Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vịnh Hạ Long”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 19: Dòng 19:
Vịnh Hạ Long có từ xa xưa do những kiến tạo địa chất. Tuy nhiên, trong tâm thức của người Việt từ thời [[tiền sử]] với trí tưởng tượng dân gian và ý niệm về cội nguồn [[con Rồng cháu Tiên]], một số [[truyền thuyết]]<ref>Hai truyền thuyết dưới đây tóm lược trong ''Hạ Long-cảnh đẹp thần tiên'' trong cuốn ''Văn hóa Việt Nam tổng hợp'' (1989-1995), Ban Văn hóa Văn nghệ trung ương xuất bản, Hà Nội, 1989.</ref> cho rằng khi [[người Việt]] mới lập nước đã bị giặc ngoại xâm, [[Ngọc Hoàng]] sai Rồng Mẹ mang theo một đàn [[Rồng]] Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền [[giặc]] từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra vô số châu ngọc và thoắt biến thành muôn ngàn đảo đá trên biển, như bức tường thành vững chắc, bất ngờ chặn bước tiến của thuyền giặc. Đoàn thuyền của giặc đang lao nhanh, bị chặn đột ngột đâm vào các đảo đá và đâm vào nhau vỡ tan tành.
Vịnh Hạ Long có từ xa xưa do những kiến tạo địa chất. Tuy nhiên, trong tâm thức của người Việt từ thời [[tiền sử]] với trí tưởng tượng dân gian và ý niệm về cội nguồn [[con Rồng cháu Tiên]], một số [[truyền thuyết]]<ref>Hai truyền thuyết dưới đây tóm lược trong ''Hạ Long-cảnh đẹp thần tiên'' trong cuốn ''Văn hóa Việt Nam tổng hợp'' (1989-1995), Ban Văn hóa Văn nghệ trung ương xuất bản, Hà Nội, 1989.</ref> cho rằng khi [[người Việt]] mới lập nước đã bị giặc ngoại xâm, [[Ngọc Hoàng]] sai Rồng Mẹ mang theo một đàn [[Rồng]] Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền [[giặc]] từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra vô số châu ngọc và thoắt biến thành muôn ngàn đảo đá trên biển, như bức tường thành vững chắc, bất ngờ chặn bước tiến của thuyền giặc. Đoàn thuyền của giặc đang lao nhanh, bị chặn đột ngột đâm vào các đảo đá và đâm vào nhau vỡ tan tành.


Sau khi giặc tan, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long, Rồng Con đáp xuống là [[Bái Tử Long]]. Đuôi đàn Rồng quẫy nước trắng xoá là [[Bạch Long Vĩ]].
Sau khi giặc tan, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long, Rồng Con đáp xuống là [[Bái Tử Long]]. Đuôi đàn Rồng quẫy nước trắng xoá là [[Bạch Long Vĩ]] (bán đảo Trà Cổ ngày nay).


Lại có truyền thuyết khác nói rằng cũng vào thời kỳ có giặc, một con rồng đã bay theo dọc sông về phía biển và hạ cánh xuống ở vùng ven biển Đông Bắc làm thành bức tường chắn bước tiến của thủy quân giặc, chỗ rồng đáp xuống gọi là Hạ Long.
Lại có truyền thuyết khác nói rằng cũng vào thời kỳ có giặc, một con rồng đã bay theo dọc sông về phía biển và hạ cánh xuống ở vùng ven biển Đông Bắc làm thành bức tường chắn bước tiến của [[thủy quân]] giặc, chỗ rồng đáp xuống được gọi là Hạ Long.


==Tên gọi qua các thời kỳ lịch sử==
==Tên gọi qua các thời kỳ lịch sử==
Tên gọi Hạ Long đã thay đổi qua nhiều thời kỳ lịch sử, thời Bắc Thuộc gọi là Lục Châu, Lục Hải. Các thời [[Lý]], [[Trần]], [[Lê]] gọi là Hải Đông, An Bang, Vân Đồn, Ngọc Sơn hay Lục Thủy. Tên Hạ Long (rồng đáp xuống) mới xuất hiện trong một số thư tịch và các bản đồ hàng hải <ref>Mục từ ''Hạ Long-cảnh đẹp thần tiên'' Sách đã dẫn. Trang 131. </ref> của Pháp từ cuối thế kỷ 19.
Tên gọi Hạ Long đã thay đổi qua nhiều thời kỳ lịch sử, thời Bắc Thuộc gọi là Lục Châu, Lục Hải. Các thời [[Lý]], [[Trần]], [[Lê]] gọi là Hải Đông, An Bang, Vân Đồn, Ngọc Sơn hay Lục Thủy. Tên Hạ Long (rồng đáp xuống) mới xuất hiện trong một số thư tịch và các bản đồ hàng hải <ref>Mục từ ''Hạ Long-cảnh đẹp thần tiên'' Sách đã dẫn. Trang 131. </ref> của Pháp từ cuối thế kỷ 19.


