Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chanh ta”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuanUt-Bot! (thảo luận | đóng góp)
JAnDbot (thảo luận | đóng góp)
n removing old-formated (incorrect) interwiki
Dòng 51: Dòng 51:


[[Thể loại:Chi Cam chanh]]
[[Thể loại:Chi Cam chanh]]

[[he:ליים]]

Phiên bản lúc 05:32, ngày 3 tháng 7 năm 2013

Chanh ta
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Sapindales
Họ (familia)Rutaceae
Chi (genus)Citrus
Loài (species)C. aurantifolia
Danh pháp hai phần
Citrus aurantifolia
(Christm.) Swingle

Chanh hay còn gọi là chanh ta (Citrus aurantifolia)[1] để phân biệt với chanh tây, là một loài thực vật thuộc chi Cam chanh với quả hình cầu, đường kính từ 2,5 cm - 5 cm (1–2 inch), khi chín có màu vàng rực rất đẹp[2] (nhưng thường được khai thác khi quả còn xanh). Quả chanh ta có kích thước nhỏ hơn, nhiều hạt hơn, hàm lượng axít cao hơn, mùi vị nồng hơn và vỏ mỏng hơn so với loại chanh không hạt (Citrus x latifolia). Chanh ta được ưa chuộng vì mùi vị đặc trưng của nó so với các loại chanh khác - cụ thể là vị chua và đắng nồng hơn - và thường được dùng làm mứt cao cấp[2].

Một số tên khác của chanh ta được dịch từ tiếng Anh là Chanh Mêhicô, Chanh lá vàng, Chanh Tây Ấn,[2] Chanh Bartender, Chanh Oman, Chanh Tahiti hay Chanh đảo (lấy tên từ Chuỗi đảo Florida).

Miêu tả

Chanh ta là loài cây bụi, cao khoảng 5 mét (16 feet) với nhiều gai. Những giống chanh lùn thì phổ biến hơn đối với những nhà vườn; nó có thể được trồng trong nhà kínhvì không chịu được thời tiết giá rét. Thân cây hiếm khi mọc thẳng mà tỏa nhiều nhánh từ nơi gần gốc. Lá hình trứng, dài 2,5 – 9 cm (1–3,5 inch), nhìn giống lá cam (cái tên khoa học aurantifolia nhằm ám chỉ lá của cây này giống lá cam - C. aurantium). Hoa chanh có đường kính 2,5 cm (1 inch), màu trắng ngả sang màu vàng, có gân màu tím nhạt. Cây đơm hoa kết trái quanh năm nhưng ra quả nhiều nhất từ tháng Năm tới tháng Chín.[3][4] Trái chín sau từ 5 tới 6 tháng khi hoa nở.[2]

Lịch sử

Chanh ta có nguồn gốc từ Đông Nam Á, sau đó lan truyền qua Trung Đông, tới Bắc Phi rồi tới Sicilia, Andalusia, rồi theo chân những người Tây Ban Nha khám phá Tân thế giới đến khu vực Tây Ấn Độ, bao gồm cả chuỗi đảo Florida. Từ biển Caribê, giống chanh này lan tới các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt ở Bắc Mỹ, bao gồm México, Florida và sau đó là California.

Sau khi Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ được ký kết, nhiều giống chanh ta ở thị trường Hoa Kỳ đã được trồng tại Trung MỹMéxico. Chúng cũng được trồng tại TexasCalifornia.

Khi tiếp xúc với da, chanh có thể gây ra hiện tượng Phytophotodermatitis, khiến cho da trở nên nhạy cảm với các tia cực tím.

Nhân giống

Loại chanh này có thể được nhân giống từ hạt. Chú ý cần phải được giữ ẩm trước khi gieo vì nó sẽ không nảy mầm nếu bị khô. Đào cây lên để chặt bớt rễ sẽ giúp cây có xu hướng đâm chồi và những chồi này sẽ có thể được giâm ở những nơi khác. Việc giâm cành có thể tạo ra cây mới nhưng bộ rễ sẽ không phát triển mạnh. Người ta thường ghép chồi chanh ta [5] vào cây các loài chanh hay cam chua có sức chống chịu tốt và bộ rễ mạnh (xem thêm nhân giống cây ăn quả). Cây chanh ưa loại đất ráo, không bị úng nước.[6][7]

Tên gọi

Quả chanh ta chín

Cái tên "Chanh đảo" ("Key lime") có lẽ được đặt sau khi giống chanh không hạt chiếm lĩnh thị trường Hoa Kỳ sau cơn bão Miami năm 1926 đã xóa sổ phần lớn các vườn chanh C. aurantifolia; điều này khiến C. aurantifolia chỉ còn được trồng ở Chuỗi đảo Florida.[4]

Trong tiếng Mã Lai, tên của loại chanh này là "limau nipis", nghĩa là "chanh mỏng".

Chú thích

Tài liệu tham khảo

  • Lê Quang Long (chủ biên) (2007). Từ điển tranh về các loại củ & quả. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Giáo dục. tr. 56.

Xem thêm