Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nam Hán Cao Tổ”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 126: Dòng 126:
{{Tham khảo}}
{{Tham khảo}}


{{Vua Nam Hán}}
{{Vua thời Ngũ đại Thập quốc}}


[[Thể loại:Sinh 889]]
[[Thể loại:Sinh 889]]

Phiên bản lúc 17:34, ngày 25 tháng 5 năm 2013

Nam Hán Cao tổ (南汉高祖)
Hoàng đế Nam Hán
Hoàng đế Nam Hán
Trị vì917-942
Tiền nhiệmKhông (sáng lập triều đại)
Kế nhiệmThương đế Lưu Phần
Thông tin chung
Sinh889
Mất942
Trung Quốc
An tángKhang lăng
Thê thiếpXem văn bản.
Hậu duệXem văn bản.
Niên hiệu
Càn Hanh (乾亨) 917-925
Bạch Long (白龍) 925-928
Đại Hữu (大有) 928-941
Thụy hiệu
Thiên Hoàng Đại đế (天皇大帝)
Miếu hiệu
Cao tổ (高祖)
Tước hiệuHoàng đế
Triều đạiNam Hán
Thân phụLưu Khiêm
Thân mẫuĐoàn thị

Nam Hán Cao tổ tên là Lưu Nham ,sau đổi là Lưu Thiệp, Lưu Cung, rồi Lưu Yểm, còn có tên là Lưu Nghiễm (chữ Hán: 劉龑, 889942)[1] là hoàng đế khai quốc của triều đại Nam Hán thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc. Ông cũng chính là người 2 lần xua quân xâm lược đất Giao Châu nhằm mở rộng ảnh hưởng. Năm 938, lực lượng chủ lực của đội quân Nam Hán do con thứ 9 của ông là Lưu Hoằng Thao chỉ huy bị quân Giao Châu do Ngô Quyền chỉ huy đánh tan nát tại trận sông Bạch Đằng đã làm tiêu tan vĩnh viễn tham vọng bành trướng của ông.

Thân thế

Nguyên tên của ông là Lưu Nham (劉巖), sinh năm 889, là người Thượng Sái (nay thuộc huyện Thượng Sái, tỉnh Hà Nam) hoặc Bành Thành (nay thuộc thành phố Từ Châu, tỉnh Giang Tô).

Cha ông, Lưu Khiêm, từng tham gia trấn áp Khởi nghĩa Hoàng Sào nên được nhà Đường phong thưởng làm Thứ sử Phong Châu, trở thành lãnh chúa quân phiệt có thế lực. Chánh thất của Lưu Khiêm là Vi thị, cháu gái của Nam Hải quân Tiết độ sứ Vi Trụ, sinh được Lưu Ẩn và Lưu Thai. Còn ông là con của người tiểu thiếp là Đoàn thị. Trong một cơn giận dữ, Vi thị đã giết chết Đoàn thị, nên từ nhỏ ông đã mồ côi mẹ.

Do hoàn cảnh như thế, Lưu Nham lúc trưởng thành tinh thông võ nghệ, giỏi việc cầm quân, nhưng tính khí ông khắc nghiệt, về sau càng trở nên tàn khốc, hay giết người làm vui.

Xưng đế kiến quốc

Năm 894, Lưu Khiêm chết, Lưu Ẩn kế vị. Năm 896, nhân nhà Đường có loạn, Lưu Ẩn xuất binh chiếm cứ Triệu Khánh, Nghiễm Châu, mở rộng khu vực cát cứ cả vùng Lĩnh Nam. Nhà Đường bất đắc dĩ phải phong Lưu Ẩn làm Tĩnh Hải Thanh Hải Tiết độ sứ. Sau khi nhà Hậu Lương thành lập, Lưu Ẩn được nhà Hậu Lương phong làm Nam Hải vương.

