Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngân hàng”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
ZéroBot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.1) (Bot: Thêm af:Bank (finansiële instelling)
Dòng 26: Dòng 26:
[[Thể loại:Tài chính]]
[[Thể loại:Tài chính]]


[[af:Bank (finansiële instelling)]]
[[ar:مصرف]]
[[ar:مصرف]]
[[arc:ܒܝܬ ܥܘܪܦܢܐ]]
[[arc:ܒܝܬ ܥܘܪܦܢܐ]]

Phiên bản lúc 23:21, ngày 6 tháng 3 năm 2013

Ngân hàng hay nhà băngtổ chức tín dụng thực hiện các hoạt động tín dụng như nhận tiền gửi, cho vay và đầu tư tài chính, các hoạt động thanh toán, phát hành các loại kỳ phiếu, hối phiếu, v.v... và một số hoạt động khác. Một số ngân hàng còn có chức năng phát hành tiền.

Sự ra đời của ngân hàng

Ngân hàng bắt nguồn từ một công việc rất đơn giản là giữ các đồ vật quý cho những người chủ sở hữu nó, tránh gây mất mát. Đổi lại, người chủ sở hữu phải trả cho người giữ một khoản tiền công. Khi công việc này mang lại nhiều lợi ích cho những người gửi, các đồ vật cần gửi ngày càng đa dạng hơn, và đa đại diện cho các vật có giá trị như vậy là tiền, dần dần, ngân hàng là nơi giữ tiền cho những người có tiền. Khi xã hội phát triển, thương mại phát triển, nhu cầu về tiền ngày càng lớn, tức là phát sinh nhu cầu vay tiền ngày càng lớn trong xã hội. Khi nắm trong tay một lượng tiền, những người giữ tiền nảy ra một nhu cầu cho vay số tiền đó, vì lượng tiền trong tay họ không phải bao giờ cũng bị đòi trong cùng một thời gian, tức là có độ chênh lệch lượng tiền cần gửi và lượng tiền cần rút của người chủ sỡ hữu. Từ đó phát sinh nghiệp vụ đầu tiên nhưng cơ bản nhất của ngân hàng nói chung, đó là huy động vốn và cho vay vốn.

Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng vay tiền của người gửi và cho các công ty và cá nhân vay lại. Tiền huy động được của người gửi gọi là tài sản “nợ” của ngân hàng. Tiền cho công ty và cá nhân vay lại cũng như tiền gửi ở các ngân hàng khác và số trái phiếu ngân hàng sở hữu gọi là tài sản “có” của ngân hàng. Phần chênh lệch giữa số tiền huy động được và số tiền đem cho vay, gửi ngân hàng và mua trái phiếu gọi là vốn tự có của ngân hàng thương mại. Phần tài sản có tính thanh khoản được giữ để đề phòng trường hợp tiền gửi vào ngân hàng bị rút ra đột ngột gọi là tỷ lệ dự trữ của ngân hàng. Toàn bộ số vốn của ngân hàng được chia làm hai loại: vốn cấp 1 và vốn cấp 2. Vốn cấp 1, còn gọi là vốn nòng cốt, về cơ bản bao gồm vốn điều lệ cộng với lợi nhuận không chia cộng với các quỹ dự trữ được lập trên cơ sở trích lập từ lợi nhuận của tổ chức tín dụng như quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, và quỹ đầu tư phát triển. Vốn cấp 2 về cơ bản bao gồm: (i) phần giá trị tăng thêm do định giá lại tài sản của tổ chức tín dụng (ii) nguồn vốn gia tăng hoặc bổ sung từ bên ngoài (bao gồm trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi và một số công cụ nợ thứ cấp nhất định) và (iii) dự phòng chung cho rủi ro tín dụng,quỹ dự phòng tài chính (trước kia quỹ dự phòng tài chính thuộc vốn cấp 1 nhưng theo quy định mới nhất là vốn cấp 2) .

Ngân hàng trung ương

Ngân hàng trung ương (có khi gọi là ngân hàng dự trữ, hoặc cơ quan hữu trách về tiền tệ) là cơ quan đặc trách quản lý hệ thống tiền tệ của quốc gia/nhóm quốc gia/vùng lãnh thổ và chịu trách nhiệm thi hành chính sách tiền tệ. Mục đích hoạt động của ngân hàng trung ương là ổn định giá trị của tiền tệ, ổn định cung tiền, kiểm soát lãi suất, cứu các ngân hàng thương mại có nguy cơ đổ vỡ. Hầu hết các ngân hàng trung ương thuộc sở hữu của Nhà nước, nhưng vẫn có một mức độ độc lập nhất định đối với Chính phủ.

Xem bài chính về Ngân hàng trung ương

Ngân hàng với nghĩa khác

Ngày nay, từ "ngân hàng" còn được hiểu là nơi chuyên lưu trữ hoặc cung ứng một sản phẩm vật chất cụ thể: ngân hàng máu, ngân hàng tinh trùng, ngân hàng đề thi, ngân hàng Gen...

Xem thêm

Danh sách ngân hàng tại Việt Nam

Liên kết ngoài