Trên tờ ''Tin tức Hải Phòng'' xuất bản bằng [[tiếng Pháp]] có bài viết về sự xuất hiện của sinh vật giống rồng trên khu vực là Vịnh Hạ Long ngày nay, khi viên thiếu úy [[người Pháp]] [[Legderin]], thuyền trưởng tàu Avalence cùng các thủy thủ bắt gặp một đôi [[rắn biển]] khổng lồ ba lần (vào các năm 1898, 1900 và 1902)<ref>Theo sách ''Văn hóa nghệ thuật Quảng Ninh, từ một góc nhìn'', Quảng Ninh, 2002
Trên tờ ''Tin tức Hải Phòng'' xuất bản bằng [[tiếng Pháp]] có bài viết về sự xuất hiện của sinh vật giống rồng trên khu vực là Vịnh Hạ Long ngày nay với nhan đề ''Rồng xuất hiện trên Vịnh Hạ Long'', khi viên thiếu úy [[người Pháp]] [[Legderin]], thuyền trưởng tàu Avalence cùng các thủy thủ bắt gặp một đôi [[rắn biển]] khổng lồ ba lần (vào các năm 1898, 1900 và 1902)<ref>Theo sách ''Văn hóa nghệ thuật Quảng Ninh, từ một góc nhìn'', Quảng Ninh, 2002
</ref>. Có lẽ người Châu Âu đã liên tưởng con vật này giống như con [[rồng]] châu Á, loài vật [[huyền thoại]] được tôn sùng trong văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa các nước đồng văn châu Á nói chung. Bên cạnh những truyền thuyết của Việt Nam về Rồng Mẹ và Rồng Con đáp xuống khu vực vịnh đảo vùng Đông Bắc này là sự xuất hiện con vật lạ hiện hữu như rồng trong [[thực tại]], có thể đã trở thành các lý do khiến vùng biển đảo Quảng Ninh được người Pháp gọi bằng cái tên Vịnh Hạ Long từ đó và phổ biến đến ngày nay<ref>http://www.halong.org.vn/details.asp?lan=vn&id=547</ref>.
</ref>. Có lẽ người Châu Âu đã liên tưởng con vật này giống như con [[rồng]] châu Á, loài vật [[huyền thoại]] được tôn sùng trong văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa các nước đồng văn châu Á nói chung. Bên cạnh những truyền thuyết của Việt Nam về Rồng Mẹ và Rồng Con đáp xuống khu vực vịnh đảo vùng Đông Bắc này là sự xuất hiện con vật lạ hiện hữu như rồng trong [[thực tại]], có thể đã trở thành các lý do khiến vùng biển đảo Quảng Ninh được người Pháp gọi bằng cái tên Vịnh Hạ Long từ đó và phổ biến đến ngày nay<ref>http://www.halong.org.vn/details.asp?lan=vn&id=547</ref>.


==Khí hậu==
==Khí hậu==
Vịnh Hạ Long là vùng đảo có khí hậu phân hóa 2 mùa rõ rệt: [[mùa hạ]] nóng ẩm, và [[mùa đông]] khô lạnh. [[Nhiệt độ]] trung bình năm từ 15°C-25°C; [[lượng mưa]] vào khoảng từ 2000mm–2000mm/năm. Vịnh Hạ Long còn có hệ thống [[thủy triều]] rất đặc trưng với mức triều vào khoảng 3.5-4m/ngày. [[Độ mặn]] trong nước biển vào khoảng từ 31 đến 34.5MT vào mùa khô nhưng vào mùa mưa, mức này có thể thấp hơn.
Vịnh Hạ Long là vùng đảo có khí hậu phân hóa 2 mùa rõ rệt: [[mùa hạ]] nóng ẩm và [[mùa đông]] khô lạnh. [[Nhiệt độ]] trung bình năm từ 15°C-25°C; [[lượng mưa]] vào khoảng từ 2000mm–2000mm/năm. Vịnh Hạ Long còn có hệ thống [[thủy triều]] rất đặc trưng với mức triều vào khoảng 3.5-4m/ngày. [[Độ mặn]] trong nước biển vào khoảng từ 31 đến 34.5MT vào mùa khô nhưng vào mùa mưa, mức này có thể thấp hơn.


==Dân số==
==Dân số==
[[Hình:Ha Long Bay with boats.jpg|nhỏ|trái|250px|Vạn chài trên Vịnh]]
[[Hình:Ha Long Bay with boats.jpg|nhỏ|trái|250px|Vạn chài trên Vịnh]]
Dân số trong vùng Vịnh Hạ Long vào khoảng 1600 người tập trung ở các làng đánh cá: Cửa Vạn, Ba Hang, Cống Tàu và [[Vung Viêng]] (thuộc [[phường Hùng Thắng]], [[thành phố Hạ Long]]). Cư dân vùng Vịnh sống chủ yếu trên [[thuyền]], trên nhà [[bè]] để thuận tiện cho việc đánh bắt, nuôi trồng và lai tạo các giống thủy sản, hải sản. Hiện nay các cư dân tại các làng nổi đã có những biến chuyển nhiều trong đời sống. Hoạt động kinh doanh du lịch phát triển mạnh tại làng nổi của vạn chài.
Dân số trong vùng Vịnh Hạ Long vào khoảng 1600 người tập trung ở các làng đánh cá: Cửa Vạn, Ba Hang, Cống Tàu và [[Vung Viêng]] (thuộc [[phường Hùng Thắng]], [[thành phố Hạ Long]]). Cư dân vùng Vịnh sống chủ yếu trên [[thuyền]], trên nhà [[bè]] để thuận tiện cho việc đánh bắt, nuôi trồng và lai tạo các giống [[thủy sản]], [[hải sản]]. Hiện nay các cư dân tại các làng nổi đã có những biến chuyển nhiều trong đời sống. Hoạt động kinh doanh [[du lịch]] phát triển mạnh tại làng nổi của vạn chài.


==Cảnh quan==
==Cảnh quan==
Vùng di sản trên Vịnh Hạ Long được thế giới công nhận (vùng lõi) có diện tích 434 km² bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với ba đỉnh là [[đảo Đầu Gỗ]] (phía tây), [[hồ Ba Hầm]] (phía nam) và [[đảo Cống Tây]] (phía đông). Vùng kế bên là khu vực đệm và di tích danh thắng quốc gia được bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng năm [[1962]]. Địa hình Hạ Long là đảo, núi xen kẽ giữa các trũng biển, là vùng đất mặn có sú vẹt mọc và những đảo đá vôi vách đứng tạo nên những vẻ đẹp tương phản nhau, kết hợp hài hòa các yếu tố: [[đá]], [[nước]] và [[bầu trời]]<ref>http://www.halong.org.vn/details.asp?lan=vn&id=555</ref>.
Vùng di sản trên Vịnh Hạ Long được thế giới công nhận (vùng lõi) có diện tích 434 km² bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với ba đỉnh là [[đảo Đầu Gỗ]] (phía tây), [[hồ Ba Hầm]] (phía nam) và [[đảo Cống Tây]] (phía đông). Vùng kế bên là khu vực đệm và di tích danh thắng quốc gia được bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng năm [[1962]]. Địa hình Hạ Long là đảo, núi xen kẽ giữa các trũng biển, là vùng đất mặn có sú vẹt mọc và những đảo đá vôi vách đứng tạo nên những vẻ đẹp tương phản nhau, kết hợp hài hòa, sinh động các yếu tố: [[đá]], [[nước]] và [[bầu trời]]<ref>http://www.halong.org.vn/details.asp?lan=vn&id=555</ref>.


