Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vụ Dreyfus”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Liên kết ngoài: clean up, replaced: {{Sister project links → {{Liên kết tới các dự án khác using AWB
linh tinh
Dòng 1: Dòng 1:
[[Tập tin:Degradation alfred dreyfus.jpg|nhỏ|alt=Au milieu d'une cérémonie militaire, Alfred Dreyfus se tient droit en uniforme vierge de tout insigne. Ses insignes et son fourreau sont à ses pieds, et en face de lui, un adjudant est en train de casser son sabre en deux sur son genou.|[[Alfred Dreyfus]] bị giáng chức, ngày 5 tháng 1 năm 1895. Tranh của [[Henri Meyer]] trên trang bìa của tờ ''[[Le Petit Journal|Petit Journal]]'' ngày 13 tháng 1 năm 1895, với ghi chú « Kẻ phản bội »<ref>Xem [http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k7161044 mẫu hoàn chỉnh trên [[Gallica]]]</ref>.]]
[[Tập tin:Degradation alfred dreyfus.jpg|nhỏ|alt=Au milieu d'une cérémonie militaire, Alfred Dreyfus se tient droit en uniforme vierge de tout insigne. Ses insignes et son fourreau sont à ses pieds, et en face de lui, un adjudant est en train de casser son sabre en deux sur son genou.|[[Alfred Dreyfus]] bị giáng chức, ngày 5 tháng 1 năm 1895. Tranh của [[Henri Meyer]] trên trang bìa của tờ ''[[Le Petit Journal|Petit Journal]]'' ngày 13 tháng 1 năm 1895, với ghi chú « Kẻ phản bội »<ref>Xem [http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k7161044 mẫu hoàn chỉnh trên [[Gallica]]]</ref>.]]


'''Vụ Dreyfus''' là một cuộc xung đột chính trị-xã hội nghiêm trọng của [[Đệ tam Cộng hòa Pháp|Đệ tam cộng hòa Pháp]] vào cuối [[thế kỷ 19]], xoay quanh cáo buộc tội phản quốc đối với [[đại úy]] [[Alfred Dreyfus]], một người [[Pháp]] gốc [[Alsace]] theo [[Do Thái giáo]], người cuối cùng được tuyên bố vô tội. Nó đã khuấy đảo xã hội một cách sâu sắc trong suốt 12 năm(1895-1906), trong đó hầu như toàn thể các giới trong xã hội Pháp chia thành hai phe ủng hộ Dreyfus (''dreyfusard'') và chống Dreyfusard (''anti-dreyfusard'') và dẫn đến nhiều hệ lụy với nước Pháp về sau.
'''Vụ Dreyfus''' là một cuộc xung đột chính trị-xã hội nghiêm trọng trong nền [[Đệ tam Cộng hòa Pháp|Đệ tam cộng hòa Pháp]] vào cuối [[thế kỷ 19]], xoay quanh cáo buộc tội phản quốc đối với [[đại úy]] [[Alfred Dreyfus]], một người [[Pháp]] gốc [[Alsace]] theo [[Do Thái giáo]], người cuối cùng được tuyên bố vô tội. Nó đã khuấy đảo xã hội một cách sâu sắc trong suốt 12 năm (1895-1906), trong đó hầu như toàn thể các giới trong xã hội Pháp chia thành hai phe ủng hộ Dreyfus (''dreyfusard'') và chống Dreyfusard (''anti-dreyfusard'') và dẫn đến nhiều hệ lụy với nước Pháp về sau.


Bản kết án cuối năm 1894 đối với đại úy Dreyfus — về tội để lộ những tài liệu bí mất của Pháp cho [[đế quốc Đức|người Đức]] - là một sai lầm tư pháp<ref>Thậm chí là một « vi phạm tư pháp » theo [[#Bredin|Bredin, ''L’Affaire'']], Fayard, 1984 và [[#DuclertBio|Vincent Duclert, ''Biographie d’Alfred Dreyfus'']], Fayard, 2006</ref><ref>Đọc thêm [http://www.presse.justice.gouv.fr/index.php?rubrique=10093&ssrubrique=10094&article=11255 diễn văn] của Bộ trưởng Tư pháp Pháp,[[Pascal Clément]], ngày 12 tháng 6 năm 2006</ref> có nguồn gốc từ nỗi sợ gián điệp trong bối cảnh niềm căm thù của người Pháp với người Đức sôi sục sau cuộc [[chiến tranh Pháp-Phổ]] năm 1871 và từ [[chủ nghĩa bài Do Thái]], hai nét nổi bật trong tâm lý xã hội Pháp đương thời. Sự phanh phui [[vụ bê bối]] năm 1898, bởi [[Émile Zola]] trên bài báo tựa đề « [[Tôi kết tội...!]] » (''J'Accuse...!''), đã gây ra một chuỗi những cuộc khủng hoảng chính trị và xã hội có một không hai ở [[Pháp]]. Ở cực điểm vào năm 1899, vụ bê bối đã bộc lộ những rạn nứt trong nước Pháp dưới nền [[Đệ tam Cộng hòa Pháp|Đệ tam cộng hòa]], khi mà sự tranh cãi giữa hai phe đã dẫn tới những cuộc luận chiến hết sức gay gắt về [[chủ nghĩa dân tộc]] và [[chủ nghĩa bài Do Thái]]. Nó chỉ thực sự chấm dứt vào năm 1906 khi một bản án của [[Tối cao pháp viện Pháp]] minh oan và phục hồi danh dự hoàn toàn cho Dreyfus.
Bản kết án cuối năm 1894 đối với đại úy Dreyfus — về tội để lộ những tài liệu bí mất của Pháp cho [[đế quốc Đức|người Đức]] - là một sai lầm tư pháp<ref>Thậm chí là một « vi phạm tư pháp » theo [[#Bredin|Bredin, ''L’Affaire'']], Fayard, 1984 và [[#DuclertBio|Vincent Duclert, ''Biographie d’Alfred Dreyfus'']], Fayard, 2006</ref><ref>Đọc thêm [http://www.presse.justice.gouv.fr/index.php?rubrique=10093&ssrubrique=10094&article=11255 diễn văn] của Bộ trưởng Tư pháp Pháp,[[Pascal Clément]], ngày 12 tháng 6 năm 2006</ref> có nguồn gốc từ nỗi sợ gián điệp trong bối cảnh niềm căm thù của người Pháp với người Đức sôi sục sau cuộc [[chiến tranh Pháp-Phổ]] năm 1871 và từ [[chủ nghĩa bài Do Thái]], hai nét nổi bật trong tâm lý xã hội Pháp đương thời. Sự phanh phui [[vụ bê bối]] năm 1898, bởi [[Émile Zola]] trên bài báo tựa đề « [[Tôi kết tội...!]] » (''J'Accuse...!''), đã gây ra một chuỗi những cuộc khủng hoảng chính trị và xã hội có một không hai ở [[Pháp]]. Ở cực điểm vào năm 1899, vụ bê bối đã bộc lộ những rạn nứt trong nước Pháp dưới nền [[Đệ tam Cộng hòa Pháp|Đệ tam cộng hòa]], khi mà sự tranh cãi giữa hai phe đã dẫn tới những cuộc luận chiến hết sức gay gắt về [[chủ nghĩa dân tộc]] và [[chủ nghĩa bài Do Thái]]. Nó chỉ thực sự chấm dứt vào năm 1906 khi một bản án của [[Tối cao pháp viện Pháp]] minh oan và phục hồi danh dự hoàn toàn cho Dreyfus.

Phiên bản lúc 08:19, ngày 3 tháng 9 năm 2013

Au milieu d'une cérémonie militaire, Alfred Dreyfus se tient droit en uniforme vierge de tout insigne. Ses insignes et son fourreau sont à ses pieds, et en face de lui, un adjudant est en train de casser son sabre en deux sur son genou.
Alfred Dreyfus bị giáng chức, ngày 5 tháng 1 năm 1895. Tranh của Henri Meyer trên trang bìa của tờ Petit Journal ngày 13 tháng 1 năm 1895, với ghi chú « Kẻ phản bội »[1].