Khi Lưu Ẩn được phong vương, Lưu Nham bấy giờ làm Tư nghị Tham quân, kiêm Nam Hải phó sứ. Năm 911, Lưu Ẩn chết. Bấy giờ thế lực của Lưu Nham trở nên hùng mạnh, giành được quyền kế vị chức Tĩnh Hải Tiết độ sứ, sau xưng Nam Hải vương. Năm 917, Lưu Nham xưng đế ở Nghiễm Châu, đặt niên hiệu là Càn Hanh, lấy quốc hiệu là Đại Việt, tôn cha là Thánh Võ Hoàng đế, tôn Lưu Ẩn là Tương đế. Một năm sau, ông xưng rằng mình là hậu duệ của nhà Hán, lập quốc nhằm khôi phục nhà Hán trước đây, nên cải quốc hiệu thành Đại Hán (sử Trung Quốc gọi là Nam Hán để phân biệt với Bắc Hán).

Năm 924, Nam Hán đế cải danh thành Trắc ()[2]. Nhưng chỉ một năm sau, nhân "rồng trắng hiện lên"[3][4] nên đổi niên hiệu thành Bạch Long và cải danh lại thành Cung (龔)[5]. Tuy nhiên, "sau có nhà sư người Hồ nói rằng theo sấm thư thì diệt họ Lưu là Cung"[3][4], bèn lấy nghĩa "phi long tại thiên" (rồng bay lên trời) trong Chu Dịch, đặt ra chữ 龑, âm là Nghiễm, lấy làm tên.

Chiến tranh với Giao Châu

Năm 930, Lưu Nghiễm cử Lý Khắc Chính[6] cầm quân chinh phạt Giao Châu, bắt được Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân là Khúc Thừa Mỹ đem về Nam Hán. Sau đó ông cử Lý Tiến sang làm thứ sử.

Nhưng đến năm 931, quân Nam Hán phải rút khỏi Giao Châu trước sự tấn công của Dương Đình Nghệ. Lý Tiến bỏ thành, sau đó đạo viện binh của Trần Bảo sang cũng bị đánh bại. Bảo bị giết chết.

Nhận thấy Giao Châu không dễ nuốt, Nam Hán đế đành tạm bỏ qua chờ cơ hội khác. Năm 932, Lưu Nghiễm phong vương cho 19 người con trai của mình.

Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn sát hại, chiếm quyền Tiết độ sứ. Cho rằng đã đến lúc phải đưa Tĩnh Hải quân trở lại quỹ đạo của Nam Hán, Lưu Nghiễm đã phát quân chinh phạt. Quân Nam Hán chưa tiến sang, con rể của Dương Đình NghệNgô Quyền đã hạ thành Đại La và giết chết Kiều Công Tiễn, nắm lại quyền kiểm soát Tĩnh Hải quân. Trước khi tấn công, Nam Hán đế đã hỏi kế ở Sùng Văn sứ là Tiêu Ích. Ích nói:

Lời đánh giá của Tiêu Ích hoàn toàn chính xác, nhưng Lưu Cung muốn hành quân nhanh để đánh chiếm lại Tĩnh Hải quân, nên không nghe Tiêu Ích. Quả nhiên, quân Nam Hán bị Ngô Quyền đánh cho tan nát trong trận sông Bạch Đằng năm 938, và bản thân hoàng tử Lưu Hoằng Tháo cũng tử trận, khiến từ đó ông phải từ bỏ tham vọng đánh Tĩnh Hải quân và chết 4 năm sau đó.

Nguyên 2 con trai lớn là Diệu Xu và Quy Đồ chết sớm, Lưu Nghiễm có ý định lập con thứ 5 là Hồng Xương người kế vị, nhưng do sự can gián của Sùng Văn sứ Tiêu Ích, nên con trai thứ 3 là Hồng Độ được lập làm người kế vị. Sau khi Lưu Nghiễm chết, Lưu Hồng Độ lên ngôi, cải danh thành Lưu Phần (劉玢)[7], đổi niên hiệu thành Quang Thiên, phong em là Tấn vương Hồng Hi làm phụ chính.

