Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảo luận:Người Khách Gia”

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 45: Dòng 45:
Chính xác người Hẹ tại Việt Nam là người Khách Gia.
Chính xác người Hẹ tại Việt Nam là người Khách Gia.
Gia đình tôi là người Hẹ họ Lý. Người Khách Gia có tập tính di cư, vì tôi sợ thất lạc tông tích nên mới lập ra đề mục này. Ai là con cháu họ Lý cùng gốc gác này thì tiếp tục bổ sung vào. Sau này có điều kiện thì tôi lập một trang Web mở về Gia phả để hậu thế tra cứu.
Gia đình tôi là người Hẹ họ Lý. Người Khách Gia có tập tính di cư, vì tôi sợ thất lạc tông tích nên mới lập ra đề mục này. Ai là con cháu họ Lý cùng gốc gác này thì tiếp tục bổ sung vào. Sau này có điều kiện thì tôi lập một trang Web mở về Gia phả để hậu thế tra cứu.
-Ông tổ đời thứ nhất 72 tuổi cưới thiếp 16 tuổi sinh được 02 người con trai.
-Đến đời ông nội Lý Hớn (là đời thứ 25) cùng nguyên phối Lai Thị Tốt (người Khơme) sinh được 02 con trai: Lý Long và Lý Sơn. Lý Sơn không có vợ con.
-Đến đời cha Lý Long cùng nguyên phối Huỳnh Thị Bích Dung (là Hoa kiều -Hội An) sinh được 04 người con trai: Lý Vinh Hiển, Lý Vinh Khoa, Lý Vinh Huy, Lý Vinh Hoàng và một con gái Lý Minh Hoàng.
-Lý Vinh Hiển (định cư Hoa Kỳ)cùng vợ Trần Nguyễn Lan Anh sinh con gái Lý Huê Hằng (Rebeca) và con trai Lý Huê Kỳ (Luke). (Lý Vinh Hiển thời ở VN được xem như là người Việt Nam đầu tiên có phần mềm vi tính được xuất khẩu sang Mỹ vào thập niên 90 của thế kỷ XX)
-Lý Vinh Khoa cùng vợ Nguyễn Thị Nhung sinh 02 con trai: Lý Huê Khởi và Lý Huê Dách.
-Lý Vinh Huy cùng vợ Ngô Thị Bích Thảo sinh con trai Lý Huê Huấn, con gái Lý Thục Ly và con trai Lý Huê Cường.
-Lý Vinh Hoàng cùng vợ Lê Thị Xuân Phương sinh 02 con trai: Lý Huê Lĩnh, Lý Huê Điển.

