Vệ tinh tự nhiên

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vệ tinh của các hành tinh trong hệ Mặt Trời so với Trái Đất

Vệ tinh tự nhiên là vật quay quanh hành tinh hoặc hành tinh lùn mà không phải do con người chế tạo.

Trong hệ Mặt Trời, có khoảng 240 vệ tinh tự nhiên đã được biết tới bao gồm 155 quay quanh các hành tinh truyền thống (6 hành tinh, vì Sao ThủySao Kim không có vệ tinh tự nhiên) và 80 quay quanh các hành tinh lùn, và có lẽ rất nhiều các vật thể khác quay xung quanh các hành tinh hay các ngôi sao khác.

Sao ThủySao Kim hoàn toàn không có vệ tinh tự nhiên. Trái Đất có 1 vệ tinh tự nhiên lớn, là Mặt Trăng. Sao Hoả có 2 mặt trăng nhỏ là PhobosDeimos. Các hành tinh khí khổng lồ có những hệ mặt trăng rộng, gồm nửa tá mặt trăng cỡ Mặt Trăng của Trái Đất chúng ta. Sao Diêm Vương có ít nhất 3 vệ tinh, gồm cả 1 vệ tinh đồng hành lớn được gọi là Charon. Hệ Sao Diêm Vương - Charon và một số hệ hành tinh lùn thỉnh thoảng được coi là những hành tinh đôi. Mặt Trăng của Trái Đất là vệ tinh đầu tiên con người đặt chân tới vào năm 1969.

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Đa số các vệ tinh tự nhiên có lẽ đã được tạo nên từ cùng vùng sụp đổ của đĩa tiền hành tinh. Tuy nhiên, có nhiều ngoại lệ và khác biệt từng được biết tới hay từng được đưa ra trong các lý thuyết. Nhiều vệ tinh tự nhiên được cho là những tiểu hành tinh bị bắt giữ; những vệ tinh tự nhiên khác có thể là những mảnh của những vệ tinh tự nhiên lớn bị vỡ ra bởi va chạm, hay (trong trường hợp Mặt Trăng của Trái Đất) có thể là một phần của chính hành tinh bị bắn vào quỹ đạo bởi 1 vụ va chạm lớn. Bởi vì đa số các mặt trăng chỉ được biết tới qua một số quan sát bởi các tàu vũ trụ thăm dò không người lái hay các kính viễn vọng, nên đa số các lý thuyết về nguồn gốc của chúng hiện vẫn còn chưa chắc chắn.

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Hầu hết các vệ tinh trong Hệ Mặt Trời đều có 1 mặt luôn hướng về phía hành tinh. Ngoại lệ là vệ tinh Hyperion của Sao Thổ và các vệ tinh ngoài cùng của các hành tinh chất khí. Hyperion không quay theo chu kỳ vì ảnh hưởng của các lực từ bên ngoài; các vệ tinh ngoài cùng thì quá xa để có thể bị ảnh hưởng này (ví dụ, vệ tinh Phoebe).

Các vệ tinh không thể có vệ tinh con: ảnh hưởng lực thủy triều của các vật chủ của vệ tinh làm cho hệ thống này mất ổn định. Tuy nhiên, vài vệ tinh có các vật đồng hành (như vệ tinh TethysDione của Sao Thổ).

Phát hiện gần đây về vệ tinh Dactyl của thiên thể 243 Ida chứng minh rằng các tiểu hành tinh cũng có vệ tinh. Trong khi đó, Antiope 90 là 1 cặp tiểu hành tinh có kích cỡ tương đương nhau. Tiểu hành tinh 87 Sylvia có 2 vệ tinh.

