Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Michel Foucault”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Liên kết ngoài: clean up, replaced: {{Sister project links → {{Liên kết tới các dự án khác using AWB
Dòng 690: Dòng 690:
{{Tham khảo}}
{{Tham khảo}}
== Liên kết ngoài ==
== Liên kết ngoài ==
{{Liên kết tới các dự án khác
{{Sister project links
| commons = Category:Michel Foucault
| commons = Category:Michel Foucault
| wikispecies = <!-- Wikispecies -->
| wikispecies = <!-- Wikispecies -->

Phiên bản lúc 04:00, ngày 27 tháng 5 năm 2013

Michel Foucault
Thời kỳTriết học đương đại
VùngTriết học Phương Tây
Trường pháiChủ nghĩa hậu cấu trúc, Triết học lục địa, French Theory, nhận thức luận lịch sử Pháp,
Đối tượng chính
tâm lý học, tâm thần học, triết học chính trị,nhà tù, văn học, giới tính
Tư tưởng nổi bật
khảo cổ học, nhận thức luận, lực sống, chính trị sinh học

Paul-Michel Foucault[1] (phát âm tiếng Pháp: ​[miʃɛl fuko]) sinh ngày 15 tháng Mười năm 1926 ở Poitiers và mất ngày 25 tháng Sáu năm 1984, là một triết gia người Pháp. Trong những năm 1970-1984, ông giữ một ghế tại Collège de France với khóa giảng "Lịch sử các hệ thống tư tưởng" (“Histoire des systèmes de pensée”). Ông cũng từng dạy ở Đại học BuffaloĐại học California tại Berekley.

Foucault được biết đến nhiều nhất bởi lý thuyết phê phán của ông về các thể chế xã hội, nổi bật nhất như tâm thần học, nhân học xã hội về y học, các khoa học nhân văn và hệ thống nhà tù, cũng như công trình của ông về lịch sử tính dục con người. Các bài viết của ông về quyền lực, tri thức và diễn ngôn có ảnh hưởng rộng khắp tới giới hàn lâm, tuy nhiên năm 2005 triết gia Roger Scruton mô tả Foucault như một ví dụ về một kẻ "giả danh" ngườikhai thác các thách thức đã biết trong triết học để che đậy những tiền đề không được kiểm chứng như những kết luận chung quyết[2].

Vào những năm 1960, hình ảnh ông được gắn với cấu trúc luận, một phong trào trong nhân học xã hội mà về sau chính ông tách li khỏi. Ông cũng từ chối được gọi là nhà hậu cấu trúchậu hiện đại mà về sau được gán cho ông, bản thân ông mong muốn được xếp tư tưởng mình vao một lịch sử phê phán tính hiện đại bắt nguồn từ Immanuel Kant. Công trình của ông đặc biệt bị ảnh hưởng Nietzsche, "phả hệ tri thức" của ông là một sự ám chỉ trực tiếp "Một phả hệ về đạo đức" của Nietzsche. Trong một bài phỏng vấn ông đã khẳng định: "Tôi là một người theo Nietzsche"[3].

Ông đã tham gia vào một số phong trào, trong số đó có quyền cho tù nhân. Quan điểm chính trị cấp tiến của ông khiến ông tham gia vào các trận chiến đường phố với cảnh sát, chuyện kéo dài tới tận tuổi 50[4]. Năm 2007, Foucault được The Times Higher Education Guide[5] xem như tác giả trong lĩnh vực khoa học nhân văn được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới

Tiểu sử

Những năm đầu đời

Paul-Michel Foucault [6] sinh ngày 15 tháng Mười 1926Poitiers, trong một gia đình quý phái của tỉnh [7]. Cha ông, Paul Foucault, một nhà phẫu thuật xuất sắc, mong muốn con trai kế nghiệp mình; nhưng Michel từ nhỏ bị lôi cuốn bởi lịch sử[8].

