Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thành Phụng”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Xvn (thảo luận | đóng góp)
Trang mới: '''Thành Gia Định''' hay còn được gọi là '''Phụng Thành''', '''Phượng Thành''' là tên một tòa thành cổ của Việt Nam tồn tại từ năm 1836 đ...
 
Xvn (thảo luận | đóng góp)
Dòng 33: Dòng 33:
[[Thể loại:Thành cổ Việt Nam]]
[[Thể loại:Thành cổ Việt Nam]]
[[Thể loại:Thành phố Hồ Chí Minh]]
[[Thể loại:Thành phố Hồ Chí Minh]]
[[Thể loại:Xây dựng 1936]]
[[Thể loại:Xây dựng 1836]]
[[Thể loại:Phá hủy 1869]]
[[Thể loại:Phá hủy 1859]]

Phiên bản lúc 04:39, ngày 6 tháng 7 năm 2008

Thành Gia Định hay còn được gọi là Phụng Thành, Phượng Thành là tên một tòa thành cổ của Việt Nam tồn tại từ năm 1836 đến 1859.

Lịch sử

Năm 1830, Lê Văn Duyệt cho sửa thành Bát Quái. Tiếc thay việc sửa thành, cộng thêm tư thù khi còn trẻ với Lê Văn Duyệt (Lê Văn Duyệt đã cho xử chém Huỳnh Công Lý, cha đẻ một quí phi được vua Minh Mạng sủng ái[1]), vua Minh Mạng đã vu cho ông tội nhị tâm (hai lòng) cho quân sang bằng mồ mả sau khi Lê Văn Duyệt mất[1] làm Lê Văn Khôi, con nuôi của Lê Văn Duyệt, nổi loạn, đánh chiếm lấy thành Bát Quái và biến nơi đây thành căn cứ chính cho vuộc nổi dậy của mình từ năm 1833 đến 1835. Sau khi đánh bại Lê Văn Khôi vào năm 1835, vua Minh Mạng đã cho phá thành Bát Quái để xây thành mới năm 1836.[2][3]

Thành mới có tên là Thành Phụng hay thành Gia Định được xây dựng ở Đông Bắc thành cũ.

Ngày 17 tháng 2 năm 1859, quân Pháp mở cuộc tấn công thành thành Gia Định và một ngày sau thì chiếm được thành. Án sát Lê Tứ, Hộ đốc Vũ Duy Ninh tự vẫn, Đề đốc Trần Trí, Bố chánh Vũ Thực và Lãnh binh Tôn Thất Năng đem quân rút về Tây Thái, huyện Bình Long.

Ngày 8 tháng 3 năm 1859, quân Pháp đốt cháy kho tàng, phá hủy thành Sài Gòn và rút ra để tránh quân triều đình nhà Nguyễn tấn công đánh chiếm lại thành. Dấu tích duy nhất ngày nay còn lại là bức tranh vẽ ảnh thực dân Pháp tấn công thành và những tàn tích dọc đường Đinh Tiên Hoàng về phía gần xưởng Ba Son.[4][2]

Kiến trúc

Thành Gia Định mới cũng được xây dựng theo kiến trúc Vanbau nhưng nhỏ hơn nhiều, dể bị bắn phá hơn và chỉ có bốn pháo đài bốn góc so với tám pháo đài của thành Bát Quái cũ. Tường thành cũ cao 20 m dài trên 475 m được làm từ đá granite, gạch và đất. Xung quanh thành có hào nước bao quanh.[3][5][6]

Chú giải

  1. ^ a b Dân không thờ sai ai bao giờ! bài viết về vở kịch của Tả quân Lê Văn Duyệt
  2. ^ a b Địa danh Sài Gòn - TP.HCM qua các thời kỳ của tác giả Vân Trinh
  3. ^ a b Mantienne, p. 526.
  4. ^ Niên biểu 300 Sài Gòn-Thành Phố Hồ Chí Minh trên trang chủ chính thức của Thành Phố Hồ Chí Minh.
  5. ^ Nguyen, p. 178.
  6. ^ Marr, p. 27.

Tham khảo

  • Buttinger, Joseph (1958). The Smaller Dragon: A Political History of Vietnam. Praeger.
  • Cady, John F. (1964). Southeast Asia: Its Historical Development. McGraw Hill.
  • Chapuis, Oscar (2000). The last emperors of Vietnam: from Tu Duc to Bao Dai. Greenwood Press. ISBN 0-313-31170-6.
  • Hall, D. G. E. (1981). A History of South-east Asia. Macmillan. ISBN 0333241630.
  • Karnow, Stanley (1997). Vietnam: A history. London: Penguin Books. ISBN 0-670-84218-4.
  • Marr, David G. (1970). Vietnamese anticolonialism, 1885–1925. Berkeley: University of California. ISBN 0-520-01813-3.
  • Nguyen, Thanh Thi (1992). The French conquest of Cochinchina, 1858–1862. University Microfilms International.
  • Mantienne, Frédéric (2003). “The Transfer of Western Military Technology to Vietnam in the Late Eighteenth and Early Nineteenth Centuries: The Case of the Nguyen”. Journal of Southeast Asian Studies. 34 (3): pp. 519–534. doi:10.1017/S0022463403000468. Đã bỏ qua tham số không rõ |month= (trợ giúp); |pages= có văn bản dư (trợ giúp)
  • McLeod, Mark W. (1991). The Vietnamese response to French intervention, 1862–1874. Praeger. ISBN 0-275-93652-0 Kiểm tra giá trị |isbn=: giá trị tổng kiểm (trợ giúp).