Tàu thăm dò Galileo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tàu thăm dò Galileo
Minh họa tàu thăm dò Galileo rời khỏi tàu mẹ
Dạng nhiệm vụTàu đổ bộ / Tàu thăm dò khí quyển
Nhà đầu tưNASA
COSPAR ID1989-084C
Các thuộc tính thiết bị vũ trụ
Nhà sản xuấtCông ty Máy bay Hughes
Khối lượng BOL339 kg (747 lb)
Bắt đầu nhiệm vụ
Ngày phóng18 tháng 10 năm 1989 (1989-10-18)
Tên lửaSTS-34 đi cùng Tàu quỹ đạo Galileo
 
Mô đun Hạ cánh Trong của Tàu thăm dò Galileoquá trình thâm nhập khí quyển vào Sao Mộc.

Tàu thăm dò Galileo là một tàu thăm dò, được mang theo bởi tàu vũ trụ Galileo, đã thâm nhập khí quyển Sao Mộc, tại một điểm nóng của khí quyển này và gửi về các thông tin đo đạc được.[1] Tàu thăm dò này đã được chế tạo bởi Công ty Máy bay Hughes[2] ở nhà máy El Segundo, California. Nó nặng 339 kilôgam (747 lb) và có bề ngang 1,3 mét (4,3 ft). Bên trong khiên nhiệt của tàu, các thiết bị được bảo vệ khỏi các điều kiện nhiệt độ và áp suất khắc nghiệt trong quá trình thâm nhập tốc độ cao vào khí quyển Sao Mộc, ở tốc độ 47,8 kilômét (29,7 mi) trên giây. Nó đã đi vào khí quyển Sao Mộc ngày 7 tháng 12 năm 1995, 22:04 UTC và ngừng hoạt động 57,6 phút sau đó, lúc 23:01 UTC.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Douglas Isbell and David Morse (ngày 22 tháng 1 năm 1996). “Galileo Probe Science Results”. JPL. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2016.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ “Hughes Science/Scope Press Release and Advertisement, retrieved from Flight Global Archives ngày 23 tháng 5 năm 2010”. flightglobal.com. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2011.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]