Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giả Hủ”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up, replaced: [[File: → [[Tập tin: using AWB
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 12 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q559700 Addbot
Dòng 94: Dòng 94:
[[Thể loại:Mất 224]]
[[Thể loại:Mất 224]]
[[Thể loại:Người Tam Quốc]]
[[Thể loại:Người Tam Quốc]]

[[id:Jia Xu]]
[[ca:Jia Xu]]
[[de:Jia Xu]]
[[en:Jia Xu]]
[[fr:Jia Xu]]
[[ko:가후]]
[[ja:賈ク]]
[[pt:Jia Xu]]
[[sh:Jia Xu]]
[[th:กาเซี่ยง]]
[[zh-classical:賈詡]]
[[zh:贾诩]]

Phiên bản lúc 22:34, ngày 12 tháng 3 năm 2013

Giả Hủ

Giả Hủ (chữ Hán: 贾诩; 147-224), tự là Văn Hòa, người huyện Cô Tang, quận Vũ Uy tỉnh Cam Túc của Trung Quốc. Ông là một mưu sĩ nổi tiếng trong thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Giả Hủ được biết đến là một trong những quân sư giỏi và thân cận của Tào Tháo. Trước đó, ông từng theo Đổng Trác, Lý Thôi và cuối cùng là Trương Tú trước khi gia nhập Tào Tháo. Sau cái chết của Tào Tháo, ông tiếp tục phục vụ người kế nhiệm là Tào Phi, con trai của Tào Tháo và là Hoàng Đế nhà Ngụy sau này.

Thời trẻ

Khi còn trẻ, Giả Hủ là người có học vấn nhưng khả năng của ông thì “người đời chẳng ai biết đến” Chỉ có một nhân sĩ ở Hán Dương là Diêm Trung khi tiếp xúc với ông mới cho rằng ông là người khác thường và có cái tài lạ của Lương, Bình.[1][2]

Đến kỳ thi xét Hiếu liêm, Giả Hủ đã đậu kỳ thi này và được bổ nhiệm làm chức Lang[3] Tuy nhiên, khi nhìn thấy những sự tham nhũng trong chính quyền vào thời điểm đó, mặt khác ông vì bị ốm nặng bèn nhân đó từ quan, quay về phía quê nhà.

Trên đường trở về đến đất Khiên, ông đã bị bắt bởi phiến quân từ các bộ lạc rợ Đê cùng với mấy chục người khác. Ông cho biết ông chính là cháu ngoại của Thái úy Đoàn Quýnh (段熲), là một vị tướng trấn thủ ở biên ải, uy danh vang xa. Các phản quân rợ Đê nghe danh tiếng nên không dám làm hại ông mà ngược lại còn phóng thích cho ông. Những người bị bắt khác thì đều bị giết cả.

Theo Tam Quốc chí thì Giả Hủ không phải là cháu ngoại của Đoàn Công, ông ta chỉ mượn danh để dọa rợ Đê, qua đó cho thấy ông là một người có tài “quyền biến để xong việc, hết thảy đại loại như thế”[2]

Phục vụ Đổng Trác

Năm 185, Hàn Toại ở phía tây bắc cùng với liên hợp với các bộ lạc ở Tây Lương bắt đầu nổi dậy. Nhà Đông Hán phong cho Đổng Trác làm tổng chỉ huy quân đội để chinh phục các cuộc nổi loạn ở đây. Với danh tiếng của mình, Giả Hủ được Đổng Trác phong làm mưu sĩ cùng tham gia chiến dịch.

Giả Hủ đã hiến nhiều kế sách quan trọng, giúp cho Đổng Trác giành thắng lợi trong cuộc đàn áp này và phát triển thực lực của ông ta, đó chính là điều kiện để sau này Đổng Trác tiến vào trung nguyên.

Năm 189, Đổng Trác tiến vào kinh đô Lạc Dương với lực lượng hùng hậu và mang theo dã tâm, nhanh chóng chuyên quyền, phế Hán Thiếu Đế, lập Hán Hiến Đế, bắt ép vua mới phong chức Thái sư và biến vua Hán trở thành bù nhìn.

