Hạm đội Biển Đen

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hạm đội Biển Đen Nga
Phù hiệu tay áo Hạm đội Biển Đen của Nga
Hoạt động1783 - nay
Phục vụ Đế quốc Nga
(1783–1918)
 Liên Xô
(1918–1991)
 Liên bang Nga
(1991–nay)
Quân chủng Hải quân Nga
Chức năngChiến tranh hải quân
Chiến tranh đổ bộ
Quy mô11.000 quân trong biên chế
41 tàu chiến
6 tàu ngầm
Bộ phận của Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga
Bộ chỉ huySevastopol
Tham chiếnCách mạng Tháng Mười
Nội chiến Nga
Chiến tranh thế giới thứ II
Hạm đội Biển Đen trước cuộc chiến Krym.

Hạm đội Biển Đen (tiếng Nga: Черноморский флот) là một đơn vị thuộc Hải quân Nga hoạt động ở Biển ĐenĐịa Trung Hải kể từ thế kỷ 18. Hạm đội này đóng ở nhiều bến cảng khác nhau ở Biển Đen và duyên hải Biển Azov. Căn cứ chính của nó từ thế kỷ thứ 18 là thành phố cảng Sevastopol mà bây giờ thuộc Liên Bang Nga. Năm 2010 có 16.000 lính và trên 40 tàu đóng ở đây.[1]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Đế quốc Nga[sửa | sửa mã nguồn]

Hạm đội Biển Đen có một lịch sử đầy tranh cãi, với việc căn cứ đầu tiên của hải quân Nga được Sa hoàng Pyotr I được đặt ở 1 thành phố trên Biển ĐenTaganrog, nhưng phần lớn được xem như do hoàng tử Potemkin lập ngày 13 tháng 5 năm 1783, cùng với căn cứ chính của nó, thành phố Sevastopol, và đã từng được chỉ huy trực tiếp của các đô đốc huyền thoại như Dmitry SenyavinPavel Nakhimov, hạm đội này có tầm quan trọng về chính trị và lịch sử của Nga. Năm 1790, hải quân Nga dưới sự chỉ huy của đô đốc Fyodor Ushakov đã đánh bại hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ trong trận eo biển Kerch.[2]

Từ năm 1841 trở đi, hạm đội này bị giới hạn phạm vi khu vực hoạt động ở Biển Đen theo Công ước eo biển London. Vì sự việc đó mà nó đã làm Nga nổi máu bành trướng, bắt đầu từ cuộc Chiến tranh Krym, sau đó là xung đột Nga-Thổ năm 1877-1878 và sau đó là Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Vào Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Biển Đen cũng chứng kiến nhiều cuộc giao chiến giữa Liên XôĐức Quốc xã. Đến nay, hạm đội Biển Đen vẫn bị giới hạn hoạt động, nhưng theo các nhà quân sự thì điều đó "không thể ngăn cản sự tung hoành của Nga ở Biển Đen tới Địa Trung Hải".

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Ukraine: Eier und Nebelbomben im Parlament”. Deutsche Welle. ngày 28 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2010.
  2. ^ Black Sea Fleet (BSF) Morskoyo Flota (Naval Force)

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]