Người Koryak

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Người Koryak
Lễ hội nhóm Ngọn Lửa Mới của người Koryak
Tổng dân số
8.022
Khu vực có số dân đáng kể
 Nga7.953 (2010)[1]
 Ukraina69 (2001)[2]
Ngôn ngữ
Tiếng Nga, Tiếng Koryak
Tôn giáo
Đa số Chính thống giáo Nga
ngoài ra còn có Shaman giáo
Sắc tộc có liên quan
Các dân tộc Chukotka-Kamchatka khác

Người Koryak (hay Koriak) là một tộc người bản địa của vùng Viễn Đông Nga, sinh sống ở phía bắc bán đảo Kamchatka thuộc Kamchatka Krai và vùng ven biển Bering. Các biên giới văn hoá của người Koryak bao gồm Tigilsk ở phía nam và lưu vực sông Anadyr ở phía bắc.

Người Koryak có văn hóa tương tự như người Chukchi ở cực đông bắc Siberia. Cả hai dân tộc này đều tự gọi mình là Luorawetlan ([ɬəɣʔorawetɬʔat]; số ít [ɬəɣʔorawetɬʔan]), có nghĩa là "người thực". Ngôn ngữ Koryak và Alutor (thường được coi là phương ngữ của Koryak) gần gũi với ngôn ngữ Chukchi. Tất cả các ngôn ngữ này là thành viên của ngữ hệ Chukotka-Kamchatka. Chúng ít liên quan đến tiếng Itelmen trên bán đảo Kamchatka. Tất cả những dân tộc này và các nhóm thiểu số không liên quan khác trong và xung quanh Kamchatka được gọi chung là Kamchadal.

Những dân tộc lân cận của người Koryak bao gồm người Even ở phía tây, Alutor phía nam (trên eo đất bán đảo Kamchatka), Kerek phía đông và Chukchi ở phía đông bắc.

Người Koryak thường được chia thành hai nhóm. Người sống ven biển được gọi là Nemelan (hay Nymylan) có nghĩa là 'dân làng', do họ sống trong các ngôi làng. Lối sống của họ dựa trên việc đánh bắt cá và thú biển. Người Koryak nội địa, những người chăn nuôi tuần lộc, được gọi là Chaucu (hay Chauchuven), có nghĩa là 'giàu tuần lộc'. Họ thường có lối sống du mục hơn, di chuyển theo các đàn gia súc khi chúng ăn cỏ theo mùa.[3]

Theo cuộc điều tra dân số năm 2010, có 7.953 người Koryak sống ở Nga.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi Koryak xuất phát từ 'Korak', một tên ngoại lai, có nghĩa là 'với con tuần lộc (kor)' trong ngữ hệ Chukotka-Kamchatka gần đó.[4] Những tài liệu tham khảo đầu tiên về cái tên 'Koryak' được ghi lại trong các bài viết của một nhà thám hiểm người Cossack Nga tên Vladimir Atlasov, người đã chinh phục Kamchatka cho Sa hoàng năm 1695.[5] Tên biến thể đã được Nga thông qua trong các văn bản chính thức của chính quyền, do vậy nó trở nên phổ biến kể từ đó.[4]

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Người Koryak ở Liên bang Nga

Nguồn gốc của người Koryak không được biết rõ. Các nhà nhân loại học suy đoán rằng cầu đất liền Bering đã nối liền lục địa Á-ÂuBắc Mỹ vào cuối giai đoạn Pleistocen muộn. Có thể những người di cư đã vượt qua vùng đất Koryak hiện đại trên đường đến Bắc Mỹ. Các nhà khoa học gợi ý rằng con người đã di chuyển qua lại giữa khu vực này và Haida Gwaii trước khi kỷ băng hà rút đi. Họ cho rằng tổ tiên của người Koryak đã quay trở lại Siberia từ Bắc Mỹ trong thời gian này.[6] Sự giống nhau về văn hoá và ngôn ngữ có tồn tại giữa người Nivkh và người Koryak.[7]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Russian Census 2010: Population by ethnicity Lưu trữ 2012-04-24 tại Wayback Machine (tiếng Nga)
  2. ^ [1] State statistics committee of Ukraine - National composition of population, 2001 census] (Ukrainian)
  3. ^ Chaussonnet, p28-29
  4. ^ a b Kolga, pp.230-234
  5. ^ Al'kor, Ia P., and A. K. Dranen. (1935) Kolonial'naia politika tsarizzna na Kamchatke, Leningrad: Tsentral'nyi istoricheskii arkhiv. Leningradskoe otdelenie.
  6. ^ Chaussonnet 1995, tr. 28-29.
  7. ^ Friedrich & Diamond 1994.

Công trình được trích dẫn[sửa | sửa mã nguồn]

  • Chaussonnet, Valérie (1995). Crossroads Alaska: Native Cultures of Alaska and Siberia. Smithsonian, National Museum of Natural History. ISBN 978-1-56098-661-4. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2020.
  • Friedrich, Paul; Diamond, Norma (1994). Encyclopedia of World Cultures: Russia and Eurasia, China. 6. Boston, Massachusetts: G.K. Hall. ISBN 978-0-8161-1810-6. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2020.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]