Cung Nhượng Chương Hoàng hậu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Hồ Thiện Tường)
Cung Nhượng Chương Hoàng hậu
恭讓章皇后
Minh Tuyên Tông Hoàng hậu
Hoàng hậu Đại Minh
Tại vị1425 - 1428
Tiền nhiệmThành Hiếu Chiêu Hoàng hậu
Kế nhiệmHiếu Cung Chương Hoàng hậu
Thông tin chung
Sinh(1402-05-20)20 tháng 5, 1402
Mất5 tháng 12, 1443(1443-12-05) (41 tuổi)
Phối ngẫuMinh Tuyên Tông
Chu Chiêm Cơ
Hậu duệ
Tên đầy đủ
Hồ Thiện Tường (胡善祥)
Thụy hiệu
Tĩnh Từ tiên sư
(静慈仙师)
Cung Nhượng Thành Thuận Khang Mục Tĩnh Từ Chương hoàng hậu
(恭讓誠順康穆静慈章皇后)
Tước hiệu[Hoàng thái tôn phi; 皇太孫妃]
[Hoàng thái tử phi; 皇太子妃]
[Hoàng hậu; 皇后]
[Tiên sư; 仙师]
Hoàng tộcNhà Minh
Thân phụHồ Vinh

Cung Nhượng Chương Hoàng hậu (chữ Hán: 恭讓章皇后, 20 tháng 5, 1402 - 5 tháng 12, 1443) là Hoàng hậu thứ nhất của Minh Tuyên Tông Chu Chiêm Cơ - vị Hoàng đế thứ 5 của triều đại nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc.

Về sau, Tuyên Tông sủng ái Tôn quý phi nên phế truất Hồ hoàng hậu, sự kiện này được gọi là [Tuyên Tông phế hậu; 宣宗廢后] nổi tiếng trong cung đình nhà Minh. Thụy hiệu Hoàng hậu của bà là do được con chồng là Minh Anh Tông Chu Kỳ Trấn phục ngôi truy tôn.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Cung Nhượng Chương hoàng hậu tên thật là Hồ Thiện Tường (胡善祥), sinh ngày 10 tháng 4 (âm lịch) vào năm Kiến Văn thứ 2 (1402), nguyên quán Tế Ninh, Sơn Đông. Tằng tổ là Hồ Thủ Nghi (胡守儀), làm Huyện thừa tại Phúc Kiến, được phong Phúc Kiến hầu (福建侯). Tổ phụ là Hồ Văn Hữu (胡文友), và thân phụ là Cẩm Y vệ Bách hộ Hồ Vinh (胡荣). Trong nhà bà có 2 anh trai là Hồ An (胡安) và Hồ Tuyên (胡瑄); ngoài ra là 7 người chị em, Hồ thị là người thứ 3. Đại trưởng tỷ của Hồ thị là Hồ Thiện Vi (胡善围), được làm Nữ quan dưới thời Minh Thái Tổ Hồng Vũ đế, thăng làm Sử quan (使官)[1].

Năm Vĩnh Lạc thứ 15 (1417), Hồ thị được tuyển làm vợ cho Hoàng thái tôn Chu Chiêm Cơ, là Hoàng thái tôn phi (皇太孫妃). Sau khi Nhân Tông tức vị, Hoàng thái tôn Chu Chiêm Cơ trở thành Hoàng thái tử, do vậy Hồ Thiện Tường cũng thuận lý thành chương mà trở thành Hoàng thái tử phi.

Lập Hậu và nhượng vị[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Hồng Hi nguyên niên (1425), tháng 6, Thái tử Chiêm Cơ kế vị, tức Minh Tuyên Tông, Hồ thị được sách lập làm Hoàng hậu. Cả nhà bà được hiển quý, cha bà trở thành Quang lộc khanh (光禄卿); kiêm chức Phiêu Kị tướng quân (骠骑将军); Trung quân Đô đốc phủ Thiêm sự (中军都督府佥事). Anh trai là Hồ An trở thành Phủ tiền vệ Chỉ huy thiêm sự (府前卫指挥佥事)[2]. Tuy làm Hoàng hậu, bà không được Tuyên Tông sủng ái, cũng không có người con trai nào, trong khi đó Tuyên Tông sủng ái hồng nhan tri kỉ từ khi còn trẻ của mình là Tôn Quý phi, do vậy có ý phế Hậu.