Vụ Dreyfus là một cuộc xung đột chính trị-xã hội nghiêm trọng trong nền Đệ tam cộng hòa Pháp vào cuối thế kỷ 19, xoay quanh cáo buộc tội phản quốc đối với đại úy Alfred Dreyfus, một người Pháp gốc Alsace theo Do Thái giáo, người mà cuối cùng được tuyên bố vô tội. Nó đã khuấy đảo xã hội một cách sâu sắc trong suốt 12 năm (1895-1906), trong đó hầu như toàn thể các giới trong xã hội Pháp chia thành hai phe ủng hộ Dreyfus (dreyfusard) và chống Dreyfusard (anti-dreyfusard) và dẫn đến nhiều hệ lụy với nước Pháp về sau.

Bản kết án cuối năm 1894 đối với đại úy Dreyfus — về tội để lộ những tài liệu bí mất của Pháp cho người Đức - là một sai lầm tư pháp[2][3] có nguồn gốc từ nỗi sợ gián điệp trong bối cảnh niềm căm thù của người Pháp với người Đức sôi sục sau cuộc chiến tranh Pháp-Phổ năm 1871 và từ chủ nghĩa bài Do Thái, hai nét nổi bật trong tâm lý xã hội Pháp đương thời. Sự phanh phui vụ bê bối năm 1898, bởi Émile Zola trên bài báo tựa đề « Tôi kết tội...! » (J'Accuse...!), đã gây ra một chuỗi những cuộc khủng hoảng chính trị và xã hội có một không hai ở Pháp. Ở cực điểm vào năm 1899, vụ bê bối đã bộc lộ những rạn nứt trong nước Pháp dưới nền Đệ tam cộng hòa, khi mà sự tranh cãi giữa hai phe đã dẫn tới những cuộc luận chiến hết sức gay gắt về chủ nghĩa dân tộcchủ nghĩa bài Do Thái. Nó chỉ thực sự chấm dứt vào năm 1906 khi một bản án của Tối cao pháp viện Pháp minh oan và phục hồi danh dự hoàn toàn cho Dreyfus.

Vụ bê bối này là biểu tượng hiện đại và phổ biến về sự bất công[4] dưới danh nghĩa lợi ích quốc gia, và lưu lại một ví dụ rõ ràng nhất về một sai lầm tư pháp khó sửa chữa, với một vai trò quan trọng của báo chídư luận.

Tóm tắt vụ Dreyfus

Jeu de l'oie của vụ Dreyfus

Cuối năm 1894, đại úy quân đội Pháp Alfred Dreyfus, cựu sinh viên Trường Bách khoa Paris, một người gốc Alsace Do Thái giáo, bị buộc tội đã để lộ cho người Đức một số tài liệu bí mất, bị kết án tù khổ sai chung thân về tội phản quốc và đày đi Đảo Quỷ thuộc Guyane. Vào lúc đó, các quan điểm của giới chính trị Pháp là hoàn toàn ác cảm với Dreyfus.

Một ít người không tán đồng bản án, trước hết là người anh trai Mathieu, rồi đến gia đình Dreyfus, đã cố gắng chứng minh sự vô tội của ông, sau được hưởng ứng bởi nhà báo Bernard Lazare. Đồng thời, trung tá Georges Picquart, người chỉ đạo vụ phản gián, khẳng định vào tháng 3 năm 1896 rằng kẻ phản bội thực sự phải là thiếu tá Ferdinand Walsin Esterházy. Tuy nhiên, bộ tham mưu từ chối xem xét lại quyết định của mình và thuyên chuyển Picquart tới Bắc Phi.

Để thu hút sự chú ý về sự yếu ớt trong các bằng chứng chống lại Dreyfus, tháng 7 năm 1897 gia đình ông đã liên hệ với chủ tịch danh dự của Thượng viện Auguste Scheurer-Kestner người đã thông cáo, sau đó ba tháng, ông đã chịu thuyết phục rằng Dreyfus vô tội, và cũng đã đồng thời thuyết phục Georges Clemenceau, một cựu nghị viên và nhà báo. Cùng tháng đó, Mathieu Dreyfus khiếu nại chống Walsin-Esterházy lên Bộ Chiến tranh. Khi phạm vi những người ủng hộ Dreyfus bắt đầu mở rộng, hai sự kiện xảy ra vào tháng Giêng năm 1898 làm cho vụ việc trở nên có quy mô quốc gia: Esterházy được tha bổng, dưới sự ủng hộ của những người bảo thủ và những người dân tộc chủ nghĩa; và Émile Zola đăng bài « Tôi buộc tội ...! »(J'Accuse...!) biện hộ cho phe ủng hộ Dreyfus(dreyfusard) đã lôi kéo được rất nhiều nhà trí thức. Một quá trình chia cắt nước Pháp bắt đầu, điều còn kéo dài cho đến hết thế kỷ. Các cuộc bạo động bài Do Thái bùng phát ở trên 20 thành phố nước Pháp, và người ta ghi nhận nhiều người đã thiệt mạng ở tỉnh Alger. Nền Cộng hòa bị chấn động, một số người thậm chí tin rằng nó đang lâm nguy và nỗ lực tìm cách chấm dứt vụ Dreyfus để vãn hồi sự ổn định.

Bất chấp mưu mô của quân đội muốn làm sự việc chìm xuống, bản án kết tội Dreyfus đâu tiên bị hủy bỏ bởi Tòa Thượng thẩm sau một cuộc điều tra kỹ lưỡng và một tòa án binh mới được thành lập ở Rennes năm 1899. Trái với mọi mong đợi, Dreyfus bị kết án một lần nữa, mười năm lao động khổ sai với, dù sao, những tình tiết giảm nhẹ. Kiệt sức với đợt đi đày 4 năm trời, Dreyfus đã chấp nhận lệnh đặc xá của Tổng thống Émile Loubet. Phải đến năm 1906 sự vô tội của ông mới được thừa nhận cính thức thông qua một án quyết không chiếu xét của Tối cao Pháp viện[5]. Được phục hồi danh dự, đại úy Dreyfus trở lại quân ngũ với quân hàm thiếu tá và tham gia vào Thế chiến I. Ông mất năm 1935.

Những hậu quả của vụ bê bối này là không kể hết và động chạm tới mọi khía cạnh trong đời sống công chúng Pháp: chính trị(nó cống hiến thắng lợi cho nền cộng hòa và trở thành một thứ huyền thoại lập quốc[6] (mythe fondateur) khi làm sống dậy chủ nghĩa dân tộc, quân sự, tôn giáo(nó đã kéo chậm lại cuộc cải cách Công giáo ở Pháp, cũng như sự dung hợp vào nền cộng hòa của những người Công giáo), xã hội, tư pháp, truyền thông, ngoại giao và văn hóa (chính trong thời kỳ này mà thuật ngữ giới trí thức(intellectuel) đã ra đời). Vụ việc cũng có tác động tới quốc tế với phong trào phục quốc Do Thái thông qua một trong những người sáng lập,Théodore Herzl, và bởi những cảm xúc do những cuộc biểu tình bài Do Thái gây nên trong cộng đồng người Do Thái ở Tây và Trung Âu.

Thuật ngữ liên quan

Trong các tài liệu tiếng Pháp về vụ Dreyfus, các thuật ngữ na ná nhau có thể gây bối rồi:

  • Dreyfusards chỉ những người ủng hộ Dreyfus sớm nhất, theo đuổi sự thừa nhận vô tội cho ông ngay từ đầu.
  • Dreyfusiste chỉ những người quan tâm sau đó tới vụ án và nhìn thấy từ vụ này sự cần thiết giải quyết các câu hỏi lớn hơn về chính trị-xã hội Pháp(một số dreyfusard cũng nằm trong số họ).
  • Dreyfusiens là thuật ngữ chỉ những người hưởng ứng bài báo « L'Appel à l'union »("Lời kêu gọi thống nhất") trên tờ Le Temps tháng 1 năm 1899, là những người thông cảm cho Dreyfus nhưng cảm thấy mối chia rẽ đã đẩy nước Pháp tới bờ vực hiểm nghèo và họ đóng vai trò cân bằng hai phe. Đây là lực lượng thường ủng hộ các chính sách của Waldeck-Rousseau và cổ vũ sự thế tục hóa xã hội.

