Đội quân thứ năm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Áp-phích Đại chiến thế giới thứ haiHoa Kỳ.

Đội quân thứ năm là tên gọi chung chỉ các các phần tử phản cách mạng như nhóm người làm phản làm loạn cùng gián điệp và phần tử phá hoại mà hoạt động ở hậu phương nước Cộng hoà Đệ nhị Tây Ban Nha trong khoảng thời gian Nội chiến Tây Ban Nha từ năm 1936 đến năm 1939. Tháng 10 năm 1936, lúc phiến quân Tây Ban Nha và quân đội phát-xít ĐứcÝ liên hợp tiến đánh Madrid - thủ đô nước Cộng hoà Đệ nhị Tây Ban Nha, tướng lĩnh phiến quân Gonzalo Queipo de Llano nói lớn tiếng ở trong một lần phát thanh, bốn tung đội[Chú ý 1] của ông đang tiến đánh Madrid, nhưng thực ra tung đội thứ năm đã đợi chờ ở thủ đô. Sau này tung đội thứ năm lập tức biến thành là tên gọi phổ thông của gián điệp - nhóm người làm phản làm loạn và tay sai chó săn mà chủ nghĩa đế quốc mua chuộc thu nhận lúc tiến hành lật đổ ở nước khác.[1] Tung đội thứ năm chỉ đoàn thể tiến hành phá hoại bên trong, "lí ứng ngoại hợp"[Chú ý 2] với phía địch, liệu tính mong muốn lật đổ và phá hoại sự đoàn kết quốc gia mà không từ một thủ đoạn gì.[2] Bây giờ dùng để xưng hô rộng khắp gián điệp phía địch ẩn nấp, giấu kín ở bên trong đối phương và vẫn chưa tiết lộ, bóc trần.

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Khoảng thời gian năm 1936 đến năm 1939 Công nguyên, thời kì Nội chiến Tây Ban Nha, tướng quân Francisco Franco lãnh đạo phiến quân đã phát sinh xung đột với quân đội nước Cộng hoà Đệ nhị Tây Ban Nha, thủ hạ của Franco viên tướng lĩnh Emilio Mola sai khiến bốn tung đội tiến đánh thủ đô Madrid, lúc phóng viên hỏi sách lược tác chiến của ông ấy, ông nói bốn tung đội mà ông có được đang bao vây Madrid - thủ đô Tây Ban Nha, mặt khác có một cánh quân ẩn núp ở bên trong thành Madrid làm nội ứng, trên thật tế đây chỉ là câu trả lời để miễn cưỡng phóng viên, nhưng mà chính phủ cộng hoà cho biết các chính trị phạm bị giam giữ trong nhà tù chính là tung đội thứ năm trong miệng Mola, do đó mấy đêm liền đem hơn một ngàn tên chính trị phạm xử quyết. Ngoài ra trong tiểu thuyết "Đơn thuốc Pandora" do James Sheridan viết, vạch rõ một nhóm y sĩ bảo vệ đạo đức ở Hoa Kỳ là tổ chức ngầm chống lại những kẻ buôn ma tuý chỉ vì mưu toan lợi ích, tên của nó cũng là tung đội thứ năm.

Trong chiến tranh Thái Bình Dương, chính phủ Hoa Kỳ áp bức người Nhật Bản phải chịu cách li trong trại tị nạn quốc nội. Điều này là hợp lí ở Hoa Kỳ, bởi vì người Mĩ gốc Nhật có khả năng coi là "đội quân thứ năm" của quân đội Nhật cho nên làm ra phản ứng như một kẻ thù. Bởi vì cái gọi là vấn đề Bắc Ireland cho nên người theo chủ nghĩa liên hiệp có lúc đem tín đồ Công giáo IrelandAnh Quốc coi là "đội quân thứ năm".

Chú ý[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Tung đội là chỉ đội hình xếp đặt dài theo chiều dọc.
  2. ^ Lí ứng ngoại hợp chính là chỉ mặt ngoài công kích, tấn công, mặt trong tiếp ứng, chi viện.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Lưu Quân Trứ. "Người Do Thái ở Mĩ: nhóm dân tộc thiểu số từ rìa mép đến chủ lưu", nhà xuất bản Đại học Vân Nam, năm 2009, ISBN 7811127687.
  2. ^ Matsumura Tsutomu. "Nghiên cứu chiến tranh du kích", tạp chí Văn nghệ Xuân thu, kì thứ nhất ngày 20 tháng 6 năm 2002, ISBN 4166602543, trang 102.