[[Hình:Ha long bay.jpg|nhỏ|trái|250px|Một số đảo trên Vịnh Hạ Long]]
[[Hình:Ha long bay.jpg|nhỏ|trái|250px|Một số đảo trên Vịnh Hạ Long]]
Dòng 48: Dòng 48:


===Hang động===
===Hang động===
Không chỉ những biến đổi của những đảo đá trầm mặc màu xanh đen trên mặt nước xanh vùng Vịnh hấp dẫn du khách trên những chiếc [[thuyền dơi]] nâu đỏ xuất phát từ bến tàu Hạ Long bắt đầu cuộc hành trình ngao du sơn thủy, những khám phá mới lạ lại tiếp tục khi du khách lên đảo, thăm thú những những hang động kỳ vĩ, ẩn chứa nhiều chứng tích lịch sử. Những hang động nổi tiếng tại Hạ Long, theo các nhà [[thám hiểm địa chất]] người Pháp, khi nghiên cứu về Vịnh Hạ Long đầu thế kỷ 20, khẳng định rằng hầu hết trong số chúng đều được kiến tạo trong thế [[Pleistocen]] kéo dài từ 2 triệu đến 11 ngàn năm trước.
Không chỉ những biến đổi của những đảo đá trầm mặc màu xanh đen trên mặt nước xanh vùng Vịnh hấp dẫn du khách, trên những chiếc [[thuyền dơi]] nâu đỏ xuất phát từ bến tàu Hạ Long bắt đầu cuộc hành trình ngao du sơn thủy, những khám phá mới lạ lại tiếp tục khi du khách lên đảo, thăm thú những những hang động kỳ vĩ ẩn chứa nhiều chứng tích lịch sử. Những hang động nổi tiếng tại Hạ Long, theo các nhà [[thám hiểm địa chất]] người Pháp, khi nghiên cứu về Vịnh Hạ Long đầu thế kỷ 20, khẳng định rằng hầu hết trong số chúng đều được kiến tạo trong thế [[Pleistocen]] kéo dài từ 2 triệu đến 11 ngàn năm trước.


Cách [[thành phố Hạ Long]] khoảng 8 km là [[đảo Vạn Cảnh]], còn gọi là đảo [[Canh Độc]]. Trong sách [[Đại Nam nhất thống chí]] có ghi: "Hòn Canh Độc lưng chừng đảo có động rộng rãi chứa được vài ngàn người". Ngày nay, qua khảo cứu, đảo Vạn Cảnh có đỉnh cao 189m, hình dáng như một chiếc ngai ôm hai hang động tuyệt đẹp là hang Đầu Gỗ nằm chênh vênh trên cao và [[động Thiên Cung]] kỳ bí. Hang Đầu Gỗ và động Thiên Cung cách nhau 100m, vì vậy được thông nhau bằng những lối đi quanh co, uốn lượn. Du khách vừa bước vào cửa động Thiên Cung cảm thấy choáng ngợp bởi vẻ đẹp huyền ảo của động như một đền đài hoành tráng, mỹ lệ. Vách động cao và thẳng đứng được bao bọc bởi những [[nhũ đá]] và trên mỗi vách động ấy thiên nhiên đã khảm nhiều hình thù kỳ lạ, hấp dẫn người xem. Đó là những hình tượng [[Nam Tào]], [[Bắc Đẩu]], tiên nữ múa hát, người và chim, hoa, muông thú đang dự tiệc rất sống động, hoàn toàn do bàn tay nhào nặn của tạo hóa tác thành qua hàng vạn năm. Cửa động nhỏ hẹp được giấu kín trong lòng núi nhưng càng đi vào bên trong, lòng động càng mở lớn và rộng, dẫn dắt người xem đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, từ lộng lẫy này sang lộng lẫy khác. Đi hết động Thiên Cung cũng là lúc du khách bước chân sang hang Đầu Gỗ, còn gọi là hang Giấu Gỗ, một hang động gợi cảm giác choáng ngợp với những nhũ đá muôn hình dáng vẻ. Tên gọi Hang Đầu Gỗ (tập trung gỗ) có từ sau khi tướng [[Trần Hưng Đạo]] chỉ huy ba quân giấu các cọc gỗ lim tại đây, trước khi đem đóng xuống [[lòng sông Bạch Đằng]] để bày thế trận cùng thủy quân đánh úp, đốt cháy đoàn thuyền tải lương thực của giặc [[Nguyên Mông]] vào mùa xuân năm 1288. Cửa hang ở lưng chừng vách núi, bên trong là những trụ đá lởm chởm với nhiều hình dạng. Vách hang thẳng đứng vun vút, bên trong hang tối mờ, sâu thẳm để rồi trong khoảng tối đó, du khách bất ngờ bước qua khoảng sáng hiếm hoi từ những giếng trời ẩn hiện trên trần động.
Cách [[thành phố Hạ Long]] khoảng 8 km là [[đảo Vạn Cảnh]], còn gọi là đảo [[Canh Độc]]. Trong sách [[Đại Nam nhất thống chí]] có ghi: "Hòn Canh Độc lưng chừng đảo có động rộng rãi chứa được vài ngàn người". Ngày nay, qua khảo cứu, đảo Vạn Cảnh có đỉnh cao 189m, hình dáng như một chiếc ngai ôm hai hang động tuyệt đẹp là hang Đầu Gỗ nằm chênh vênh trên cao và [[động Thiên Cung]] kỳ bí. Hang Đầu Gỗ và động Thiên Cung cách nhau 100m, vì vậy được thông nhau bằng những lối đi quanh co, uốn lượn. Du khách vừa bước vào cửa động Thiên Cung cảm thấy choáng ngợp bởi vẻ đẹp huyền ảo của động như một đền đài hoành tráng, mỹ lệ. Vách động cao và thẳng đứng được bao bọc bởi những [[nhũ đá]] và trên mỗi vách động ấy thiên nhiên đã khảm nhiều hình thù kỳ lạ, hấp dẫn người xem. Đó là những hình tượng [[Nam Tào]], [[Bắc Đẩu]], tiên nữ múa hát, người và chim, hoa, muông thú đang dự tiệc rất sống động, hoàn toàn do bàn tay nhào nặn của tạo hóa tác thành qua hàng vạn năm. Cửa động nhỏ hẹp được giấu kín trong lòng núi nhưng càng đi vào bên trong, lòng động càng mở lớn và rộng, dẫn dắt người xem đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, từ lộng lẫy này sang lộng lẫy khác. Đi hết động Thiên Cung cũng là lúc du khách bước chân sang hang Đầu Gỗ, còn gọi là hang Giấu Gỗ, một hang động gợi cảm giác choáng ngợp với những nhũ đá muôn hình dáng vẻ. Tên gọi Hang Đầu Gỗ (tập trung gỗ) có từ sau khi tướng [[Trần Hưng Đạo]] chỉ huy ba quân giấu các cọc gỗ lim tại đây, trước khi đem đóng xuống [[lòng sông Bạch Đằng]] để bày thế trận cùng thủy quân đánh úp, đốt cháy đoàn thuyền tải lương thực của giặc [[Nguyên Mông]] vào mùa xuân năm 1288. Cửa hang ở lưng chừng vách núi, bên trong là những trụ đá lởm chởm với nhiều hình dạng. Vách hang thẳng đứng vun vút, bên trong hang tối mờ, sâu thẳm để rồi trong khoảng tối đó, du khách bất ngờ bước qua khoảng sáng hiếm hoi từ những giếng trời ẩn hiện trên trần động.