Niên hiệu

  • Càn Hanh: tháng 7 năm 917 - tháng 11 năm 925
  • Bạch Long: tháng 12 năm 925 - tháng 2 năm 928
  • Đại Hữu: tháng 3 năm 928 - tháng 3 năm 942

Các tên gọi

Vua Nam Hán trước tên là Nham, sau đổi là Thiệp, rồi sau đó vì "có rồng trắng hiện lên" nên đổi là Cung . Bị thất bại trước Ngô Quyền năm 938, ông cho tên Cung là xấu và đổi sang tên khác là Yểm (Nghiễm), tức Lưu Yểm (Lưu Nghiễm)[8].

Hậu phi

Sử chỉ chép tên 2 người vợ của Lưu Nghiễm là Mã Hoàng hậu và Triệu Chiêu nghi. Triệu Chiêu nghi chính là mẹ đẻ của Thương đế Lưu Phần (tức Lưu Hoằng Độ), về sau được Thương đế phong làm Hoàng thái phi.

Con cái

Sử không chép Lưu Nghiễm có bao nhiêu con và tên những người con gái. Tân Ngũ Đại sử có chép vào năm 932, Lưu Nghiễm phong vương cho 19 người con trai của mình là:

  1. Ung vương Lưu Diệu Xu
  2. Khang vương Lưu Quy Đồ
  3. Tần vương Lưu Hoằng Độ (sau nối ngôi, bị em là Lưu Hoằng Hi giết, sử chép hiệu là Thương Đế)
  4. Tấn vương Lưu Hoằng Hi (sau giết anh cướp ngôi, được tôn miếu hiệu Trung Tông)
  5. Việt vương Lưu Hoằng Xương
  6. Tề vương Lưu Hoằng Bật
  7. Thiều vương Lưu Hoằng Nhã
  8. Trấn vương Lưu Hoằng Trạch
  9. Vạn vương Lưu Hoằng Thao (sau được cải phong Giao vương, tử trận tại Giao Châu)
  10. Tuần vương Lưu Hoằng Cảo
  11. Tức vương Lưu Hoằng ... (không rõ tên)
  12. Cao vương Lưu Hoằng Mạc
  13. Đồng vương Lưu Hoằng Giản
  14. Ích vương Lưu Hoằng Kiến
  15. Biện vương Lưu Hoằng Tể
  16. Quý vương Lưu Hoằng Đạo
  17. Tuyên vương Lưu Hoằng Chiêu
  18. Thông vương Lưu Hoằng Chính
  19. Định vương Lưu Hoằng Ích

Lưu Cung trong văn học Việt Nam

Một đoạn trích trong Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi, bản dịch của Ngô Tất Tố:

"Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có.
Cho nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại;
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong;
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét,
Chứng cứ còn ghi."

Xem thêm

Ghi chú

  1. ^ Theo bản dịch Đại Việt Sử ký toàn thư năm 1993 của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam thì chữ gồm phía trên là "long" (), dưới là chữ "thiên" (), vốn không có trong tự điển, được phiên âm Hán Việt là Yểm hoặc Nghiễm. Tuy nhiên trong trường hợp này, chữ có âm đọc giống như chữ [俨], nên được đọc là Nghiễm.
  2. ^ Đại Việt Sử ký Toàn thư chép là Thiệp ().
  3. ^ a b Tân Ngũ Đại sử
  4. ^ a b Đại Việt sử ký toàn thư.
  5. ^ Chữ gồm chữ "long" () ở trên và chữ "cung" () ở dưới để hàm ý "Rồng trên cung".
  6. ^ Thông giám (Trường Hưng 1), Tân Ngũ đại sử, Nam Hán thế gia chép tên viên tướng nhà Nam Hán này là Lương Khắc Trinh.
  7. ^ Chữ vốn không có trong tự điển, gồm bộ "ngọc" () cạnh chữ "phần" () nên đọc là "Phần".
  8. ^ Các triều đại Việt Nam, Quỳnh Cư-Đỗ Đức Hùng, NXB Thanh niên 2005