Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Truyện tranh”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Itolemma (thảo luận | đóng góp)
→‎Đón nhận: Vặn nguồn, làm gì có ý: Nhật Bản là nước xuất khẩu văn hóa hàng đầu thế giới
Itolemma (thảo luận | đóng góp)
→‎Đón nhận: Cả phần này chỉ nói mỗi về truyện Magna của nhật, không có nói bất cứ gì về ảnh hưởng hay đón nhận gì của truyện tranh
Dòng 25: Dòng 25:
===Đón nhận===
===Đón nhận===
Truyện tranh không chỉ là thứ để giải trí, mà còn là người bạn tinh thần không thể thiếu đối với nhiều người khi còn ở lứa tuổi trẻ thơ {{fact}}.
Truyện tranh không chỉ là thứ để giải trí, mà còn là người bạn tinh thần không thể thiếu đối với nhiều người khi còn ở lứa tuổi trẻ thơ {{fact}}.
===Truyện tranh Nhật Bản===

Nó có quy mô lớn đến nỗi làm lưu mờ cả thị trường truyện tranh phương Tây<ref name="Nhật">http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-toan-canh/manga-khi-nguoi-nhat-viet-truyen-tranh-bai-2-n20101107165816941.htm</ref>. Có nhiều người trên thế giới đã học tiếng Nhật để có thể đọc được manga<ref>http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=78&NewsId=110336</ref><ref>http://www.punkednoodle.com/champloo/2008/05/26/learning-japanese/</ref>.
Nó có quy mô lớn đến nỗi làm lưu mờ cả thị trường truyện tranh phương Tây<ref name="Nhật">http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-toan-canh/manga-khi-nguoi-nhat-viet-truyen-tranh-bai-2-n20101107165816941.htm</ref>. Có nhiều người trên thế giới đã học tiếng Nhật để có thể đọc được manga<ref>http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=78&NewsId=110336</ref><ref>http://www.punkednoodle.com/champloo/2008/05/26/learning-japanese/</ref>.



Phiên bản lúc 01:59, ngày 12 tháng 4 năm 2013

Truyện tranh là những câu chuyện đã xảy ra trong cuộc sống hay những chuyện được tưởng tượng ra được thể hiện qua những bức tranh có hoặc không kèm lời thoại hay các từ ngữ, câu văn kể chuyện.

Hai dòng truyện tranh ảnh hưởng lớn tới mọi dòng truyện tranh hiện nay là truyện tranh Nhật Bản (Manga) và truyện tranh Âu - Mỹ (Comic). Hiện nay xuất hiện một dòng truyện tranh mới chịu ảnh hưởng của Manga Nhật Bản và đang dần nổi tiếng đó là Truyện tranh Hàn Quốc (Manhwa). Ngoài ra Manhua (mạn họa) của Trung Quốc cũng là một dòng truyện tranh đang chiếm thị phần ngày càng lớn. Và truyện tranh đã được xem là nghệ thuật thứ chín của nhân loại[1]. Nhiều liên hoan cùng các buổi lễ trao giải dành cho truyện tranh đã được tổ chức ở nhiều nơi trên thế giới.

Sylvain Lemay, giảng viên truyện tranh của Canada cho rằng trước đây mọi người cho truyện tranh chỉ thích hợp cho trẻ em, nhưng nay quan niệm này đã thay đổi, đối tượng của truyện tranh đã mở rộng và hướng đến người lớn nhiều hơn. Ở Việt Nam, dòng truyện tranh này cũng từng được khai thác, qua loạt Danh tác Việt Nam của công ty Phan Thị, chuyển thể các tác phẩm văn học nổi tiếng ở Việt Nam sang thể loại truyện tranh.[2]

Lịch sử

Truyện tranh có một lịch sử dài gắn liền với sự phát triển của nhân loại. Lần đầu tiên xuất hiện tại Trung Quốc, truyện tranh chỉ giống như một loại tranh miêu tả những câu chuyện hàng ngày. Truyện tranh ở thời này được vẽ trên những mảnh tre và chúng chỉ dành cho những gia đình giàu có - những người thời bấy giò có đủ tiền để mua truyện tranh. Truyện tranh thời kì đó đã dần bị quên lãng tại Trung Quốc.

Truyện tranh thật sự trở nên nổi tiếng khi lần đầu tiên được xuất bản tại Nhật vào thế kỉ 11 bắt nguồn từ những bức biếm hoạ. Từ đó đến nay, truyện tranh Nhật Bản vẫn được coi là số một thế giới với doanh thu khổng lồ hàng năm và sự xuất hiện khắp mọi nơi của nó. Một trong những bộ truyện nổi tiếng nhất là Doraemon của tác giả Fujiko F. Fujio(Hiroshi Fujimoto), mặc dù bộ truyện đã kết thúc nhưng vẫn có hàng triệu người yêu quý và đọc nó.

