Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Wikipedia:Trang thành viên”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của Trizhanoi (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của CNBH
Dòng 19: Dòng 19:


== Các nội dung ''có thể có'' trên trang thành viên ==
== Các nội dung ''có thể có'' trên trang thành viên ==

Để bắt đầu, bạn có thể đặt một thông báo trang thành viên, bằng cách thêm vào trang của bạn đoạn mã in đậm sau " '''<code><nowiki>{{trang thành viên}}</nowiki></code>''' ", đoạn mã sẽ tạo ra một khung trông giống như phía dưới. Điều này không phải là bắt buộc nhưng có thể nó sẽ có ích, đặc biệt đối với người xem mới đến Wikipedia và đang bối rối về vai trò của trang cá nhân trong một bách khoa toàn thư.
{| id="userpage" align="center" style="text-align:center; border: {{{border-s|1}}}px solid {{{border-c|#ffc9c9}}}; background-color:{{{background|#FFFFF3}}}"
|- padding:1em;padding-top:0.5em;"
|style="font-size: 85%"|'''Đây là một [[Wikipedia:Trang thành viên|trang thành viên]] <span style="white-space: nowrap"><span>Wi<!-- Wikipedia -->ki</span><span>pedia</span></span>.'''

Đây không phải là một bài viết bách khoa và những thông tin ở đây có thể không chính xác hoặc chỉ mang tính cách cá nhân <br/>. Nếu bạn tìm thấy trang này trong bất cứ trang web nào ngoài <span style="white-space: nowrap"><span>Wi<!-- Wikipedia -->ki</span><span>pedia</span>,</span> nghĩa là bạn đang đọc một bản sao của <span style="white-space: nowrap"><span>Wi<!-- Wikipedia -->ki</span><span>pedia</span></span>. Xin lưu ý rằng trang này có thể đã bị lỗi thời, thay đổi theo thời gian và chủ nhân của trang này có thể không có mối liên hệ nào với bất kỳ website nào khác (ngoại trừ <span style="white-space: nowrap"><span>Wi<!-- Wikipedia -->ki</span><span>media</span></span>) cũng như không chịu trách nhiệm về nội dung của chúng. Bản chính của trang này nằm tại <br /><span class="plainlinks" style="white-space: nowrap"><nowiki>[liên kết tự tạo http://vi.wikipedia.org/wiki/Thành viên:</nowiki>''Tên của bạn '']''.</span>
|}

Trang thành viên của bạn cũng giống như mọi thứ khác, đều nằm trong cùng dự án của Wikimedia. Sẽ là một sai lầm nếu cho rằng nó giống như một trang chủ cá nhân (''[[homepage]]'') vì [[WP:KHONG#Wikipedia không phải là nơi cung cấp không gian lưu trữ cho các trang web đơn thuần|Wikipedia không phải là blog, nơi lưu trữ web, hay mạng xã hội]]. Thay vì vậy, hãy xem nó như một cách để tổ chức công việc mà bạn sẽ làm tại những bài viết trên Wikipedia, và cũng là cách giúp những thành viên khác hiểu rằng họ đang làm việc với ai.

Một số người cũng thêm thông tin về mình, có thể ghi thông tin liên lạc (thư điện tử, tin nhắn nhanh, v.v.), một tấm hình, tên thật, địa điểm, thông tin về lĩnh vực chuyên môn và sở thích, thích và ghét, trang nhà, v.v. (Nếu bạn quan tâm đến sự riêng tư, có thể bạn sẽ không muốn và do đó chẳng cần phải bắt chước theo thế này).

Bạn có thể dùng trang thành viên để giúp bạn sử dụng Wikipedia hiệu qua hơn: liệt kê thông tin "cần làm", tiến độ công việc, nhắc việc, liên kết hữu ích, v.v. Thử nghiệm mã lập trình wiki cũng tốt (tức là, giống như [[Wikipedia:Chỗ thử|chỗ thử cá nhân]]).

Một cách dùng thường gặp là để cho người khác biết về hoạt động của bạn trên Wikipedia, và quan điểm của bạn về Wikipedia. Do đó bạn có thể thêm những kế hoạch hiện tại, một nhật ký các hoạt động gần đây trên Wikipedia, và những quan điểm (mang tính xây dựng) về việc bài viết hoặc quy định nào đó của Wikipedia nên thay đổi ra sao. Nếu bạn không sửa đổi tại Wikipedia một thời gian, hãy để lại lời ghi chú đó vào trang thành viên của bạn.

