Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phạm Công Thiện”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 14: Dòng 14:


==Tiểu sử & sự nghiệp==
==Tiểu sử & sự nghiệp==
Phạm Công Thiện sinh năm 1941 tại [[Mỹ Tho]]
Phạm Công Thiện sinh năm 1941 tại [[Mỹ Tho]].


Từ năm 13 tới 16 tuổi, ông là chủ tịch của [[tạp chí Bách Khoa]]. Năm 15 tuổi, ông đã đọc thông viết thạo năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nhật, Hoa, Tây Ban Nha, ngoài ra còn biết tếng [[Sancrit]] và tiếng [[Latinh|La Tinh]].<ref name=vug/>
Từ năm 13 tới 16 tuổi, ông là chủ tịch của [[tạp chí Bách Khoa]]. Năm 15 tuổi, ông đã đọc thông viết thạo năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nhật, Hoa, Tây Ban Nha, ngoài ra còn biết tếng [[Sancrit]] và tiếng [[Latinh|La Tinh]].<ref name=vug/>

Phiên bản lúc 04:58, ngày 18 tháng 7 năm 2013

Phạm Công Thiện
Thời kỳTriết học Thế kỷ 20
VùngTriết học phương Tây
Triết học phương Đông
Trường pháiPhật giáo
Đối tượng chính
Thiền tông

Phạm Công Thiện (1/6/1941 - 8/3/2011), là một nhà văn, triết gia, học giả, thi sĩ và cư sĩ Phật Giáo người Việt Nam với pháp danh Thích Nguyên Tánh[1][2]. Tuy nhận mình là nhà thơ và phủ nhận nghề triết gia, ông vẫn được coi là một triết gia thần đồng, một hiện tượng dị thường của Sài Gòn thập niên 60 [3] và của Việt Nam với những tư tưởng ít người hiểu và được bộc phát từ hồi còn rất trẻ.[4]

Tiểu sử & sự nghiệp

Phạm Công Thiện sinh năm 1941 tại Mỹ Tho.

Từ năm 13 tới 16 tuổi, ông là chủ tịch của tạp chí Bách Khoa. Năm 15 tuổi, ông đã đọc thông viết thạo năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nhật, Hoa, Tây Ban Nha, ngoài ra còn biết tếng Sancrit và tiếng La Tinh.[4]

Năm 1957, 16 tuổi, ông xuất bản cuốn tự điển Anh Ngữ Tinh Âm, nhưng từ vài năm trước đó cho đến khi rời Việt Nam vào năm 1970, ông đã cộng tác với các báo Bông Lúa, Phổ Thông, Bách Khoa, Văn, Giữ Thơm Quê Mẹ. Từ những năm cuối thập niên 1950 ông đi dạy Anh ngữ tại một số trường tại Sài Gòn.[5] Năm 1960, ông khởi sự viết cuốn "Ý thức mới trong văn nghệ và triết học" khi chưa được 19 tuổi.[1] Thời kỳ này ông viết nhiều sách về Phật Giáo, dù ông theo đạo cơ đốc[1].

Năm 18 tuổi,(Năm 1964 mới thành lập Viện Đại Học Vạn Hạnh , vậy lúc đó PCT 23 tuổi chứ không phải 18t :http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87n_%C4%90%E1%BA%A1i_h%E1%BB%8Dc_V%E1%BA%A1n_H%E1%BA%A1nh ) giữ chức giảng viên môn Triết học của Viện Đại học Vạn Hạnh. Về sau ông còn là giáo sư của nhiều trường đại học khác nữa dù chưa bao giờ đi thi tú tài, cũng chưa học một trường đại học nào.[4]

Năm 23 tuổi, ông cho ra đời cuốn sách Tiểu luận về Bồ Đề Đạt Ma, tổ sư Thiền Tông, mà sau đó đã trở nên nổi tiếng. Đến năm 26 tuổi, ông đã có hàng chục cuốn sách triết học, tiểu luận và thơ. Ông cũng khởi xướng và tham gia tranh luận nhiều về đề tài Phật giáo trên các báo Sài Gòn.

