Lacistemataceae

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Lacistemataceae
Lacistema pubescens
Phân loại khoa học e
Giới: Plantae
nhánh: Tracheophyta
nhánh: Angiospermae
nhánh: Eudicots
nhánh: Rosids
Bộ: Malpighiales
Họ: Lacistemataceae
Mart., 1826[1]
Chi điển hình
Lacistema
Sw., 1788
Các chi

Lacistemataceae (cách viết khác Lacistemaceae) là một họ thực vật hạt kín, chứa 2 chi với khoảng 14-16 loài[2][3]. Các chi tương ứng có danh pháp là Lacistema Sw. (~ 11 loài) và Lozania Mutis ex Caldas (~ 5 loài).

Trong phiên bản năm 1981 của hệ thống Cronquist nó thuộc về bộ Violales, nhưng trong các phiên bản của hệ thống APG nó được xếp trong bộ Malpighiales[4].

Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Trong ngôn ngữ của người Shuar ở Đông Ecuador người ta gọi chúng là waits numi với ý nghĩa là waits = không biết, numi = cây gỗ hay cây bụi.

Hình thái[sửa | sửa mã nguồn]

Họ này chứa các loài cây bụi hay cây gỗ nhỏ thường xanh, tích lũy nhôm[2], cao tới 20 m. Lá mọc so le, chủ yếu có hình elíp. Hoa mọc đơn lẻ hay thành cụm hoa đuôi sóc, mọc ra ở nách lá. Các hoa lưỡng tính, nhỏ (khoảng 1 mm); có lá bắc. Bầu nhụy thượng. Nhị hoa: 1. Quả là quả nang, nứt chứa 1 hạt.

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Các loài này sinh sống trong khu vực miền núi, trong các khu rừng khô và ẩm, cũng như tại các khu rừng đồng bằng đất ẩm ở Tây Ấn và từ México kéo dài về phía nam, qua Trung Mỹ tới Nam Mỹ, nhưng không có ở Chile và khu vực ôn đới thuộc Argentina.

Phát sinh chủng loài[sửa | sửa mã nguồn]

Lacistemataceae không tụ hợp lại với phần còn lại gồm Salicaceae và Kiggelariaceae (Achariaceae) [5], mặc dù chúng có lẽ nằm trong khu vực này [6]. Davis và ctv. (2005) đặt họ này như là nhóm chị em với Salicaceae s.l. (61% độ tự trợ, 100% xác suất hậu nghiệm)[7], giống như kết quả của Korotkova và ctv. (2009, độ dao xếp (jackknife: sử dụng các tập con của bộ dữ liệu sẵn có) hơi cao hơn)[8]; và như được dự kiến, chúng thiếu các răng kiểu liễu.

Ghi chú và liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Angiosperm Phylogeny Group (2009). “An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG III”. Botanical Journal of the Linnean Society. 161 (2): 105–121. doi:10.1111/j.1095-8339.2009.00996.x.
  2. ^ a b Lacistemataceae trên website của APG. Tra cứu 14-2-2011.
  3. ^ Lacistemataceae trên www.lacistemataceae.org
  4. ^ Lacistemataceae Lưu trữ 2016-03-03 tại Wayback Machine trong Watson L. và Dallwitz M.J. (1992 trở đi). The families of flowering plants: descriptions, illustrations, identification, and information retrieval. Phiên bản: 20-5-2010. http://delta-intkey.com Lưu trữ 2007-01-03 tại Wayback Machine
  5. ^ Savolainen V., Chase M. W., Hoot S. B., Morton C. M., Soltis D. E., Bayer C., Fay M. F., de Bruijn A. Y., Sulllivan S., & Qiu Y.L., 2000. Phylogenetics of flowering plants based on combined analysis of plastid atpB and rbcL sequences. Syst. Biol. 49(2): 306-362, doi:10.1093/sysbio/49.2.306.
  6. ^ Chase M. W., Zmarzty S., Lledó M. D., Wurdack K. J., Swensen S. M., & Fay M. F., 2002. When in doubt, put it in Flacourtiaceae: A molecular phylogenetic analysis based on plastid rbcL DNA sequences. Kew Bull. 57(1): 141-181.
  7. ^ Davis C. C., Webb C. O., Wurdack K. J., Jaramillo C. A., & Donoghue M. J., 2005. Explosive radiation of Malpighiales supports a Mid-Cretaceous origin of modern tropical rain forests Lưu trữ 2009-06-11 tại Wayback Machine. American Naturalist 165(3): E36-E65.
  8. ^ Korotkova N., Schneider J. V., Quandt D., Worberg A., Zizka G., & Borsch T. 2009. Phylogeny of the eudicot order Malpighiales - analysis of a recalcitrant clade with sequences of the petD group II intron[liên kết hỏng]. Plant Syst. Evol. 282(3-4): 201-228, doi:10.1007/s00606-008-0099-7.