Bạn có thêm những trích dẫn mà bạn thích, hoặc một hình vẽ, hoặc một số bài viết hoặc hình ảnh Wikipedia mà bạn ưa thích (chỉ chấp nhận giấy phép tự do – mời xem phần [[#Các nội dung không nên có trong trang cá nhân|Các nội dung không nên có trong trang cá nhân]] ở dưới), hoặc tương tự.

Những người khác cũng có thể sửa đổi trang thành viên của bạn, ví dụ tặng bạn một [[Wikipedia:Sao may mắn|sao may mắn]] hoặc để lại một tấm hình cho bạn. Nếu trong trường hợp quyền sửa đổi tại Wikipedia của bạn đã bị [[Wikipedia:Quy định cấm|tước]], một thông báo về điều này sẽ được đặt tại trang thành viên của bạn.

Nếu bạn muốn [[Wikipedia:Phát hành giấy phép kép|phát hành giấy phép kép]] các đóng góp của bạn thêm một giấy phép nữa hoặc tuyên bố tất cả chúng thuộc [[phạm vi công cộng]], bạn có thể đặt một thông báo điều này ở trang thành viên của bạn. Vì những nhiều tiêu bản lớn và tên thể loại dài, một số thành viên đặt những tiêu bản bản quyền tại trang con (xem mục [[#Còn trang con?|Còn trang con?]] ở dưới). Dù bạn ghi một tuyên bố giấy phép minh bạch hay không ghi, thì tất cả các sửa đổi của bạn tại Wikipedia đều được cấp phép theo [[GFDL]].

Nhiều thành viên ghi kèm ngôn ngữ mà họ biết (xem [[Wikipedia:Babel]]).

Bạn được hoan nghênh ghi một liên kết đến trang nhà cá nhân của bạn, mặc dù bạn không nên thêm kẹo thêm đường để quảng cáo nó.

'''Ghi chú''': trang thành viên thường có để đến được thông qua [[Wikipedia:Ký tên vào thảo luận|chữ ký thành viên ở trang thảo luận]].

=== Còn trang con? ===
<span id="SUB"/>{{shortcut|WP:UP#SUB}}
Nếu bạn cần nhiều trang hơn, bạn có thể tạo ra [[Wikipedia:Trang con|trang con]]. Nói chung, bạn có thể ghi bất cứ thứ gì mà bạn có thể ghi tại trang thành viên và trang thảo luận thành viên của bạn.

Ví dụ:
* Một bài nào đó đang thực hiện, cho đến khi bạn sẵn sàng đưa ra cho mọi người xem. Điều này thực ra không cần thiết, mặc dù một số người thực hiện vì lý do chiều theo [[Wikipedia:Mâu thuẫn về lợi ích|mâu thuẫn về lợi ích]] hoặc bản nháp của trang mà tựa đề bài đó đã bị [[Wikipeida:Quy định khóa|khóa]]. Xem thêm : [[#Sao chép từ trang khác]]
* [[Trợ giúp:Lưu trang thảo luận|Lưu trữ]] trang thảo luận thành viên
* Thử nghiệm; để thử một [[m:Help:Template|tiêu bản]], hãy tạo nó trong một trang con riêng biệt.
* Những đoạn trong trang thành viên của bạn mà đủ lớn để cần một trang riêng, ví dụ một trang ghi những phần thưởng bạn có được hoặc hình ảnh bạn đã chụp.


== Các nội dung ''không nên có'' trong trang cá nhân ==
== Các nội dung ''không nên có'' trong trang cá nhân ==

Phiên bản lúc 16:45, ngày 1 tháng 9 năm 2013

Wikipedia cung cấp trang thành viên để giúp các thành viên tham gia trong dự án thuận tiện trong việc liên lạc để xây dựng một bách khoa toàn thư.

Nếu tên người dùng của bạn là Ví dụ:

Ghi chú: "Của bạn" trong bối cảnh này có nghĩa là nó gắn liền với bạn, chứ không phải thuộc về bạn.

