Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sắp xếp vun đống”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 25 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q474095 Addbot
Dòng 102: Dòng 102:
{{thuật toán sắp xếp}}
{{thuật toán sắp xếp}}


[[ca:Heapsort]]
[[cs:Řazení haldou]]
[[de:Heapsort]]
[[en:Heapsort]]
[[es:Heapsort]]
[[fa:مرتب‌سازی هرمی]]
[[fr:Tri par tas]]
[[ko:힙 정렬]]
[[hy:Heapsort]]
[[is:Hrúguröðun]]
[[it:Heap sort]]
[[he:מיון ערימה]]
[[lb:Heapsort]]
[[lt:Krūvos rikiavimo algoritmas]]
[[hu:Kupacrendezés]]
[[ml:ഹീപ് സോർട്ട്]]
[[nl:Heapsort]]
[[ja:ヒープソート]]
[[no:Sorteringsalgoritme#Heap sort]]
[[no:Sorteringsalgoritme#Heap sort]]
[[pl:Sortowanie przez kopcowanie]]
[[pt:Heapsort]]
[[ru:Пирамидальная сортировка]]
[[sl:Urejanje s kopico]]
[[tr:Yığın sıralaması]]
[[uk:Пірамідальне сортування]]
[[zh:堆排序]]

Phiên bản lúc 20:06, ngày 8 tháng 3 năm 2013

Sắp xếp vun đống (Heapsort) dựa trên một cấu trúc dữ liệu được gọi là đống nhị phân (binary heap), gọi đơn giản là đống. Trong mục này chỉ nói về đống trong bài toán sắp xếp.

Đống (Heap)

  • Ví dụ về mảng và cây nhị phân tương ứng
    Mỗi mảng a[1..n] có thể xem như một cây nhị phân gần đầy (có trọng số là các giá trị của mảng), với gốc ở phần tử thứ nhất, con bên trái của đỉnh a[i] là a[2*i] con bên phải là a[2*i+1] (nếu mảng bắt đầu từ 1 còn nếu mảng bắt đầu từ 0 thì 2 con là a[2*i+1] và a[2*i+2] ) (nếu 2*i<=n hoặc 2*i+1<=n, khi đó các phần tử có chỉ số lớn hơn không có con, do đó là ).
  • Ví dụ mảng (45,23,35,13,15,12,15,7,9) là một đống
    • Một cây nhị phân, được gọi là đống cực đại nếu khóa của mọi nút không nhỏ hơn khóa các con của nó. Khi biểu diễn một mảng a[] bởi một cây nhi phân theo thứ tự tự nhiên điều đó nghĩa là a[i]>=a[2*i] và a[i]>=a[2*i+1] với mọi i =1..int(n/2). Ta cũng sẽ gọi mảng như vậy là đống. Như vậy trong đống a[1] (ứng với gốc của cây) là phần tử lớn nhất. Mảng bất kỳ chỉ có một phần tử luôn luôn là một đống.
    • Một đống cực tiểu được định nghĩa theo các bất đẳng thức ngược lại: a[i]<=a[2*i] và a[i]<=a[2*i+1]. Phần tử đứng ở gốc cây cực tiểu là phần tử nhỏ nhất.

Vun đống

Việc sắp xếp lại các phần tử của một mảng ban đầu sao cho nó trở thành đống được gọi là vun đống.

Vun đống tại đỉnh thứ i

Tập tin:Heap.PNG

Nếu hai cây con gốc đã là đống thì để cây con gốc i trở thành đống chỉ việc so sánh giá trị với giá trị lớn hơn trong hai giá trị , nếu nhỏ hơn thì đổi chỗ chúng cho nhau. Nếu đổi chỗ cho , tiếp tục so sánh với con lớn hơn trong hai con của nó cho đên khi hoặc gặp đỉnh lá. (Thủ tục DownHeap trong giả mã dưới đây)