Bối cảnh vụ Dreyfus

Bối cảnh chính trị

Năm 1894, nền Đệ tam Cộng hòa Pháp đã được 23 năm tuổi, và đã trải qua tới ba cuộc khủng hoảng (chủ nghĩa Boulanger năm 1889, vụ bê bối Panama năm 1892, và nguy cơ vô chính phủ phản ánh trong một chuỗi đạo luật những năm 1893-1894) chỉ củng cố nó thêm. Các cuộc bầu cử năm 1893, tập trung vào câu hỏi xã hội, đã đem lại chiến thắng cho những người phái cộng hòa(hơn một nửa số ghế trên tổng số hơn 500 ghế nghị viện) trước phái hữu bảo thủ, cũng như trước những người cấp tiến(khoảng 150 ghế) và những người xã hội chủ nghĩa(33 ghế)[7]

Phe đối lập của những người cấp tiến và xã hội chủ nghĩa thúc đẩy việc cai trị vào trung tâm nơi các lựa chọn chính trị định hướng theo chủ nghỉa bảo hộ kinh tế, một sự thờ ơ rõ ràng đối với câu hỏi xã hội, một sự sẵn sàng để phá vỡ sự cô lập quốc tế, với đồng minh Nga và với sự phát triển của Đế quốc Pháp. Chính sách trung tâm này đã gây nên sự bất ổn nội các, một số những người phe cộng hòa trong chính phủ đôi khi bắt tay với những người cấp tiến, khi thì các nhóm bảo hoàng bắt tay với nhau (những người ủng hộ Công tước Orléans,orleanistes, và những người phái chính thống-tức những người ủng hộ nhà Bourbon-légitimistes), và năm nội các đã thay nhau từ 1893 tới 1896. Sự bất ổn nội các nhân đôi sự mong manh của ghế tổng thống: Sadi Carnot bị ám sát 24 tháng 6 năm 1894, người kế nhiệm Jean Casimir-Perier cũng từ nhiệm ngày 15 tháng 1 năm 1895 và được thay thế bởi Felix Faure.

Sau sự sụp đổ của nội các cấp tiến của Léon Bourgeois năm 1896, Tổng thống Faure chỉ định Jules Méline, một người theo chủ nghĩa bảo hộ dưới thời Jules Ferry. Nội các này đóng vai trò đối lập với cánh tả và một số người cộng hòa(nhất là Liên minh những người tiến bộ ) và hành động luôn nhận được sự ủng hộ của cánh hữu. Rất ổn định, nó đã làm giảm bớt các căng thẳng về tôn giáo(kìm hãm cuộc đấu tranh chống tăng lữ), xã hội(thông qua luật về trách nhiệm trong tai nạn lao động) và kinh tế(duy trì chính sách bảo hộ thương mại) bằng việc dẫn dắt một nền chính trị hơi bảo thủ. Chính dưới nội các ổn định này lại bùng phát thật sự vụ Dreyfus[8].

Bối cảnh quân đội

Tướng Raoul de Boisdeffre, người gây dựng liên minh quân sự với người Nga

Vụ Dreyfus đã diễn ra trong bối cảnh quân Phổ chiếm đóng Alsace và một phần Lorraine theo Hiệp ước Frankfurt năm 1871, nguồn cơn nuôi dưỡng những người dân tộc chủ nghĩa cực đoan nhất.Tổn thương tinh thần từ cuộc chiến năm 1870 có vẻ đã xa xôi, nhưng tinh thần phục hận vẫn luôn hiện hữu.Nhiều vai chính trong vụ Dreyfus người sinh trưởng ở vùng Alsace.[9] Các nhà quân sự đòi hỏi những cách thức đáng kể để chuẩn bị cho cuộc xung đột tiếp theo, và chính dưới tinh thần này mà mối liên minh Pháp-Nga « phản tự nhiên »[10] được thành lập ngày 27 tháng 8 năm 1892 với một hiệp ước quân sự. Quân đội đã được vực dậy sau thất bại, nhưng các viên chỉ huy của nó vẫn là những nhà quý tộc cũ theo khuynh hướng quân chủ, thành thử sự sùng bái ngọn cờ và sự khinh bỉ chế độ cộng hòa nghị viện vẫn là hai nguyên lý cơ bản của quân đội Pháp trong thời kỳ ấy[11].Trong khi nền Cộng hòa tung hô quân đội, quân đội lại xem thường nền Cộng hòa.

Nhưng từ hơn chục năm sau chiến tranh, nền quân đội Pháp cũng có một biến chuyển quan trọng, trong mục tiêu kép về dân chủ hóa và hiện đại hóa. Những sinh viên trường bách khoa cạnh tranh một cách hiệu quả với các sĩ quan tiến thân theo con đường quý tộc từ Trường quân sự cao cấp Saint-Cyr, những người gây nên những bất đồng, ghen tỵ trong số những hạ sĩ quan chờ đợi những đợt đề bạt thăng cấp. Thời kỳ này cũng đánh dấu một cuộc chạy đua vũ trang, với những cải tiến liên quan tới hỏa lực nặng(pháo nòng 120 và 155, Mẫu Baquet 1890, và những phanh thủy khí động mới) nhưng đồng thời và nhất là, sự tập trung vào vũ khí tối mật - mẫu nòng 75 ly 1897[12].

Ở đây liệt kê những hoạt động của cơ quan phản gián quân đội, còn gọi là Ban thống kê( « Section de statistiques »).Công tác tình báo,hoạt động có tổ chức và là công cụ của chiến tranh bí mật, vẫn là một điều mới mẻ vào cuối thế kỷ 19.Ban Thống kê được lập ra năm 1871 nhưng chỉ bao gồm một nhúm sĩ quan và dân thường. Chỉ huy của nó vào năm 1894 là trung tá Jean Sandherr, một người từ trường Saint-Cyr, sinh trưởng ở Mulhouse, một người bài Do Thái kiên quyết. Nhiệm vụ quân sự của nó là rõ ràng: thu thập tin tính báo về kẻ thù tiềm tàng của nước Pháp, và ngăn ngừa những thông tin sai lệch.Ban Thống kê được sự hỗ trợ bởi một bộ phận của Bộ Ngoại giao Pháp do một nhà ngoại giao trẻ, Maurice Paléologue phụ trách. Cuộc chạy đua vũ trang đã đem lại một bầu không khí căng thẳng trong nhiệm vụ phản gián những năm 1890.Vì vậy, một trong những nhiệm vụ của Ban là do thám đại sứ quán của Đức, đóng tại đường Lille, Paris, để ngăn chặn bất kỳ sự rò rỉ thông tin nào cho đối thủ. Năm 1890, nhân viên lưu trữ Boutonnet bị buộc tội đã bán các phương án về thuốc nổ melanit. Tùy viên quân sự Đức ở Paris năm 1894 là Bá tước Maximilien von Schwartzkoppen, người đã xây dựng một chính sách xâm nhập tỏ ra là có hiệu quả.

Kể từ đầu 1894, Ban thống kê điều tra về một vụ buôn bán các bản đồ chỉ huy liên quan đến NiceMeuse, dẫn dắt bởi một đặc vụ mà người Đức và người Ý gọi là Dubois[13]. Chính vụ này dẫn dắt đến nguồn gốc vụ Dreyfus

