Hummus

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hummus
Hummus với dầu olive
BữaMón ăn nhẹ
Xuất xứAi Cập, Levant
Nhiệt độ dùnglạnh
Thành phần chínhđậu gà, xốt tahini

Hummus (tiếng Ả Rập: حُمُّص‎) là một món ăn Trung ĐôngẢ Rập làm từ đậu gà (chickpea) nấu chín nghiền nhuyễn trộn với xốt tahini ( vừng), dầu ô liu, nước cốt chanh muối và tỏi.[1] Ngày nay, nó phổ biến trên toàn Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ, Bắc Phi, Maroc và các cộng đồng ẩm thực Trung Đông trên thế giới.

Hummus là từ Ả Rập (حمّص ḥummuṣ) có nghĩa là "đậu gà"

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Hummus trang trí với đậu gà để nguyên hột và dầu olive

Các công thức nấu ăn lâu đời nhất được biết đến cho một món ăn tương tự như hummus bi tahina được ghi lại trong sách nấu ăn được viết ở Cairo vào thế kỷ 13.[2] Đậu gà nấu và nghiền nhỏ với dấm và chanh ngâm với các loại thảo mộc, gia vị và dầu, nhưng không có tahini hoặc tỏi, xuất hiện trong Kanni al-Fawa'id fi Tanwi 'al-Mawa'id;[3] Đậu gà nấu nghiền và tahini gọi là hummus kasa xuất hiện trong Kitab Wasf al-Atima al-Mutada: được pha với dấm (mặc dù không phải chanh), nhưng nó cũng chứa nhiều gia vị, thảo mộc, và các loại hạt, và không tỏi. Nó cũng được phục vụ bằng cách lăn nó ra và ủ qua đêm,[4] mà có lẽ cho nó một kết cấu rất khác với hummus bi tahina. Thật vậy, các thành phần cơ bản của nó - đậu gà, vừng, chanh, và tỏi - đã được ăn trong vùng trong hàng thiên niên kỷ.[5][6] Mặc dù đậu gà được ăn rộng rãi trong khu vực, và chúng thường được nấu trong món hầm và các món ăn nóng khác,[7] đậu gà nấu nghiền ăn lạnh với tahini không xuất hiện trước thời kỳ Abbasid ở Ai Cập và Levant.[3]

Tranh giành xuất xứ[sửa | sửa mã nguồn]

Người Do Thái cho đây là món ăn của họ, cho là nó đã được ghi trong kinh thánh Do Thái giáo từ 3.500 năm trước. Lebanon lại cáo buộc Israel đã kiếm chác trên cái mà họ coi là phải thuộc về di sản, danh tiếng và tài sản của Lebanon. Giận dữ về việc món hummus được mọi người biết đến và được quảng cáo khắp nơi ở phương Tây như một món ăn của Israel, tháng 10 năm 2008 Hiệp hội Các nhà tư bản công nghiệp Lebanon đã kiện Israel về tội vi phạm luật bản quyền đối với món ăn này. Chính phủ Lebanon cũng đã yêu cầu EU công nhận món hummus là đồ ăn Lebanon.[8][9][10]. Nhưng cả hai nỗ lực đó đều không đem lại kết quả mong muốn.[11]

Kỷ lục[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 2009, theo đề nghị Fadi Abboud, Bộ trưởng Du lịch, một đĩa hummus khổng lồ nặng chừng 2.000 kg, được làm ra và ghi nhận vào Sách Kỷ lục Thế giới Guinness. Để đáp trả, Jawdat Ibrahim, một quán chuyên làm món hummus nổi tiếng ở Abu Ghosh, Israel, đã phục vụ món hummus trên một chảo anten vệ tinh có đường kính 6,5m, với chừng 4.000 kg hummus trên đó. Người Lebanon lại đáp lại bằng cách làm đĩa hummus nặng 10.452 kg, bằng số cây số vuông diện tích lãnh thổ Lebanon. Họ vẫn giữ kỷ lục đó từ 2010 tới nay.[12]

Dinh dưỡng[sửa | sửa mã nguồn]

Hummus, thương mại
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)
Năng lượng695 kJ (166 kcal)
14.3
9.6
7.9
Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[13] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[14]

Hummus giàu sắtvitamin C và chứa một lượng đáng kể folatevitamin B6.[15] Đậu chickpeas là nguồn dinh dưỡng giàu protein và chất xơ; xốt tahini phần nhiều chứa hạt mè, vốn rất giàu amino axít methionine. Dựa trên công thức, hummus chứa một lượng không xác định chất béo không bão hòa đơn.[16] Hummus hữu dụng cho người ăn chay và ăn kiêng, nó đóng vai trò nguồn đạm khi ăn với bánh mì.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Sami Zubaida, "National, Communal and Global Dimensions in Middle Eastern Food Cultures" bởi Sami ZubaidaRichard Tapper, A Taste of Thyme: Culinary Cultures of the Middle East, London và New York, 1994 và 2000, ISBN 1-86064-603-4, trang 35.
  2. ^ Encyclopedia of Jewish Food, John Wiley & Sons, 2010, By Gil Marks, page 270
  3. ^ a b Lilia Zaouali, Medieval Cuisine of the Islamic World, University of California Press, 2007, ISBN 978-0-520-26174-7, translation of L'Islam a tavola (2004), p. 65
  4. ^ Perry et al., p. 383
  5. ^ Tannahill p. 25, 61
  6. ^ Brothwell & Brothwell passim
  7. ^ e.g. a "simple dish" of meat, pulses and spices described by Muhammad bin Hasan al-Baghdadi in the 13th century, Tannahill p. 174
  8. ^ Karam, Zeina, "Hummus war looms between Lebanon and Israel", Associated Press, ngày 7 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2008.
  9. ^ Carolynne Wheeler (ngày 11 tháng 10 năm 2008), “Hummus food fight between Lebanon and Israel”, The Daily Telegraph
  10. ^ “Whose hummus is it anyway?”, The Times of South Africa, ngày 9 tháng 11 năm 2008, Bản gốc lưu trữ 20 Tháng mười một năm 2008, truy cập 15 Tháng Một năm 2018 Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)
  11. ^ “Lebanese to Israel: Hands Off Our Hummus!”. Haaretz. Associated Press. ngày 24 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2016.
  12. ^ 'Cuộc chiến Hummus' ở Trung Đông”. BBC. 14 tháng 1 năm 2018.
  13. ^ United States Food and Drug Administration (2024). “Daily Value on the Nutrition and Supplement Facts Labels”. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2024.
  14. ^ National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine; Health and Medicine Division; Food and Nutrition Board; Committee to Review the Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium (2019). Oria, Maria; Harrison, Meghan; Stallings, Virginia A. (biên tập). Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium. The National Academies Collection: Reports funded by National Institutes of Health. Washington (DC): National Academies Press (US). ISBN 978-0-309-48834-1. PMID 30844154.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  15. ^ Mark Bricklin, Mark (1994), Prevention Magazine's Nutrition Advisor: The Ultimate Guide to the Health-Boosting and Health-Harming Factors in Your Diet, Rodale, ISBN 0-87596-225-4, 9780875962252 - trang 115.
  16. ^ Hummus NutritionData.com

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]