Phiên bản lúc 20:34, ngày 27 tháng 1 năm 2008

Xem các mục từ khác cùng có tên gọi tại Hạ Long.
Vịnh Hạ Long
Di sản thế giới UNESCO
Tập tin:Halong4.jpg
Cửa Hang Bồ Nâu trên một hòn đảo trong Vịnh Hạ Long
Tiêu chuẩnThiên nhiên: vii, viii
Tham khảo672
Công nhận1994, 2000 (Kỳ họp 18, 24)
Tập tin:Di san the gioi.jpg

Vịnh Hạ Long là vùng lõm của Vịnh Bắc Bộ nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, là một phần bờ tây Vịnh Bắc Bộ bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn. Phía Tây Nam giáp đảo Cát Bà, phía Đông giáp biển, phía Tây giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km, Vịnh Hạ Long được giới hạn trong các tọa độ từ 106°58'-107°22' Đông và 20°45'-20°50' Bắc, với tổng diện tích 1553 km² bao gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên.

Truyền thuyết

Vịnh Hạ Long có từ xa xưa do những kiến tạo địa chất. Tuy nhiên, trong tâm thức của người Việt từ thời tiền sử với trí tưởng tượng dân gian và ý niệm về cội nguồn con Rồng cháu Tiên, một số truyền thuyết[1] cho rằng khi người Việt mới lập nước đã bị giặc ngoại xâm, Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra vô số châu ngọc và thoắt biến thành muôn ngàn đảo đá trên biển, như bức tường thành vững chắc, bất ngờ chặn bước tiến của thuyền giặc. Đoàn thuyền của giặc đang lao nhanh, bị chặn đột ngột đâm vào các đảo đá và đâm vào nhau vỡ tan tành.

Sau khi giặc tan, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long, Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long. Đuôi đàn Rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay).

Lại có truyền thuyết khác nói rằng cũng vào thời kỳ có giặc, một con rồng đã bay theo dọc sông về phía biển và hạ cánh xuống ở vùng ven biển Đông Bắc làm thành bức tường chắn bước tiến của thủy quân giặc, chỗ rồng đáp xuống được gọi là Hạ Long.

Tên gọi qua các thời kỳ lịch sử

Tên gọi Hạ Long đã thay đổi qua nhiều thời kỳ lịch sử, thời Bắc Thuộc gọi là Lục Châu, Lục Hải. Các thời , Trần, gọi là Hải Đông, An Bang, Vân Đồn, Ngọc Sơn hay Lục Thủy. Tên Hạ Long (rồng đáp xuống) mới xuất hiện trong một số thư tịch và các bản đồ hàng hải [2] của Pháp từ cuối thế kỷ 19.

Trên tờ Tin tức Hải Phòng xuất bản bằng tiếng Pháp có bài viết về sự xuất hiện của sinh vật giống rồng trên khu vực là Vịnh Hạ Long ngày nay với nhan đề Rồng xuất hiện trên Vịnh Hạ Long, khi viên thiếu úy người Pháp Legderin, thuyền trưởng tàu Avalence cùng các thủy thủ bắt gặp một đôi rắn biển khổng lồ ba lần (vào các năm 1898, 1900 và 1902)[3]. Có lẽ người Châu Âu đã liên tưởng con vật này giống như con rồng châu Á, loài vật huyền thoại được tôn sùng trong văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa các nước đồng văn châu Á nói chung. Bên cạnh những truyền thuyết của Việt Nam về Rồng Mẹ và Rồng Con đáp xuống khu vực vịnh đảo vùng Đông Bắc này là sự xuất hiện con vật lạ hiện hữu như rồng trong thực tại, có thể đã trở thành các lý do khiến vùng biển đảo Quảng Ninh được người Pháp gọi bằng cái tên Vịnh Hạ Long từ đó và phổ biến đến ngày nay[4].

Khí hậu

Vịnh Hạ Long là vùng đảo có khí hậu phân hóa 2 mùa rõ rệt: mùa hạ nóng ẩm và mùa đông khô lạnh. Nhiệt độ trung bình năm từ 15°C-25°C; lượng mưa vào khoảng từ 2000mm–2000mm/năm. Vịnh Hạ Long còn có hệ thống thủy triều rất đặc trưng với mức triều vào khoảng 3.5-4m/ngày. Độ mặn trong nước biển vào khoảng từ 31 đến 34.5MT vào mùa khô nhưng vào mùa mưa, mức này có thể thấp hơn.