Các trang đặc biệt Đặc biệt:MypageĐặc biệt:Mytalk sẽ dẫn người dùng đến trang thành viên và thảo luận thành viên của người đó. Những thành viên khác sẽ không tìm thấy được trang thành viên của bạn nếu dùng Đặc biệt:Mypage, họ chỉ có thể ghé thăm nó bằng cách nhấn vào Thành viên:Ví dụ (đối với thành viên lấy làm ví dụ).

Những chi tiết về nói chung không nên nằm ở không gian tên chính, nơi đó để dành cho nội dung bách khoa toàn thư.

Nếu bạn không thích có một trang thành viên, chúng tôi khuyên bạn nên đổi hướng nó sang trang thảo luận thành viên của bạn để thuận tiện cho các thành viên khác.

Các nội dung có thể có trên trang thành viên

Để bắt đầu, bạn có thể đặt một thông báo trang thành viên, bằng cách thêm vào trang của bạn đoạn mã in đậm sau " {{trang thành viên}} ", đoạn mã sẽ tạo ra một khung trông giống như phía dưới. Điều này không phải là bắt buộc nhưng có thể nó sẽ có ích, đặc biệt đối với người xem mới đến Wikipedia và đang bối rối về vai trò của trang cá nhân trong một bách khoa toàn thư.

Đây là một trang thành viên Wikipedia.

Đây không phải là một bài viết bách khoa và những thông tin ở đây có thể không chính xác hoặc chỉ mang tính cách cá nhân
. Nếu bạn tìm thấy trang này trong bất cứ trang web nào ngoài Wikipedia, nghĩa là bạn đang đọc một bản sao của Wikipedia. Xin lưu ý rằng trang này có thể đã bị lỗi thời, thay đổi theo thời gian và chủ nhân của trang này có thể không có mối liên hệ nào với bất kỳ website nào khác (ngoại trừ Wikimedia) cũng như không chịu trách nhiệm về nội dung của chúng. Bản chính của trang này nằm tại
[liên kết tự tạo http://vi.wikipedia.org/wiki/Thành viên:Tên của bạn ].

Trang thành viên của bạn cũng giống như mọi thứ khác, đều nằm trong cùng dự án của Wikimedia. Sẽ là một sai lầm nếu cho rằng nó giống như một trang chủ cá nhân (homepage) vì Wikipedia không phải là blog, nơi lưu trữ web, hay mạng xã hội. Thay vì vậy, hãy xem nó như một cách để tổ chức công việc mà bạn sẽ làm tại những bài viết trên Wikipedia, và cũng là cách giúp những thành viên khác hiểu rằng họ đang làm việc với ai.

Một số người cũng thêm thông tin về mình, có thể ghi thông tin liên lạc (thư điện tử, tin nhắn nhanh, v.v.), một tấm hình, tên thật, địa điểm, thông tin về lĩnh vực chuyên môn và sở thích, thích và ghét, trang nhà, v.v. (Nếu bạn quan tâm đến sự riêng tư, có thể bạn sẽ không muốn và do đó chẳng cần phải bắt chước theo thế này).

Bạn có thể dùng trang thành viên để giúp bạn sử dụng Wikipedia hiệu qua hơn: liệt kê thông tin "cần làm", tiến độ công việc, nhắc việc, liên kết hữu ích, v.v. Thử nghiệm mã lập trình wiki cũng tốt (tức là, giống như chỗ thử cá nhân).

Một cách dùng thường gặp là để cho người khác biết về hoạt động của bạn trên Wikipedia, và quan điểm của bạn về Wikipedia. Do đó bạn có thể thêm những kế hoạch hiện tại, một nhật ký các hoạt động gần đây trên Wikipedia, và những quan điểm (mang tính xây dựng) về việc bài viết hoặc quy định nào đó của Wikipedia nên thay đổi ra sao. Nếu bạn không sửa đổi tại Wikipedia một thời gian, hãy để lại lời ghi chú đó vào trang thành viên của bạn.

Bạn có thêm những trích dẫn mà bạn thích, hoặc một hình vẽ, hoặc một số bài viết hoặc hình ảnh Wikipedia mà bạn ưa thích (chỉ chấp nhận giấy phép tự do – mời xem phần Các nội dung không nên có trong trang cá nhân ở dưới), hoặc tương tự.