Trong thời tuổi trẻ, việc học hành của Foucault là sự trộn lẫn giữa các thành tích xuất sắc với những kết quả tầm thường. Đến năm lớp đệ tam (1940) thì ông học kém hẳn và mẹ ông đăng ký cho ông học ở trường trung học tôn giáo Saint-Stanislas nơi ông tỏ ra vượt trội. Từ đây ông tỏ ra có mối quan tâm tới triết học tuy nhiên việc học hành bị đứt quãng bởi Thế chiến thứ hai lan tới Pháp và sau đó là sự chiếm đóng của người Đức. Mẹ Foucault phó thác ông cho một sinh viên trẻ, Louis Girard. Nhờ đó đến cuối năm, Foucault nhận được giải nhì về triết học, nhận bằng tú tài loại khá. Về thời kỳ này, Foucaul thường nhắc lại những kỷ niệm liên quan đến lịch sử (nghĩa là lịch sử chính trị) hơn là các kỷ niệm gia đình; ký ức về trường trung học là rất tệ: ông ghét không khí tôn giáo và các môn học phải học.

Được ủng hộ bởi người mẹ, Michel Foucault phớt lờ nguyện vọng nối nghiệp của cha[9] và vào tháng Chín năm 1943, đăng ký lớp dự bị trung học Henri IV của Poitiers. Ông ngày càng quan tâm tới triết lý, và là người đối thoại chính với giáo viên triết trong lớp[10]. Ông trượt trong kỳ thi viết vào École normale supérieure năm 1945 vì xếp thứ 101 trong khi trường chỉ nhận 100 người đỗ cao nhất vào vòng vấn đáp. Tuy nhiên ông quyết tâm tới học tại trường Henri IV của Paris, vào mùa khai giảng 1945-1946, học hành cật lực và xa lánh mọi người. Thời gian này ông ngày càng đam mê triết học và chịu ảnh hưởng nhiều của Jean Hyppolite. Kết quả học của ông xếp thứ nhất vào cuối năm học - và là thứ bảy trong toàn lịch sử trường, rồi vào năm 1946 ông được nhận học với hạng tư trong khóa của École normale supérieure phố Ulm.

Ở trường l'École normale supérieure

Đời sống cá nhân trong thời kỳ học Đại học khá khó khăn - ông phải chịu đựng chứng trầm uất [11] do những thất vọng liên quan tới sự đồng tính luyến ái và vài lần đã cố tự tử.[12] Ông buộc phải đi gặp một nhà tâm thần học và chính điều đó làm ông trở nên hứng thú với tâm lý học. Năm 1952 ông ra trường với bằng cử nhân triết học cộng thêm bằng cử nhân tâm lý - một văn bằng rất mới ở Pháp thời bấy giờ. Lĩnh vực của ông là tâm lý học lâm sàng, điều khiến ông có cơ hội trao đổi với những nhà tư tưởng như Ludwig Binswanger.

Foucault đã là một thành viên của Đảng Cộng sản Pháp từ 1950 tới 1953. Ông được giới thiệu vào đảng bởi người thầy Louis Althusser, nhưng sớm trở nên vỡ mộng với cả quan điểm chính trị lẫn triết học của đảng này.[13] Sử gia Emmanuel Le Roy Ladurie tường thuật rằng Foucault chưa bao giờ tham gia tích cực vào chi bộ của ông, không như những đảng viên đồng chí khác. [cần dẫn nguồn]

Bắt đầu sự nghiệp

Foucault trượt kỳ thi tuyển dụng sư phạm năm 1950 và lại một lần tự tử bất thành, nhưng đã thi đỗ năm sau. Sau một thời gian ngắn ngủi giảng dạy ở École Normale, ông nhận một vị trí ở Đại học Lille, nơi ông dạy tâm lý học từ năm 1953 tới 1954. Năm 1954 ông xuất bản cuốn sách đầu tiên, Maladie mentale et personnalité (Căn bệnh tinh thần và nhân cách). Vào thời điểm này, ông không hứng thú với nghề giảng dạy, và quyết định sẽ đi khỏi Pháp một thời gian dài. Năm 1954 ông nhận làm ủy viên văn hóa của Pháp tại Đại học UppsalaThụy Điển (một vị trí được sắp xếp bởi Georges Dumézil, người về sau trở thành một người thầy và người bạn của ông). Ông thực hiện luận án tiến sĩ ở Uppsala, nhưng bị loại. Năm 1958 Foucault rời Uppsala gỡ các vị trí khác nhau trong những khoảng thời gian ngắn ngủi ở Đại học WarsawĐại học Hamburg.