Tam Quốc chí cho biết Đổng Trác vào Lạc Dương, Hủ được lấy làm Thái uý duyện rồi Bình tây Đô uý, lại thăng lên làm Thảo lỗ Hiệu uý[2].

Tuy nhiên, Đổng Trác tàn bạo, bất nhân nên có nhiều kẻ thù, Giả Hủ dự đoán việc ngày bại vong của Đổng Trác, bèn tìm cớ rời khỏi ông này để tránh liên lụy sau này. Giả Hủ sau đó đã được bổ nhiệm làm mưu sĩ của Trung Lang tướng Ngưu Phụ, con rể của Đổng Trác khi đó đang đóng ở Thiểm Tây để “phụ giúp việc quân”.

Hiến kế cho Lý Thôi chiếm Trường An

Các chư hầu do Viên Thiệu cầm đầu nổi dậy chống Đổng Trác. Trác thua trận bỏ Lạc Dương, mang Hán Hiến Đế về Tràng An. Giả Hủ đi theo. Vào năm 192, Đổng Trác bị Lã Bố giết ở Tràng An. Sau đó Ngưu Phụ cũng bị giết.

Giả Hủ khi đó cùng các bộ tướng của Đổng Trác là Lý Thôi (hay Lý Giác), Quách Dĩ, Trương TếPhàn Trù đang đóng quân ở ngoài. Lý Thôi xin Vương Doãn tha tội nhưng Vương Doãn không đồng ý. Giả Hủ hiến kế cho Lý Thôi tập hợp quân đội để chiếm Trường An để trả thù cho Đổng Trác.

Theo Tam Quốc chí, khi Trác bại vong, Phụ cũng chết, mọi người rất sợ hãi, bọn Hiệu uý Lý Thôi, Quách Dĩ, Trương Tế muốn giải tán, sắp sửa quay về quê. Ông nói:

"Nghe nói người trong thành Trường An bàn định muốn giết hết người Lương Châu, mà các ông bỏ mọi người ra đi một mình, thì một người đình trưởng cũng có thể bắt được các ông vậy. Chẳng bằng thống lĩnh mọi người ở phương tây, thu nhặt binh sĩ ở đó, vây đánh Tràng An, vì Đổng công mà báo hận, may mà nên việc, phụng sự quốc gia để chinh phạt thiên hạ, nếu chẳng xong việc, bỏ chạy cũng chưa muộn vậy." Chúng cho là phải. Thôi bèn ở phía tây đánh Trường An."

Lý Thôi, Quách Dĩ phao tin Vương Doãn muốn giết hết người Tây Lương để kích động mọi người theo mình, tập hợp được lực lượng đông đảo, tiến vào đánh bại Lã Bố và nhanh chóng chiếm được Trường An.

Chính vì lời khuyên này của Giả Hủ mà nhân dân thành Trường An đã phải chịu nhiều tang tóc khi bè đảng của hai người này lộng quyền và lạm sát gây nên những trận “động loạn trong kinh thành”.

Sử gia Bùi Tùng Chi đã chỉ trích rất gay gắt Giả Hủ, ông ta cho rằng:

Chiến loạn tứ phương, quốc gia phân liệt, tai ương xuất hiện liên tục. Bang quốc có nguy cơ bị diệt vong, lê dân chịu muôn điều oan khốc. Há chẳng vì lời nói suông của Giả Hủ chăng? Tội ác của Hủ, không gì to hơn! Những trận động loạn từ xưa đến nay, chưa từng thảm liệt như loạn Đổng Trác vậy![4]

Sau khi chiếm được Trường An, Lý Thôi định xét công để phong cho Giả Hủ tước hầu, Tuy nhiên ông từ chối không nhận vì "Cái kế cứu mệnh ấy, có chi đáng kể!". Họ lại phong cho ông làm Thượng thư Bộc xạ, ông cũng từ chối vì tự thấy chưa đủ tiếng tăm. Cuối cùng họ phong Giả Hủ làm Thượng thư, giữ việc tuyển cử, ông nhiều lần giúp đỡ cho họ, “bọn Thôi vừa quý mến mà kiêng sợ”.

Nguỵ thư chép: Hủ giữ việc tuyển cử, nhiều lần chọn người trước đây có danh tiếng cho làm lệnh phó, kẻ bàn luận việc ấy đều khen Hủ.

