Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phaseolus vulgaris”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Stomperinky (thảo luận | đóng góp)
Stomperinky (thảo luận | đóng góp)
Dòng 67: Dòng 67:
:*Đậu đen – Black bean – Turtle bean – Frijole negro.
:*Đậu đen – Black bean – Turtle bean – Frijole negro.
:*Đậu ván – Hyacinth bean – Indian bean – Lablab bean – Bonavist bean – Calavance – Seim – Fuji mame: giống đậu nành, mắt mầm nổi và kéo dài dọc thân.
:*Đậu ván – Hyacinth bean – Indian bean – Lablab bean – Bonavist bean – Calavance – Seim – Fuji mame: giống đậu nành, mắt mầm nổi và kéo dài dọc thân.
:*Đậu triều – Pigeon pea (Cajanus cajan) – Gandule bean – Tropical green pea – Kadios – Congo pea – Gungo pea – Gunga pea: giống hạt đậu nành màu xanh lá.
:*Edamame: đậu nành nhật màu xanh.
:*Edamame: đậu nành Nhật màu xanh.
:*Bolita bean: màu kem.
:*Bolita bean: màu kem.
:*Calypso bean – Yin yang bean – Orca bean: màu đen trắng.
:*Calypso bean – Yin yang bean – Orca bean: màu đen trắng.

Phiên bản lúc 01:48, ngày 18 tháng 8 năm 2013

Phaseolus vulgaris
Tập tin:Haricot verts.jpg
Đậu cô ve
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Fabales
Họ (familia)Fabaceae
Phân họ (subfamilia)Faboideae
Tông (tribus)Phaseoleae
Chi (genus)Phaseolus
Loài (species)P. vulgaris
Danh pháp hai phần
Phaseolus vulgaris
L.
Hoa và quả đậu que thường
  • Đậu que, hay đậu que thường, có tên green bean, string bean, snap bean ở đông bắc và phía tây nước Mỹ, hoặc tên ejotes ở Mexico, là quả chưa chín của những giống đậu được trồng riêng biệt để lấy cả vỏ lẫn ruột. Tại các nước nói tiếng Anh, từ green bean hoặc common bean thông thường là tên gọi để chỉ phần quả đậu còn tươi, chưa chín của cây Á hậu đậu (Phaseolus coccineus), đậu đũa (Vigna unguiculata sesquipedalis), đậu ván, hay đậu rồng (Psophocarpus tetragonolobus). Đậu Hà Lan (Pisum sativum) đôi khi cũng được gọi là green bean tại Mỹ.
  • Đậu cô ve, còn gọi là: đậu a ri cô ve, đậu ve, do biến âm từ tiếng Pháp: haricot vert (được gọi là French beans, French green beans, French filet bean), danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris, là một giống đậu que được trồng ở Đà Lạt, có đặc điểm dài hơn, ốm hơn, giòn hơn, dễ bẻ hơn, và giá cao hơn đậu que. Có nhiều giống khác nhau được trồng với hương vị và màu sắc khác nhau: từ vàng tới lục nhạt hoặc hơi tím. Quả đậu cô ve có thể được bán ở dạng đóng hộp, đông lạnh hoặc tươi. Tên gọi haricot vert có thể nhầm lẫn với haricot bean (hoặc Navy bean), là một loại hạt đậu khô. Cũng cần phân biệt đậu cô ve với đậu tây.

Đặc điểm

Cây cỏ một năm, lá kép với 3 lá chét hình tam giác, chùm hoa gồm nhiều hoa màu trắng hoặc tím. Quả dài, dẹt chứa nhiều hạt hình thận[1].

Phân bố, sử dụng

Đậu cô ve là loài cây thường niên được thuần hóa ban đầu tại khu vực MesoamericaAndes cổ đại của Trung Mỹ, ngày nay được trồng phổ biến trên khắp thế giới để lấy quả đậu, cả dạng khô lẫn đậu cô ve tươi. cây đậu cô ve đôi khi cũng được dùng như rau xanh, và rễ dùng làm thức ăn cho gia súc. Đậu cô ve cùng với ngô là ba loại ngũ cốc cơ bản của nền nông nghiệp thổ dân châu Mỹ. Là một cây thuộc phân họ Đậu, rễ của đậu cô ve các loài vi khuẩn cố định ni tơ cung cấp dưỡng chất cần thiết cho hai loài cây kia.