Foucault trở về Pháp 1960 để hoàn thành luận án tiến sĩ và giữ một ghế giảng triết học ở Đại học Clermont-Ferrand (tức Đại học Blaise Pascal ngày nay. Ở đó ông gặp triết gia Daniel Defert, người sống chung với ông hai mươi năm sau đó.[14] Năm 1961 ông nhận bằng tiến sĩ với việc trình bày hai luận án (như một thông lệ ở Pháp): một luận văn "chính" tựa đề Folie et déraison: Histoire de la folie à l'âge classique (Chứng điên và Mất trí: Lịch sử của Chứng điên Thời Cổ điển) và một luận văn "phụ" liên quan tới việc dịch và phê bình "Nhân học từ một quan điểm đạo đức" của Kant. Folie et déraison nhận được sự ủng hộ nhiệt liệt. Foucault tiếp tục một lịch trình xuất bản không ngừng. Năm 1963 ông cho in Naissance de la Clinique (Sự sinh ra ngành Lâm sàng), Raymond Roussel, và tái bản tập năm 1954 (với tựa đè mới Maladie mentale et psychologie - Căn bệnh tinh thần và tâm lý học).

Khi Defert được gửi tới Tunisia để thực hiện nghĩa vụ quân sự, Foucault chuyển tới một vị trí tại Đại học Tunis năm 1965. Ông xuất bản Les Mots et les choses (Từ và Vật) trong đỉnh cao quan tâm tới chủ nghĩa cấu trúc năm 1966, và Foucault nhanh chóng được xếp vào hàng ngũ các học giả như Jacques Lacan, Claude Lévi-Strauss, và Roland Barthes như làn sóng mới nhất các nhà tư tưởng muốn xô đổ chủ nghĩa hiện sinh được đại chúng hóa bởi Jean-Paul Sartre. Foucault đưa ra một số nhận xét hoài nghi về chủ nghĩa Mác, xúc phạm một số nhà phê bình cánh tả, nhưng về sau kiên quyết phản đối bị gắn nhãn là "nhà cấu trúc luận".[15] Ông vẫn ở Tunis vào các cuộc chiến đường phố tháng Năm 1968, nơi ông bị ảnh hưởng mạnh bởi một cuộc nổi dậy của sinh viên địa phương cùng năm nhưng trước đó. Mùa thu năm 1968 ông trở về Pháp, nơi ông xuất bản 'L'archéologie du savoir (Khảo cổ học về Tri thức) – một tiểu luận về phương pháp luận trong đó bao gồm những câu trả lời đối với những người phê phán ông – năm 1969.

Sau 1968: Foucalt nhà đấu tranh

Dưới áp lực của phong trào 1968, chính phủ Pháp lập nên một đại học thực nghiệm mới, Paris VIII, ở Vincennes và bổ nhiệm Foucault làm lãnh đạo khoa triết tháng 12 năm đó.[16] Foucault đã đề bạt những viện sĩ hàn lâm cánh tả trẻ nhất (như Judith Miller) người mà khuynh hướng cấp tiến chọc tức Bộ Giáo dục, những người bất bình với việc tên nhiều khóa học chứa cụm từ "Marxist-Leninist" và ra thông tư rằng những sinh viên từ Vincennes không thích hợp để trở thành các giáo viên trung học.[17] Foucault cũng khét tiếng là tham gia cùng các sinh viên trong việc chiếm giữ các tòa nhà chính quyền và đánh nhau với cảnh sát.

Nhiệm kì của Foucault tại Paris VIII tồn tại ngắn ngủi, bởi năm 1970 ông được bồng vào thể chế hàn lâm lừng danh nhất nước Pháp, Collège de France, ở vị trí Giáo sư về Lịch sử các Hệ thống Tư tưởng. Những liên hệ chính trị của ông gia tăng, và người sống chung với ông Defert gia nhập tổ chức Mao-ít cực đoan Gauche Proletarienne (GP). Foucault tham gia thành lập Groupe d'Information sur les Prison - GIP (Nhóm thông tin nhà tù) để cung cấp con đường cho các từ nhân bày tỏ các mối quan tâm của họ. Điều này đồng thời với việc Foucault rẽ hướng sang nghiên cứu về các thể chế kỉ luật, với cuốn sách Surveiller et Punir (Kỉ luật và trừng phạt) "tường thuât" các cấu trúc vi quyền lực (micro-pouvoir), thứ mà theo Foucault, phát triển trong các xã hội phương Tây từ thế kỉ 18, với một sự tập trung đặc biệt vào các nhà tù và trường học.

