Sông Cửa Lớn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sông Cửa Lớn
Đại Môn Giang, Sông Cái Lớn, Sông Tam Giang, Sông Năm Căn
Sông
Sông Cửa Lớn
Quốc gia  Việt Nam
Tỉnh Cà Mau
Nguồn Cửa Bồ Đề (Biển Đông)
Cửa sông Cửa Mũi Ông Trang (Biển Tây)
Chiều dài 58 km (36 mi)

Sông Cửa Lớn là một con sông lớn nhất tỉnh Cà Mau, Việt Nam.[1]

Dòng chảy[sửa | sửa mã nguồn]

Sông Cái Lớn là con sông duy nhất ở Việt Nam có khởi nguồn từ biển và chảy ra biển có chiều dài 58 km bắt nguồn tại Cửa biển Bồ Đề (Biển Đông) rộng 600 m và sâu 19 m. Chảy về đến thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, sông còn rộng 300 m, sâu 14 m. Đổ ra tại cửa Ông Trang (Biển Tây), sông mở rộng như vịnh biển, rộng hơn 1.800 m nhưng độ sâu giảm còn 4 – 5 m[2]. Đoạn từ ngã ba sông Đầm Dơi và sông Cửu Lớn đến cửa Bồ Đề còn được gọi là sông Bồ Đề. Đây là dòng sông không có hạ nguồn và cũng không có thượng nguồn, được chảy từ biển Đông ra biển Tây.[3]

Sông Cửa Lớn hay còn gọi là sông Cái Lớn, sông Tam Giang, Sông Năm Căn,... tùy theo địa danh mà đoạn sông đi qua. Đây là con sông duy nhất ở Việt Nam có khởi nguồn từ biển và chảy ra biển, là con sông lớn nhất, dài nhất, sâu nhất và dòng chảy cũng mạnh nhất so với các con sông khác ở tỉnh Cà Mau. Có lẽ không dòng sông nào có nhiều chi lưu bằng sông Cửa Lớn, không quá 1.000 m có 1 chi lưu, lúc là con rạch nhỏ, lúc là con sông lớn chạy ngoằn ngoèo vào rừng sâu.[2]

Đại Môn Giang[4] là ranh giới tự nhiên giữa huyện Năm Căn và huyện Ngọc Hiển, tách khu vực cuối cực nam của bán đảo Cà Mau thành một đảo, có cầu Năm Căn[5] bắc qua đây.

Nước ở đây là nước lợ vì có một số sông nhỏ là sông Đầm Dơi, sông Đầm Chim và sông Cái Ngang đổ nước ngọt vào lẫn nước biển ở kênh này. Sông Bồ Đề là một phân lưu ra biển của sông Cửa Lớn.

Sông Cửa Lớn có chức năng như một lạch triều lớn truyền nước từ biển Đông sang biển Tây, có lưu lượng nước lớn, khá phức tạp, do chịu ảnh hưởng 2 biển có chế độ triều khác nhau, bị chi phối phần lớn bởi thủy triều biển Đông.[2]

Cảng Năm Căn nằm trên sông Cửa Lớn, phía tả ngạn gần thị trấn Năm Căn.[2]

Đặc sản[sửa | sửa mã nguồn]

Sông Cửa Lớn là một nơi khai thác các loại thủy sản nước lợ như: Cua Năm Căn[3], cá Sơn[6],...

Thơ[sửa | sửa mã nguồn]

Thơ của Bác: Đền thờ Bác ở chót mũi Cà Mau có nhắc tới sông Cửa Lớn[7] như sau:

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Tập bản đồ hành chính 64 tỉnh, thành phố, Nhà xuất bản Bản đồ, Hà Nội, 2004
  2. ^ a b c d “Sông rạch Cà Mau”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau. 1 tháng 12 năm 2013. Truy cập 19 tháng 7 năm 2022.
  3. ^ a b “Cua Năm Căn – Cà Mau”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau. 1 tháng 4 năm 2020. Truy cập 19 tháng 7 năm 2022.
  4. ^ “Mênh mang sông nước Cà Mau”. Báo Đắk Lắk Điện tử”. 2 tháng 7 năm 2017. Truy cập 19 tháng 7 năm 2022.
  5. ^ “Hợp long cầu Năm Căn bắc qua sông Cửa Lớn”. Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải. 17 tháng 4 năm 2014. Truy cập 19 tháng 7 năm 2022.
  6. ^ “Mắm cá sơn Ông Quyền”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau. 1 tháng 4 năm 2020. Truy cập 19 tháng 7 năm 2022.
  7. ^ Trinh Đường (11 tháng 6 năm 2015). “Thơ của Bác: Đền thờ Bác ở chót mũi Cà Mau”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau. Truy cập 19 tháng 7 năm 2022.