Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Burj Khalifa”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, removed: Test1 using AWB
Rubinbot (thảo luận | đóng góp)
Dòng 127: Dòng 127:


{{Liên kết chọn lọc|mk}}
{{Liên kết chọn lọc|mk}}

[[af:Burj Khalifa]]
[[af:Burj Khalifa]]
[[ar:برج خليفة]]
[[ar:برج خليفة]]
Dòng 208: Dòng 209:
[[ta:புர்ஜ் கலிஃபா]]
[[ta:புர்ஜ் கலிஃபா]]
[[roa-tara:Burj Khalifa]]
[[roa-tara:Burj Khalifa]]
[[te:బుర్జ్ దుబాయ్]]
[[te:బుర్జ్ ఖలీఫా]]
[[th:เบิร์จคาลิฟา]]
[[th:เบิร์จคาลิฟา]]
[[tr:Burç Halife]]
[[tr:Burç Halife]]

Phiên bản lúc 19:42, ngày 1 tháng 3 năm 2013

Burj Khalifa
8/1/2010
Map
Thông tin chung
Tình trạngHoàn thành
Xây dựng
Động thổ21 tháng 9 2004
Hoàn thành30 tháng 12 2008[1]
Khánh thành4 tháng 1 2010
Mở cửa4 tháng 1 2010
Chi phí xây dựng1.5 tỉ dollar
Số tầng160 tầng có thể ở được
46 cấp bảo trì trong các chóp
2 tầng hầm
Diện tích sàn344.000
Chiều cao
Tính đến mái643,3m
Tính đến ăng ten828 m
Tính đến sàn cao nhất624,1 m (ước tính)
Thiết kế
Kiến trúc sưSkidmore, Owings and Merrill

Burj Khalifa (tiếng Ả Rập: برج خليفة "Tháp Khalifa"), trước kia tên là Burj Dubai, là một nhà chọc trời siêu cao ở "Trung tâm Mới" của Dubai, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất. Nó hiện là công trình cao nhất thế giới. Tòa nhà được đưa vào sử dụng ngày 4 tháng 1 năm 2010. Đây là một phần của một tổ hợp phát triển lớn mang tên Downtown Burj KhalifaGiao lộ Thứ nhất dọc theo Đường Sheikh Zayed, vốn là khu trung tâm tài chính của Dubai. Công tác thiết kế và thi công được thực hiện bởi công ty Skidmore, Owings and Merrill LLP (SOM) từ Chicago. Adrian Smithkiến trúc sư trưởng và Bill Bakertrưởng công trình sư của tháp Khalifa. Công tác xem xét của bên thứ ba (Third Party Peer Review) được thực hiện bởi CBM Engineers Inc.

Chiều cao

Chiều cao hiện tại

Đến ngày 21 tháng 7 năm 2007, những nhà phát triển tòa tháp cho biết chiều cao của tòa tháp là 512,1 m, với 141 tầng hoàn thành,[2] vượt qua tháp Taipei 101 (509,2 m (1.671 ft)) để trở thành tòa nhà cao nhất thế giới.[3]

Vào tháng 2 năm 2007, tháp Burj Khalifa đã vượt qua tháp Sears Towertòa nhà có nhiều tầng nhất trên thế giới.

Ngày 20 tháng 7 năm 2007, chủ tịch Hội đồng Nhà cao tầng và Chỗ ở đô thị (CTBUH), Antony Wood, đã xác nhận tòa tháp này "đã vượt qua chiều cao tháp Taipei 101 về mặt cấu trúc (bê tông)." [4] Tuy nhiên, ông cũng nói thêm "Chúng tôi sẽ không xếp loại nó là một tòa nhà cho đến khi nó hoàn thành, che phủ và ít nhất mở cửa một phần để kinh doanh để tránh những thứ như dự án Ryungyong. Tháp Taipei 101 do đó vẫn là tòa nhà cao nhất thế giới cho đến khi những gì tôi nói ở trên xảy ra." Tháp CN, ở Toronto, Canada, cho đến nay vẫn là cấu trúc đứng tự do cao nhất thế giới với chiều cao 553 m, một chiều cao mà tháp Burj Dubai sẽ vượt qua một thời gian nữa trong năm nay.[3]

Tính đến ngày 12 tháng 5 năm 2008, tháp đã đạt độ cao 636m với 160 tầng.[5]

Đầu năm 2009, ngày 17 tháng 1, tòa tháp Dubai đã đạt độ cao 818 m (2.684 ft)[6]

Ngày 4 tháng 1 năm 2010, công trình này đã được khánh thành với chiều cao 828m, bao gồm 164 tầng.