Các giống cây trồng

Tại Việt Nam, có hai giống cây trồng chủ yếu[1]:

  • Giống lùn
  • Đậu cô ve vàng, còn gọi là đậu vàng hay đậu cô bơ: Quả non có màu vàng; hạt hình bầu dục, màu đen bóng. Dùng để ăn quả non.
  • Đậu cô ve xanh, còn gọi là đậu đỏ, đậu quả cật, đậu cật lợn: Quả non màu xanh; hạt hình thận, màu đỏ, to nhất trong các giống cô ve. Có thể ăn quả non hoặc ăn hạt.
  • Đậu cô ve nâu: quả non màu xanh, hạt màu nâu, hình bầu dục. Chỉ ăn hạt.
  • Đậu cô ve trắng hay đậu trắng, đậu xoát xông: quả non màu xanh, hạt màu trắng, hình trứng. Chỉ ăn hạt.
  • Đậu cô ve đen hay đậu đen: quả non màu xanh, hạt màu đen, hình bầu dục. Chỉ ăn hạt.
  • Giống leo
  • Đậu cô ve chạch hay đậu chạch, đậu Vân Nam: quả non màu xanh, hạt màu trắng, hình bầu dục dài. Ăn quả non.
  • Đậu cô ve bở hay đậu bở: quả non màu xanh, hạt màu nâu, hình bầu dục. Ăn quả non.
  • Đậu cô ve trắng hay đậu trắng, đậu trứng sáo: quả non màu xanh, hạt màu trắng, hình trứng. Chỉ ăn hạt.