Năm Tuyên Đức thứ 3 (1428), mùa xuân, viện việc Hồ Hoàng hậu không sinh con trai, chỉ có hai con gái, nên Minh Tuyên Tông dự bị phế truất ngôi vị Hoàng hậu của Hồ Thiện Tường. Ban đầu, Tuyên Tông vời các đại thần Trương Phụ, Kiển Nghĩa (蹇义), Hạ Nguyên Cát (夏原吉), Dương Sĩ Kì (杨士奇), Dương Vinh (杨荣) được triệu vào cung, Tuyên Tông dụ rằng: ["Trẫm 30 tuổi không con, mà Trung cung nhiều lần không sinh dục được, thân lại mang bệnh. Nay Quý phi có con, nên lập làm người kế thừa, Phu mẫu lấy tử quý, nên để Quý phi vào vị trí Trung cung"]. Sau đó, Tuyên Tông liệt kê khuyết điểm của Hoàng hậu, Dương Vinh tấu nói: ["Có thể phế truất Hoàng hậu"], Tuyên Tông bèn hỏi: ["Chuyện Phế hậu khi xưa có từng xảy ra không?"], và Kiển Nghĩa đáp: ["Tống Nhân Tông từng truất hàng Hoàng hậu Quách thị làm Tiên phi"]. Khi đó, Trương Phụ, Hạ Nguyên Cát cùng Dương Sĩ Kì đều mặc nhiên không nói gì, Tuyên Tông hỏi vì sao, thì họ chỉ đáp: ["Thần đối với Hoàng hậu, giống như con cái phụng dưỡng cha mẹ. Hiện tại Hoàng hậu là mẫu, quần thần là tử, thân là hài tử thì làm sao dám nghị luận phế bỏ mẫu thân"]. Cứ như vậy là tranh luận giữa phe Dương Vinh - Kiển Nghĩa ủng hộ phế truất Hoàng hậu và phe Dương Sĩ Kì đứng đầu phản đối, dẫn lấy chuyện Tống Nhân Tông mà nói đây từng là điều gây chia rẽ quần thần[3].

Ngày hôm sau, Tuyên Tông vời Dương Sĩ Kì và Dương Vinh đến hỏi nghị sự thế nào, Dương Vinh chìa ra một tờ giấy liệt kê 20 điểm xấu của Hoàng hậu có thể dùng làm lý do phế, nhưng cả 20 điều đều là mắng khống. Nhìn đến những "lỗi lầm" mà Dương Vinh đưa ra, cả Tuyên Tông cũng không đồng tình, nói: ["Các ngươi bịa đặt vô cớ giá họa, không sợ thần linh phán xét sao?!"], sau đó quay qua hỏi Dương Sĩ Kì, ông này chỉ đáp: ["Hán Quang Vũ Đế phế truất Quách hậu, chiếu thư rằng: ‘Dị thường sự, phi quốc hưu phúc'. Tống Nhân Tông sau khi phế Quách hậu cũng hết sức hối hận. Xin bệ hạ cẩn trọng"]. Tuyên Tông không vui, nên cho cả hai cùng lui. Những ngày về sau, Tuyên Tông lại triệu một mình Dương Sĩ Kì, vẫn lại chuyện phế truất Hoàng hậu, ông hỏi quan hệ giữa Hoàng hậu và Quý phi thế nào, Tuyên Tông đáp: ["Phi thường hòa thuận thân ái. Nhưng là ta coi trọng Hoàng tử, mà Hoàng hậu thân có bệnh, không thể sinh Hoàng tử. Hiện tại Hoàng hậu sinh bệnh nhiều tháng, Quý phi thường xuyên vấn an, an ủi cực cần"], thế là Dương Sĩ Kì bèn nhân đó đáp: ["Hiện tại nên lấy lý do sinh bệnh mà khuyên nhượng vị Hoàng hậu, như thế cả lễ lẫn tình đều có thể bảo toàn"]. Tuyên Tông gật đầu tỏ vẻ tán đồng. Vài ngày sau, Tuyên Tông lại lần nữa triệu kiến Dương Sĩ Kì, nói: [“Chủ trương của ngươi rất tốt, Hoàng hậu vui vẻ từ vị. Tôn Quý phi không nhận, Thái hậu cũng chưa thuận. Nhưng mà Hoàng hậu vẫn cứ kiên trì từ đi”]. Dương Sĩ Kì nói: [“Nếu như thế, hy vọng Hoàng thượng đối đãi hai vị tương đồng. Năm đó Tống Nhân Tông phế Quách hậu, mà đối Quách thị ân ý thêm hậu”]. Tuyên Tông tán đồng cũng nói: [“Ta sẽ không nuốt lời”]. Vì thế nghị luận phế truất Hoàng hậu Hồ Thiện Tường tiến hành, nhưng xưng là ["Nhượng vị"][4].