Phiên bản lúc 04:28, ngày 7 tháng 3 năm 2013

Hơ,chơi khó nhau rồi

Ở bài ni,có cậu nào ghi là fải chú thích nguồn gốc cho câu chuyện "người Khách Gia còn gọi là người Hẹ" thì đúng là chơi khó cho gái rồi.Chuyện người Khách Gia chính là người Hẹ là chắc chắn,trên thực tế,cái tên "Hẹ" fổ biến hơn cái tên "Khách Gia" nhiều.Hồi nhỏ,gái đọc truyện Tôn Dật Tiên hay xem film này đều nhớ lời giới thiệu rằng ông này là người Hẹ cả.Nếu U đòi bằng được chú thích rõ ràng về chuyện "người Khách Gia còn gọi là người Hẹ" thì gái chịu,chỉ biết chắc chắn rằng đó là thông tin chính xác thôi. THân, --redflowers 21:50, ngày 22 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Trong khi đó, khi tôi gõ "Hẹ" vào ô tìm kiếm thì nó lại dẫn đến bài Người Ngái! Như vậy là người Hẹ là người Ngái hay là người Khách Gia? Mekong Bluesman 22:09, ngày 22 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Cho đến nay vẫn chưa có người nào giải thích tại sao người Khách Gia = người Hẹ (theo bài này) và người Hẹ = người Ngái (theo bài đó). Như vậy người Khách Gia = người Ngái?!! Hay câu "người Khách Gia còn gọi là người Hẹ" trong bài này nên được bỏ đi? Mekong Bluesman 17:02, ngày 29 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi cũng nhớ là người Khách Gia ũng được còn gọi là người Hẹ, tôi sẽ cố gắng tìm tư liệu. Tạm thời, tôi sẽ bổ sung vào bài Hẹ. Nguyễn Thanh Quang 17:09, ngày 29 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Xin lỗi 2 bác,tới hôm nay mới đọc được mấy dòng này nên có trả lời trễ.
Người Ngái là 1 tộc người khác với người Khách Gia,chính xác hơn,đây là tên Việt Nam dùng để chỉ 1 tộc dân có nguồn gốc Trung Hoa sống ở Việt Nam,chủ yếu là sống ở ven biển miền Bắc,chỗ Hải Fòng và Quảng Ninh là chủ yếu.Tuy vậy,đặc điểm nhận dạng của tộc này được xác định bởi chính fủ mình cũng không hoàn toàn chính xác,bởi vậy rất nhiều người Ngái cứ tự nhận là người Hoa,dẫn tới trong các số liệu điều tra,số dân của tộc này rất khác nhau,có lúc vài vạn.có lúc chỉ hơn ngàn,theo số liệu trong cuốn Lịch sử Việt Nam bộ chính thống do các ông Trần Văn Giàu,Trần Bạch Đằng ...làm chủ biên thì năm 1999,họ có hơn 1 ngàn,nhưng theo các số liệu khác,tới năm 2004,họ có khoảng 5000 người(gái nhớ không chính xác lắm).
Nói tóm lại,"Ngái" và "Khách Gia" là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau.Còn chuyện người "Khách Gia" cũng được gọi là người "Hẹ",nếu bác cứ đòi gái fải nhất thiết trưng ra tài liệu thì quả có hơi khó,vì gái vốn lười biếng trong những chuyện gì mà đã chắc chắn là mình đúng.Tuy vậy,nếu khi nào bác vô miền Nam và thử bắt chuyện với bất kì một Hoa kiều có hiểu biết nào,thì chắc chắn là họ sẽ minh xác ngay được điều này.
Thân,
--redflowers 18:42, ngày 29 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Tên người Ngái thường được dùng tại tỉnh Quản Tây Trung Quốc, tại Quản Tây người Ngái tức là người Hẹ, họ di cư sang Việt Nam khoảng 300 năm trước, chủ yếu sống bằng nghề nông, khác với các Hoa kiều sống tại Sài Gòn đa số làm nghề buôn bán, nên họ không được gọi là người Hoa(người Khách Gia) tại Việt Nam. Người Ngái nói tiến Khách Gia giọng Quản Tây. Ngày 03 tháng 11 năm 2008. dangquanduong@yahoo.com.hk thảo luận quên ký tên này là của 117.4.51.93 (thảo luận • đóng góp).
Tôi đã mang giải thích Hẹ là tên của hai sắc dân khác nhau vào bài. Mekong Bluesman 20:02, ngày 29 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Tôi là một người Việt gốc Hoa, sinh trưởng ở Nam bộ. Năm nay đã được 50 tuổi. Gia đình là người Hẹ (nguyên quán ở Huyện Đông Quản, tỉnh Quảng Đông). Tôi vừa mới có bài viết thêm, mục từ "người Hẹ" để giúp cho sự tra cứu dễ dàng hơn. Nếu như có ý kiến gì thêm, xin gởi mail cho tôi, địa chỉ: kem_sadec@yahoo.com.vn.222.255.108.40 17:22, ngày 29 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

56 dân tộc Trung Quốc

Tại sao bảng sau không có người Khách Gia?

