của Công binh Lục quân Hoa Kỳ có thể được truy tìm về ngày 16 tháng 6 năm 1775, khi Quốc hội Lục địa tổ chức một quân đội có một công binh trưởng và hai phụ tá. Đại tá Richard Gridley trở thành công binh trưởng đầu tiên của Tướng George Washington. Tuy nhiên cho đến năm 1779, Quốc hội mới thành lập Quân đoàn Công binh riêng. Một trong các nhiệm vụ đầu tiên của nó là xây dựng các phòng tuyến gần Boston tại Đồi Bunker. Các đoàn công binh đầu tiên đa số là các phần tử của người Pháp mà Tướng Washington đã thuê mướn từ Louis XVI.

Công binh Lục quân Hoa Kỳ như nó hiện tại đã bắt đầu hình thành vào ngày 16 tháng 3 năm 1802 khi Tổng thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson được ủy quyền "tổ chức và thiết lập Công binh... rằng Công binh được nói đến sẽ đóng tại West Point trong tiểu bang New York và sẽ thiết lập một Học viện Quân sự". Học viện Quân sự Hoa Kỳ nằm dưới quyền điều hành của Công binh cho đến nănm 1866. Thẩm quyền của Công binh đặc trách các công việc về sông tại Hoa Kỳ bắt đầu công tác lập phòng vệ New Orleans sau Chiến tranh 1812. Công binh về Địa hình được thành lập vào ngày 4 tháng 7 năm 1838 bao gồm chỉ có các sĩ quan và được giao nhiệm vụ vẽ bản đồ, thiết kế và xây dựng các công trình dân sự liên bang như hải đăng. Nó gồm có các sĩ quan như George Meade. Đoàn công binh này sau đó nhập vào Công binh Lục quân Hoa Kỳ vào tháng 3 năm 1863. Trong giữa thập niên 1800, Công binh Lục quân Hoa Kỳ điều hành khu vực hải đăng cùng với các sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ.

Từ lúc ban đầu, nhiều chính trị gia muốn đoàn công binh góp sức vào cả xây dựng quốc phòng và các công việc mang tính dân sự. Được giao sứ mệnh xây dựng quốc phòng năm 1941, Công binh Hoa Kỳ xây dựng các cơ sở vật chất tại quốc nội và ngoại quốc để hỗ trợ Lục quân và Không lực Hoa Kỳ. Trong thế kỷ 20, đoàn công binh trở thành cơ quan chống bão lụt hàng đầu của liên bang và mở rộng mạnh các hoạt động công tác dân sự của họ, trở thành một cơ quan cung cấp năng lượng thủy điện chính yếu và là nhà cung cấp giải trí hàng đầu của quốc gia. Vai trò của họ trong việc đối phó với thiên tai cũng gia tăng đáng kể. Trong cuối thập niên 1960, Công binh đã trở thành cơ quan tái tạo và bảo tồn môi trường.

Thời gian và các dự án nổi bật[sửa | sửa mã nguồn]

Đôi khi những tai họa dân sự như Đại Hồng thủy Mississippi 1927 với kết cuộc là Công binh nhận thêm trách nhiệm lớn hơn. New Orleans là một thí dụ tương tự.

Tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Phù hiệu lâu đài vàng của Công binh Lục quân Hoa Kỳ được các nhân viên của công binh mang trên đồng phục

Lãnh đạo[sửa | sửa mã nguồn]

Công binh trưởng và Tướng tư lệnh hiện tại của Công binh Lục quân Hoa Kỳ là Trung tướng Robert L. Van Antwerp, Jr..[5]

Hai tướng phó tư lệnh trợ giúp trong việc trông coi các hoạt động của các nhân viên và nhận phụ các trách nhiệm nặng nề mà Tướng tư lệnh cần giúp. Hai vị phó hiện tại là:

  • Thiếu tướng Ronald L. Johnson, Phó tư lệnh. Ghi chú: Thiếu tướng Don T. Riley đã được chọn để thay Thiếu tướng Johnson vào ngày giờ đã được ấn định.
  • Thiếu tướng Steven R. Abt, Phó tư lệnh đặc trách Cục trừ bị và Tổng động viên

Tổng hành dinh[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng hành dinh định nghĩa chính sách và hướng dẫn và hoạch định hướng đi cho các tổ chức bên trong đoàn công binh. Nó gồm có một văn phòng hành chánh và 17 trưởng ban. Tổng hành dinh đóng tại Washington, DC.

Công binh Lục quân Hoa Kỳ có hai giám đốc lãnh đạo các chương trình quân sự và công chánh dân sự. Hiện tại là:

  • Thiếu tướng Merdith (Bo) Temple, Giám đốc chương trình quân sự
  • Thiếu tướng Don T. Riley, Giám đốc công chánh dân sự.

Các vùng và khu[sửa | sửa mã nguồn]

Công binh Lục quân Hoa Kỳ được tổ chức theo vùng địa lý thành 8 vùng thường trực, 1 vùng lâm thời, 1 khu lâm thời, và 1 bộ tư lệnh nghiên cứu báo cáo trực tiếp đến tổng hành dinh. Trong mỗi vùng, có một số khu. Các khu được định nghĩa bởi ranh giới lưu vực nguồn nước cho các dự án công chánh dân sự và bởi ranh giới chính trị cho các dự án quân sự.

