Giáp xác mười chân

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Giáp xác mười chân
Thời điểm hóa thạch: Devonian–Recent
Các loài giáp xác mười chân trong Kunstformen der Natur (1904) của Ernst Haeckel
Phân loại khoa học
Vực (domain)Eukaryota
(không phân hạng)Opisthokonta
Nhánh Holozoa
Nhánh Filozoa
Giới (regnum)Animalia
Phân giới (subregnum)Eumetazoa
Liên ngành (superphylum)Ecdysozoa
Ngành (phylum)Arthropoda
Phân ngành (subphylum)Crustacea
Lớp (class)Malacostraca
Liên bộ (superordo)Eucarida
Bộ (ordo)Decapoda
Latreille, 1802
Suborders

Dendrobranchiata
Pleocyemata

Xem trong bài for superfamilies.

Bộ Mười chân hay giáp xác mười chân (danh pháp khoa học: Decapoda) là một nhóm động vật giáp xác thuộc lớp Malacostraca,[1] bao gồm rất nhiều họ trong phân ngành Crustacea như cua, ghẹ, tôm hùm, tôm càng xanh v.v ngoài ra cũng có một số họ rất ít được biết đến. Chúng còn được gọi đơn giản là tôm cua.

Giải phẫu[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ thể giáp xác 10 chân được tạo thành từ 19 đốt tổ hợp lại thành hai phần chính: phần đầu ngực và phần bụng. Mỗi đốt có một cặp phần phụ, mặc dù ở nhiều nhóm những phần phụ này có thể bị tiêu giảm hay đã biến mất.

Các cặp chân hàm là các chân được biến đổi để làm chức năng như những phần phụ miệng. Ở bọn Decapoda kém tiến hoá, những cặp chân hàm này tương tự như những đôi chân bò. Các cặp chân bò được sử dụng để bò cũng như để lấy thức ăn. Chúng được trang bị với các vuốt (Chela) ở đầu chân. Trừ tôm he, trên chân bò các loài giáp xác mười chân đều còn có cơ quan sinh dục: ở cặp chân bò thứ 3 với con cái và thứ 5 với con đực, người ta coi chúng như chân sinh sản (gonopod), làm nhiệm vụ giữ trứng đã được thụ tinh[2].

Mỗi một phần phụ từ chân hàm thứ 2 đến chân bò thứ 5 được gắn một mang ở gốc. Ở bọn Anomala và họ hàng của chúng, cặp chân bò thứ 5 ẩn trong xoang mang trong vỏ giáp, ở đó chúng có tác dụng làm sạch các mang. Đầu ngực được bao phủ bởi vỏ giáp (Carapace) để bảo vệ các cơ quan bên trong và mang; phần vỏ giáp phía trước mắt được gọi là chuỷ (Rostrum).

Ở con cái, chân bơi còn được dùng để ôm trứng ngoại trừ tôm pan đan không có chức năng này. Ở cuối bụng có một cặp chân đuôi được sử dụng như một bánh lái và chạy trốn trong phản ứng "caridoid" cùng với telson dài và hậu môn. Ở cua và một số 10 chân khác, bụng thường được gập lại phía dưới phần đầu ngực.

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Sự phân loại trong nhóm Decapoda sử dụng cấu trúc của mang, chân và sự phát triển của ấu trùng để chia thành 2 phân bộ là DendrobranchiataPleocyemata. Tôm pan đan (bao gồm cả các loài liên quan đến tôm như tôm trắng Đại Tây Dương) được xếp vào nhóm Dendrobranchiata. Các nhóm còn lại bao gồm tôm thực sự được xếp vào Pleocyemata.

Bộ Giáp xác mười chân Latreille, 1802

Tại Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Bisby, F.A.; Roskov, Y.R.; Orrell, T.M.; Nicolson, D.; Paglinawan, L.E.; Bailly, N.; Kirk, P.M.; Bourgoin, T.; Baillargeon, G.; Ouvrard, D. (2011). “Species 2000 & ITIS Catalogue of Life: 2011 Annual Checklist”. Species 2000: Reading, UK. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2012.
  2. ^ #Liên kết ngoài#Thông tin trên BKTTVN

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]