Tuy nhiên sau khi chiếm được Trường An, Lý Thôi và Quách Dĩ lại quay sang đánh nhau, Giả Hủ nhiều lần phải hòa giải cho họ, vì uy tín của ông lớn nên họ đều nghe lời, tạm gác xung đột.

Hiến Đế kỷ chép: Quách Dĩ, Phàn Trù cùng với Thôi lìa bỏ nhau, mấy lần muốn đánh nhau. Hủ liền lấy đạo lý trách cứ, chúng đều nghe lời Hủ.

Lúc mẹ mất Giả Hủ từ quan, được bái làm Quang lộc đại phu. Lúc này Lý Thôi, Quách Dĩ lại đánh nhau đánh nhau ở trong thành Tràng An. Lý Thôi lại mời Giả Hủ làm Tuyên Nghĩa tướng quân. Giả Hủ lại một lần nữa hòa giải xung đột giữa hai người.

Phục vụ Trương Tú

Năm 195, Lý Thôi và Quách Dĩ lại một lần nữa tham gia vào một cuộc xung đột lớn với nhau vì tranh chấp quyền hành. Hai người làm loạn kinh thành, ức hiếp thiên tử. Giả Hủ nhận thấy tình hình không thuận lợi nên đã dâng trả ấn thụ và theo về với tướng quân Đoàn Ổi (cũng vốn là một bộ tướng của Đổng Trác) đang đóng ở Hoa Âm, Giả Hủ với Đoàn Ổi là người cùng quê nên theo ông ta.[4]

Theo Tam Quốc chí, cháu của Trương Tế vừa tử trận tại Nam Dương là Trương Tú đề nghị Giả Hủ phục vụ cho ông ta nhưng Giả Hủ không nhận lời. Tuy nhiên ít lâu sau, Giả Hủ bỏ Đoàn Ổi và theo về với Trương Tú. Tam Quốc chí chép “Hủ có tiếng là người trong sạch, quân lính của Ổi rất ngưỡng vọng. Ổi trong bụng sợ bị Hủ đoạt quyền, mà bề ngoài lại cung phụng Hủ lễ nghĩa rất đầy đủ, Hủ càng thấy bất an hơn”.

Ông hiến kế cho Trương Tú liên minh với Lưu Biểu. Năm 197, Tào Tháo tấn công Trương Tú. Giả Hủ hiến kế cho Trương Tú giả vờ đầu hàng và đã dùng hỏa thực hiện một cuộc tập kích vào quân của Tào Tháo trong trận chiến Uyển Thành, tiêu diệt toàn bộ quân Tào.

Tào Tháo trốn thoát với sự nỗ lực của Điển Vi, viên tướng đã liều mạng hi sinh để ngăn quân Trương Tú truy kích Tào Tháo. Ngoài ra trong trận chiến Uyển Thành này, Tào Tháo còn mất một người con là Tào Ngang và người cháu là Tào An Dân.

Phục vụ Tào Tháo

Năm 199, Viên Thiệu gửi thư cho Trương Tú đề nghị ông ta cùng tham gia chinh phạt Tào Tháo. Trương Tú muốn chấp nhận yêu cầu, tuy nhiên, Giả Hủ khuyên Trương Tú không nên theo Viên Thiệu. Sau đó, qua cân nhắc tình thế, Giả Hủ khuyên Trương Tú đầu hàng Tào Tháo. Giả Hủ sau đó trở thành mưu sĩ cho Tào Tháo và sau đó là Tào Phi.

Giả Hủ đã giúp Tào Tháo đánh bại Viên Thiệu ở trận Quan Độ với mưu kế cắt đứt nguồn cung cấp lương thảo của Viên thiệu trong trận đánh ở Ô Sào, đó là trận chiến bản lề cho chiến thắng của Tào Tháo trong trận Quan Độ. Sau trận đánh này, Tào Tháo đã cơ bản thống nhất Trung Quốc.

Năm 208, Giả Hủ khuyên Tào Tháo rằng không nên đánh Đông Ngô, nhưng ý kiến này không được chấp nhận và kết quả là Tào Tháo đã đại bại trong trận Xích Bích.