Vun một mảng thành đống

Để vun mảng a[1..n] thành đống ta vun từ dưới lên, bắt đầu từ phần tử a[j]với j =Int(n/2) ngược lên tới a[1]. (Thủ tục MakeHeap trong giả mã dưới đây)

Sắp xếp bằng vun đống

Đổi chỗ (Swap): Sau khi mảng a[1..n] đã là đống, lấy phần tử a[1] trên đỉnh của đống ra khỏi đống đặt vào vị trí cuối cùng n, và chuyển phần tử thứ cuối cùng a[n] lên đỉnh đống thì phần tử a[n] đã được đứng đúng vị trí.
Vun lại: Phần còn lại của mảng a[1..n-1] chỉ khác cấu trúc đống ở phần tử a[1]. Vun lại mảng này thành đống với n-1 phần tử.
Lặp: Tiếp tục với mảng a[1..n-1]. Quá trình dừng lại khi đống chỉ còn lại một phần tử.

Ví dụ

Cho mảng a=(2,3,5,6,4,1,7)

Ở đây n = 7. Các phần tử từ a[4] đến a[7] là lá.

Vun đống

  • Vun cây gốc a[3] ta được mảng a=(2,3,7,6,4,1,5)
  • Vun cây gốc a[2] ta được mảng a=(2,6,7,3,4,1,5)
  • Vun cây gốc a[1] ta được mảng a=(7,6,5,3,4,1,2)
  • Bây giờ a=(7,6,5,3,4,1,2) đã là đống.

Sắp xếp

  • Đổi chỗ a[1] với a[7]: a=(2,6,5,3,4,1,7)
    và vun lại mảng a[1..6] ta được mảng a=(6,4,5,3,2,1,7)
  • Đổi chỗ a[1] với a[6]: a=(1,4,5,3,2,6,7)
    và vun lại mảng a[1..5] ta được mảng a=(5,4,2,3,1,6,7)
  • Đổi chỗ a[1] với a[5]: a=(1,4,2,3,5,6,7)
    và vun lại mảng a[1..4] ta được mảng a=(4,3,2,1,5,6,7)
  • Đổi chỗ a[1] với a[4]: a=(1,3,2,4,5,6,7)
    và vun lại mảng a[1..3] ta được mảng a=(3,1,2,4,5,6,7)
  • Đổi chỗ a[1] với a[3]: a=(2,1,3,4,5,6,7)
    và vun lại mảng a[1..2] ta được mảng a=(2,1,3,4,5,6,7)
  • Đổi chỗ a[1] với a[2]:a=(1,2,3,4,5,6,7)
  • Mảng còn lại chỉ một phần tử. Quá trình sắp xếp đã xong.

Mã giả

  function heapSort(a[1..count], count) {
      var int  end := count 
      
      MakeHeap(a,count) 
      while end > 0          
          swap(a[end], a[1])
          end := end - 1
          DownHeap(a,0, end)          
  }

  function MakeHeap(a, count) {
      var int start := Int(count/2)
             
      while start > 0
          DownHeap(a, start, count)
          start := start - 1
   }
  
  function DownHeap(a, start, count) {
      var int i := start, j
      j := i * 2
      while j <= count { 
          if j+1 <= count  and a[j] < a[j + 1]
              j := j + 1
          if a[i] < a[j]
              swap(a[i], a[j])
              i := j
          else
              return
      }
  }

Ứng dụng

  • Ngoài giải thuật sắp xếp vun đống, cấu trúc đống còn được ứng dụng trong nhiều giải thuật khác, khi cần lấy ra nhanh chóng các phần tử lớn nhất (hoặc nhỏ nhất) của một dãy phần tử, chẳng hạn trong hàng đợi có ưu tiên trong đó tiêu chuẩn ưu tiên là có khóa lớn nhất (hoặc nhỏ nhất). Có thể tìm thấy điều đó trong giải thuật tìm bộ mã Huffman cho một bảng tần số của các kí tự.(tacgia )

Xem thêm