Dân số

Vạn chài trên Vịnh

Dân số trong vùng Vịnh Hạ Long vào khoảng 1600 người tập trung ở các làng đánh cá: Cửa Vạn, Ba Hang, Cống Tàu và Vung Viêng (thuộc phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long). Cư dân vùng Vịnh sống chủ yếu trên thuyền, trên nhà để thuận tiện cho việc đánh bắt, nuôi trồng và lai tạo các giống thủy sản, hải sản. Hiện nay các cư dân tại các làng nổi đã có những biến chuyển nhiều trong đời sống. Hoạt động kinh doanh du lịch phát triển mạnh tại làng nổi của vạn chài.

Cảnh quan

Vùng di sản trên Vịnh Hạ Long được thế giới công nhận (vùng lõi) có diện tích 434 km² bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với ba đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam) và đảo Cống Tây (phía đông). Vùng kế bên là khu vực đệm và di tích danh thắng quốc gia được bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng năm 1962. Địa hình Hạ Long là đảo, núi xen kẽ giữa các trũng biển, là vùng đất mặn có sú vẹt mọc và những đảo đá vôi vách đứng tạo nên những vẻ đẹp tương phản nhau, kết hợp hài hòa, sinh động các yếu tố: đá, nướcbầu trời[5].

Một số đảo trên Vịnh Hạ Long

Biển và đảo

Các đảo ở Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập trung ở hai vùng chính là vùng phía Đông Nam Vịnh Bái Tử Long và vùng phía tây nam Vịnh Hạ Long. Theo thống kê của ban quản lý Vịnh Hạ Long, trong số 1.969 đảo của Vịnh Hạ Long có đến 1.921 đảo đá[6]. Đây là hình ảnh cổ xưa nhất của địa hình có tuổi kiến tạo địa chất từ 250-280 triệu năm, là kết quả của quá trình vận động nâng lên, hạ xuống nhiều lần từ lục địa thành trũng biển. Quá trình Carxtơ bào mòn, phong hoá gần như hoàn toàn tạo ra một Vịnh Hạ Long độc nhất vô nhị trên thế giới. Trong một diện tích không lớn, hàng ngàn đảo đá với muôn hình thù, dáng vẻ khác nhau, được ví như những viên ngọc bích long lanh đính lên chiếc khăn voan xanh biếc của nàng thiếu nữ.

Vùng tập trung các đảo đá có phong cảnh ngoạn mục và nhiều hang động đẹp là vùng trung tâm Di sản Thiên nhiên Vịnh Hạ Long, bao gồm phần lớn Vịnh Hạ Long (vùng lõi), một phần Vịnh Bái Tử LongVịnh Lan Hạ (vùng đệm).

Các đảo trên Vịnh Hạ Long không giống bất kỳ hòn đảo nào ven biển Việt Nam, có chỗ đảo quần tụ lại nhìn xa ngỡ chồng chất lên nhau, nhưng cũng có chỗ đảo đứng dọc ngang xen kẽ nhau, tạo thành tuyến chạy dài hàng chục km như một bức tường thành vững chãi ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời. Đó là một thế giới sống động những sinh linh ẩn hiện trong biết bao hình hài bí ẩn bằng đá. Đảo thì giống hình ai đó đang hướng về đất liền, (hòn Đầu Người); đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước (Hòn Rồng); đảo thì lại giống như một ông lão đang ngồi câu cá (hòn Lã Vọng); phía xa là hai cánh buồm nâu đang rẽ sóng nước ra khơi (hòn Cánh Buồm); rồi hai con đang âu yếm vờn nhau trên sóng nước (hòn Trống Mái); đứng giữa biển nước bao la một lư hương khổng lồ như một vật cúng tế trời đất (hòn Lư Hương); đảo khác tựa như nhà sư đứng giữa mặt Vịnh bao la chắp tay niệm Phật (hòn Ông Sư) v.v. Bên cạnh các đảo được đặt tên căn cứ vào hình dáng, là các đảo đặt tên theo sự tích dân gian (núi Bài Thơ, hang Trinh Nữ), hoặc căn cứ vào các đặc sản có trên đảo hay vùng biển quanh đảo (hòn Ngọc Vừng, hòn Kiến Vàng, đảo Khỉ v.v.)

Hang động

Không chỉ những biến đổi của những đảo đá trầm mặc màu xanh đen trên mặt nước xanh vùng Vịnh hấp dẫn du khách, trên những chiếc thuyền dơi nâu đỏ xuất phát từ bến tàu Hạ Long bắt đầu cuộc hành trình ngao du sơn thủy, những khám phá mới lạ lại tiếp tục khi du khách lên đảo, thăm thú những những hang động kỳ vĩ ẩn chứa nhiều chứng tích lịch sử. Những hang động nổi tiếng tại Hạ Long, theo các nhà thám hiểm địa chất người Pháp, khi nghiên cứu về Vịnh Hạ Long đầu thế kỷ 20, khẳng định rằng hầu hết trong số chúng đều được kiến tạo trong thế Pleistocen kéo dài từ 2 triệu đến 11 ngàn năm trước.

