Mây ti tầng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mây ti tầng (Cirrostratus)
Mây ti tầng thể hiện một tán cực lớn. Ảnh chụp từ mặt đất không phóng to.
Mây ti tầng thể hiện một tán cực lớn. Ảnh chụp từ mặt đất không phóng to.
Viết tắtCs
LoạiCirrus- "cuộn tóc" và
-stratus "tầng, lớp"
Cao độTrên 6.000 m
(Trên 20.000 ft)
Phân loạiHọ A (cao)
Diện mạoMàn mây trắng
Mây giáng thủy?Không

Mây ti tầng (tiếng La tinh: Cirrostratus, ký hiệu Cs) là một loại mây mỏng, nói chung đồng nhất, hợp thành từ các tinh thể nước đá, có khả năng tạo ra hào quang. Khi nó có độ dày đủ lớn để có thể nhìn thấy thì nó có màu ánh trắng, thường không có các đặc trưng để phân biệt. Khi che phủ toàn bộ bầu trời và đôi khi là quá mỏng để có thể nhận thấy được, nó có thể chỉ ra sự hiện diện của một lượng lớn hơi ẩm trong tầng trên của khí quyển[1].

Mây ti tầng đôi khi là dấu hiệu của sự khởi đầu frông nóng và vì thế có thể là dấu hiệu cho sự giáng thủy có thể diễn ra trong vòng 12-24 giờ sau. Mây ti tầng nằm ở cao độ trên 6.000 m (20.000 ft). So sánh mây ti tầng với các kiểu hình thành dạng mây tầng khác ở các cao độ nhỏ hơn: mây trung tầng (Altostratus), mây vũ tầng (Nimbostratus) và mây tầng (Stratus).

Vị trí tương đối so với các loại mây khác[sửa | sửa mã nguồn]

Biểu đồ giản lược chỉ ra cao độ của mây ti tầng (Cs)

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Ludlum D. (1991), New York: Alfred A. Knopf. ISBN 0-679-40851-7

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]