Đầu năm 1964, ông chuyển ra Nha Trang sống để an dưỡng sau một cuộc "khủng hoảng tinh thần". Tại đây ông quy y ở chùa Hải Đức, lấy pháp danh Nguyên Tánh. Một thời gian sau ông lại về Sài Gòn.[1]

Từ năm 1966 - 1968, ông là Giám đốc soạn thảo tất cả chương trình giảng dạy cho tất cả phân khoa viện Đại học Vạn Hạnh. Từ năm 1968 - 1970, giữ chức trưởng khoa Văn học và Khoa học Nhân văn của viện. Tại đây ông cũng là sáng lập viên và chủ trương biên tập của tạp chí Tư Tưởng.

Ông rời Việt Nam từ năm 1970, chuyển sang sống ở Israel, Đức, rồi sống lâu dài tại Pháp.

Năm 1983, ông sang Hoa Kỳ, định cư ở Los Angeles, giữ chức giáo sư Phật Giáo viện College of Buddhist Studies.

Từ đó về sau, ông ở Mỹ và tiếp tục viết sách - phần lớn là nghiên cứu về đạo Phật.

Ngày 8/3/2011 (mùng 04 tháng Hai năm Tân Mão), ông qua đời tại thành phố Houston, Texas, Hoa Kỳ, hưởng thọ 69 tuổi.

Quan điểm

  • Phạm Công Thiện không coi mình là một triết gia, dù mọi người vẫn gọi ông với chức danh đó. Trên ngòi bút của mình, ông đã phủ nhận tất cả các triết gia: "Ngay đến Heraclite, ParmenideEmpédocle, bây giờ tao còn xem thường, tao coi ba tên ấy như là ba tên thủ phạm của nền văn minh hiện đại, chưa nói đến Socrate, đó là một tên ngu dại nhất mà ta đã gặp trong đời sống tâm linh của ta". Ông coi những nghệ sĩ như Goethe, Dante như những thằng hề ngu xuẩn. Và đối với Sartre, Beauvoir: "Nếu họ muốn xin gặp tao, tao sẽ không cho gặp mà còn chửi vào mặt họ". Về thiền tông: "Tao đã gửi thiền tông vào một phong bì tối khẩn đề địa chỉ của bất cứ ngôi chùa nào trên thế giới". Về dạy học và các văn sĩ cùng thời: thời gian tao học ở Hoa Kỳ, tao đã bỏ học vì tao thấy những trường đại học mà tao học như Yale, Columbia chỉ toàn là nơi sản xuất những thằng ngu xuẩn, ngay đến giáo sư của tao chỉ là những thằng ngu xuẩn nhất đời, tao có thể dạy họ hơn là họ dạy tao...Bây giờ nếu có Phật Thích Ca hay Chúa Giê Su hiện ra đứng giảng trước mặt tao, tao cũng không nghe theo nữa. Tao là học trò của tao và chỉ có tao làm thầy cho tao. Tao không muốn làm thầy ai hết và cũng không để ai làm thầy tao. Còn các văn sĩ ở Sài Gòn, đọc các bài thơ của các anh, tôi thấy ngay sự nghèo nàn của tâm hồn anh, sự quờ quạng lúng túng, sự lặp đi lặp lại vô ý thức hay có ý hức: trí thức "mười lăm xu", ái quốc nhân đạo "ba mươi lăm xu", triết lý tôn giáo "bốn mươi lăm xu".[6]
  • Ngoài ra cũng có thể nhắc đến những quan niệm của ông về tiếng Việt: "Không cần phải đọc Platon, Aristote, Kant, Hegel hay Karl Marx, không cần phải đọc Khổng TửLão Tử, không cần phải đọc UpanishadsBhagavad Gita, chúng ta chỉ cần đọc lại ngôn ngữ Việt Nam và nói lại tiếng Việt Nam và bỗng nhiên nhìn thấy rằng tất cả đạo lý triết lý cao siêu nhất của nhân loại đã nằm sẵn trong vài ba tiếng Việt đơn sơ như CON và CÁI, như CHAY, CHÁY, CHÀY, CHẢY, CHẠY và còn biết bao nhiêu điều đáng suy nghĩ khác mà chúng ta đã bỏ quên một cách ngu xuẩn.” [7]