Foucault: Những năm cuối đời

Vào cuối những năm 1970, chủ nghĩa hành động chính trị ở Pháp suy yếu với sự đập tan ảo tưởng của nhiều trí thức cánh tả[18]. Một số những người Mao-ít trẻ từ bỏ niềm tin của họ để trở thành cái gọi là "Les Nouvelles Philosophies" ("Những Triết gia Mới"), thường trích dẫn Foucault như người ảnh hưởng chính tới họ, một hình tượng mà Foucault hoài nghi.[19] Foucault trong thời kì này khởi động một kế hoạch trước tác sáu tập với tên Lịch sử tính dục ( The History of Sexuality]], thứ ông chưa bao giờ hoàn thành. Tập đầu tiên được xuất bản ở Pháp với tên La Volonté de Savoir (Ý chí Hiểu biết) năm 1976, sau bản in tiếng Anh năm 1978 lấy tên The History of Sexuality: An Introduction ("Lịch sử Tính dục: Một dẫn nhập" - 1978). Các tập hai và ba chỉ xuất hiện vào tận 8 năm sau, và chúng đã gây ngạc nhiên cho độc giả bởi chủ đề đối tượng (các văn bản Hi Lạp và La Mã cổ điển), cách tiếp cận và văn phong, đặc biệt là sự tập trung của Foucault vào chủ đề con người, quan niệm mà một người lầm lẫn tin rằng trước kia ông bỏ qua.

Foucault bắt đầu dành nhiều thời gian hơn ở Hoa Kỳ, tại trường Đại học Buffalo, New York nơi ông giảng dạy trong chuyến thăm đầu tiên tới Hoa Kỳ năm 1970 và đặc biệt là tại Đại học California, Berkeley. Năm 1975 ông dùng LSD, một chất gây ảo giác ở Zabriskie Point, Công viên quốc gia Death Valley, mà về sau ông goi đó là trải nghiệm vĩ đại nhất trong đời.[20]

Cách mạng Iran

Năm 1979 Foucault thực hiện hai chuyến đi tới Iran, tiến hành những cuộc phỏng vấn rộng rãi với những nhân vật chính trị chính trong một sự ủng hộ chính phủ lâm thời được thành lập ngay sau Cách mạng Iran. Trong truyền thống của NietzscheGeorges Bataille, Foucault cổ vũ người nghệ sĩ mở rộng những giới hạn của lý tính, và ông viết với niềm hứng thú lớn để bảo vệ cho những sự phi lí phá vỡ những biên giới. Năm 1978, Foucault tìm thấy những sức mạnh vượt rào trong những nhân vật cách mạng Ayatollah Khomeini, Ali Shariati và hàng triệu những người nguy hiểm tính mạng khi theo họ trong quá trình cách mạng. Cả Foucault và những nhà cách mạng đều chỉ trích mạnh mẽ tính hiện đại và tìm kiếm một hình thức chính trị mới, và họ cũng cùng tìm kiếm những người bất chấp tính mạng cho lý tưởng, và cùng nhìn vào quá khứ để tìm cảm hứng.[21] Về sau khi Foucault đi tới Iran “để hiện diện trong sự ra đời một hình thức mới của những tư tưởng,”[22] ông đã viết rằng phong cách Hồi giáo của chính trị có thể đánh dấu một sự bắt đầu một dạng mới của thể tinh thần chính trị ("spiritualité politique"), không chỉ cho Trung Đông, mà còn cả châu Âu, nơi đã thu nhận nền chính trị thế tục bắt đầu từ Cách mạng Pháp.[23] Foucault thừa nhận quyền lực khổng lồ của những diễn ngôn mới của người Hồi giáo mang tinh chiến đấu, không chỉ cho Iran, mà cho thế giới. Thời gian hai chuyến đi của Iran đã cho ra đời rất nhiều tiểu luận và những bài báo trên tờ báo tiếng Ý Corriere della Sera chỉ xuất hiện trong tiếng Pháp từ năm 1994 và đã gây ra nhiều tranh cãi và chỉ trích rằng Foucault đã nhận xét thiếu phê phán về chế độ Iran.

