Trà Hòa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trà Hoà
Maha Sawa
Quốc vương Champa
Lãnh chúa Vijaya
Vua Chăm Pa
Thống trị1342 - 1360
Tiền nhiệmJaya Ananda
Kế nhiệmChế Bồng Nga
Thông tin chung
Sinh?
Vijaya
Mất1360
Vijaya
Thê thiếp? (con gái của Chế A Nan)
Nguyên danh
?
Niên hiệu
Maha Sawa
Thụy hiệu
Không có
Miếu hiệu
Không có
Tước hiệuRaja-di-raja
Vương triềuVijaya
Thân phụ?
Thân mẫu?

Maha Sawa[1]:229–230[2] (Phạn văn: महासवा, chữ Hán: 摩訶茶和 / Ma-kha Trà-hòa, ? - 1360) là tên gọi theo Việt sử của vua Champa tại vị từ 1342 đến 1360. Ông có huyết thống với vua Chế Mân và là con rể của vua Chế A Nan.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 1342, vua Chế A Nan mất, con rể là Trà-hòa bố-để[3] (茶和布底, Potih Sawa) tự lập làm vua kế tục, bèn sai người sang nhà NguyênĐại Việt báo tang. Ngay sau đó, con trai ông tên Chế Mỗ và Trà Hòa gây ra cuộc tranh ngôi trong 6 năm, tạm thời Vijaya lâm vào hoàn cảnh tao loạn[4]. Rốt cuộc, Chế Mỗ thua phải chạy sang An Nam nương tựa, Trà Hòa thừa thế càng vững ngôi[4][5]:90–91.

Đến năm 1353, hoàng đế Trần Dụ Tông sai quan quân hộ tống Chế Mỗ về nước, nhưng vừa đến nơi hiện nay là Cổ Lũy thì bị quân Champa vây đánh, quân Trần cự không nổi phải rút lui. Chớp thời cơ, quân Champa liên tục tràn lên cướp phá miền Thuận Hóa, người Việt ở đó phần nhiều bị bắt giết rất thê thảm. Cuối năm, vua Trần phái Trương Hán Siêu cầm quân Thần Sách vào trấn thủ Hóa Châu. Sự có mặt của Trương Hán Siêu giúp bình ổn lại địa phương và khiến quân Champa không dám tiếp tục mở các cuộc tấn công trong thời gian này. Nhưng đến cuối năm 1354 thì Trương Hán Siêu mất, nhà Trần không còn quan viên nào đủ sức trấn thủ nữa. Sự bất lực của nhà Trần càng tạo đà cho Trà Hòa củng cố tiềm lực quốc gia, từ đó gây tiền đề cho sự cường thịnh của Champa suốt hơn một thế kỷ sau.

Năm 1360, Trà Hòa mất, triều thần tôn lập người con út của vua Chế A NanChế Bồng Nga làm vua kế tục.

Dấu ấn[sửa | sửa mã nguồn]

Vua Trà Hòa được những người mang họ TràNam Trung Bộ suy tôn là thủy tổ của mình[6].

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Coedès, George (1968). Walter F. Vella (biên tập). The Indianized States of Southeast Asia. trans.Susan Brown Cowing. University of Hawaii Press. ISBN 978-0-8248-0368-1.
  2. ^ “A History of Vietnam”. Google Books. Truy cập 4 tháng 4 năm 2016.
  3. ^ "Bố-để" (布底) trong tiếng Chăm nghĩa là tể tướng (宰相), không phải nguyên danh.
  4. ^ a b A History of Vietnam: From Hong Bang to Tu Duc
  5. ^ Maspero, G., 2002, The Champa Kingdom, Bangkok: White Lotus Co., Ltd., ISBN 9747534991
  6. ^ Nỗi buồn nơi trái tim của vương quốc Champa
Tiền nhiệm:
Chế A Nan 1318–1342
Quốc vương Champa
1342–1360
Kế nhiệm:
Chế Bồng Nga 1360–1390