Trong Hệ Mặt Trời[sửa | sửa mã nguồn]

Những vệ tinh tự nhiên lớn nhất trong Hệ Mặt Trời (những vệ tinh có đường kính lớn hơn 2000 km) là Mặt Trăng của Trái Đất, Io, Galileo, Europa, GanymedeCallisto của Sao Mộc, và Titan của Sao Thổ cùng với vệ tinh tự nhiên mà Sao Hải Vương bắt được là Triton. Đối với các vệ tinh tự nhiên nhỏ hơn, xem các bài viết về các hành tinh thích hợp.

Dưới đây là một bảng so sánh về xếp hạng các vệ tinh tự nhiên của Hệ Mặt Trời xếp theo đường kính. Cột bên phải gồm một số hành tinh thường được biết, các hành tinh lùn và các vật thể thuộc vành đai Kuiper để so sánh.

Đường kính trung bình

(km)

Vệ tinh của các hành tinh Vệ tinh của các hành tinh lùn
Trái Đất Sao Hỏa Sao Mộc Sao Thổ Sao Thiên Vương Sao Hải Vương Sao Diêm Vương Makemake Haumea Eris
4,000–6,000 Ganymede

Callisto

Titan
3,000–4,000 Mặt Trăng Io

Europa

2,000–3,000 Triton
1,000–2,000 Rhea

Iapetus

Dione

Tethys

Titania

Oberon

Umbriel

Ariel

Charon
500–1,000 Enceladus Dysnomia
250–500 Mimas

Hyperion

Miranda Proteus

Nereid

Hiʻiaka
100–250 Amalthea

Himalia

Thebe

Phoebe

Janus

Epimetheus

Sycorax

Puck

Portia

Larissa

Galatea

Despina

S/2015 (136472) 1 Namaka
50–100 Elara

Pasiphae

Prometheus

Pandora

Caliban

Juliet

Belinda

Cressida

Rosalind

Desdemona

Bianca

Thalassa

Halimede

Neso

Naiad

25–50 Carme

Metis Sinope

Lysithea

Ananke

Siarnaq

Helene

Albiorix

Atlas

Pan

Ophelia

Cordelia

Setebos

Prospero

Perdita

Stephano

Sao

Laomedeia

Psamathe

Hippocamp

Hydra

Nix[1]

10–25 Phobos

Deimos

Leda

Adrastea

Telesto

Paaliaq

Calypso

Ymir

Kiviuq

Tarvos

Ijiraq

Erriapus

Mab

Cupid

Francisco

Ferdinand

Margaret

Trinculo

Kerberos

Styx

< 10 92 vệ tinh 83 vệ tinh

¹ Cruithne không thực sự là một vệ tinh; nó chỉ được liệt kê ở đây cho mục đích so sánh.

² Các đường kính của các vệ tinh mới của Sao Diêm Vương vẫn chưa được khám phá nhiều, nhưng chúng được ước lượng là ở khoảng giữa 44 và 130 km.

Ngoài những vệ tinh của các hành tinh, còn có hơn 80 vệ tinh của các tiểu hành tinh và các hành tinh cỡ nhỏ đã được biết tới.

Giả thuyết[sửa | sửa mã nguồn]

Sao Thủy không có vệ tinh, nhưng nó có thể có một đối tác. Sao Kim cũng có khả năng là có một vệ tinh tên là Neith (nếu không tính bán vệ tinh của nó). Frederic Petit từng có ý kiến cho rằng Trái Đất có 2 vệ tinh. Georg Waltemath thì cho rằng nó có thể có nhiều hơn. Trong quá khứ, từng có những vệ tinh được cho là thứ 9 và 10 của Sao Thổ, là ChironThemis. Tuy nhiên, chúng đều không tồn tại, và tên của chúng được đặt cho các tiểu hành tinh khác.[2]

Vệ tinh tự nhiên Kepler-1625b I quay quanh hành tinh Kepler-1625b trong hệ hành tinh Kepler-1625 cách Trái Đất 8.000 năm ánh sáng

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “How Big Is Pluto? New Horizons Settles Decades-Long Debate”. NASA. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2017.
  2. ^ 2060 Chiron24 Themis.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]