Các kỷ lục hiện tại (Burj Khalifa)

  • Tòa nhà với nhiều tầng nhất: 164 (trước đây là Sears Tower - 110)
  • Tòa nhà chọc trời cao nhất tính đến mái: 512 m (trước đây là tháp Taipei 101 – 449,2 m)
  • Tòa nhà chọc trời cao nhất đến đỉnh: 512,1 m (kỷ lục trước đó là Taipei 101 - 509,2 m (1.670,6 ft))
  • Bơm bê tông thẳng đứng (cho một tòa nhà): 512,1 m (trước đây Taipei 101 - 439,2 m)
  • Ban công quan sát cao nhất thế giới
  • Thang máy chạy nhanh nhất thế giới: 64 km/h

Chiều cao theo dự án

Chiều cao chính thức theo dự án của tháp Burj Khalifa về mặt chính thức được giữ bí mật do cạnh tranh; tuy nhiên, các số liệu do một nhà thầu đưa ra về dự án thì cho rằng chiều cao của tháp này khoảng 808 m.[7] Căn cứ trên chiều cao này, số lượng tầng lầu có thể ở được dự kiến là 162 tầng. Tuy nhiên, khi bị ép cấp một con số chính xác, viên giám đốc dự án này chỉ lặp lại rằng ông chỉ có thể đảm bảo xác nhận rằng, chiều cao cuối cùng của tòa tháp có thể cao hơn 700 m, và nó sẽ là cấu trúc đứng tự do cao nhất thế giới khi hoàn thành. Thực tế, với chiều cao hơn 700 m, tháp Burj Khalifa sẽ là cấu trúc đứng trên đất cao nhất từng được xây.

Lịch sử tăng chiều cao

Dù không được xác nhận, người ta đã đồn đại rằng tháp Burj Khalifa đã trải qua nhiều lần tăng chiều cao kể từ khi bắt đầu. Theo đề xuất ban đầu đây là một bản sao mô phỏng Tháp Grollo được đề xuất cho Melbourne, tháp này đã nhanh chóng được thiết kế lại với một bản thiết kế ban đầu của Skidmore Owings and Merrill (SOM) nhìn thấy ở trên và được thảo luận dưới đây. Theo thiết kế này thì tòa tháp có chiều cao khoảng 705 m. Các thông tin trái ngược nhau nhan nhản về chiều cao chính thức của tòa tháp, which is to be expected considering the building seeks to acquire the designation as the world's tallest structure upon completion in 2009. Một website[8] đã cho rằng chiều cao cuối cùng theo tin đồn là 916 m được đăng tải vào ngày 28 tháng 9 năm 2006 nhưng thông tin này trái ngược với một tin ngày 20 tháng 9 về chiếu cao 940 m của tòa tháp.[9]

Cựu kiến trúc sư của SOM, Adrian Smith, cảm thấy rằng phần đỉnh của tòa nhà lên đến tột đỉnh một cách thanh nhã và ông đã thỉnh cầu và đã nhận được chấp thuận tăng chiều cao của nó đến độ cao theo kế hoạch hiện nay. Đã có tuyên bố dứt khoát rằng sự thay đổi này đã không bao gồm các tầng bổ sung,[10], phù hợp vớ các cố gắng của Smith để làm cho nóc tháp mảnh khảnh hơn. Tuy nhiên, đoạn trên của tháp từ tầng 156 lên phía trên hay từ 585,7 m lên đến nóc sẽ là kết cấu thép, không giống như phần dưới là bê tông cốt thép. Công ty triển khai dự án này, Emaar, đã cho rằng phần kết cấu thép này có thể được nới dài thêm để đánh bại bất kỳ tháp nào về danh hiệu cao nhất; tuy nhiên khi đã hoàn thành, chiều cao tháp Khalifa này không thể thay đổi được.