Tổng hợp các loại đậu

  • .Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín[2]
  • Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean.
  • Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean.
  • Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt.
  • Wax bean: đậu que trắng.
  • Đậu đũa – Yardlong bean bora – Long-podded cowpea – Asparagus bean – Pea bean – Snake bean – Chinese long bean – Thailand long bean – Long bean – Bodi – Boonchi.
  • Snap peas – Sugar snap peas: quả đậu có thể ăn sống (vỏ ít xơ và không sáp như English pea) hoặc tách hạt ăn khi chín.
  • Snow peas – Chinese peas: hạt đậu nhỏ và xếp thành hàng ở 1 bên của vỏ. Vỏ thì phẳng, rộng và mềm (dễ uốn cong). Được ăn cả quả.
  • Italian flat bean – Romano bean – Runner bean: quả Á hậu đậu chưa chín.
  • Dragon tongue bean: đậu lưỡi rồng hoặc quả đậu cúc chưa chín.
  • Edamame – Sweet bean – Vegetable soybean – Beer bean – Edible soybean: quả đậu nành Nhật chưa chín.
  • Các loại hạt đậu tròn[3][4]
  • Đậu Hà Lan – Pea – Green pea – English pea: vỏ nhiều sáp và xơ, không thể ăn nên phải lột vỏ và ăn hạt.
  • Snap peas – Sugar snap peas: quả đậu có thể ăn sống (vỏ ít xơ và không sáp như English pea) hoặc tách hạt ăn khi chín.
  • Đậu gà – Chickpea.
  • Các loại hạt đậu bầu dục nhỏ[3][4]
  • Đậu tương – Đỗ tương – Đậu nành – Soybean.
  • Đậu trắng – Đậu dải trắng rốn nâu – Cowpea – Black eyed bean – Black eyed pea.
  • Đậu xanh – Mung bean.
  • Đậu đỏ – Xích tiểu đậu – Mễ xích – Azuki bean – Asuki bean – Adzuki bean – Aduki bean: mắt mầm kéo dài dọc thân.
  • Đậu đen – Black bean – Turtle bean – Frijole negro.
  • Đậu ván – Hyacinth bean – Indian bean – Lablab bean – Bonavist bean – Calavance – Seim – Fuji mame: giống đậu nành, mắt mầm nổi và kéo dài dọc thân.
  • Đậu triều – Pigeon pea (Cajanus cajan) – Gandule bean – Tropical green pea – Kadios – Congo pea – Gungo pea – Gunga pea: giống hạt đậu nành màu xanh lá.
  • Edamame: đậu nành Nhật màu xanh.
  • Bolita bean: màu kem.
  • Calypso bean – Yin yang bean – Orca bean: màu đen trắng.
  • Chili bean – Pink bean – Habichuelas Rosadas (spanish): màu hồng nâu.
  • Eye of the goat bean – Goat's eye bean: đậu mắt dê, màu nâu vân gỗ.
  • Red ball bean – Frijol bola roja: đậu bóng đỏ.
  • Navy bean – Haricot bean – White pea bean – Pearl haricot – Pea bean – Haricot blanc bean – Small white bean – Fagioli – Yankee bean - Boston bean: đậu hải quân, trắng.
  • Marrow bean: lớn hơn, thơm hơn Navy bean.
  • Vallarta bean: màu vàng xanh lá.
  • Yellow Indian woman bean: màu nâu nhạt.
  • Các loại hạt đậu hình thận to vừa và hơi dẹp giống đậu Lima[3][4]
  • Đậu ngự – Christmas lima bean – Chestnut lima bean – Madagascar bean: hạt hình elip hơi tròn, dẹp, đường viền liền không phải đốm.
  • Lima bean: màu xanh hoặc trắng.
  • Jackson wonder lima bean: màu nâu.
  • Dermason bean: màu trắng dẹp, hình thận như đậu tây.
  • Các loại hạt đậu hình bầu dục vừa, giống đậu cúc – Fasolia bean[3][4]
  • Pinto bean: nâu nhạt đốm nâu.
  • Cranberry bean – Borlotti bean: hồng nhạt hoặc trắng đốm hồng.
  • Anasazi bean: đốm sữa.
  • Brown speckled cow bean: trắng đốm nâu đen.
  • Great Northern bean: màu trắng.
  • Maicoba bean – Mayocoba bean – Peruvian bean – Azufrado bean – Peruano bean – Canaria bean – Canario bean: màu kem hơi vàng.
  • Mortgage runner bean – Mortgage lifter bean: giống Great Northern bean nhưng tròn, ngắn hơn.
  • Rattlesnake bean: màu nâu nhạt hơn Pinto bean.
  • Tongues of fire bean: nâu nhạt hơn Pito bean đốm nâu.
  • Steuben yellow bean – Steuben yellow eye bean – Butterscotch calypso bean – Molasses face bean – Maine yellow eye: nửa trắng nửa nâu.
  • Swedish brown bean: màu nâu.
  • Tepary bean – Tapary bean – Moth dal: giống viên sỏi, màu từ nâu nhạt đến nâu đậm.
  • Các loại hạt đậu hình thận giống đậu tây[3][4]
  • Đậu tây thường – Đậu tây đỏ – Đậu đỏ dài – Red kidney bean.
  • Đậu tây đốm (sáng/đỏ) (dài) – (Long shape) (Light/red) speckled kidney bean.
  • Đậu tây trắng – White kidney bean – Cannellini bean – Fazolia bean – Lingot bean.
  • Appaloosa bean: nửa đen nửa trắng.
  • Bayo bean: nâu.
  • Soldier bean – Red eye bean: mắt đỏ.
  • Flageolet bean – Fayot bean: trắng, xanh lá nhạt
  • Á hậu đậu – Scarlet runner bean – Multiflora bean: khi trưởng thành có màu chuyển từ đen sang nâu đến tím.
  • Tolosana bean – Spanish Tolosana bean – Prince bean: đốm nâu đỏ.
  • Trout bean – Jacob's cattle bean – Forellen bean: trắng đốm tím hồng.
  • Các loại hạt đậu gạo[3][4]
  • Black Rice Bean: đậu gạo đen.
  • Green Rice Bean: đậu gạo xanh.
  • Các loại hạt đậu khác[3][4]
  • Đậu lăng – Lentil: hạt tròn dẹp nhỏ.
  • Lupin bean – Lupini bean: giống hạt bắp, dẹp.
  • Đậu răng ngựa – Broad bean – Fava bean – Habas – Horse bean – Foul: hạt tròn dẹp lõm ở giữa mặt bên, màu xanh nhạt hoặc nâu nhạt.
  • Sator bean: giống hạnh nhân xanh lá.
  • Snail bean: hình xoắn giống vỏ ốc.

Chú thích

  1. ^ a b Nguyễn Đăng Khôi. Các cây đậu ăn hạt ở Việt Nam. Tạp chí Sinh học, tập 19, số 2. Tháng 6-1997. Trang 8-10. Truy cập ngày 08 tháng 8 năm 2011.
  2. ^ Snap Beans
  3. ^ a b c d e f g Dry Beans
  4. ^ a b c d e f g BEANs

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Liên kết bài chất lượng tốt