Cách thành phố Hạ Long khoảng 8 km là đảo Vạn Cảnh, còn gọi là đảo Canh Độc. Trong sách Đại Nam nhất thống chí có ghi: "Hòn Canh Độc lưng chừng đảo có động rộng rãi chứa được vài ngàn người". Ngày nay, qua khảo cứu, đảo Vạn Cảnh có đỉnh cao 189m, hình dáng như một chiếc ngai ôm hai hang động tuyệt đẹp là hang Đầu Gỗ nằm chênh vênh trên cao và động Thiên Cung kỳ bí. Hang Đầu Gỗ và động Thiên Cung cách nhau 100m, vì vậy được thông nhau bằng những lối đi quanh co, uốn lượn. Du khách vừa bước vào cửa động Thiên Cung cảm thấy choáng ngợp bởi vẻ đẹp huyền ảo của động như một đền đài hoành tráng, mỹ lệ. Vách động cao và thẳng đứng được bao bọc bởi những nhũ đá và trên mỗi vách động ấy thiên nhiên đã khảm nhiều hình thù kỳ lạ, hấp dẫn người xem. Đó là những hình tượng Nam Tào, Bắc Đẩu, tiên nữ múa hát, người và chim, hoa, muông thú đang dự tiệc rất sống động, hoàn toàn do bàn tay nhào nặn của tạo hóa tác thành qua hàng vạn năm. Cửa động nhỏ hẹp được giấu kín trong lòng núi nhưng càng đi vào bên trong, lòng động càng mở lớn và rộng, dẫn dắt người xem đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, từ lộng lẫy này sang lộng lẫy khác. Đi hết động Thiên Cung cũng là lúc du khách bước chân sang hang Đầu Gỗ, còn gọi là hang Giấu Gỗ, một hang động gợi cảm giác choáng ngợp với những nhũ đá muôn hình dáng vẻ. Tên gọi Hang Đầu Gỗ (tập trung gỗ) có từ sau khi tướng Trần Hưng Đạo chỉ huy ba quân giấu các cọc gỗ lim tại đây, trước khi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng để bày thế trận cùng thủy quân đánh úp, đốt cháy đoàn thuyền tải lương thực của giặc Nguyên Mông vào mùa xuân năm 1288. Cửa hang ở lưng chừng vách núi, bên trong là những trụ đá lởm chởm với nhiều hình dạng. Vách hang thẳng đứng vun vút, bên trong hang tối mờ, sâu thẳm để rồi trong khoảng tối đó, du khách bất ngờ bước qua khoảng sáng hiếm hoi từ những giếng trời ẩn hiện trên trần động.

Nhũ thạch trong động Thiên Cung

Ngoài hai hang động trên, du khách còn tham quan hàng chục hang động đẹp và quyến rũ khác như động Sửng Sốt gây bất ngờ với nhũ đá mang hình hài của gà rừng, cóc, rồng, thác nước cùng với nhiều hình hài khác, như mở ra một thế giới cổ tích; hang Bồ Nâu có cửa uốn vòng cung với vô số nhũ đá buông xuống mềm mại như cành liễu; rồi hang Trinh Nữ, hang Tiên Long, Ba Hang, hang Luồn, động Tiên Ông, hang Trống, động Tam Cung, động Lâu Đài, Ba Hầm v.v. Báo cáo của ban quản lý Vịnh Hạ Long cho biết hiện nay vẫn chưa thể thống kê hết được tất cả hang động trên 1.969 đảo[7].

Địa chất địa mạo

Giá trị lịch sử địa chất của Vịnh Hạ Long được đánh giá qua 2 yếu tố: lịch sử kiến tạo và địa chất địa mạo (Karst)

Lịch sử kiến tạo

Lịch sử địa chất địa mạo của Vịnh Hạ Long trải qua ít nhất trên 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lý rất khác nhau, với nhiều lần tạo sơn, biển thoái; sụt chìm, biển tiến. Vịnh Hạ Long từng là khu vực biển sâu vào các kỷ Odovic-Silua (khoảng 500-410 triệu nẳm trước), khu vực biển nông vào các kỷ Cacbon-Pecmi (khoảng 340-250 triệu năm trước), biển ven bờ vào cuối kỷ Paleogen đầu kỷ Neogen (khoảng 26-20 triệu năm trước) và trải qua một số lần biển lấn trong kỷ Nhân sinh (khoảng 2 triệu năm trước). Vào kỉ Trias (240-195 triệu năm trước) khu vực Vịnh Hạ Long là những đầm lầy ẩm ướt với những cánh rừng tuế, dương xỉ khổng lồ tích tụ nhiều thế hệ[8].

Địa chất địa mạo

Vịnh Hạ Long có quá trình tiến hóa đầy đủ trải qua 20 triệu năm nhờ sự kết hợp đồng thời giữa các yếu tố như tầng đá vôi (Karst) rất dày, khí hậu nóng ẩm và quá trình nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thể[9], với nhiều dạng địa hình đá vôi kiểu Phong Tùng (gồm một cụm đá vôi thường có hình chóp nằm kề nhau có đỉnh cao trên dưới 100m, cao nhất khoảng 200m), hoặc kiểu Phong Linh (đặc trưng bởi các đỉnh tách rời nhau tạo thành các tháp có vách dốc đứng, phần lớn các tháp có độ cao từ 50-100m. Tỉ lệ giữa chiều cao và rộng khoảng 6m).

"Cánh đồng" địa chất địa mạo đá vôi của Hạ Long thường xuyên ngập nước, được tạo thành theo những phương thức: nhờ kiến tạo liên quan các hố sụt địa hào; nhờ sụt trần của các thung lũng sông ngầm, hang động ngầm; nhờ tồn tại các tầng đá không hòa tan như bị xói mòn mạnh mẽ nằm giữa vùng địa hình Karst cao hơn vây quanh mà thành. Vịnh Hạ Long còn bao gồm địa hình Karst ngầm với hệ thống các hang động đa dạng trên Vịnh, được chia làm 3 nhóm chính: là di tích các hang ngầm cổ, các hang nền Karst và hệ thống các hàm ếch biển.

Địa chất địa mạo của Vịnh Hạ Long có ý nghĩa toàn cầu và có tính chất nền tảng cho khoa học địa mạo. Môi trường địa chất còn là nền tảng phát sinh các giá trị khác của Vịnh Hạ Long như đa dạng sinh học, văn hóa khảo cổ và các giá trị nhân văn khác[10].

Đa dạng sinh học

Vịnh Hạ Long là nơi tập trung đa dạng sinh học với 2 hệ sinh thái điển hình là hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và Hệ sinh thái biển và ven bờ. Trong mỗi hệ lớn nói trên lại có nhiều dạng sinh thái[11].