Thơ

Tuy làm thơ ít nhưng Phạm Công Thiện thường coi mình là nhà thơ hơn những nghề khác[8]. Ngôn ngữ trong thơ của ông không có vẻ ngông cuồng như trong tuỳ bút và văn xuôi. Một số bài của ông đựơc yêu thích, như Ngày sinh của rắn, là một bài thơ dài với nhiều đoản khúc. Trích đoạn sau đây:

mười năm qua gió thổi đồi tây
tôi long đong theo bóng chim gầy
một sớm em về ru giấc ngủ
bông trời bay trắng cả rừng cây
gió thổi đồi tây hay đồi đông
hiu hắt quê hương bến cỏ hồng
trong mơ em vẫn còn bên cửa
tôi đứng trên đồi mây trổ bông
gió thổi đồi thu qua đồi thông
mưa hạ ly hương nước ngược dòng
tôi đau trong tiếng gà xơ xác
một sớm bông hồng nở cửa đông

rất nổi tiếng và đã được Lê Uyên Phương phổ nhạc thành bài hát "Tôi đứng trên đồi mây trổ bông".

Tác phẩm

Thơ, văn, tiểu luận

  • Tiểu luận về Bồ Ðề Ðạt Ma, tổ sư Thiền tông (1964)
  • Ý thức mới trong văn nghệ và triết học (1965)
  • Ngày sinh của rắn (1967)
  • Trời tháng Tư (1966)
  • Im lặng hố thẳm (1967)
  • Hố thẳm của tư tưởng (1967)
  • Mặt Trời không bao giờ có thực (1967)
  • Henry Miller (1969)
  • Bay đi những cơn Mưa Phùn (1970)
  • Ý thức bùng vỡ (1970)
  • Ði cho hết một đêm hoang vu trên mặt đất (1988)
  • Sự chuyển động toàn diện của tâm thức trong tư tưởng Phật Giáo (1994)
  • Những bước chân nhẹ nhàng trở về sự im lặng
  • Triết lý Việt Nam về sự vượt biên (1995)
  • Làm thế nào để trở thành một bậc Bồ Tát sáng rực khắp bốn phương Trời (1998)
  • Tinh tuý trong sáng của đạo lý Phật Giáo (1998)
  • Trên tất cả đỉnh cao là lặng im
  • Một đêm siêu hình với Hàn Mặc Tử
  • Khai ngôn cho một câu hỏi dễ hiểu: Triết học là gì?
  • Ðối mặt với 1000 năm cô đơn của Nietzche.

Dịch

Chú thích

  1. ^ a b c d Nghĩ về nhà thơ Phạm Công Thiện - Phan Tấn Hải, thuvienhoasen.com
  2. ^ Phạm Công Thiện - bài viết của Nguyễn Ngọc Tuấn, vantuyen.net
  3. ^ Khi thi ca thành tôn giáo: Phạm Công Thiện
  4. ^ a b c Phạm Công Thiện, giáo sư không bằng tú tài, dạy thiên hạ làm luận án tiến sĩ - bài viết của Vũ Uyên Giang
  5. ^ PDF Giáo Sư Phạm Công Thiện qua đời, thọ 71 tuổi
  6. ^ Hố thẳm của tư tưởng, chương 5, Họa và tính
  7. ^ Đọc lại Phạm Công Thiện - bài của Nguyễn Hưng Quốc trên tienve
  8. ^ Công Thiện, con chim lạ lạc miền hoang lương

Liên kết ngoài