  • Vùng Sông Ohio và Ngũ Đại Hồ (LRD), đặt tại Cincinnati, OH. Kéo dài từ cửa biển St Lawrence băng ngang Ngũ Đại Hồ xuống Thung lũng Sông Ohio đến Sông Cumberland và Sông Tennessee. Vùng này bao phủ 355.300 dặm vuông Anh chiếm một phần hay toàn bộ vùng đất của 17 tiểu bang. Phục vụ 56 triệu người. Vùng này có 7 khu được đặt tại Buffalo NY, Chicago IL, Detroit MI, Louisville KY, Nashville TN, Pittsburgh PA, và Huntington, WV.
  • Vùng Thung lũng Mississippi (MVD), đặt tại Vicksburg, MS. Kéo dài từ Canada đến Vịnh Mexico. Bao phủ 370.000 dặm vuông Anh chiếm một phần hay toàn bộ vùng đất của 12 tiểu bang nằm trên bờ Sông Mississippi. Phục vụ 28 triệu người. Có sáu khu trong vùng này được đặt tại St Paul MN, Rock Island IL, St Louis MO, Memphis TN, Vicksburg MS, và New Orleans LA.
  • Vùng Bắc Đại Tây Dương (NAD), đặt tại Brooklyn, NY. Kéo dài từ Maine đến VirginiaĐặc khu Columbia có sứ mệnh hải ngoại tại 51 quốc gia. Phục vụ 62 triệu người. Nó có 6 khu được đặt tại Thành phố New York NY, Philadelphia PA, Baltimore MD, Norfolk VA, Concord MA, và Wiesbaden, Đức.
  • Vùng Tây Bắc (NWD), đặt tại Portland, OR. Kéo dài từ Canada đến California, và từ Thái Bình Dương đến Missouri. Bao phủ gần 1 triệu dặm vuông Anh chiếm một phần hay toàn bộ vùng đất của 14 tiểu bang. Năm khu của vùng này được đặt tại Omaha NE, Portland OR, Seattle WA, Kansas City MO, Walla Walla WA. Vùng này có 35% tổng khả năng dự trữ nước của đoàn công binh và 75% tổng năng suất thủy điện của đoàn công binh.
  • Vùng Thái Bình Dương (POD), đặt tại Fort Shafter, HI. Kéo dài từ Vòng Bắc cực đến Samoa thuộc Mỹ phía dưới xích đạo và băng ngang qua đường phân giới ngày quốc tế ra ngoài đến Micronesia và vào châu Á. Bốn khu của nó được đặt tại Nhật Bản, Seoul của Hàn Quốc, Anchorage AK, và Honolulu HI. Không giống như các công việc có tính quân sự khác, Vùng Thái Bình Dương thiết kế và xây dựng cho tất cả các binh chủng quân sự—Lục quân, Hải quân, Không quân, Thủy quân Lục chiến—tại Nhật Bản, Triều Tiên và Đảo san hô Kwajalein.
  • Vùng Nam Đại Tây Dương (SAD), đặt tại Atlanta, GA. Kéo dài từ Bắc Carolina đến Alabama cũng như vùng biển Caribe, Trung và Nam Mỹ. Bao phủ một phần hay toàn bộ vùng đất của 6 tiểu bang. Năm khu của nó được đặt tại Wilmington NC, Charleston SC, Savannah GA, Jacksonville FL, và Mobile AL. Một phần ba Lục quân và 1/5 Không lực nội địa của Hoa Kỳ đóng quân trong ranh giới của vùng. Dự án tái tạo môi trường môi trường duy nhất lớn nhất thế giới là Tái tạo Vùng đầm lầy Everglades do Vùng Nam Đại Tây Dương điều hành.
  • Vùng Nam Thái Bình Dương (SPD), đặt tại San Francisco, CA. Kéo dài từ California đến ColoradoNew Mexico. Bao phủ một phần hay toàn bộ phần đất của 7 tiểu bang. Bốn khu của vùng được đặt tại Albuquerque NM, Los Angeles CA, Sacramento CA, và San Francisco CA. Vùng này gồm có 18 trong 25 vùng đô thị phát triển nhanh nhất quốc gia.
  • Vùng Tây Nam (SWD), đặt tại Dallas, TX. Kéo dài từ México đến Kansas. Bao phủ một phần hay toàn bộ vùng đất của 7 tiểu bang. Bốn khu của vùng được đặt tại Little Rock AR, Tulsa OK, Galveston TX, và Forth Worth TX. Các khu giải trí của vùng này được nhiều người viếng thăm nhất trong các khu giải trí của đoàn công binh với trên 11.400 dặm bờ biển và 1.172 địa điểm giải trí.
  • Vùng Vịnh (vùng lâm thời) (GRD) (Chiến dịch IRAQI TỰ Do), đặt tại Baghdad, Iraq. Ba khu của vùng này là Bắc, Trung, và Nam Iraq. Có trên 4.600 dự án với trên 4.000 đã hoàn thành cho đến thời điểm này đầu năm 2008. Vùng vịnh có các nhân viên chính yếu là tình nguyện viên dân sự từ Công binh Lục quân Hoa Kỳ ở khắp nơi.
  • Khu Công binh Afghanistan (Khu lâm thời) (AED) (Chiến dịch ENDURING FREEDOM), đặt tại Kabul, Afghanistan. Công binh đã xây dựng phần nhiều Đường Vành đai ban đầu trong thập niên 1960 và trở lại vào năm 2002 hỗ trợ toàn diện, bao gồm các Lực lượng An ninh Quốc gia Afghanistan, các Lực lượng Đồng Minh và Hoa Kỳ, Quản lý Biên giới và Chống thuốc phiện, Hỗ trợ Tái thiết Chiến lược với nguồn tài trợ của USAID, và Chương trình Đối phó tình trạng khẩn cấp của Tư lệnh. Khu này cũng có các nhân viên chính yếu là tình nguyện viên dân sự từ Công binh Lục quân Hoa Kỳ ở khắp nơi.