Tháng 2 ÂL năm ấy, Minh Tuyên Tông ra chỉ lệnh Hoàng hậu nhượng vị. Án theo tiền lệ Phế hậu của Tống Nhân Tông, Hồ Phế hậu phải ra Trường An cung (長安宮) tu luyện Đạo giáo, hiệu xưng là Tiên sư (仙師). Chỉ dụ viết:

Sự kiện phế truất nhưng mang sắc màu nhượng vị này của Minh Tuyên Tông, về sau được gọi là [Tuyên Tông phế hậu; 宣宗廢后].

Đối đãi sau đó[sửa | sửa mã nguồn]

Tuy bị phế vị, mẫu hậu của Tuyên Tông là Trương thái hậu rất quý mến Hồ Thiện Tường do tính tình hiền đức, ôn hòa. Để thường xuyên an dưỡng, Thái hậu thường triệu Hồ thị vào Thanh Ninh cung (清寧宮). Bấy giờ khi có đại yến, Hồ thị đều được sắp xếp an bài rất quy củ, nhất nhất theo quy chế của Hoàng hậu như cũ, hơn hẳn so với sự thiết đãi của Tôn Hoàng hậu. Vì vậy, Tôn Hoàng hậu luôn không vui[5]. Về sau, Minh Tuyên Tông cũng cảm thấy có lỗi việc phế truất Hồ hoàng hậu[6].

Năm Chính Thống thứ 7 (1442), tháng 8, Thái hoàng thái hậu Trương thị qua đời, Hồ thị đến lễ tang, nhưng bị xếp vào hàng tần phi do ý của Tôn Thái hậu. Sang năm (1443), con gái duy nhất còn sống là Thuận Đức công chúa qua đời, Hồ thị buồn bực rồi cũng qua đời cùng năm với con gái vào ngày 8 tháng 12 (âm lịch), hưởng niên 42 tuổi. Khi đình thần nghị luận dùng lễ nào an táng, Dương Sĩ Kỳ đề nghị dùng lễ Hoàng hậu, nhưng đa phần đều sợ Tôn Thái hậu nên e dè, bèn dùng lễ tần ngự an táng, thụy là Tĩnh Từ tiên sư (静慈仙师), an táng tại Kim Sơn[7].