Những người khác cũng có thể sửa đổi trang thành viên của bạn, ví dụ tặng bạn một sao may mắn hoặc để lại một tấm hình cho bạn. Nếu trong trường hợp quyền sửa đổi tại Wikipedia của bạn đã bị tước, một thông báo về điều này sẽ được đặt tại trang thành viên của bạn.

Nếu bạn muốn phát hành giấy phép kép các đóng góp của bạn thêm một giấy phép nữa hoặc tuyên bố tất cả chúng thuộc phạm vi công cộng, bạn có thể đặt một thông báo điều này ở trang thành viên của bạn. Vì những nhiều tiêu bản lớn và tên thể loại dài, một số thành viên đặt những tiêu bản bản quyền tại trang con (xem mục Còn trang con? ở dưới). Dù bạn ghi một tuyên bố giấy phép minh bạch hay không ghi, thì tất cả các sửa đổi của bạn tại Wikipedia đều được cấp phép theo GFDL.

Nhiều thành viên ghi kèm ngôn ngữ mà họ biết (xem Wikipedia:Babel).

Bạn được hoan nghênh ghi một liên kết đến trang nhà cá nhân của bạn, mặc dù bạn không nên thêm kẹo thêm đường để quảng cáo nó.

Ghi chú: trang thành viên thường có để đến được thông qua chữ ký thành viên ở trang thảo luận.

Còn trang con?

Nếu bạn cần nhiều trang hơn, bạn có thể tạo ra trang con. Nói chung, bạn có thể ghi bất cứ thứ gì mà bạn có thể ghi tại trang thành viên và trang thảo luận thành viên của bạn.

Ví dụ:

  • Một bài nào đó đang thực hiện, cho đến khi bạn sẵn sàng đưa ra cho mọi người xem. Điều này thực ra không cần thiết, mặc dù một số người thực hiện vì lý do chiều theo mâu thuẫn về lợi ích hoặc bản nháp của trang mà tựa đề bài đó đã bị khóa. Xem thêm : #Sao chép từ trang khác
  • Lưu trữ trang thảo luận thành viên
  • Thử nghiệm; để thử một tiêu bản, hãy tạo nó trong một trang con riêng biệt.
  • Những đoạn trong trang thành viên của bạn mà đủ lớn để cần một trang riêng, ví dụ một trang ghi những phần thưởng bạn có được hoặc hình ảnh bạn đã chụp.

Các nội dung không nên có trong trang cá nhân

Thông thường, bạn nên tránh để trong trang cá nhân của mình các nội dung chính không liên quan đến Wikipedia. Wikipedia không phải dịch vụ lưu trữ trên mạng, do đó trang cá nhân không phải là một trang chủ cá nhân (homepage). Trang của bạn là để nói về bạn với tư cách là thành viên Wikipedia. Ví dụ về các nội dung không liên quan đến Wikipedia:

  • Một weblog về các hoạt động không liên quan đến Wikipedia
  • Thảo luận dài không liên quan đến Wikipedia
  • Thông tin cá nhân dài dòng (hơn 2 trang) không liên quan đến Wikipedia
  • Quan điểm cá nhân dài dòng về các vấn đề không liên quan đến Wikipedia, triết lý wiki, việc hợp tác, nội dung tự do, Creative Commons, v.v.
  • Các tài liệu không bách khoa khác
  • Các tuyên bố kiểu bút chiến:
- Jimbo Wales,[1] Đồng sáng lập Wikipedia.
  • Dùng nhiều phát biểu gây tranh cãi
  • Liên lạc với những người không tham gia dự án wiki và các công việc liên quan
  • Các hình ảnh mà bạn không được sử dụng tự do

Nói chung, nếu bạn có tài liệu mà bạn không muốn người khác sửa, hoặc tài liệu không thích hợp với Wikipedia, bạn nên để ở nơi khác. Có nhiều dịch vụ web miễn phí và giá rẻ để dành cho các nội dung này.

Cộng đồng Wikipedia thường dễ tính và rộng rãi trong việc áp dụng hướng dẫn này đối với các thành viên tích cực. Đặc biệt, các hoạt động xây dựng cộng đồng không giới hạn chặt chẽ trong việc "phục vụ chủ đề" có thể được cho phép, đặc biệt khi được khởi đầu bởi các thành viên tích cực với lịch sử soạn thảo tốt. Khi các hoạt động này giúp xây dựng cộng đồng, chúng cũng giúp xây dựng từ điển bách khoa. Nhưng mặt khác, nếu hoạt động của một trang thành viên trở nên có tính chất chia rẽ hoặc phá cộng đồng hoặc cản trở quá trình xây dựng từ điển, nó phải được sửa chữa để ngăn cản sự chia rẽ này.