Bối cảnh xã hội

Thời kỳ này được đánh dấu bởi sự phát triển của chủ nghĩa dân tộcchủ nghĩa bài Do Thái. Sự gia tăng phong trào bài Do Thái, rất khắc nghiệt kể từ khi cuốn "Nước Pháp Do Thái"(La France juive) của Édouard Drumont được xuất bản 1886 (150 000 bản trong năm đầu tiên), đồng thời với sự gia tăng của chủ nghĩa tăng lữ. Những sự căng thẳng mạnh mẽ trong tất cả các tầng lớp xã hội, được thúc đẩy bởi một nền báo chí đầy ảnh hưởng và hầu như tự do viết lách và phân phối bất kỳ thông tin nào, kể cả mang tính xúc phạm hoặc vu khống. Những sai sót pháp lý là hạn chế nếu mục tiêu là những cá nhân. Chủ nghĩa bài Do Thái không từ cả tổ chức quân đội, trong đó duy trì những sự phân biệt đối xử ngầm ẩn. Đến mức trong các kỳ thì, với điểm tình thương nổi tiếng, sự cho điểm phi lý, mà Dreyfus phải chịu đựng ở trường thực hành Bourges[14]. Một dấu hiệu của sự căng thẳng đó là các cuộc đấu tay đôi, bằng kiếm hay súng lục, thường xuyên xảy ra và đôi khi lấy đi mạng sống của người tham gia. Một số sĩ quan xuất sắc người Do Thái, bị khích động bởi một loạt các bài báo trên tờ Tiếng nói Tự do(La Libre Parôle) cáo buộc họ là phản bội từ giống nòi, đã thách đấu với các biên tập viên. Đại úy Cremieu-Foa, người Do Thái miền Alsace và cựu sinh viên trường Bách khoa đã bất phân thắng bại, nhưng một người Do Thái khác, đại úy Mayer, đã bị giết bởi hầu tước Morès, một người bạn của Drumont, trong một trận đấu tay đôi khác; thảm họa này đã gây những tình cảm đáng kể vượt ra ngoài cộng đồng Do Thái.Sự căm ghét Do Thái từ đó trở nên công khai, bao lực, được thúc đẩy bởi một bài báo trên chỉ trích sự hiện diện Do Thái ở Pháp với 80 000 người năm 1895 (trong đó 40 000 ở Paris), đông đúc hơn, hơn 45000 người ở Algérie.Số lượng phát hành của tờ La Libre Parole, vào khoảng 200 000 bản vào năm 1892[15] cho phép Drumont mở rộng độc giả bài Do Thái của mình tới một công chúng rộng rãi hơn, từng bị thụ hút bởi chủ nghĩa Boulanger trước kia. Chủ nghĩa bài Do Thái được truyền bá không chỉ bởi tờ này mà còn bởi tờ L'Éclair, Le Petit Journal, La Patrie, L'Intransigeant, La Croix, rút ra từ cội rễ bài Do Thái trong môi trường Công giáo chính thống, đã đạt đến đỉnh cao ở thời điểm vụ Dreyfus[16].

Nguồn gốc vụ việc và vụ xử năm 1894

Nguồn gốc:hành động gián điệp

Ảnh chụp bản khai ngày 13 tháng 10 1894. Bản gốc đã bị mất năm 1940

Nguôn gốc vụ Dreyfus, dù được làm rõ hoàn toàn từ những năm 1960[17], đã gây nên rất nhiều tranh cãi kéo dài gần một thế kỷ. Nó là một vụ gián điệp mà những vấn đề của nó vẫn còn chưa rõ cho đến tới ngày nay(độ nghiêm trọng vụ gián điệp ra sao? Sự hốt hoảng của bộ tham mưu? Sự gài cắm của Sở Tình báo Pháp? Màn khói trong sự phát triển của pháo nòng 75 ly tối mật?). Nhiều nhà sử học đã đề ra nhiều giả thuyết khác nhau về vụ Dreyfus trong những chi tiết chưa chứng minh, nhưng tất cả đều đi đến kết luận thống nhất: Dreyfus vô tội trong mọi sự vụ liên quan.

Khám phá ra bản kê

Những nhân viên Sở Tình báo quân đội (Service de Renseignements militaire-SR) đã khẳng định một cách chắc chắn [18] rằng tháng 9 năm 1894, con đường thông thường« voie ordinaire »)[19], đã mang đến cơ quan phản gián Pháp một lá thư, về sau có tên là bản khai. Bức thư này, bị rách thành sáu mảnh lớn[20], được viết trên giấy đánh máy, không chữ ký hay đề ngày tháng, được gửi cho tùy viên quân sự Đức, Max von Schwartzkoppen. Nó nói rằng những tài liệu bí mật, nhưng có tầm quan trọng tương đối[21], đã được chuyển cho một cường quốc nước ngoài.

Tìm kiếm tác giả bản kê

Tướng Auguste Mercier, Bộ trưởng Chiến tranh năm 1894

Vấn đề này dường như đủ quan trọng để người đứng đầu "Ban Thống kê"[22], một người Mulhouse[23] Jean Sandherr phải thông báo cho Bộ trưởng Chiến tranh Pháp, tướng Auguste Mercier. Sở Tình báo nghi ngờ những rò rỉ đã diễn ra từ đầu năm 1894 và bắt tay vào tìm kiếm tác giả của chúng. Ông Bộ trưởng, người bị báo chí tấn công dữ dội về những hành động tỏ ra kém năng lực [24], dường như tìm cách khuyếch trương vụ việc để nâng cao hình ảnh bản thân[25] · [26]. Ông đã tổ chức ngay lập tức hai cuộc điều tra bí mật, một theo hướng hành chính và một theo hướng tư pháp. Phương hướng tìm ra tội phạm dựa trên một lập luận đơn giản nếu không nói là thô thiển[27] : phạm vi điều tra được giới hạn một cách võ đoán trong một ai ở vị trí đáng ngờ, hay một cựu nhân viên của Bộ Tổng tham mưu, nhất thiết phải trong đơn vị pháo binh[28], và là sĩ quan thực tập[29].

Nghi phạm lý tưởng được nhận diện: đại úy Alfred Dreyfus, cựu sinh viên bách khoa và pháo thủ, theo Do Thái giáo và gốc Alsace, xuất thân từ con đường lập công với nền cộng hòa[30]. Thời kỳ đầu vụ Dreyfus, người ta nhấn mạnh tới nguồn gốc Alsace của ông hơn là vấn đề tôn giáo. Tuy nhiên trường hợp Dreyfus không phải là hiếm, kể từ khi người ta ưu đãi các sĩ quan đến từ miền Đông vì sự hiểu biết kép của họ về ngôn ngữ và văn hóa Đức[31] · [32]. Nhưng chủ nghĩa bài Do Thái, vốn lan tràn cả vào Bộ Tổng tham mưu[33], nhanh chóng trở thành nhân tố chính dẫn dắt vụ điều tra, đã lấp đầy tất cả chỗ trống của một cuộc điều tra sơ bộ qua loa một cách đáng kinh ngạc[27]. Lý do là Dreyfus ở gần thời điểm đó là sĩ quan Do Thái duy nhất có công tác với Bộ Tổng tham mưu.

Thực tế là, huyền thoại[34] về tính cách lạnh lùng và kín đáo, thậm chí kiêu kỳ, và về tính « hiếu kỳ » của Dreyfus đã hại ông. Các nét tính cách này, một số là bịa đặt, một số khác là tự nhiên, đã khiến các lời buộc tội trở nên chấp nhận được bằng việc chuyển đổi, diễn giải những hành động thông thường nhất trong đời sống hàng ngày trong một bộ, thành những hành vi ám muội của gián điệp. Sự điều tra ban đầu thiên lệch và cục bộ này đã dẫn đến sự gấp bội những sai sót mà đưa đến sự dối trá của chính quyền. Điều này xuyên suốt một vụ việc mà sự vô lý ngự trị bất chấp chủ nghĩa thực chứng đang thịnh hành ở thời kỳ đó[35] :

Từ giờ đầu tiên này đã diễn ra hiện tượng sẽ thống trị toàn bộ vụ bê bối. Chúng không còn là những sự kiện được kiểm soát, những việc được kiểm tra với sự quan tâm tạo nên xác tín; nó là sự xác tín tối cao, không thể cưỡng lại, chính nó làm biến dạng các sự kiện và sự việc.

— Joseph Reinach, hạ nghị sĩ


Giám định chữ viết

Alphonse Bertillon không hề là một chuyên gia về chữ viết tay nhưng đã phát minh ra lý thuyết về "sự tự rèn"( « l'autoforgerie »)
Thiếu tá du Paty de Clam, người chỉ đạo vụ điều tra, người tiến hành cuộc bắt giữ đại úy Dreyfus

Để có thể kết tội Dreyfus, các nét chữ viết được so sánh với chữ viết tay của Dreyfus. Tuy nhiên lúc bấy giờ không có người nào trong Bộ Tổng tham mưu có chuyên môn trong lĩnh vực giám định chữ viết.[36]. Do đó vai trò rơi vào tay đại úy Armand du Paty de Clam, một người lập dị[37] · [38], người thường tự hào là chuyên gia về chữ viết tay. So sánh chữ viết của Dreyfus với bản kê ngày 5 tháng 10, du Paty kết luận ngay tức thì sự đồng nhất giữa hai mẫu chữ. Sau một ngày làm việc thêm, ông này đảm bảo trong một báo cáo rằng, bất chấp một số khác biệt nhất định, sự tương đồng hoàn toàn đủ để biện minh cho một cuộc điều tra. Dreyfus trở thành "tác giả khả dĩ" của bản kê đối với Bộ Tổng tham mưu[39].

