Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Gerolamo Cardano”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Parkjunwung (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
DHN-bot (thảo luận | đóng góp)
n robot Thêm: en:Gerolamo Cardano
Dòng 62: Dòng 62:
[[cs:Gerolamo Cardano]]
[[cs:Gerolamo Cardano]]
[[de:Gerolamo Cardano]]
[[de:Gerolamo Cardano]]
[[en:Gerolamo Cardano]]
[[es:Gerolamo Cardano]]
[[es:Gerolamo Cardano]]
[[eo:Gerolamo Cardano]]
[[eo:Gerolamo Cardano]]

Phiên bản lúc 07:28, ngày 29 tháng 1 năm 2008

Gerolamo Cardano

Gerolamo Cardano hay Girolamo Cardano (tiếng Anh: Jerome Cardan, tiếng Latin:Hieronymus Cardanus; sinh 24 tháng 12 1501 - 21 tháng 12 1576) là một nhà toán học, một thầy thuốc, một nhà chiêm tinh học thời Phục Hưng người Italia.

Ông sinh tại Pavia, Italy, là con ngoài giá thú của Fazio Cardano, một luật sư tài năng, người cũng là bạn của Leonardo da Vinci. Trong cuốn tự truyện, Cardano thừa nhận rằng mẹ ông có ý định phá thai khi mang thai ông. Thời gian ngắn sau khi ra đời, mẹ của ông phải chuyển từ Milan tới Pavia để tránh bệnh dịch; ba người con khác của bà đã chết vì bệnh.

Năm 1520, Cardano học ở trường Đại học Pavia và sau đó học về nghành Y tại Padua. Lối sống lập dị của Cardano không giúp ông có nhiều bạn bè và Cardano đã có quãng thời gian khó khăn để tìm việc làm sau khi tốt nghiệp. Năm 1525, Cardano nhiều lần nộp đơn xin học trường Y ở Milan nhưng không được chấp nhận do lý lịch và khai sinh không hợp pháp.

Cuối cùng, ông cố gắng phát triển danh tiếng như là một thầy thuốc và ông là người đầu tiên giải thích về bệnh Sốt thương hàn.

Ngày nay, Cardono được biết nhiều nhất về thành tựu của ông trong đại số học. Ông đã xuất bản lời giải phương trình bậc ba và bậc bốn trong cuốn sách Ars magna. Đặc biệt là lời giải trong phương trình , x3 + ax = b, phương trình mà ông được Niccolo Fontana Tartaglia truyền lại (người sau đó nói rằng Cardano đã hứa không tiết lộ, và đã có xích mích với Cardano trong một thời gian dài). Phương trình này được giải bởi học trò của Cardano là Lodovico Ferrari. Cả hai đều được thừa nhận công lao trong lời tựa đầu của cuốn sách cũng như trong vài phần khác của cuốn sách này. Cardano cũng là người hiểu về cái ngày nay gọi là số ảo dù khi đó ông không hề biết giá trị của nó.

Cardano luôn ở trong tình trạng túng thiếu tiền bạc, điều này dẫn ông đến với cờ bạc và môn cờ. Cuốn sách của ông nói về cơ hội trong các cuộc chơi, Liber de ludo aleae, được viết vào thập niên 1560 và xuất bản năm 1663, sau khi ông chết, cuốn sách bao gồm các lý giải về các xác xuất có hệ thống cũng như một vài phương thức mánh khóe hiệu quả.

Cardano đã phát minh một vài máy móc như Khóa an toàn, la bàn với ba vòng đồng tâm cho phép la bàn và con quay quay tự do, và trục láp với nhiều trục nối nhiều chiều, cho phép phát tín hiệu chuyển động quay vòng ở nhiều góc và kỹ thuật này được sử dụng trong nhiều phương tiện xe cộ hiện nay.

Ông cũng có một vài đóng góp cho thủy động lực học và hiểu rằng chuyển động vĩnh cửu là không thể, trừ các vật thể ngoài vũ trụ. Ông cho xuất bản hai cuốn giáo khoa về khoa học tự nhiên chứa đựng nhiều phát minh, dẫn chứng và cả dị đoan. Ông cũng giới thiệu Lưới Cardan, một công cụ mật mã, năm 1550.

Cardano cũng là người đầu tiên phát biểu rằng người điếc có thể học mà không cần học cách nói trước.

Người con trai cả và yêu thích của Cardano bị hành quyết năm 1560 sau khi thừa nhận đã đầu độc người vợ ngoại tình của anh ta. Người con trai khác của Cardano là một người nghiện cờ bạc và thường xuyên ăn cắp tiền của ông. Ông bị đồn là đã từng cắt tai một trong những người con của mình. Bản thân Cardano thị bị buộc tội dị giáo năm 1570 do ông đã tính toán và xuất bản số tử vi của Jesus năm 1554. Và chính con ông lại là nhân chứng buộc tội. Cardano bị bắt giữ và phải ở tù vài tháng để từ bỏ chức giáo sư. Ông sau đó chuyển tới Rome và sống cuộc đời còn lại bằng tiền trợ cấp của Giáo hoàng Gregory XIII (sau khi bị từ chối lần đầu bởi Giáo hoàng Pius V) và hoàn thành cuốn tự truyện của mình. Cardano chết vào đúng ngày mà ông đã dự báo qua chiêm tinh, những một vài người nghi ngờ rằng ông đã tự tử.

Các sách xuất bản

  • De malo recentiorum medicorum usu libellus, Venice, 1536 (on medicine).
  • Practica arithmetice et mensurandi singularis, Milan, 1539 (on mathematics).
  • Artis magnae, sive de regulis algebraicis (also known as Ars magna), Nuremberg, 1545 (on algebra).
  • De immortalitate (on alchemy).
  • Opus novum de proportionibus (on mechanics).
  • Contradicentium medicorum (on medicine).
  • De subtilitate rerum, Nuremberg, Johann Petreius, 1550 (on natural phenomena).
  • De libris propriis, Leiden, 1557 (commentaries).
  • De varietate rerum, Basle, Heinrich Petri, 1559 (on natural phenomena).
  • Opus novum de proportionibus numerorum, motuum, ponderum, sonorum, aliarumque rerum mensurandarum. Item de aliza regula, Basel, 1570.
  • De vita propria, 1576 (autobiography).
  • Liber de ludo aleae, posthumous (on probability).
  • De Musica, ca 1546 (on music), posthumously published in Hieronymi Cardani Mediolensis opera omnia, Sponius, Lyons, 1663
  • De Consolatione, Venice, 1542

Đọc thêm

  • Cardano, Girolamo, Astrological Aphorisms of Cardan, The. Edmonds, WA: Sure Fire Press, 1989.
  • ———— The Book of My Life. trans. by Jean Stoner. New York: New York Review of Books, 2002.
  • Grafton, Anthony, Cardano's Cosmos: The Worlds and Works of a Renaissance Astrologer. Cambridge, London: Harvard University Press, 1999.
  • Ore, Øystein: Cardano, the Gambling Scholar. Princeton, 1953.
  • Cardano, Girolamo, Opera omnia, Charles Sponi, ed., 10 vols. Leiden, 1663.
  • Dunham, William, Journey through Genius, Chapter 6, Penguin, 1991. Discusses Cardano's life and solution of the cubic equation.

Liên kết

  • Linda Hall Library History of Science Collection
  • Jerome Cardan, a Biographical Study, 1898, by William George Waters, from Project Gutenberg
  • “Girolamo Cardan”. Catholic Encyclopedia.
  • Girolamo Cardano, Strumenti per la storia del Rinascimento in Italia settentrionale (in Italian)