Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hàn Ai hầu”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up using AWB
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 1 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q575286 Addbot
Dòng 68: Dòng 68:
[[Thể loại:Mất 374 TCN]]
[[Thể loại:Mất 374 TCN]]
[[Thể loại:Vua bị giết]]
[[Thể loại:Vua bị giết]]

[[zh:韓哀侯]]

Phiên bản lúc 19:40, ngày 15 tháng 3 năm 2013

Hàn Ai hầu
韓哀侯
Vua chư hầu Trung Quốc
Vua nước Hàn
Trị vì377 TCN-374 TCN
Tiền nhiệmHàn Văn hầu
Kế nhiệmHàn Ý hầu
Thông tin chung
Mất374 TCN
Trung Quốc
Hậu duệHàn Ý hầu
Thụy hiệu
Hàn Ai hầu
nước Hàn
Thân phụHàn Văn hầu

Hàn Ai hầu (chữ Hán:韓哀侯, trị vì 377 TCN-374 TCN), là vị quân chủ thứ 4 của nước Hàn, trị vì dưới thời Chiến Quốc trong Lịch sử Trung Quốc.

Ai hầu tên thật là Hàn Truân Mông (韓屯蒙), là con trai của Hàn Văn hầu. Năm 377 TCN, Hàn Văn hầu mất, Truân Mông nối ngôi tức Hàn Ai hầu.

Trị vì

Từ năm 403 TCN, Chu Uy Liệt Vương đã chính thức phong cho 3 nhà Hàn, Triệu, Ngụy làm chư hầu ngang hàng với vua Tấn. Từ đó trên lãnh thổ nước Tấn cũ có 4 nước cùng tồn tại là Tấn, Hàn, Triệu, Ngụy. Năm 376 TCN, Hàn Ai hầu cùng Triệu Kính hầuNgụy Vũ hầu đánh Tấn Tĩnh công, diệt nước Tấn, lấy đất đai chia ba.

Năm 374 TCN, Hàn đem quân đánh nước Trịnh và tiêu diệt nước Trịnh. Sau đó ông thiên đô đến Tân Trịnh (nay là Hà Nam). Lãnh thổ nước Hàn từ đó được mở mang bao gồm miền đông nam Sơn Tây và miền Trung Hà Nam.

Bị giết

Về cái chết của ông, sử sách ghi chép khác nhau. Theo Tư trị thông giám, Hàn Ai hầu phong Hàn Khôi làm tướng quốc, đại phu Nghiêm Toại ghen ghét Hàn Khôi. Năm 374 TCN, Toại sai sát thủ Triệu Trung Thứ mưu sát Hàn Khôi, Khôi trốn đến tố cáo với Ai hầu. Kết quả là Trung Thứ giết luôn cả Ai hầu. Còn sử kí Hàn thế gia nói đại phu Hàn Nghiêm giết chết Ai hầu. Trúc thư kỉ niên thì ghi là ông bị tướng quốc là Hàn Sơn Kiên giết. Sau khi ông chết, con ông là Hàn Ý hầu (còn gọi là Hàn Trang hầu) nối ngôi.

Xem thêm

Tham khảo

  • Sử kí Tư Mã Thiên các thiên Hàn thế giaTấn thế gia
  • Dương Khoan, Chiến quốc sử biên niên tập chứng
  • Tư Mã Quang, Tư trị thông giám