Tướng Mercier khi đã nắm được nghi phạm, đã thổi phồng tính nghiêm trọng của vụ án, đẩy nó lên một vụ án nhà nước trong tuần trước vụ bắt giữ Dreyfus. Thật vậy, vị bộ trưởng này đã thông báo và tham khảo tất cả các cơ quan Nhà nước[40].Bất chấp những lời khuyên phải thận trọng[41] và những lý lẽ phản bác hăng hái của Bộ trưởng Ngoại giao Gabriel Hanotaux trong một cuộc họp nhỏ của nội các[42], ông đã quyết định cho truy tố[43]. Du Paty de Clam được bổ nhiệm làm người phụ trách vụ điều tra chính thức.

Trong thời gian này nhiều thông tin được hé lộ đồng thời, một số về tính cách của Dreyfus, một số khác để đảm bảo tính chân thực của sự khớp chữ viết tay. Chuyên gia Gobert của Ngân hàng Pháp(Banque de France) cảm thấy không thuyết phục, đã tìm ra nhiều sự khác biệt và thậm chí viết rằng "bản chất chữ viết tay trên bản kê loại trừ sự ngụy tạo hình ảnh"[44]. Cảm thấy thất vọng, Bộ trưởng Mercier bèn gọi tới Alphonse Bertillon, người sáng tạo ra nhân trắc học tội phạm, nhưng không hề là một chuyên gia chữ viết tay. Bertillon ban đầu cũng không khẳng định gì hơn Gobert, khi đã xem xét không bỏ qua một bản chép chữ viết tay của Dreyfus[45]. Nhưng sau đó, dưới áp lực của các nhà quân sự[46], ông đã khẳng định rằng Dreyfus đã tự sao chép và phát triển cái lý thuyết gọi là "tự nhái chữ"- « autoforgerie ».

Bắt giữ

Ngày 13 tháng 10, với một hồ sơ sơ trống rỗng và không có bằng chứng xác thực nào, tướng Mercier đã triệu tập đại úy Dreyfus cho một cuộc khám xét toàn diện, công khai. Mục đích của Bộ Tổng tham mưu là tìm kiếm bằng chứng hoàn hảo nhất của luật pháp Pháp: sự thú tội. Sự thú tội này có cơ hội đạt được bằng cách gây bất ngờ, tạo ra một lá thư gợi ý từ bản kê [47] của tội phạm[48] được đọc cho chép.

Sáng ngày 15 tháng 1894 đại úy Dreyfus đứng trước chứng cớ trên nhưng không chịu thú tội. Du Paty thậm chí còn cố gắng khuyến khích Dreyfus tự sát bằng cách đặt trước ông một khẩu súng lục, nhưng bị cáo đã từ chối, tuyên bố rằng ông "muốn sống để chứng minh sự vô tội của mình". Hy vọng của những nhà quân sự đã phá sản. Dù vậy, Du Paty de Clam đã cố làm tất cả để có thể bắt giữ Dreyfus [49] và cáo buộc ông làm gián điệp cho kẻ thù để đẩy ông tới một tòa án bính. Dreyfus bị giam cầm ở nhà tù Cherche-midi ở Paris[50].

Dự thẩm và ra tòa án binh lần thứ nhất

Vợ Dreyfus được thông báo về vụ bắt giữ trong ngày hôm đó, bởi một cuộc khám xét căn hộ của họ. Bà bị khủng bố bởi Paty người ra lệnh cho bà phải giữ bí mật về vụ bắt giữ chồng bà, và thậm chí khẳng định rằng: "Một lời, chỉ một lời thôi, và sẽ là chiến tranh châu Âu!"[51]. Hoàn toàn trái pháp luật[52], Dreyfus bị giam giữ bí mật trong ngục, nơi Du Paty tra hỏi cả ngày lẫn đêm để thu được lời thú tội nhưng vẫn thất bại. Ông được sự ủng hộ tinh thần từ người mà về sau được coi như dreyfusard đầu tiên, thiếu tá Forzinetti, phụ trách các trại giam quân sự ở Paris[50].

Ngày 29 tháng 10, vụ việc được tiết lộ bởi tờ báo bài Do Thái của Édouard Drumont, Tiếng nói Tự do-La Libre Parole , trong một bài viết đánh dấu sự bắt đầu một chiến dịch báo chí rất gay gắt cho đến vụ xử. Sự kiện này đặt vụ việc lên địa hạt của chủ nghĩa bài Do Thái, sẽ còn chưa chấm dứt cho tới lúc chung cuộc vụ việc[53].

Ngày 1 tháng 11, Mathieu Dreyfus, anh trai của Alfred, được gọi khẩn cấp tới Paris và được thông báo về vụ bắt giữ. Ông trở thành người khởi xướng cuộc chiến đấu khó khăn để đòi tự do cho em trai[54]. Không chần chừ, ông tìm ngay một luật sư, và đã thuê Edgar Demange, một luật sư lỗi lạc chuyên về các vụ hình sự[55].

Dự thẩm

Xem toàn văn bản cáo trạng chống Dreyfus trên Wikisource tiếng Pháp

Ngày 3 tháng 11, trái với lương tâm[56], tướng Félix Gustave Saussier ra lệnh điều tra chính thức. Ông có đầy đủ khả năng để ngăn cản guồng máy kết tội Dreyfus, nhưng đã không làm thế, có lẽ vì sự tin tưởng thái quá vào tòa án quân sự[57]. Thiếu tá Besson d'Ormescheville, người tường trình trước tòa án binh, đã viết một báo cáo buộc tội trong đó "những yếu tố tinh thần"(les élements moraux) của lời buộc tội(bao gồm những lời đồn thổi về thói quen của Dreyfus và những dị nghị về hiểu biết của ông về nước Đức[58] và cả về "lai lịch đáng chú ý" của ông) được diễn giải dài hơn nhiều so với "những yếu tố cụ thể" ( éléments matériels )[59], mà sự hiếm hoi đó cũng phục vụ cho lời cáo buộc:« đây là một chứng cứ tội lỗi, chứng tỏ rằng Dreyfus đã xóa sạch các hành tung ». Sự thiếu vắng hoàn toàn tính trung lập trong bản cáo trạng buộc tội này đã khiến Émile Zola gọi nó là « tượng đài về sự thiên lệch[60] ».

Ngày 4 tháng 12, với hồ sơ trống rỗng đó, Dreyfus được đưa tới tòa án binh. Sự bí mật được dỡ bỏ và luật sư Demange lần đầu tiên được tiếp cận với hồ sơ. Sau khi đọc, niềm tin của vị luật sư, người đã có thể khẳng định tính hư vô của văn bản cáo trạng, trở nên tuyệt đối[61]. Lời cáo buộc này chỉ dựa trên một tờ giấy duy nhất, bản kê, mà nó bị các chuyên gia không tán thành, và một đám các chứng cứ gián tiếp.

Vụ xử : « Xử kín hay là chiến tranh ! »[62]

Bản in tờ Le Petit Journal ngày 23 tháng 12 năm 1894

Trong suốt hai tháng trước vụ xử, báo chí đã khuấy động dư luận về nó. Các tờ La Libre Parole, L'Autorité, Le Journal, Le Temps kể lại tường tận về cuộc sống của Dreyfus với rất nhiều điều bịa đặt và tưởng tượng[63]. Đây cũng là dịp cho các tờ báo cực đoan như La Libre Parole hay La Croix, để biện minh cho chiến dịch chống lại sự hiện diện của người Do Thái, với những tựa đề kiểu « Chúng tôi đã nói với các ngài về điều đó nhiều rồi  ! »("On vous l'avait bien dit !"')'[64]. Đặc biệt, thời kỳ kéo dài này là công cụ để Bộ Tổng tham mưu để chuẩn bị dư luận và gây sức ép gián tiếp lên bồi thẩm đoàn[65]. Vậy nên ngày 8 tháng 11, tướng Mercier đã tuyên bố Dreyfus có tội trong một bài phỏng vấn với tờ Le Figaro[66]. Đáp lại Mercier, một bài viết của Arthur Meyer trên tờ Le Gaulois đăng ba tuần sau đã lên án cáo bản cáo trạng chống Dreyfus và đã đặt câu hỏi: "Sự tự do nào còn lại trong tòa án binh kể trên để kết tội bị cáo này?"[67].

