Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mộng Tuyết”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 5: Dòng 5:


==Văn nghiệp==
==Văn nghiệp==
[[Hình:ThubutMongTuyet.jpg|nhỏ|phải|305px|Thủ bút Mộng Tuyết, Hà Tiên, 2003]]

Năm 1939, Mộng Tuyết được bằng khen về thơ của [[Tự Lực Văn Đoàn]] với thi phẩm ''Phấn hương rừng''. Bà bắt đầu nổi tiếng từ đó. Năm 1943 bà in chung với [[Anh Thơ]], [[Vân Đài]], [[Hằng Phương]] tập thơ ''Hương xuân'' là tuyển tập thơ nữ đầu tiên ở nước ta.
Năm 1939, Mộng Tuyết được bằng khen về thơ của [[Tự Lực Văn Đoàn]] với thi phẩm ''Phấn hương rừng''. Bà bắt đầu nổi tiếng từ đó. Năm 1943 bà in chung với [[Anh Thơ]], [[Vân Đài]], [[Hằng Phương]] tập thơ ''Hương xuân'' là tuyển tập thơ nữ đầu tiên ở nước ta.


Dòng 23: Dòng 25:


Cùng với chồng là thi sĩ Đông Hồ, bà là một trong những nhà thơ mới tiêu biểu của miền Nam Việt Nam.
Cùng với chồng là thi sĩ Đông Hồ, bà là một trong những nhà thơ mới tiêu biểu của miền Nam Việt Nam.

==Tác phẩm==
==Tác phẩm==
:*Phấn hương rừng (1939, được tặng giải “Khen tặng” của Tự Lực văn đoàn).
:*Phấn hương rừng (1939, được tặng giải “Khen tặng” của Tự Lực văn đoàn).

Phiên bản lúc 09:34, ngày 17 tháng 2 năm 2008

Mộng Tuyết tên thật là Thái Thị Úc, sinh ngày 9 tháng 1 năm 1914 ở làng Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Khi viết văn, viết báo, nữ sĩ Mộng Tuyết còn ký nhiều bút hiệu khác nhau: Hà Tiên cô, Nàng Út, Bách Thảo Sương, Bân Bân nữ sĩ, Mộng Tuyết thất tiểu muội.

Là người còn lại của “Hà Tiên tứ tuyệt” gồm: Đông Hồ, Mộng Tuyết, Lư Khê, Trúc Hà. Nữ sĩ Mộng Tuyết đã ra đi vào 8g05 sáng 1 tháng 7 năm 2007 tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang sau một thời gian lâm bệnh nặng.

Văn nghiệp

Thủ bút Mộng Tuyết, Hà Tiên, 2003

Năm 1939, Mộng Tuyết được bằng khen về thơ của Tự Lực Văn Đoàn với thi phẩm Phấn hương rừng. Bà bắt đầu nổi tiếng từ đó. Năm 1943 bà in chung với Anh Thơ, Vân Đài, Hằng Phương tập thơ Hương xuân là tuyển tập thơ nữ đầu tiên ở nước ta.

Viết nhiều thể loại, nhưng Mộng Tuyết được biết chủ yếu như một nhà thơ. Thơ của bà, như Hoài Thanh, Hoài Chân từng nhận xét: Còn thơ, hoặc nhẹ nhàng dí dỏm, hoặc hàm xúc lâm ly, hoặc nhớ nhung bát ngát, hoặc xôn xao rạo rực, tổng chi là lời một thiếu nữ, khi tình tự, khi đùa giỡn, khi tạ lòng người yêu. Người xem thơ bỗng thấy lòng run run như khi được đọc thư tình gửi cho một người bạn: người thấy mình đã phạm vào chỗ riêng tây của một tâm hồn, trong tay như đương nắm cả một niềm ân ái. (Thi nhân Việt Nam, NXB Văn Học, 1988, tr.331 )

Và có thể tìm thấy trong thơ Mộng Tuyết những sự kiện đau thương mà anh dũng của dân tộc Việt như trong Mười khúc đoạn trường, Dưới cờ (1945), Chiếc lá thị thành (1947).

Đây một tờ thư của thị thành
Thả về thăm hỏi chiến khu xanh.
Hỡi anh chiến sĩ mùa thu trước,
Hơn một mùa thu bận chiến tranh.
Lẫm liệt rừng thu gió tải về
Bao tờ lá đỏ chiến công ghi.
Bao tờ lá đỏ đề lời máu,
Thề quyết thành công một chuyến đi…
(trích Chiếc lá thị thành)

Cùng với chồng là thi sĩ Đông Hồ, bà là một trong những nhà thơ mới tiêu biểu của miền Nam Việt Nam.

Tác phẩm

  • Phấn hương rừng (1939, được tặng giải “Khen tặng” của Tự Lực văn đoàn).
  • Đường vào Hà Tiên (tùy bút, 1960)
  • Nàng Ái Cơ trong chậu úp (tiểu thuyết lịch sử, 1961),
  • Truyện cổ Đông Tây (1969),
  • Dưới mái trăng non (thơ, 1969
  • Núi mộng gương hồ ( hồi ký ba tập, NXB Trẻ, 1998)

Ngoài nhiều truyện ngắn, thơ, kịch, tùy bút đăng trên các báo, bà còn dịch thơ và viết khảo cứu văn học.

Liên kết ngoài