Đề-bà-đạt-đa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đề-bà-đạt-đa
Cái chết của Đề-bà-đạt-đa, bị kéo xuống Địa ngục
Tôn giáoPhật giáo
Bản chuyển ngữ của
Devadatta
Tiếng Phạnदेवदत्त
(Devadatta)
Tiếng Paliदेवदत्त
Tiếng Bengalদেবদত্ত
(Debdotto)
Tiếng Miến Điệnဒေဝဒတ်
(Dewadat)
Tiếng Trung Quốc提婆達多
(Tipodaduo)
Tiếng Nhật提婆達多
(Daibadatta)
Tiếng Khmerទេវទត្ត
(Tevatort)
Tiếng Hàn데바닷타
(Romaja quốc ngữ: (Debadatta))
Tiếng Làoເທວະທັດ
(Dewadat)
Tiếng Sinhalaදේවදත්ත
Tiếng Tháiเทวทัต
(Thewathat)
Tiếng ViệtĐề-bà-đạt-đa
Thuật ngữ Phật Giáo

Đề-bà-đạt-đa (sa. देवदत्त Devadatta) hoặc còn được phiên là Đề-bà-đạt-đâu, Địa-bà-đạt-đâu, Địa-bà-đạt-đâu, Đế-bà-đạt-đâu, còn được gọi gọn là Điều Đạt, dịch nghĩa là "Thiên Thụ" (trời trao). Ông là em họ của Thích-ca Mâu-ni Phật, từng gia nhập vào tăng đoàn của Phật, nhưng rồi về sau ông nảy sinh nhiều ý kiến mâu thuẫn, cuối cùng li khai khỏi tăng đoàn của Phật Thích Ca để thành lập tăng đoàn khác.

Ở trong kinh điển Phật giáo Nguyên thủy, Đề-bà-đạt-đa là kẻ đã phạm vào 3 trong số Năm tội lớn (ngũ nghịch) là chia rẽ và phá hòa hợp tăng phản bội Phật giáo, làm Phật chảy máu và giết hại A la hán, ông là một nhân vật phản diện tuyệt đối. Do quả báo của ác nghiệp, Đề-bà-đạt-đa đã chết do đất rút và bị tái sinh vào địa ngục A Tỳ, chịu khổ hình rất lâu dài. Nhưng trước khi chết, Đề-bà-đạt-đa đã nói lời sám hối với Phật Thích Ca, và Phật Thích Ca đã tiên tri rằng sau 100.000 đại kiếp trái đất nữa, Đề-bà-đạt-đa sẽ trở thành một vị Phật Độc Giác.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]