Những năm cuối cùng

Trong những năm cuối, những người diễn dịch Foucault bối rối với việc Foucault xét lại những vấn đề có trong những công trình thời kỳ đầu của chính ông. Khi thắc mắc đó được đưa ra trong một cuộc phỏng vấn năm 1982, Foucault nói: "Khi người ta nói, 'Chà, anh nghĩ điều này vài năm trước đây và giờ anh lại nói khác,' câu trả lời của tôi là 'À, bạn có nghĩ tôi đã làm việc vất vả suốt những năm qua để nói cùng một thứ và không thay đổi?"[24] Ông từ chối xác định bản thân như một triết gia, nhà lịch sử, nhà cấu trúc luận, hay một người mác-xít, xác nhận rằng "Mối quan tâm chính trong cuộc đời và công việc là trở nên ai đó khác người mà bạn là lúc bắt đầu"."[24] Trong một lối tương tự, ông thích không khẳng định rằng ông đang giới thiệu một khối tri thức chặt chẽ và vô tận; ông thường muốn các cuốn sách của ông "là một loại hộp công cụ người khác có thể lục tìm để tìm một công cụ người ta có thể sử dụng bất kể cách nào họ muốn trong lĩnh vực riêng của họ… Tôi không viết cho một công chúng, tôi viết cho những người dùng, chứ không phải người đọc."[25]

Foucault mất bởi bệnh AIDS ở 25 tháng Sáu năm 1984. Ông là người Pháp danh giá đầu tiên được tường thuật là mắc AIDS. Căn bệnh ít được biết ở thời điểm đó[26] và các đối thủ triết học của ông đôi khi tấn công các hành vi tình dục của ông như một cách thể hiện quan điểm của ông.[27] Trong bài báo trên trang nhất của tờ Le Monde thông báo về cái chết của ông, không có đề cập nào về AIDS, mặc dù người ta nhấn mạnh rằng ông đã chết do một sự nhiễm trùng nghiêm trọng. Trước khi chết, Foucault đã tiêu hủy hầu hết các bản thảo, và trong di chúc cấm xuất bản những gì ông có thể đã coi nhẹ.[28]

Cái chết của ông được mô tả bởi một người bạn thân, Hervé Guibert, trong "À l'ami qui ne m'a pas sauvé la vie", lấy tên là Muzil.

Các tác phẩm xuất bản

  • Maladie mentale et personnalité (bằng tiếng Pháp). Paris. 1954. tr. 113. ISBN 2130528236. Đã bỏ qua tham số không rõ |biên tập= (trợ giúp); Chú thích có tham số trống không rõ: |n= (trợ giúp)
  • Folie et Déraison. Histoire de la folie à l'âge Classique (bằng tiếng Pháp). Paris. s.d. (1961). tr. XI-672. Đã bỏ qua tham số không rõ |biên tập= (trợ giúp); Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |năm= (trợ giúp)
  • Naissance de la clinique. Une archéologie du regard médical (bằng tiếng Pháp). Paris. 1963. tr. 212. ISBN 2130420885. Đã bỏ qua tham số không rõ |biên tập= (trợ giúp)
  • Raymond Roussel (bằng tiếng Pháp). Paris. 1963. tr. 256. ISBN 2070327280. Đã bỏ qua tham số không rõ |biên tập= (trợ giúp)
  • La Pensée du dehors (bằng tiếng Pháp). Paris. 1966. tr. 72. ISBN 2851940651. Đã bỏ qua tham số không rõ |biên tập= (trợ giúp)
  • Sept propos sur le septième ange (bằng tiếng Pháp). Paris. 1970. tr. 64. ISBN 2851942085. Đã bỏ qua tham số không rõ |biên tập= (trợ giúp)
  • Ceci n'est pas une pipe (bằng tiếng Pháp). Fontfroide-le-Haut. 1973. tr. 90. ISBN 2851942077. Đã bỏ qua tham số không rõ |biên tập= (trợ giúp)