Đừng đưa trang cá nhân hay các trang cá nhân con, kể cả các bài đang soạn, vào các thể loại dành cho các bài Wikipedia. Cẩn thận khi dùng các tiêu bản, chúng có thể đưa các trang đó vào các thể loại trong không gian chính.

Bản sao của các trang khác

Tuy các trang cá nhân và trang con trong không gian đó có thể được dùng làm cơ sở để phát triển các nội dung mới, không gian này không được dành cho việc lưu trữ vô hạn phiên bản mà bạn thích của nội dung gây tranh cãi hoặc đã bị xóa bỏ. Nói cách khác, Wikipedia không phải dịch vụ web miễn phí. Các bản sao cá nhân mà chỉ được dùng với mục đích lưu trữ dài hạn có thể bị xóa bỏ.

Tương tự, các trang lưu trong không gian cá nhân không nên được thiết kế để thay thế về mặt chức năng cho các mục từ trong không gian chính của Wikipedia. Nếu bạn thấy rằng trang cá nhân con của bạn đã trở nên hữu dụng như một bài thông thường hay một trang dự án, hãy xem xét việc chuyển nó ra không gian tên thích hợp hoặc trộn nó với các trang tương tự đã có sẵn. Không bao giờ nên tạo liên kết từ một bài trong không gian chính tới một trang cá nhân, cũng không nên dùng một bài viết đặt tại trang cá nhân làm tài liệu chính cho một quy định, hướng dẫn, hay khái niệm nào của Wikipedia.

Nội dung không phù hợp

Thông thường trong trang cá nhân bạn không được phép cho vào đó các nội dung có thể dẫn tới sự tai tiếng cho Wikipedia, hay sự phản đối từ cộng đồng đối với dự án này. Wikipedia không phải là một diễn đàn là một quy định áp dụng cho cả từ điển bách khoa lẫn không gian thành viên. Bạn có nhiều quyền hạn trong phạm vi trang cá nhân của mình, nhưng nên nhớ là mọi thông tin cá nhân cần được đưa ra với thái độ cẩn trọng nhất có thể. Các nội dung có tính chất phỉ báng, xúc phạm, công kích có thể bị loại bỏ bởi bất kỳ thành viên nào.

Quyền sở hữu và sửa đổi trang cá nhân

Thông thường, Wikipedia cho phép thành viên sửa đổi thoải mái trang cá nhân của mình. Tuy thế, các trang này vẫn thuộc về cộng đồng:

  • Mọi đóng góp trên trang thành viên cũng phải được phát hành dưới giấy phép GFDL, như các bài viết thông thường.
  • Các thành viên khác có thể sửa trang cá nhân của bạn, mặc dù theo quy ước trang cá nhân của bạn thường chỉ có bạn là người sửa đổi.
  • Các quy định của cộng đồng, như Wikipedia:Không công kích cá nhân, áp dụng cho trang cá nhân của bạn cũng như tại các trang khác.
  • Trong một vài trường hợp, các thông tin không theo mục tiêu của dự án Wikipedia cũng như các sửa đổi từ các thành viên bị cấm có thể bị xóa bỏ (xem bên dưới).
  • Thành viên có thể xóa tin nhắn của người khác tại trang thảo luận cá nhân, nhưng nên chuyển các tin nhắn này vào các trang lưu theo thời gian. Các tin nhắn liên quan đến việc vi phạm quy định Wikipedia như: nhắc nhở vi phạm, cảnh cáo, thông báo cấm... thì nhất thiết phải được lưu trong trang thảo luận hiện hành hoặc trong các trang lưu.