Năm Thiên Thuận thứ 6 (1462), Hoàng thái hậu Tôn thị qua đời. Bấy giờ, Hoàng hậu của Minh Anh TôngHiếu Trang Duệ hoàng hậu Tiền thị xin niệm tình Hồ thị hiền đức, vô tội bị phế, mà khi mất triều thần đều sợ Tôn Thái hậu nên an táng còn sơ xài, xin phục lại tôn vị cho Hồ thị và hưởng theo lễ vốn có. Minh Anh Tông đem chuyện này hỏi Đại học sĩ Lý Hiền (李贤), ông nói:"Tâm này của bệ hạ, thiên địa quỷ thần đều cảm. Thần thấy nên lấy lăng tẩm, hưởng điện, thần chủ đều theo thể thức Phụng Tiên điện, thứ xin bệ hạ minh hiếu". Việc bèn quyết định[8]. Năm thứ 7 (1463), tháng 7, Anh Tông chính thức truy thụy hiệu cho Hồ Thiện Tường là Cung Nhượng Thành Thuận Khang Mục Tĩnh Từ Chương hoàng hậu (恭讓誠順康穆静慈章皇后), tu sửa lăng tẩm, nhưng không đưa vào Thái miếu mà thờ tại nơi riêng biệt.

Hậu duệ[sửa | sửa mã nguồn]

Hồ Thiện Tường có với Minh Tuyên Tông 2 vị Hoàng nữ, bao gồm:

  1. Thuận Đức công chúa [順德公主, 1420 - 1443], hạ giá Thạch Cảnh (石璟), người Xương Lê, tổ phụ có công tùy giá Minh Thái Tổ. Năm Chính Thống thứ 2 (1437), cử hành hôn lễ, khi đó Thạch Cảnh chưởng quản Ngọc diệp trong Tông Nhân Phủ. Không có con.
  2. Vĩnh Thanh công chúa [永清公主, ? - 1433], chết khi chưa thành hôn.

Phim ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Phim ảnh truyền hình Diễn viên Nhân vật
2019 Đại Minh Phong Hoa Đặng Giai Giai Hồ Thiện Tường
2022 Thượng Thực Trương Nam Hồ Hoàng hậu