Những tác phẩm xuất bản các bài giảng tại Collège de France
  • 1970-1971 : Leçons sur la volonté de savoir (bằng tiếng Pháp). Paris. 2011. tr. 318. ISBN 2020860244. Đã bỏ qua tham số không rõ |biên tập= (trợ giúp)
  • 1973-1974 : Le Pouvoir psychiatrique (bằng tiếng Pháp). Paris. 2003. tr. 399. ISBN 2020307693. Đã bỏ qua tham số không rõ |biên tập= (trợ giúp)
  • 1974-1975 : Les Anormaux (bằng tiếng Pháp). Paris. 1999. tr. 351. ISBN 2020307987. Đã bỏ qua tham số không rõ |biên tập= (trợ giúp)
  • 1975-1976 : « Il faut défendre la société » (bằng tiếng Pháp). Paris. 1997. tr. 283. ISBN 2020231697. Đã bỏ qua tham số không rõ |biên tập= (trợ giúp)
  • 1977-1978 : Sécurité, territoire, population (bằng tiếng Pháp). Paris. 2004. tr. 435. ISBN 2020307995. Đã bỏ qua tham số không rõ |biên tập= (trợ giúp)
  • 1978-1979 : Naissance de la biopolitique (bằng tiếng Pháp). Paris. 2004. tr. 355. ISBN 2020324016. Đã bỏ qua tham số không rõ |biên tập= (trợ giúp)
  • 1981-1982 : L'Herméneutique du sujet (bằng tiếng Pháp). Paris. 2001. tr. 540. ISBN 2020308002. Đã bỏ qua tham số không rõ |biên tập= (trợ giúp)
  • 1982-1983 : Le Gouvernement de soi et des autres I (bằng tiếng Pháp). Paris. 2008. tr. 382. ISBN 2020658690. Đã bỏ qua tham số không rõ |biên tập= (trợ giúp)
  • 1983-1984 : Le Gouvernement de soi et des autres II : Le Courage de la vérité (bằng tiếng Pháp). Paris. 2009. tr. 334. ISBN 978-2-02-065870-6. Đã bỏ qua tham số không rõ |biên tập= (trợ giúp); Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)


Các tác phẩm xuất bản lưu trữ
  • Herculine Barbin dite Alexina B. (bằng tiếng Pháp). Paris. 1978. tr. 160. ISBN 2070299600. Đã bỏ qua văn bản “2070386260” (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |biên tập= (trợ giúp)
  • Les Machines à guérir, aux origines de l'hôpital moderne (bằng tiếng Pháp). Paris. 1979. tr. 184. ISBN 2870091036. Đã bỏ qua tham số không rõ |biên tập= (trợ giúp)


Đồng tác giả
  • L'Impossible Prison. Recherches sur le système pénitentiaire au Bản mẫu:XIXe siècle (bằng tiếng Pháp). Paris. 1980. tr. 317. ISBN 2020055457. Đã bỏ qua tham số không rõ |biên tập= (trợ giúp)