Hiện tại người Nhật đọc truyện tranh ở khắp mọi nơi, từ bến xe bus, tàu điện ngầm... đến những cửa hàng lớn, nhà xuất bản. Người người đọc truyện tranh trên xe bus, đi dạo và ở công sở. Tất cả các khu phố đều có tiệm sách với các manga thuộc nhiều thể loại khác nhau, cũng như có nơi có các phòng chờ và nhiều người có thể đọc mà không cần mua khi hay cần chờ thứ gì đó[3].

Châu Âu, truyện tranh xuất hiện vào đầu thế kỉ 19 tại Thuỵ Sĩ và có nhiều bước phát triển. Nổi tiếng nhất là các bộ truyện tranh hài hước của Châu Âu nhưng các nhà xuất bản Châu Âu lại không chú trọng tìm kiếm tài năng cũng như cốt truyện nên truyện tranh Châu Âu chỉ dừng lại ở những bộ chuyện hài hước. PhápBỉ là hai trong những nước nổi tiếng về truyện tranh ở Châu Âu.

Từ Châu Âu, truyện tranh lan sang cả Châu Mỹ và phát triẻn mạnh thành đối thủ cạnh tranh của Nhật Bản. Công ty truyện tranh lớn nhất tại Mỹ hiện nay là Marvel Publishing, Inc. Các tác phẩm truyện tranh của công ty này đã được chuyển thành những bộ phim nổi tiếng với doanh thu lớn.

Tác động

Doanh số

Truyện tranh có ảnh hưởng lớn tới thế giới hiện nay. Chỉ tính riêng doanh thu của truyện tranh Nhật Bản những năm 1990 đã đạt khoảng 6000 tỉ yên(khoảng 8000 tỉ VND) chưa kể doanh thu của truyện được đăng trên báo. Trên thế giới, bạn có thể thấy hàng nghìn người ăn, ngủ và sống với truyện tranh. Ở Châu Á, hàng nghìn người luôn ăn và ngủ cùng manga[cần dẫn nguồn].

Có thể tìm ra chúng tại các trung tâm thương mại trong thành phố lớn. Những người hâm mộ truyện tranh sẵn sàng "mất ngủ" để chờ phần mới của bộ truyện tranh mà họ yêu thích. Truyện tranh có những tác động tiêu cực lẫn tích cực tới con người nhưng chúng ta không thể phủ nhận rằng truyện tranh đã len lỏi vào mọi nơi mọi chỗ.

Đón nhận

Truyện tranh không chỉ là thứ để giải trí, mà còn là người bạn tinh thần không thể thiếu đối với nhiều người khi còn ở lứa tuổi trẻ thơ [cần dẫn nguồn].

Truyện tranh Nhật Bản

Nó có quy mô lớn đến nỗi làm lưu mờ cả thị trường truyện tranh phương Tây[4]. Có nhiều người trên thế giới đã học tiếng Nhật để có thể đọc được manga[5][6].

Tại Nhật Bản các thể loại manga khác nhau được chia ra theo đối tượng mà chúng sẽ giúp phát triển tâm lý tối đa như shōnen manga dành cho thanh niên chủ yếu là robot, du hành không gian, khoa học giả tưởng, khoa học kỹ thuật... Sự hoàn thiện cá nhân, kỷ luật thép, hy sinh vì sứ mệnh và vinh dự phục vụ xã hội, cộng đồng, gia đình và bạn bè. Còn shojo dành cho thiếu nữ thì tập trung vào cuộc sống nội tâm của nhân vật nữ chính với các hình ảnh vừa nhẹ nhàng vừa phức tạp và thường bỏ qua ranh giới của các khuôn hình để tạo ra một mạch thời gian liên tục mà không hề có sự tự sự[4]. Thể loại Kodomo dành cho thiếu nhi mang tính giáo dục rất cao nói về đạo đức, lẽ phải của cuộc sống, cách cư xử như những người tốt và chu đáo[7]...

Về vấn đề bạo lực trong truyện tranh, có những ý kiến phản cho rằng những nhận định tiêu cực về truyện tranh bắt nguồn tự sự thiếu hiểu biết về loại hình văn hóa này. Những người phê phán truyện tranh đã không để ý đến sự phân cấp về lứa tuổi trong thể loại truyện tranh, về xu hướng hình thành phát triển của các truyện tranh dành cho người lớn tuổi, và về các truyện tranh miêu tả sự chuyển biến tâm lý của thanh thiếu niên, một lứa tuổi nằm giữa lằn ranh "trẻ con" và "người lớn".