Sau đó, vào năm 211, quân Tây Lương do Mã SiêuHàn Toại cầm đầu tấn cống quân Tào ở Đồng Quan. Tào Tháo dẫn quân đánh trả và bị bại trong trận Đồng Quan. Giả Hủ hiến kế cho Tào Tháo ly gián Mã Siêu và Hàn Toại bằng việc xóa bức thư gửi cho Hàn Toại và thông báo cho Mã Siêu biết gây nghi ngờ nội bộ. Kế sách này mang tính then chốt của chiến thắng của Tào Tháo trong chiến dịch Đồng Quan.

Giả Hủ là một người ủng hộ cho Tào Phi, con trai cả của Tào Tháo trong việc giành ngôi thái tử, ông đã gây xung đột giữa Tào Tháo với Tào Thực góp phần đem lại thành công trong việc lựa chọn Tào Phi làm thái tử.

Phục vụ Tào Phi

Khi Tào Phi bãi bỏ Hán Hiến đế và tự phong cho mình làm hoàng đế (220), ông ta có dò hỏi Giả Hủ xem thực lực của nước Ngụy liệu có đủ sức tấn công Đông Ngô hay Thục Hán. Giả Hủ cho rằng thực lực quân Ngụy vẫn chưa đủ sức để tấn công Ngô hay Thục. Tào Phi không nghe lời ông và một lần nữa phải chịu một thất bại lớn khi đánh Đông Ngô.

Qua đời

Năm 224 đời Ngụy Văn Đế, Giả Hủ vì tuổi già sức yếu nên mất khi 77 tuổi. Trong suốt cuộc đời của mình, ông đã chứng tỏ mình là một mưu sĩ giỏi, một người có cơ trí, đoán biết thời thế và là một người con có hiếu.

Trong Tam Quốc diễn nghĩa

Trong Tam Quốc diễn nghĩa, Giả Hủ xuất hiện tại hồi thứ 9 có nhan đề: Trừ hung bạo, Lã Bố giúp tư đồ; Chiếm Trường An, Lý Thôi nghe Giả Hủ. Trong hồi này, Giả Hủ đã có lời khuyên cho Lý Thôi, Quách Dĩ tiến vào Trường An và đã được chấp thuận.

Tiếp đến khi quân Tây Lương do Mã ĐằngHàn Toại tiến vào Trường An, Giả Hủ đã bày kế cho Lý Thôi, Quách Dĩ đánh bại quân Tây Lương khiến họ phải rút lui.

Khi Trương Tú liên minh với Lưu Biểu chống Tào Tháo, Giả Hủ cũng đoán ra ý định "giương đông kích tây" của Tào Tháo và giúp Trương Tú đánh thắng quân Tào.

Ngoài ra, Giả Hủ còn để lại nhiều dấu ấn trong việc bày mưu cho Trương Tú tập kích Tào Tháo, hiến kế cho Tào Tháo hỏa thiêu kho lương của Viên Thiệu ở Ô Sào và đặc biệt là mưu kế ly gián Mã Siêu và Hàn Toại bằng một bức thư. Ông kiến nghị: "Phép binh tha hồ lừa dối, nên giả vờ cầu hoà, rồi dùng kế phản gián, khiến cho Hàn, Mã nghi ngờ lẫn nhau, chỉ một trận là phá được".

Nhìn chung, trong Tam Quốc diễn nghĩa, Giả Hủ là một mưu sĩ đa mưu túc trí, phục vụ nhiều lãnh chúa và cuối cùng được Tào Tháo trọng dụng.

Tham khảo

  • Tam Quốc chí, Trần Thọ, Bùi Tùng Chi ghi chú
  • Tam Quốc diễn nghĩa, La Quán Trung, dịch giả Phan Kế Bính

Chú thích

  1. ^ tức Trương Lương, Trần Bình hai chiến lược gia nổi tiếng vào đầu những năm đầu triều Hán
  2. ^ a b c Tam Quốc Chí, Trần Thọ, Bùi Tùng Chi ghi chú, Giả Hủ truyện, quyển 10
  3. ^ một quan chức trong chính quyền thời Đông Hán
  4. ^ a b Tam Quốc chí, Giả Hủ truyện, quyển 10