Các tổ chức khác của Công binh Lục quân Hoa Kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Có một số tổ chức khác trong Công binh Lục quân Hoa Kỳ:

  • Trung tâm Phát triển và Nghiên cứu của Công binh (ERDC) – tư lệnh phát triển và nghiên cứu của Công binh. Trung tâm bao gồm 7 phòng thí nghiệm.
  • Trung tâm Hỗ trợ và Kỹ thuật của Lục quân Hoa Kỳ (CEHNC) – cung cấp kỹ thuật và các công tác kỹ thuật, điều hành các dự án và chương trình, điều hành xây dựng, và các sáng kiến kỹ thuật cho các chương trình quốc gia hoặc trên bình diện rộng lớn hơn hoặc các chương trình bất thường mà các phần tử khác của Công binh Lục quân Hoa Kỳ giao phó
  • Trung tâm Các chương trình Liên Đại Tây Dương (CETAC) – hỗ trợ các chương trình và chính sách của liên bang tại hải ngoại
  • Trung tâm Tài chính Công binh Lục quân Hoa Kỳ (CEFC) – hỗ trợ tài chính hoạt động và các vấn đề về kế toán cho Công binh Lục quân Hoa Kỳ
  • Trung tâm Kỹ thuật Humphreys (CEHEC) – cung cấp hỗ trợ hoạt động và hành chính cho Tổng hành dinh của Công binh Lục quân Hoa Kỳ và vô số các văn phòng thường trực
  • Trung tâm thiết kế cơ sở ngoài biển (Marine Design Center hay viết tắt CEMDC) – cung ứng điều hành tổng dự án bao gồm hoạch định, kỹ thuật, và điều hành khế ước đóng tàu để hỗ trợ cho Công binh, Lục quân, và các dự án về nguồn nước của quốc gia trong thời bình, và gia tăng khả năng xây dựng cho quốc phòng trong lúc khẩn cấp hoặc tổng động viên
  • Viện nghiên cứu nguồn nước (IWR) – hỗ trợ quản lý điều hành các công việc dân sự và các bộ tư lệnh Công binh bằng việc phát triển và áp dụng các phương pháp định lượng mới, các chính sách và dữ liệu để tiên đoán các điều kiện quản lý đối với sự thay đổi về nguồn nước.
  • Tiểu đoàn Công binh 249 (chuyên về điện năng) – sản xuất và phân phối điện năng để hỗ trợ các hoạt động chiến tranh, cứu cấp tai họa, các chiến dịch tạo ổn định và hỗ trợ cũng như cung cấp cố vấn và trợ giúp kỹ thuật trong mọi mặt có liên quan đến điện lực và hệ thống phân phối điện. Nó cũng duy trì lực lượng trừ bị để phát điện cho Lục quân và sẵn sàng cho tình trạng chiến tranh.
  • Đại đội Công binh 911 – cung ứng hỗ trợ về kỹ thuật đặc biệt cho nỗ lực tìm và cứu cấp cho Vùng đô thị Washington, D.C.; nó cũng là thành viên hỗ trợ quan trọng của Tổng hành dinh các lực lượng Vùng Thủ đô Quốc gia (Joint Force Headquarters National Capital Region mà có trách nhiệm về an ninh nội địa cho vùng thủ đô của Hoa Kỳ.
  • Bộ tư lệnh Công binh 412, Lực lượng trừ bị Lục quân Hoa Kỳ, đặt tại Vicksburg, MS.
  • Bộ tư lệnh Công binh 416, Lực lượng trừ bị Lục quân Hoa Kỳ, đặt tại Darien, IL.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ http://www.usace.army.mil/missions/index.html
  2. ^ http://www.hq.usace.army.mil/cepa/pubs/jan08/story2.htm[liên kết hỏng]
  3. ^ a b c From "Serving The Armed Forces and The Nation" 2007 edition (Oct 2007), and data from the US Army Corps of Engineers
  4. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2008.
  5. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2008.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]