Chỉ trích

Về tác hại, dưới góc nhìn của các giáo sư đầu ngành ngôn ngữ học, các nhà báo, nhà văn, ngôn ngữ của trẻ ngay từ đầu đời đã bị ảnh hưởng xấu sẽ dẫn tới những hậu quả lâu dài. Đặc biệt, ngôn ngữ của nhiều truyện mang tính "chợ búa" không chỉ tác động đến việc hành văn mà còn ảnh hưởng xấu đến tâm hồn và nhân cách của người đọc trẻ tuổi (đặc biệt trẻ con)[9].

Ngay tại Nhật Bản, xứ sở của truyện tranh, những mặt trái do tác hại của truyện tranh gây ra cho giới trẻ Nhật Bản cũng không hề nhỏ. nhiều phương tiện thông tin đại chúng của Nhật Bản đã lo ngại khi lên tiếng cảnh báo về những truyện tranh có nội dung không lành mạnh đang ngấm ngầm đục khoét tâm hồn giới trẻ nước này[10].

Theo PGS.TS Phạm Văn Tình, Viện từ điển và Bách khoa thư, đọc nhiều truyện tranh sẽ tác động sâu sắc đến tư duy của người đọc. Truyện tranh khiến trẻ lười tưởng tượng, điều đó dần dần hình thành thói quen lười suy nghĩ, thích cái có sẵn[11].

Theo nhà văn Văn Giá, truyện tranh không có lỗi, lỗi là ở người viết loại truyện ấy. Để trẻ em được đọc những cuốn truyện tranh hữu ích thì nhà xuất bản cần chỉnh đốn truyện tranh. Truyện phải cung cấp những truyện có chất lượng cả phần hình lẫn phần lời mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Bên cạnh đó, nhà trường và gia đình cần có những hoạt động khích lệ trẻ đọc những tác phẩm viết về các danh nhân, lịch sử, để tăng vốn hiểu biết, tích lũy vốn ngôn ngữ.

So sánh

Những sự khác biệt giữa hai dòng truyện tranh lớn nhất thế giới hiện nay:

  • Lịch phát hành: Truyện tranh Nhật Bản có lịch phát hành định kỳ khác biệt so với việc không có lịch phát hành của truyện tranh Âu - Mỹ.
  • Sự phân chia: Truyện tranh Âu - Mỹ thường được đọc bởi mọi lứa tuổi trong khi đó truyện tranh Nhật Bản lại chia ra thành các loại phụ thuộc trên lứa tuổi hoặc giới tính.
  • Tính tường thuật: Trong khi truyện tranh Mỹ thường phát triển dựa trên chủ đề của truyện thì truyên tranh Nhật Bản lại phát triển dựa trên thay đổi của cảm xúc và hành động của các nhân vật. Điều này làm cho truyện tranh Nhật Bản có cảm giác gần gũi hơn.

Tại Việt Nam

Truyện tranh Việt Nam đã xuất hiện tương đối lâu với những phong cách dân dã đậm truyền thống và có kết hợp với phong cách nước ngoài[12]

Một số nhà giáo dục và ngôn ngữ học lên tiếng cảnh báo về tác hại của truyện tranh tại Việt Nam. Ngôn ngữ truyện tranh tồn tại ba vấn đề. Thứ nhất, nhiều cuốn truyện tranh đưa sự không chuẩn hóa của tiếng Việt vào sách. Ngôn ngữ đó là ngôn ngữ chợ búa chứ không phải là ngôn ngữ văn hóa. Thứ hai, phần lớn truyện tranh trên thị trường hiện nay là truyện dịch, ngôn ngữ trong truyện đã mang phong thái của nước ngoài, chưa được chuẩn về ngôn ngữ. Thứ ba, truyện tranh còn chạy theo lợi nhuận. Truyện tranh cũng có chức năng giáo dục nhưng hiện nay ở ta đang đặt lợi nhuận cao hơn chức năng giáo dục[13].

Ở Việt Nam, truyện tranh là sản phẩm văn hóa được giới trẻ, từ nhi đồng đến thanh thiếu niên đọc rất nhiều nên được đánh giá có tầm ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách[14] những truyện tranh ngoại nhập vào Việt Nam hiện nay ngoài các tác phẩm nổi tiếng mang tính nghệ thuật thật sự cũng có nhiều tác phẩm chưa phù hợp với Việt Nam như các truyện tranh ít tính văn học, thẩm mỹ, có tác dụng kích động bạo lực đối với tuổi mới lớn và vào đời những truyện tranh dung tục, khiêu dâm, phản cảm xuất hiện ngày càng nhiều và công khai[15].