Cuộc tranh cãi giữa những nhà báo trên những phải xã luận xảy ra trong khuôn khổ một cuộc tranh luận rộng hơn nhân đó liên quan đến việc xử kín. Với Ranc và Cassagnac những người đại diện cho phái đa số, xử kín là một thủ đoạn thấp hèn với mục đích buộc tội Dreyfus, "bởi vì ngài bộ trưởng là một gã hèn nhát". Bằng chứng là "ông ta đã bò rạp trước người Phổ" khi đã chấp nhận công bố những lời cải chính của Đại sứ quán Đức ở ParisBredin, L'Affaire, p.85</ref>. Nhưng với những tờ báo khác, như tờ L'Éclair ngày 13 tháng 12, « Việc xử kín là cần thiết để tránh một [casus belli] lỗi: {{lang}}: văn bản có thẻ đánh dấu in xiên (trợ giúp) »[68], cũng như với Judet trên tờ Le Petit Journal ngày 18, « xử kín là cách che mắt không thể xâm phạm của chúng ta đối với nước Đức » hay le Chanoine của tờ La Croix cùng ngày, rằng « xử kín là triệt để nhất »[69].

Vụ xử được mở ngày 19 tháng 12 vào lúc 13h[70], việc xử kín được tuyên bố lập tức. Việc xử kín này hơn nữa còn trái trình tự pháp luật vì thiếu tá Picquart cảnh sát trưởng Paris Louis Lépine đã có mặt tại một số phiên tòa phạm luật, một cách thức cho phép cho giới quân đội che giấu hồ sơ trống rỗng với công chúng[71] và dập tắt các tranh luận[72]. Như được dự đoán, sự sơ sai của hồ sơ đã lộ ra trong những phiên tòa. Những cuộc thảo luận kỹ hơn về bản kê chỉ ra rằng đại úy Dreyfus không thể là tác giả[73] · [74]. Mặt khác, bị cáo tuyên bố mình vô tội, và tự bào chữa từng điểm trong cáo trạng một cách nhiệt huyết và lôgic[75]. Thêm vào đó, các tuyên bố của ông được hỗ trợ một cả tá bằng chứng gỡ tội. Cuối cùng thì sự vắng bóng của động cơ phạm tội là một điểm vướng mắc nghiêm trọng trong cáo trạng. Dreyfus trên thực tế tỏ ra là một sĩ quan rất yêu nước và được đánh giá rất tốt bởi các cấp chỉ huy trực tiếp, và nhất là rất giàu có[76], ông do đó không có lý do nào dể hiểu để phản bội. Sự minh chứng bởi tín ngưỡng Do Thái của Dreyfus, điều duy nhất được khuấy động bởi báo chí cánh hữu, không đủ thuyết phục với tòa án.

Alphonse Bertillon, không hề là một chuyên gia về chữ viết tay, đã được giới thiệu trước tòa như một học giả bậc nhất trong lĩnh vực này. Ông này mới đề xuất một lý thuyết về sự tự nhái chữ(autoforgerie) vào thời điểm đó và đã cáo buộc Dreyfus bắt chước chữ của chính mình, giải thích những khác biệt bằng cách dùng những trích đoạn của chữ viết tay của anh trai ông Mathieu và vợ ông Lucie. Lý thuyết này, mà về sau được xem là kỳ cục và viển vông[77] lại có vẻ tạo được một ấn tượng lên hội đồng xét xử. Hơn nữa, thiếu tá Hubert-Joseph Henry[78] đã tuyên bố hùng hồn[79] trước phiên tòa. Ông này khẳng định rằng đã có một nghi ngờ từ tháng 2 năm 1894 về một vụ phản bội ở trong Bộ Tổng tham mưu và "một người đáng kính" đã tố cáo đại úy Dreyfus. Ông thề danh dự rằng kẻ phản bội là Dreyfus bằng việc chỉ lên cây thánh giá trên tường của phòng xử án[80]. Dreyfus nổi nóng và đòi hỏi phải được đối diện với người buộc tội ẩn danh nói trên, nhưng phía Bộ Tổng tham mưu đã từ chối. Sự kiện này đã ảnh hưởng không thể phủ nhận tới hội đồng xét xử, bao gồm 7 sĩ quan vừa làm thẩm phán vừa làm hội thẩm. Dù sao, kết cục vụ xử vẫn chưa chắc chắn. Niềm tin của các quan tòa bị lung lay bởi thái độ cương quyết và các câu trả lời hợp lý của bị cáo[81], họ quyết định họp nghị án. Tuy nhiên Bộ Tổng tham mưu vẫn còn một lá bài trên tay để nghiêng hẳn cán cân chống lại Dreyfus.

Hồ sơ bí mật được gửi đến quan tòa

Max von Schwartzkoppen luôn khẳng định rằng chưa từng quen biết Dreyfus

Các nhân chứng trong ngành quân đội đã cảnh báo chỉ huy về các nguy cơ của việc xử trắng án. Để đề phòng, Ban thống kê đã chuẩn bị một văn bản chứa đựng, về lý thuyết, 4 chứng cứ "tuyệt đối" về tội lỗi của đại úy Dreyfus, kèm theo một bản chú giải. Nội dung của văn bản mật này tới nay còn chưa rõ ràng, bởi không bản lưu nào liệt kê các tài liệu nào được biết đến. Các nghiên cứu gần đây [82] chỉ ra sự tồn tại một sự đánh số chứng tỏ sự tồn tại của một tá văn bản khác nhau. Trong số chúng, một số lá thư mang tính chất khiêu dâm-đồng tính (thư Davignon và những thứ khác)đặt ra câu hỏi về sự cố tình gây thông tin sai lạc của Ban thống kế và về đối tượng của sự chọn lựa văn bản này.

Các văn bản được đưa ra, một cách hoàn toàn sai pháp luật, vào lúc bắt đầu nghị án tới người đứng đầu hội đồng xét xử, đại tá Émilien Maurel, theo lệnh của Bộ trưởng Chiến tranh, tướng Mercier[83]. Về sau, trong phiên tòa ở Rennes năm 1899, tướng Mercier giải thích rằng chính bản chất của các tài liệu ngăn cản chúng được công bố trước phiên tòa toàn thể[84]. Hồ sơ này có chứa, ngoài những lá thư không có gì đáng kể mà một số là giả mạo[85], một văn bản nổi tiếng với cái tên "Tên vô lại D." (« Canaille de D… »).

Đó là một lá thư của tùy viên quân sự Đức, Max von Schwartzkoppen tới tùy viên quân sự Ý Alessandro Panizzardi bị chặn bởi Sở Tình báo. Bài báo này được phân tích để cáo buộc Dreyfus, như những người buộc tội giải thích, vì nó ám chí tới tên đầu của ông[86]. Thực tế, Ban Thống kê biết rằng lá thư không thể gán cho Dreyfus, mà nếu có thể gán cho, thì cũng chỉ ở mức ý đồ phạm tội chứ không phải tội chứng[87]. Đại tá Maurel khẳng định trong lần xử Dreyfus thứ hai[88] rằng các tài liệu bí mật không phục vụ cho việc thuyết phục quan tòa. Nhưng ông đã tự mâu thuẫn khi ông khẳng định ông chỉ đọc một văn bản duy nhất, "thế là đã đủ rồi".