Thông thường theo phép lịch sự thì không nên sửa trang cá nhân của thành viên khác mà chưa có sự đồng ý của họ. Một số thành viên có thể cho phép sửa đổi thoải mái trang cá nhân của họ, thậm chí còn thông báo rõ ràng về điều này. Số khác có thể phản đổi và yêu cầu người khác không được sửa trang cá nhân của họ, và cũng nên tôn trọng yêu cầu này. Cách tốt nhất là dùng trang thảo luận cá nhân tương ứng để trao đổi với người đó về các vấn đề liên quan đến trang cá nhân của họ và yêu cầu họ tự sửa. Trong một vài trường hợp, một thành viên có kinh nghiệm lâu năm có thể sửa chữa một điểm gì đó dặc biệt tại trang cá nhân của bạn, và sẽ thông báo và giải thích chi tiết tại trang thảo luận của bạn. Điều này nên tránh đối với các sửa đổi thông tin thông thường.

Xóa bỏ các nội dung không phù hợp

Nếu cộng đồng thông báo với bạn là họ sẽ xóa một số nội dung từ trang cá nhân của bạn, bạn cũng nên xem xét lại — vì những thông tin đó chỉ được phép tồn tại với sự chấp thuận của cả cộng đồng. Nếu không thì bạn nên chuyển nội dung đó đến một nơi phù hợp hơn.

Nếu bạn không muốn hợp tác trong trường hợp này thì các thông tin không phù hợp sẽ bị xóa bỏ bằng cách sửa lại trang (nếu chỉ có một phần của trang có nội dung không phù hợp), hoặc xóa bỏ hoàn toàn nếu toàn bộ nội dung không phù hợp.

Trong các trường hợp đặc biệt, các trang con của trang cá nhân của bạn có thể bị xóa bỏ theo quy định về xóa trang.

Công cụ liên quan

Ở mục "công cụ" trong cột bên trái của trang cá nhân có thêm hai công cụ hữu ích:

  • Gửi thư cho người này: nếu bạn đang đăng nhập và đã đăng ký một địa chỉ thư điện tử ở đây, đồng thời đã gửi thư điện tử xác nhận địa chỉ đó; bạn có thể ấn vào liên kết này để gửi thư điện tử cho thành viên sở hữu trang cá nhân. Việc gửi thư sẽ thành công nếu thành viên đó cũng đã đăng ký địa chỉ thư điện tử và xác nhận địa chỉ này. Địa chỉ thư điện tử của thành viên sẽ không hiện ra tại Wikipedia; tuy nhiên nếu bạn gửi thư điện tử cho một thành viên khác, người nhận thư sẽ biết địa chỉ thư điện tử của bạn.
  • Đóng góp của người này: ấn vào liên kết này để xem các đóng góp của thành viên sở hữu trang cá nhân.

Đổi tên

Các hành chính viên có thể đổi tên cho thành viên nào mà đã sửa đổi ít hơn 200.000 lần (hầu như mọi người), dùng trang Đặc biệt:Renameuser. Các thành viên muốn đổi tên không phải mở ra tài khoản mới, và thành viên vẫn được giữ các đóng góp cũ dưới tên mới của họ. Lưu ý là thành viên không được tạo ra tài khoản mới trước khi đổi tên, nếu làm như vậy thì chỉ có thể đổi thành tên khác. Xem en:Wikipedia:Changing username để biết thêm chi tiết.

Quy định

Wikipedia tiếng Việt không cung cấp dịch vụ mạng miễn phí. Chúng ta không khuyến khích xây dựng trang cá nhân gây tốn phí tài nguyên mà không trực tiếp phục vụ để soạn bài bách khoa tại đây.

Trang không hợp lệ

Một cách tổng quát, các trang cá nhân không hợp lệ bao gồm các trang nhận được yêu cầu từ cộng đồng phải xóa toàn bộ hay một phần thông tin. Một vài ví dụ: có thông tin quảng cáo, có các chữ thô tục, thiếu tôn trọng các cá nhân khác...

Những ví dụ trên chỉ là ví dụ điển hình, không có nghĩa đó là các ví dụ độc nhất.

Các trang cá nhân không hợp lệ sẽ bị dán một bảng thông báo không hợp lệ trong một tuần. Sau thời gian này, nếu thành viên không thay đổi trang cá nhân của họ, trang này sẽ bị xóa hoặc bị thay đổi theo yêu cầu của cộng đồng.

Nếu thành viên tiếp tục tái vi phạm quy định, tài khoản thành viên có thể bị khóa.

Xem thêm

Bạn còn thắc mắc?
Mời vào: Bàn giúp đỡ sử dụng Wikipedia

Chú thích

  1. ^ Jimbo's comment on libel on userpages