Đây là một vấn đề được nhiều bậc phụ huynh cũng như xã hội quan tâm cảnh báo. Một thực tế hiện nay ở Việt Nam là truyện tranh thiếu nhi có hình ảnh nhạy cảm, kích dục... đang tác động đến trẻ nhỏ và rất khó ngăn chặn trẻ tiếp xúc với truyện tranh ngoại, đó là hiện tượng truyện tranh ngoại nhập đang bị ô nhiễm [16][17] Một số khía cạnh đáng chú ý của vấn đề này là truyện tranh dần trở thành truyện kích dục, truyện thiếu nhi, nội dung người lớn, truyện thiếu đứng đắn, những truyện tranh là văn hóa phẩm đồi trụy được xuất bản một cách thiếu thận trọng cũng như nhập lậu và in lập tràn lan[18] với những hình ảnh, lời thoại không dành cho học sinh, được dán nhãn cho độc giả trưởng thành với những hình ảnh minh họa nhạy cảm, thô tục. Những trang bìa truyện gợi cảm, nội dung thiếu đứng đắn, phần lớn truyện tranh tại các cửa hàng đều không có bản quyền[19]. Điều đáng quan tâm là nhiều độc giả nhí khi được hỏi, đều tỏ ra thích thú với truyện tranh nhạy cảm[20] thậm chí có trường hợp nghiện và có những bi kịch[21].

Liên kết ngoài

Chú thích

  1. ^ http://thoidai.com.vn/Kham-pha-nen-nghe-thuat-thu-9-07-2399.htm
  2. ^ Hạ Huyền Festival cho thấy tính nghệ thuật và giáo dục của truyện tranh Vn Express, ngay 31 tháng 5 năm 2011.
  3. ^ http://www.insidejapantours.com/japanese-culture/manga-and-anime/
  4. ^ a b http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-toan-canh/manga-khi-nguoi-nhat-viet-truyen-tranh-bai-2-n20101107165816941.htm
  5. ^ http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=78&NewsId=110336
  6. ^ http://www.punkednoodle.com/champloo/2008/05/26/learning-japanese/
  7. ^ Manga: The Complete Guide
  8. ^ Japanese Manga: Its Expression and Popularity. Natsume Fusanosuke
  9. ^ http://www.nguoiduatin.vn/nha-ngon-ngu-nha-van-len-tieng-van-nan-truyen-tranh-a16539.html
  10. ^ http://www.tinkinhte.com/the-gioi/chau-a/tranh.nd5-dt.133779.102104.html
  11. ^ http://www.nguoiduatin.vn/nha-ngon-ngu-nha-van-len-tieng-van-nan-truyen-tranh-a16539.html
  12. ^ http://laodong.com.vn/Xa-hoi/Nguoi-nang-long-voi-truyen-tranh-Viet/88474.bld
  13. ^ http://www.nguoiduatin.vn/nha-ngon-ngu-nha-van-len-tieng-van-nan-truyen-tranh-a16539.html
  14. ^ http://www.sggp.org.vn/vanhoavannghe/2011/7/262693/
  15. ^ http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/5493/Truyen-tranh-thieu-nhi-Can-mot-cach-nhin-khac-va-mot-cach-ve-khac.html
  16. ^ http://www.nguoiduatin.vn/kho-ngan-chan-tre-tiep-xuc-voi-truyen-tranh-ngoai-nhap-a47001.html
  17. ^ http://www.nguoiduatin.vn/truyen-tranh-ngoai-nhap-dang-bi-o-nhiem-a46985.html
  18. ^ http://www.baobinhduong.org.vn/newsdetails/1D3FE18BE7A/Bai_tru_van_hoa_pham_doi_truy.aspx
  19. ^ http://www.baobinhduong.org.vn/newsdetails/1D3FE18BE7A/Bai_tru_van_hoa_pham_doi_truy.aspx
  20. ^ http://www.nguoiduatin.vn/truyen-tranh-ngoai-nhap-dang-bi-o-nhiem-a46985.html
  21. ^ http://dantri.com.vn/nhip-song-tre/bi-kich-cua-co-gai-tre-nghien-sex-251067.htm

Bản mẫu:Liên kết bài chất lượng tốt Bản mẫu:Liên kết bài chất lượng tốt