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ 《明宣宗胡皇后墓志》: 明宣宗皇后姓胡氏,讳善祥,世为州右族。曾祖守仪,福建侯官县丞。祖文友,娶钟氏,生荣,即后之父也。荣生二子:长安,次瑄。女七,后于次为三。长讳善围,洪武初为女官给事,掖庭颇见,任使官。荣锦衣卫百户。荣虽职居爪牙,而立心仁厚,处事详雅,人谓有长者风。永乐初,遇列免官,将北还,留寓斗门桥之官舍。一夕梦元冠羽衣神,谓曰:母过尔郁郁,寻当大显。翌日,后诞焉,实洪武三十五年四月初十日。既长,天性贞一,举止庄重,有十数者云此女当大贵,不可言。荣心异之。永乐十五年,诏选皇太妃也。台官奏,后星直鲁也。命太监黄琰驰驿至鲁,后与选焉。先是独居小楼,旦日启户,有红白气自户出,弥月不散,里闾聚观以为奇瑞,已而果验。仁宗皇帝嗣位,册为皇太子妃。宣宗登基,立为皇后,正位中宫。授父荣光禄卿、骠骑将军,中军都督府佥事,兄安府前卫指挥佥事,弟瑄府军前卫百户。宣德间,海内宴安,车驾颇事游幸。后每乘间规讽,无媚顺态,居常服食侍从澹如也。后以无嗣多疾,上表请避位,从之,敕谕礼部曰:“比皇后胡氏,自罹多疾,不能恭承祭养。重以无子,固怀谦退,上表请间。朕念夫妇之义,拒之不从,而恳辞再三,益加惓切,已从所志,就间别宫,其称号、服食,侍从悉如旧,退居长乐宫,事黄老清静之说。”遂更立贵妃孙氏为皇后,事在国史。越十八年薨,谥为静慈仙师,时正统八年十一月初五日也。公主二:长即顺德大长公主,归驸马石璟;次永清公主,未归卒,祔后葬玉泉山之阳。厥后母后胡氏遗荣慕道,益尚清虚,优游有年,以至令终。朕于时幼冲,未敢固违其志,已尊谥静慈仙师,而几祭葬之仪,亦惟是称,皆所以成其志也。朕今思之,母后之志虽成,而为子之心终有未尽尔。礼部宣会群臣,仍议上皇后尊谥,令所司修葺陵寝如制,盖欲因其志之所安而致尊崇,庶几于礼于情两尽而无憾也。于是礼部尚书姚夔等议,上尊谥恭让诚顺康穆静慈章皇后。
  2. ^ 明史/卷300: 胡榮,濟寧人。洪武中,長女入宮為女官,授錦衣衛百戶。永樂十五年將冊其第三女為皇太孫妃,擢光祿寺卿,子安為府軍前衛指揮僉事,專侍太孫,不蒞事。後太孫踐阼,妃為皇后,安亦屢進官。宣德三年,後廢,胡氏遂不振。
  3. ^ (清)谷应泰,《明史纪事本末》(卷28):“先是,上尝召张辅、蹇义、夏原吉、杨士奇、杨荣谕之曰:“朕年三十未有子,今幸贵妃生子,母从子贵,古亦有之。但中宫宜何如处置?”因举中宫过失数事。荣曰:“举此废之可也。”上曰:“废后有故事否?”义曰:“宋仁宗降郭后为仙妃。”上问辅、原吉、士奇何无言?士奇对曰:“臣于帝后,犹子事父母。今中宫母也,群臣子也,子岂当议废母!”上问辅、原吉云何?二人依回其间,曰:“此大事,容臣详议以闻。”上问:“此举得不贻外议否?”义曰:“自古所有,何得议之!”士奇曰:“宋仁宗废郭后,孔道辅、范仲淹率台谏十数人入谏被黜,至今史册为贬,何谓无议!”既退,荣、义语原吉、士奇曰:“上有志久矣,非臣下所能止。”原吉曰:“但当议处置中宫。”士奇曰:“今日所闻中宫过失,皆非当废之罪。”议不决。”
  4. ^ (清)谷应泰,《明史纪事本末》(卷113):“明旦,上召士奇、荣至西角门,问:“议云何?”荣怀中出一纸,列中宫过失二十事进,皆诬诋,曰:“即此可废也。”上览二三事,遽艴然变色曰:“彼曷尝有此,宫庙无神灵乎?”顾士奇:“尔何言?”对曰:“汉光武废后,诏书曰:‘异常之事,非国休福。’宋仁宗废后,后来甚悔。愿陛下慎之。”上不怿而罢。他日又诏问,士奇曰:“皇太后必有主张。”上曰:“与尔等语,太后意也。”一日,独召士奇至文华殿,屏左右,谕曰:“若何处置为当?”士奇因问:“中宫与贵妃若何?”上曰:“甚和睦,相亲爱。但朕重皇子,而中宫禄命不宜子,故欲正其母以别之。中宫今病逾月矣,贵妃日往视,慰藉甚勤也。”士奇曰:“然则乘今有疾,而导之辞让,则进退以礼,而恩眷不衰。”上颔之。数日,复召士奇曰:“尔前说甚善,中宫果欣然辞。贵妃坚不受,太后亦尚未听辞。然中宫辞甚力。”士奇曰:“若此,则愿陛下待两宫当均一。昔宋仁宗废郭后,而待郭氏恩意加厚。”上曰:“然,吾不食言。”其议遂定。”
  5. ^ 《明史 后妃列传一》: 張太后憫后賢,常召居清寧宮。內廷朝宴,命居孫后上。孫后常怏怏。
  6. ^ 《明史 后妃列传一》: 后无过被废,天下闻而怜之。宣宗后亦悔。尝自解曰:“此朕少年事”
  7. ^ 《明史 后妃列传一》: 正統七年十月,太皇太后崩,后痛哭不已,逾年亦崩,用嬪御禮葬金山。
  8. ^ 《明史 列传一 后妃》: 天顺六年,孙太后崩,钱皇后为英宗言:“后贤而无罪,废为仙师。其没也,人畏太后,殓葬皆不如礼。”因劝复其位号。英宗问大学士李贤。贤对曰:“陛下此心,天地鬼神实临之。然臣以陵寝、享殿、神主俱宜如奉先殿式,庶称陛下明孝。”七年闰七月,上尊谥曰恭让诚顺康穆静慈章皇后,修陵寝,不祔庙。