Khánh thành

Tập tin:View from our room.jpg
Nhìn từ Burj Khalifa ra ngoài
Tập tin:The Dubai Mall (Fashion Avenue & Round Hall).jpg
Khu chợ trong Burj Khalifa

Ngày 4 tháng 1 năm 2010, tiểu vương quốc Dubai khánh thành tòa nhà Burj Khalifa. Những đợt pháo bông màu sắc rực rỡ vọt lên bầu trời và rơi xuống kiến trúc khổng lồ sau khi tòa nhà được chính thức khánh thành bởi lãnh tụ Dubai, Sheikh Mohammad bin Rashed al-Maktoum. Những tay nhảy dù mang các màu đỏ, xanh lá cây, đen và trắng của tiểu vương quốc sau đó chạm đất giữa lúc một chức chân dung khổng lồ của Sheikh Khalifa được dựng trên một bức tường bên ngoài của kiến trúc mà việc xây dựng tốn kém tới 20. tỉ đô la. Dubai hy vọng việc khai trương Burj Khalifa - kiến trúc mới nhất trong một loạt các dự án khổng lồ - sẽ đánh bóng một hình ảnh bị hoen ố vì nợ nần.

Ngọn tháp nhọn, được nhà xây dựng nó mô tả như một "thành phố thẳng đứng" khi nó làm lu mờ các tòa nhà chọc trời hiện hữu, nâng cao các giới hạn mới về thiết kế và xây dựng. Một thiết kế hình chữ Y xoắn ốc được sử dụng để chống đỡ lõi của ngọn tháp, hẹp dần khi nó vươn lên cao. Lên cao nữa nó trở thành một kiến trúc bằng thép mà trên cùng là một hình chóp khổng lồ. Lễ khánh thành ngọn tháp diễn ra giữa lúc Dubai chống chọi với một cuộc khủng hoảng nợ nần nghiêm trọng, gây ra bởi việc vay mượn khổng lồ của một số các công ty nhà nước để tài trợ các dự án bất động sản hùng vĩ.

Dubai thoát trong gang tấc thảm họa tài chánh vào tháng 12 năm 2009 khi nước giàu có láng giềng Abu Dhabi tung ra chiếc phao cứu sinh 10 tỉ đô la vào phút chót để trả nợ tới hạn trả của Dubai World. Nhóm này khởi sự những cuộc thương lượng với các chủ nợ với hy vọng đạt được một thỏa thuận về tái xây dựng một món nợ tích lũy khoảng 22 tỉ đô la mà những chi nhánh gặp rắc rối của nó gây ra. Nợ nần tổng cộng của Dubai, phần lớn là nợ của các công ty do nhà nước làm chủ, lên tới 100 tỉ đô la.

Hình ảnh

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ “Burj Dubai Skyscraper (Photos)”. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2007.
  2. ^ “Dubai boasts world's tallest building”. ABC News. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2007.
  3. ^ a b “Dubai skyscraper world's tallest” (bằng tiếng English). BBC News. 2007-07-22. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2007. Chú thích có tham số trống không rõ: |coauthors= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  4. ^ “Burj Dubai Height Overtakes Taipei 101”. skyscrapernews.com. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2007.
  5. ^ “Burj Dubai sets new global record in glass panel installation”. Emaar. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2008.
  6. ^ “Burj Dubai all set for 09/09/09 soft opening”. Emirates Business24/7. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2009.
  7. ^ Project information, doka- The Formwork Experts, truy cập 2006-05-04
  8. ^ burjdubaiskyscraper.com
  9. ^ “Builder: Dubai High-Rise World's Tallest”. AP News. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2007. Chú thích có tham số trống không rõ: |coauthors= (trợ giúp)
  10. ^ Cityscape Daily News, Cityscape, 2005-09-18, truy cập 2006-05-05

Liên kết ngoài

Tham khảo