Buộc tội, giáng chức và trục xuất

Một bản in tờ Le Petit Journal ngày 20 tháng 1 1895

Ngày 22 tháng 12, sau nhiều giờ nghị án, phán quyết được đưa ra. Theo kết quả bỏ phiếu nhất trí của 7 thẩm phán, Alfred Dreyfus bị buộc tội phản quốc, bị tước quân hàm, thải hồi khỏi quân ngũ, và bị trục xuất tại một cơ sở bị canh phòng, tức nhà tù ở Guyane. Dreyfus không chịu án tử hình, vốn đã bị bãi bỏ cho các án chính trị theo Hiến pháp Pháp 1848. Đối với chính quyền, báo chí và công luận, những nghi ngờ tồn tại trước vụ xử đã bị xua tan.

Sự kết tội được thừa nhận; từ cánh hữu tới cánh tả, người ta lấy làm tiếc vì án tử hình đã bãi bỏ với tội danh phản quốc, và người ta nhắc lại rằng Dreyfus đã đáng ra có thể bị buộc tội chết một cách thích đáng và khéo léo bằng việc áp dụng Điều 76 Bộ Luật quân sự Pháp. Chủ nghĩa bài Do Thái đạt tới đỉnh điểm trên báo chí và trỗi dậy trong dân chúng còn nín nhịn cho tận khi đó[89]. Jean Jaurès tiếc cho sự nhẹ nhàng của bản án trong một phát biểu ở Hạ viện, viết rằng : « một tay lính gần đây bị xử tử vì ném một cái cúc lên hạ sĩ quan của anh ta. Thế mà sao lại để kẻ phản bội khốn nạn này sống ? » Clemenceau, trên tờ La Justice cũng có một nhận xét tương tự[90].

Ngày 6 tháng Một năm 1895, buổi lễ tước quân hàm diễn ra tại sân Morlan của Trường quân sự Paris: khi tiếng trống vang lên, Dreyfus bị áp giải bởi 4 pháo thủ dẫn đến một người thi hành án đọc án quyết. Một thượng sĩ thuộc lực lượng Cận vệ cộng hòa tước bỏ các huy hiệu, các sợi kim tuyến trên lon, rồi tước bỏ áo khoác. Các nhân chứng ghi nhận phẩm cách của Dreyfus, người tiếp tục bảo vệ sự trong sạch của mình, vung tay lên kêu: "Vô tội, vô tội! Nước Pháp muôn năm! Quân đội muôn năm!". Người thi hành án bẻ gãy thanh gươm kê trên đầu gối sau đó Dreyfus bước chậm rãi trước mặt những đồng đội cũ[91]. Một sự kiện, mà người ta đặt tên là "huyền thoại về những lời thú nhận"[92], đã diễn ra trước buổi lễ. Trong xe hòm đi tới Trường quân sự, Dreyfus đã thú nhận sự phản bội của mình với đại úy Lebrun-Renault[93]. Có lẽ thực ra thì, viên đại úy Cận vệ Cộng hòa đã phóng đại và Dreyfus chưa từng có hành vi nhận tội nào[94]. Do tính chất vụ án chạm đến an ninh quốc gia, tù nhân giam giữ bí mật trong một căn phòng để chờ chuyển đi. Ngày 17 tháng Một, ông được chuyển tới trại giam ở Đảo Ré, nơi ông lưu lại hơn một tháng. Ông có quyền gặp vợ hai lần mỗi tuần, trong một phòng dài, mỗi người một đàu, giám đốc trại giam ở giữa[95]. Ngày 21 tháng 2, ông lên tàu Ville-de-Saint-Nazaire. Ngày hôm sau, tàu đi về hướng Guyane.

Buồng của Dreyfus ở Đảo Quỷ ở Guyane
Một bản in tờ Petit Journal ngày 27 tháng 9 1896

Ngày 12 tháng Ba, sau một chuyến đi khó nhọc dài nửa tháng, con tàu thả neo ngoài khơiĐảo Salut. Dreyfus ở lại một tháng trên trại giam của Đảo Hoàng Gia, sau đó được chuyển tới Đảo Quỷ ngày 14 tháng 4. Cùng với những người canh gác mình, ông là cư dân duy nhất trên đảo, trong một buồng giam vuông bằng đá mỗi chiều 4 mét.[96]. Bị ám ảnh bởi nỗi sợ vượt ngục, viên chỉ huy trại giam đã biến đời sống của người bị giam cầm thành địa ngục với những điều kiện hết sức khắc nghiệt[97]. Dreyfus mắc bệnh, bị giày vò bởi những cơn sốt trầm trọng hơn mỗi năm[98].

Dreyfus buộc phải viết trên giấy đã được đánh số và ký trước. Ông chịu sự kiểm duyệt của người chỉ huy cũng như khi ông nhận thư của vợ ông Lucie, bằng những lá thư họ an ủi lẫn nhau. Ngày 6 tháng 9 năm 1896, những điều kiện sống của Alfred Dreyfus còn trở nên trầm trọng thêm: ông phải chịu sự khóa kép(tiếng Pháp: la double boucle), chịu khổ hình ở trên giường, không di chuyển, chân bị xích ở mắt cá. Phương pháp giam giữ này là hậu quả của một thông tin sai về cuộc vượt ngục của ông được loan trên một tờ báo tiếng Anh. Trong suốt hai tháng dài, điều này đẩy Dreyfus vào một sự thất vọng sâu sắc. Vào thời điểm đó, ông đã tin rằng đời mình sẽ kết thúc ở trên hòn đảo xa xôi đó[99].

Chân Lý trên đường(1895-1897)

Gia đình Dreyfus khám phá vụ án và hành động

Mathieu Dreyfus, anh ruột của Alfred Dreyfus, tin vào sự vô tội của bị cáo. Ông là người tiên phong đòi phục hồi danh dự cho em mình, vận dụng toàn bộ thời gian, sức lực và tài sản để tập hợp quanh mình một phong trào ngày càng mạnh mẽ đòi việc tái thẩm cho phiên tòa tháng Chạp năm 1894, bất chấp những kó khăn[100] : « Sau sự bãi chức [Dreyfus], sự trống rỗng bao trùm lấy chúng tôi. Dường như chúng tôi không còn hiện hữu như những người khác nữa, như thể chúng tôi bị đứt lìa khỏi thế giới của những sinh thể[101]. »

Mathieu đã thư mọi phương cách, kể cả những cách oái oăm nhất. Thế nên, nhờ bác si Gibert, bạn của tổng thống Félix Faure, ông đã gặp một người đàn bà ở Havre người ở trong trạng thái thôi miên đã kể cho ông nghe lần đầu về "hồ sơ bí mật"[102],[103]. Chuyện này sau được tổng thống nước Cộng hòa xác nhận trong một cuộc nói chuyện riêng với bác sĩ Gibert.

Từng bước một, bất chấp những đe dọa bắt giữ về tội tòng phạm, những sự theo dõi và cả cạm bẫy giăng ra bởi bên quân đội[104], ông đã thành công trong việc thuyết phục những người ôn hòa khác nhau. Vì vậy, nhà báo tự do Bernard Lazare đã quan tâm tới nhưng góc tối của quy trình xét xử. Năm 1896, Lazare xuất bản ở Bruxelles cuốn sách nhỏ ủng hộ Dreyfus đầu tiên[105]. Cuốn sách chỉ có một ảnh hưởng ít ỏi lên giới chính trị và trí thức, nhưng nó chứa đựng những chi tiết mà chỉ huy mới của Sở Tình báo, Picquart, phải đặt vấn đề xem xét.

Chiến dịch vận động cho tái thẩm, được tiếp sức dần dần bởi báo chí của cánh tả chống phe quân đội(antimilitariste)[106], khuấy động một làn sóng bài Do Thái đáp trả kịch liệt. Xã hội Pháp nhìn chung chủ yếu là vẫn chống Dreyfus. Thiếu tá Henry thuộc Ban thống kê, về phần mình ý thức được sự mong manh của hồ sơ buộc tội. Dưới yêu cầu của thượng cấp, tướng Boisdeffe, Tổng tham mưu trưởng, và tướng Gonse, ông chịu trách nhiệm làm đầy hồ sơ để tránh mọi mưu toan tái thẩm. Không thể tìm thấy thêm một chứng cứ nhỏ nhất nào, ông quyết định tạo ra một cách hậu nghiệm (a posteriori).