Hệ sinh thái rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới

Hệ sinh thái rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở Vịnh Hạ Long rất đặc trưng, phong phú với tổng số loài thực vật sống trên các đảo khoảng trên 1000 loài. Một số quần xã các loài thực vật khác nhau bao gồm các loài ngập mặn, các loài thực vật ở bờ cát ven đảo, các loài mọc trên sườn núi và vách đá, trên đỉnh núi hoặc mọc ở của hang hay khe đá. Các nhà nghiên cứu của Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới đã phát hiện 7 loài thực vật đặc hữu của Vịnh Hạ Long. Những loài này chỉ thích nghi sống ở các đảo đá vôi Vịnh Hạ Long mà không nơi nào trên thế giới có được, đó là: Thiên tuế Hạ Long, Khổ cử đại tím, Cọ Hạ Long, Khổ cử đại nhung, Móng tai Hạ Long, Ngũ gia bì Hạ Long, Hài vệ nữ hoa vàng[12]. Đặc biệt, trên một số đảo đá của Vịnh Hạ Long, mấy năm gần đây các nhà khoa học đã phát hiện một giống trúc mọc ngược với cành chĩa xuống đất, khác các giống trúc thông thường chĩa cành lên trời[13].

Theo thống kê, hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở Hạ Long và Bái Tử Long có 477 loài mộc lan, 12 loài dương xỉ và 20 loài thực vật ngập mặn; đối với động vật người ta cũng thống kê được 4 loài lưỡng cư, 10 loài bò sát, 40 loài chim và 14 loài thú. Đặc biệt ở vùng này có loại khỉ thân nhỏ, hiện được nuôi theo phương pháp đặc biệt tại đảo Khỉ.

Hệ sinh thái biển và ven bờ

Đảo với vách núi đá vôi dựng đứng và thảm thực vật xanh tiêu biểu cho hệ sinh thái biển đảo của Vịnh Hạ Long

Hệ sinh thái đất ướt:

  • Sinh thái vùng triều và vùng ngập mặn: có 20 loài thực vật ngập mặn, là nơi sống cho 169 loài giun nhiều tơ; 91 loài rong biển; 200 loài chim và 10 loài bò sát và 6 loài khác.
  • Dạng sinh thái đáy cứng, rạn san hô: tập trung ở Hang Trai, Cống Đỏ, Vạn Giò, có 232 loài san hô đã được tìm thấy. Rặng sinh thái đáy cứng, san hô là nơi sinh cư của 81 loài chân bụng; 130 loài hai mảnh vỏ; 55 loài giun nhiều tơ, 57 loài cua.
  • Dạng sinh thái hang động và tùng, áng: Rất tiêu biểu và hiếm nơi có được. Đặc biệt khu vực Tùng Ngón là nơi cư trú của 65 loài san hô, 40 loài động vật đáy, 18 loài rong biển, có đến 4 loài sinh vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ.
  • Dạng sinh thái đáy mềm: Đây là dạng sinh thái của quần xã cỏ biển với 5 loài, là nơi sống của 140 loài rong biển; 3 loài giun nhiều tơ; 29 loài nhuyễn thể; 9 loài giáp xác.
  • Dạng sinh thái bãi triều không có rừng ngập mặn: Sinh vật sống trên vùng triều đặc trưng là động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ và giun biển có giá trị dinh dưỡng cao như sá sùng, hải sâm, , ngao v.v[14].

Hệ sinh thái biển:

  • Thực vật phù du: Ở Vịnh Hạ Long có 185 loài.
  • Động vật phù du: Vùng Hạ Long-Cát Bà có 140 loài động vật phù du sinh sống.
  • Động vật đáy: Thống kê sơ bộ, vùng Hạ Long có đến 500 loài động vật đáy, trong đó có 300 loài động vật nhuyễn thể; 200 loài giun nhiều tơ; 13 loài da gai.
  • Động vật tự du: Đã xác định được 326 loài động vật tự du, phân bố trong Vịnh Hạ Long[15].

Hải sản Hạ Long phong phú với bào ngư, hải sâm, sá sùng, tôm, , mực (mực ống, mực nang, mực thước), bạch tuộc, sò huyết, trai và điệp nuôi lấy ngọc[16]. Tài liệu của Phân viện Hải dương học Hải Phòng cho thấy Hạ Long có 1.151 loài động vật thì đã có tới gần 500 loài cá, 57 loài cua.

Di chỉ khảo cổ và chứng tích lịch sử

Hạ Long là một trong những cái nôi của con người với nền văn hoá Hạ Long nổi tiếng thuộc thời đồ đá mới hậu kỳ, tại những địa danh khảo cổ học nổi tiếng như Đồng Mang, Xích Thổ, Soi Nhụ, Thoi Giếng. Đặc biệt là nền văn hóa Soi Nhụ (cách ngày nay 18000-7000 năm), phân bố trong khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long với các di chỉ tiêu biểu tại Mê Cung, Tiên Ông, Thiên Long, và với các di vật còn lại chủ yếu là ốc núi và ốc suối, một số nhuyễn thể nước ngọt và một số công cụ lao động thô sơ. Bên cạnh đó là Văn hóa Cái Bèo (cách ngày nay 7000-5000 năm) là giai đoạn gạch nối giữa văn hóa Soi Nhụ và Hạ Long. Di chỉ Cái Bèo chủ yếu thuộc đảo Cát Bà (Hải Phòng) và ở khu vực Hạ Long cũng có những địa chỉ như Giáp Khẩu, Hà Gián. Phương thức cư trú và sinh sống của người Cái Bèo ngoài săn bắt hái lượm đã có thêm khai thác biển[17].

Vịnh Hạ Long cũng là nơi gắn liền với những trang sử hào hùng của quân dân Việt Nam trong suốt thời kỳ dựng nước và giữ nước với những địa danh nổi tiếng như Vân Đồn, nơi có thương cảng cổ sầm uất vào thế kỷ 12; Núi Bài Thơ lịch sử còn lưu lại các bài thơ chữ Hán của Lê Thánh Tông hoàng đế khắc trên đá từ năm 1468; cách đó không xa là cửa sông Bạch Đằng, chứng tích của hai trận thuỷ chiến lẫy lừng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm.