Thư mục

Tham khảo

  1. ^ tính từ "thuộc về Foucault" trong tiếng Anh là foucaldian, tiếng Pháp là foucaldien/foucaldienne
  2. ^ Scruton, Roger (2005). Philosophy: Principles And Problems. Continuum International Publishing Group Ltd. tr. 8. ISBN 0826476236.
  3. ^ Nik Farrell Fox, The New Sartre: Explorations in Postmodernism, Continuum, via Google Books, pg 169.
  4. ^ Halperin, David. Saint Foucault. Oxford University Press, 1997: p. 23
  5. ^ “The most cited authors of books in the humanities”. timeshighereducation.co.uk. 26 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2009.
  6. ^ Vì những lý do không rõ ràng, về sau này tên "Paul" trong tên của ông bị bỏ đi. Didier Eribon đề ra hai giả thuyết : vì tên viết tắt chữ đầu trùng với Pierre Mendès France hoặc vì ông không muốn trùng với tên bố Didier Eribon, Michel Foucault, Paris, Flammarion (Champs biographie), 2011 (1989), p. 16
  7. ^ « Gia đình ông khá giả. Bà Foucault sở hữu một ngôi nhà cách thành phố 20 km... Một dinh thự tuyệt vời, bao bọc bởi một khu vườn. Bà cũng sở hữu các mảnh đất, trang trại và cánh đồng. » Didier Eribon, Michel Foucault, Paris, Flammarion (Champs biographie), 2011 (1989), p. 16
  8. ^ « Một nhân vật đặc biệt lôi cuốn cậu bé : Charlemagne. Ở tuổi 12, theo bà Foucault kể lại, Michel đã giảng lịch sử cho ... em trai và em gái. » Didier Eribon, Michel Foucault, Paris, Flammarion (Champs biographie), 2011 (1989), p. 21
  9. ^ Didier Eribon, Michel Foucault, Paris, Flammarion (Champs biographie), 2011 (1989), p. 26
  10. ^ Didier Eribon, Michel Foucault, Paris, Flammarion (Champs biographie), 2011 (1989), p. 28
  11. ^ Foucault, Michel (2006). History of Madness. New York: Routledge. tr. V. ISBN 0-415-27701-9.
  12. ^ Eribon, Didier. Michel Foucault (1991). Cambridge MA: Harvard University Press.
  13. ^ Morris, Brian (1991). Western Conceptions of the Individual. Oxford: Berg. tr. 428. ISBN 0-85496-801-6.
  14. ^ Halperin, David (1997). Saint Foucault. Oxford University Press, USA. tr. 214. ISBN 0-19-511127-3.
  15. ^ Dosse, François (1997). History of Structuralism. Minneapolis: University of Minnesota Press. tr. 79. ISBN 0-8166-2370-8.
  16. ^ Hitchcock, Louise (2008). Theory for Classics. New York: Routledge. tr. 124. ISBN 0-415-45497-2.
  17. ^ Mills, Sara (2003). Michel Foucault. New York: Routledge. tr. 18. ISBN 0-415-24569-9.
  18. ^ Hazareesingh, Sudhir (1991). Intellectuals and the French Communist Party. Oxford: Clarendon Press. tr. 166. ISBN 0-19-827870-5.
  19. ^ Peter Dews, "The Nouvelle Philosophie and Foucault," Economy and Society 8(2) (May 1979), pp. 127–71.
  20. ^ David Macey (1995). The Lives of Michel Foucault: A Biography. Vintage. ISBN 0-679-75792-9.
  21. ^ Janet, Afary & Kevin, Anderson ((2005). Foucault and the Iranian Revolution: Gender and the Seductions of Islamism. Chicago University Press, pp. 13. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |year= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  22. ^ Eribon, Dider (1991). Michel Foucault. Cambridge, Mass.: Harvard University Press. tr. 282. ISBN [[Đặc biệt:Nguồn sách/0-647-57287-4|0-647-57287-4[[Thể loại:Trang có lỗi ISBN]]]] Kiểm tra giá trị |isbn=: ký tự không hợp lệ (trợ giúp).
  23. ^ Janet, Afary & Kevin, Anderson ((2005). Foucault and the Iranian Revolution: Gender and the Seductions of Islamism. Chicago University Press, pp. 209. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |year= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  24. ^ a b David Gauntlett. Media, Gender and Identity',' London: Routledge, 2002.
  25. ^ Michel Foucault (1974). 'Prisons et asiles dans le mécanisme du pouvoir' in Dits et Ecrits, t. II. Paris: Gallimard, 1994, pp. 523–4).
  26. ^ "So Little Time: A year-by-year history of the AIDS epidemic". AIDS Education Global Information System. Retrieved on 4 February 2008.
  27. ^ O'Farrell, Claire. "Letter to The Times Literary Supplement (unpublished)". Letter written in 2002 in the context of a controversy over Foucault's death from AIDS. Retrieved on 4 February 2008.
  28. ^ James Miller (1993). The Passion of Michel Foucault. HarperCollins. ISBN 0-00-255267-1.

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Link FA