David Mumford

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
David Mumford
David Mumford in 2010
Sinh11 tháng 6, 1937 (86 tuổi)
Worth, West Sussex, England
Quốc tịchAmerican
Trường lớpHarvard University
Nổi tiếng vìAlgebraic geometry
Mumford surface
Deligne-Mumford stacks
Mumford–Shah functional[1]
Giải thưởngPutnam Fellow (1955, 1956)
Sloan Fellowship (1962)
Fields Medal (1974)
MacArthur Fellowship (1987)
Shaw Prize (2006)
Steele Prize (2007)
Wolf Prize (2008)
Longuet-Higgins Prize (2005, 2009)
National Medal of Science (2010)
BBVA Foundation Frontiers of Knowledge Award (2012)
Sự nghiệp khoa học
NgànhMathematics
Nơi công tácBrown University
Harvard University
Người hướng dẫn luận án tiến sĩOscar Zariski
Các nghiên cứu sinh nổi tiếngAvner Ash
Henri Gillet
Tadao Oda
Emma Previato
Malka Schaps
Michael Stillman
Jonathan Wahl
Song-Chun Zhu

David Bryant Mumford (sinh ngày 11 tháng 6 năm 1937) là một nhà toán học người Mỹ được biết đến những công trình xuất sắc trong lĩnh vực hình học đại số, và các nghiên cứu về lý thuyết nhận dạng mẫu và thị giác máy tính. Ông đã giành được Huy chương Fields và là MacArthur Fellow. Năm 2010, ông đã được trao tặng Huân chương Khoa học Quốc gia. Ông hiện là Giáo sư danh dự tại Khoa Toán ứng dụng tại Đại học Brown.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Mumford sinh ra ở Worth, West Sussex, Anh, có cha là người Anh và mẹ là người Mỹ. Cha của anh, William Mumford, đã thành lập một trường thực nghiệm ở Tanzania và làm việc cho Liên hợp quốc lúc tổ chức này vừa được thành lập.[2]

Ông theo học tại Học viện Phillips Exeter, nơi ông được trao giải thưởng Tìm kiếm Tài năng Khoa học Westinghouse cho một dự án máy tính.[3][4] Sau đó Mumford đến Đại học Harvard, và trở thành học trò của Oscar Zariski. Ông là Putnam Fellow tại Harvard vào năm 1955 và 1956.[5] Năm 1961, ông hoàn thành luận án tiến sĩ với tiêu đề Existence of the moduli scheme for curves of any genus.

Năm 1959, ông kết hôn với Erika, một tác giả và nhà thơ, và họ có bốn người con, Stephen, Peter, Jeremy và Suchitra. Hiện ông có bảy người cháu.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Mumford, David; Shah, Jayant (1989). “Optimal Approximations by Piecewise Smooth Functions and Associated Variational Problems” (PDF). Comm. Pure Appl. Math. XLII (5): 577–685. doi:10.1002/cpa.3160420503.
  2. ^ Fields Medallists' Lectures, World Scientific Series in 20th Century Mathematics, Vol 5. World Scientific. 1997. tr. 225. ISBN 978-9810231170.
  3. ^ "Autobiography of David Mumford", The Shaw Prize, 2006
  4. ^ David B. Mumford, "How a Computer Works", Radio-Electronics, February 1955, p. 58, 59, 60
  5. ^ “Putnam Competition Individual and Team Winners”. Mathematical Association of America. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2021.