Di sản thiên nhiên thế giới

Năm 1962, Vịnh Hạ Long được Bộ Văn hóa-Thông tin xếp hạng di tích danh thắng cấp quốc gia với diện tích 1553 km2 với 1969 hòn đảo[18].

Nhờ những giá trị về mặt cảnh quan, địa mạo, sự đa dạng sinh học, ngày 17 tháng 12 năm 1994, trong phiên họp lần thứ 18 của Hội đồng Di sản Thế giới thuộc UNESCO tổ chức tại Thái Lan, khu trung tâm của Vịnh Hạ Long, với diện tích 434 km2 và 775 hòn đảo, chính thức được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới với giá trị ngoại hạng toàn cầu về cảnh quan. Tới năm 2000, Vịnh Hạ Long lại được UNESCO công nhận lần thứ hai Di sản thế giới bởi giá trị địa chất, địa mạo.

Hiện nay, trong nỗ lực hướng tới lựa chọn 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới do website NewOpenWorld đứng ra tổ chức toàn cầu, Vịnh Hạ Long đang được chính quyền Quảng Ninh thực hiện tổng quảng bá và tuyên truyền. Những ngày trung tuần tháng 12 năm 2007 NewOpenWorld đã công bố kết quả bước đầu khi Vịnh Hạ Long được bầu chọn đứng thứ 6 về số lượt bầu chọn trong danh sách gần 200 danh thắng được đề cử trên thế giới[19], cùng với Phong Nha-Kẻ Bàng (đứng thứ 11) và Phanxipăng (đứng thứ 14).

Vịnh Hạ Long trong thi ca

Tập tin:Nuibaitho.jpg
Núi Bài Thơ, nơi có bút tích của hoàng đế Lê Thánh Tông và chúa Trịnh Cương

Nguyễn Trãi cách đây hơn 5 thế kỷ khi đi ngang qua khu vực này đã viết trong bài "Vân Đồn":

Lộ nhập Vân Đồn san phục san
Thiên khôi địa khiết phó kỳ quan
(Đường tới Vân Đồn núi lại tiếp núi
Trời bày đất đặt thành một cảnh kỳ quan)

Vua Lê Thánh Tông đề trên vách đá Núi Bài Thơ:

Cự lãng nông nông kiểu bách xuyên
Quần sơn cờ cổ bích liên thiên
Trăm dòng sông chảy mênh mông quanh núi
Quần đảo rải rác như bàn cờ, biển liền trời sắc xanh biếc.

Chúa Trịnh Cương thế kỷ 18 cũng có những vần thơ dạt dào cảm xúc trước vẻ đẹp kỳ vĩ của Hạ Long:

Minh bộ vô nhai hối tổng xuyên
Sơn liên tiêu thủy, thủy man thiên
Bể lớn mênh mông họp cả con con sông lại,
Núi lấp loáng bóng nước, nước lênh láng lưng trời.
Biển, trời và đảo giao hòa hùng vĩ và nên thơ là đề tài bất tận cho thi ca

Không chỉ có vậy, hình ảnh Hạ Long cũng có trong thơ của những nhà thơ hiện đại, như Xuân Diệu:

Đây bản thảo tạo vật còn nặn dở...
Đá thuở trước khổng lồ chơi ném thử.

Hạ Long không chỉ mê hoặc lòng người bởi cảnh đẹp mà thiên nhiên nơi đây còn ban cho con người một nguồn tài nguyên phong phú qua những câu thơ của Huy Cận (bài "Đoàn thuyền đánh cá"):

Cá nhụ, cá chim cùng cá dé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thở sao lùa nước Hạ Long?

Hình ảnh

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Hai truyền thuyết dưới đây tóm lược trong Hạ Long-cảnh đẹp thần tiên trong cuốn Văn hóa Việt Nam tổng hợp (1989-1995), Ban Văn hóa Văn nghệ trung ương xuất bản, Hà Nội, 1989.
  2. ^ Mục từ Hạ Long-cảnh đẹp thần tiên Sách đã dẫn. Trang 131.
  3. ^ Theo sách Văn hóa nghệ thuật Quảng Ninh, từ một góc nhìn, Quảng Ninh, 2002
  4. ^ http://www.halong.org.vn/details.asp?lan=vn&id=547
  5. ^ http://www.halong.org.vn/details.asp?lan=vn&id=555
  6. ^ http://tintuc.timnhanh.com/doi_song/du_lich/20070806/35A63B4B/
  7. ^ http://tintuc.timnhanh.com/doi_song/du_lich/20070806/35A63B4B/
  8. ^ http://www.halong.org.vn/details.asp?lan=vn&id=557
  9. ^ http://www.halong.org.vn/details.asp?lan=vn&id=557
  10. ^ http://www.halong.org.vn/details.asp?lan=vn&id=557
  11. ^ http://www.halong.org.vn/details.asp?lan=vn&id=559
  12. ^ http://www.halong.org.vn/details.asp?lan=vn&id=559
  13. ^ http://tintuc.timnhanh.com/doi_song/du_lich/20070806/35A63B4B/
  14. ^ http://www.halong.org.vn/details.asp?lan=vn&id=559
  15. ^ http://www.halong.org.vn/details.asp?lan=vn&id=559
  16. ^ * Mục từ Hạ Long-cảnh đẹp thần tiên trong cuốn Văn hóa Việt Nam tổng hợp, sách đã dẫn, trang 132.
  17. ^ http://www.halong.org.vn/details.asp?lan=vn&id=558
  18. ^ http://www.halong.org.vn/details.asp?lan=vn&id=546
  19. ^ http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/vanhoa/177194/

Tham khảo

  • Mục từ Hạ Long-cảnh đẹp thần tiên trong cuốn Văn hóa Việt Nam tổng hợp (1989-1995), Ban Văn hóa Văn nghệ trung ương xuất bản, Hà Nội, 1989.

Liên kết ngoài

Tiếng Việt

Tiếng Anh