- Trần Thế Trung | (thảo luận) 13:38, ngày 29 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Vì họ được xếp vào người Hán. Nguyễn Thanh Quang 16:11, ngày 29 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Phiên âm tên dân tộc thiểu số Trung Quốc

Tôi thấy cách phiên âm tên dân tộc thiểu số Trung Quốc chưa ổn, ví dụ như:

  • Cáp-tát-khắc, đáng ra phải là Kazakh
  • Ô-tư-biệt-khắc, đáng ra phải là Uzbek
  • Kha-nhĩ-khắc-tư, đáng ra phải là Kyrgyz
  • Duy-ngô-nhĩ, đáng ra phải là Uyghur
  • và nhiều dân tộc Trung Á và Siberia khác nữa

Các dân tộc này tuy là thiểu số ở Trung Quốc nhưng họ cũng chính là dân tộc chính tại các nước có tên tương ứng, họ được cả thế giới sử dụng với tên riêng như trên. Cách đọc của tiếng Hoa chỉ là phiên âm từ chữ Latin các tên riêng trên (không phải là từ gốc Hán), Chúng ta lại phiên âm Hán - Việt lại thì thành thừa, mà lại không chính xác.Koka 08:55, ngày 18 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Nguồn gốc Khách gia

Trong quyển "Nguồn gốc Mã lai của dân tộc VN" (Sài gòn 1971), Bình Nguyên Lộc cho rằng Khách gia chính là dân tộc của nước Thục (cũ) đã bị Tư Mã Thác diệt năm -300 (Thục vương và gia tộc bị giết sạch). bỏ chạy lưu lạc. Ông cũng cho rằng (An Dương Vương) Thục Phán là cháu nội của vua Thục cuối cùng, mượn quân Âu Việt sang đánh chiếm nước Lạc Việt của Hùng Vuơng và lập ra nước Âu Lạc (sau bị Triệu Đà đánh chiếm thành lãnh thổ của nước Nam Việt). Đại đa số dân tộc này ở lại Ba, Thục (Tỉnh Tứ Xuyên) và bị đồng hoá thành Hoa tộc, nhưng những nhóm (quí tộc và tùy tùng) lưu lạc lúc đầu có ít đàn bà, đời này qua đời khác suốt hơn hai ngàn năm nên trong nước Tàu họ cũng trở thành Hoa tộc. Sang các nước khác họ dần dần lai, vì lấy vợ khác giống. Ở miền Nam VN họ tự gọi là người "Cắc chú" (Khách trú), người Quảng gọi họ là người Hẹ.Tâm Hương (thảo luận) 14:12, ngày 5 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Gia phả họ Lý - người Khách Gia (Hẹ) tại Việt Nam

Chính xác người Hẹ tại Việt Nam là người Khách Gia. Gia đình tôi là người Hẹ họ Lý. Người Khách Gia có tập tính di cư, vì tôi sợ thất lạc tông tích nên mới lập ra đề mục này. Ai là con cháu họ Lý cùng gốc gác này thì tiếp tục bổ sung vào. Sau này có điều kiện thì tôi lập một trang Web mở về Gia phả để hậu thế tra cứu. -Ông tổ đời thứ nhất 72 tuổi cưới thiếp 16 tuổi sinh được 02 người con trai. -Đến đời ông nội Lý Hớn (là đời thứ 25) cùng nguyên phối Lai Thị Tốt (người Khơme) sinh được 02 con trai: Lý Long và Lý Sơn. Lý Sơn không có vợ con. -Đến đời cha Lý Long cùng nguyên phối Huỳnh Thị Bích Dung (là Hoa kiều -Hội An) sinh được 04 người con trai: Lý Vinh Hiển, Lý Vinh Khoa, Lý Vinh Huy, Lý Vinh Hoàng và một con gái Lý Minh Hoàng. -Lý Vinh Hiển (định cư Hoa Kỳ)cùng vợ Trần Nguyễn Lan Anh sinh con gái Lý Huê Hằng (Rebeca) và con trai Lý Huê Kỳ (Luke). (Lý Vinh Hiển thời ở VN được xem như là người Việt Nam đầu tiên có phần mềm vi tính được xuất khẩu sang Mỹ vào thập niên 90 của thế kỷ XX) -Lý Vinh Khoa cùng vợ Nguyễn Thị Nhung sinh 02 con trai: Lý Huê Khởi và Lý Huê Dách. -Lý Vinh Huy cùng vợ Ngô Thị Bích Thảo sinh con trai Lý Huê Huấn, con gái Lý Thục Ly và con trai Lý Huê Cường. -Lý Vinh Hoàng cùng vợ Lê Thị Xuân Phương sinh 02 con trai: Lý Huê Lĩnh, Lý Huê Điển.