Khám phá ra thủ phạm thực sự: Picquart "chuyển sang kẻ thù"

Trung tá Georges Picquart thời kỳ ở châu Phi

Thủ phạm thực sự được khám phá một cách ngẫu nhiên bởi hai con đường khác hẳn nhau: bởi Mathieu Dreyfus một phần, với việc thu thập lời tố giác của nhân viên nhà băng Castro, và một phần bởi Sở Tình báo, qua một cuộc điều tra. Đại tá Sandherr bị bệnh, và trung tá Georges Picquart được bổ nhiệm làm chỉ huy của Sở Tình báo từ tháng 7 1895. Tháng 3 năm 1896, Picquart, người theo đuổi vụ Dreyfus từ lúc khởi đầu[107], từ đây yêu cầu được nhận trực tiếp các văn bản đánh cắp từ sứ quan Đức, không qua trung gian[108]. Ông khám phá ra trong số đó một văn bạn gọi là "màu xanh bé nhỏ"(« petit bleu ») : một tấm thiệp điện báo, chưa được gửi, được viết bởi von Schwartzkoppen và chặn bởi sứ quán Đức đầu tháng 3 năm 1896[109]. Nó được gửi tới cho một sĩ quan Pháp, thiếu tá Walsin-Esterházy, 27 đường Từ Thiện - Paris[110]. Mặt khác, một lá thư nữa viết bằng chì đen của von Schwartzkoppen chỉ ra những mối quan hệ gián điệp tương tự với Esterhazy[111]. Xem xét lá thư của sĩ quan này, Picquart kinh ngạc nhận ra rằng chữ viết hoàn toàn giống với "bản kê" dùng để buộc tội Dreyfus. Rất xúc động bởi khám phá của mình, Picquart tiến hành một cuộc điều tra bí mật, không có sự cho phép của cấp trên[112]. Cuộc điều tra đã chứng tỏ rằng Esterházy biết đến những yếu tố mô tả bởi "bản kê" và rằng ông ta biết rõ và có liên lạc với sứ quán Đức[113]. Khá chắc chắn rằng viên sĩ quan này đã bán cho Phổ nhiều văn bản bí mật mà giá trị của chúng, tuy vậy, là khá thấp[114].

Ferdinand Walsin Esterhazy là một cựu thành viên của cơ quan phản gián Pháp[115] nơi ông ta từng phục vụ sau Chiến tranh 1870. Ông ta làm việc cùng văn phòng với thiếu tá Henry từ 1877 tới 1880[116]. Một người hạnh kiểm kém, danh tiếng xấu[117], ngập sâu trong nợ nần, thật hợp cho Esterházy để làm một kẻ phản bội có thể bị thúc đẩy bởi một động cơ rõ ràng: tiền. Picquart truyền đạt kết quả điều tra lên Bộ Tổng tham mưu, nhưng họ cho ông là chống đối « uy quyền của việc xét xử ". Từ đó, nhiều hành động được tiến hành để gạt ông ra khỏi chức vụ, với sự hỗ trợ của phụ tá chính của ông, thiếu tá Henry. Trên tất cả, ở các cấp cao nhất của quân đội, không có chuyện thừa nhận rằng sự buộc tội Dreyfus lại có thể là một sai lầm tư pháp nghiêm trọng. Đối với Mercier, sau là Zurlinden, và nói chung Bộ Tổng tham mưu, điều gì cần làm phải làm, và họ không hề muốn ngoảnh lại[118]. Do đó họ tán thành việc chia tách các vụ Dreyfus và Esterházy.

Tố cáo Esterhazy và sự tiến triển của phong trào ủng hộ Dreyfus

Báo chí dân tộc chủ nghĩa tung ra một chiến dịch kịch liệt chống lại hạt nhân cứng rắn đang mạnh lên của những người theo Dreyfus(dreyfusard). Trong khi phản công, Bộ Tổng tham mưu đã phát hiện và tiết lộ những thông tin, bị bỏ mặc cho tới khi đố, về "văn bản bí mật"[119]. Mối nghi ngờ bắt đầu thiết lập và các nhân vật thuộc giới văn nghệ và chính trị hoài nghi[Note 1]. Picquart cố gắng thuyết phục cấp trên đáp ứng sự chiếu cố cho Dreyfus, nhưng Bộ Tổng tham mưu làm ngơ. Một cuộc điều tra được thực hiện chống lại ông, ông bị theo dõi, thuyên chuyển về phương Đông, sau đó là Tunisia « theo yêu cầu của nhiệm vụ »[120].

Đây là thời điểm mà chọn lựa thiếu tá Henry được thông qua. Ngày 1 tháng 11 năm 1896, ông ta tạo ra một sự giả mạo, "giả mạo Henry"[Note 2], khi giữ nguyên sự ngoan cố và chữ ký[Note 3] của một bức thư nào đó của Panizzardi, khi viết cho chính ông này văn bản chính : "Tôi đã đọc rằng một dân biểu sẽ chất vấn về Dreyfus. Nếu người ta đòi hỏi Rome những giải thích mới, tôi sẽ nói rằng chưa bao giờ tôi có những mối quan hệ với tên Do Thái này. Đồng ý thôi. Nếu người ta hỏi ông, hãy nói như thế, bởi vì không cần phải biết ai đó chưa bao giờ đã tới với ông ta". Đó là một giả mạo khá thô thiển. Các tướng Gonse và Boisdeffre, không đặt ra những câu hỏi, nhưng dẫn ra lá thư với bộ trưởng của họ, tướng Billot. Những nghi vấn của Bộ Tổng tham mưu liên quan tới sự vô tội của DreyfusLes dấy lên[121]. Dựa vào sự phát hiện này, Bộ Tổng Tham mưu quyết định bảo vệ Esterházy và quấy rối[122] đại tá Picquart, « ngườii không hiểu chút gì ». Picquart, người từ chối sự giả mạo Henry, đã nhanh chóng chịu sự cô lập bởi các đồng nghiệp. Bị buộc tội tham ô bởi thiếu tá Henry[123], ông phản đối bằng thư từ và trở lại Paris.

Picquart ủy thác cho một người bạn, luật sư Louis Leblois, người cam đoan giữ bí mật với ông. Tuy nhiên ông này lại nói cho phó chủ tịch của Thựong nghị viện, , một người Alsace tên Auguste Scheurer-Kestner, người mà đến lượt cũng bị cuốn vào hoài nghi. Không hề dẫn lời Picquart, vị thượng nghị sĩ dấy lên sự vụ với nhiều nhân vật tai mắt của đất nước. Nhưng Bộ Tổng Tham mưu lại nghi ngờ Picquart là nguồn gốc sự rò rỉ. Đó là khởi đầu của vụ Picquart[124], một sự đồng mưu của Bộ Tổng Tham mưu chống lại viên đại tá.

Thiếu tá Henry, mặc dù là trợ tá của Picquart, nhưng ghen tị với ông này[125], đã triển khai các hoạt động làm hai thanh danh cho sếp trực tiếp của mình. Ông nộp ra những bằng chứng ăn hối lộ (tạo ra một lá thư chỉ ra Picquart là công cụ của " công đoàn Do Thái" muốn đánh tháo Dreyfus, một sự giả mạo « bức điện báo » để gây tin tưởng rằng Picquart đã tìm cách xóa đi địa chỉ thực, biên tập một chuyến thư mang tên Dreyfus trên các bức thư).

Song song với việc điều tra đại tá Picquart, những người bênh vực Dreyfus cũng được thông tin về sự đồng nhất của chữ viết trên "bản kê" với chữ viết tay của Esterházy tháng 11 năm 1897. Mathieu Dreyfus đã dán bản sao của bản kê, xuất bản bởi tờ Le Figaro. Một chủ ngân hàng, Castro,nhận ra ràng chữ viết đó giống của thiếu tá Walsin-Esterházy, con nợ của ông, và đã báo cho Mathieu. Ngày 11 tháng 11 năm 1897, 2 dấu vết kết hợp lại, nhờ cuộc gặp giữa Scheurer-Kestner và Mathieu Dreyfus. Mathieu cuối cùng nhận được sự xác nhận sự thật là Esterházy hẳn phải là tác giả của bản kê. Ngày 15 tháng Mười một, trên những cơ sở trên, Mathieu Dreyfus mang đơn khiếu nại Walsin-Esterházy tới Bộ Chiến tranh[126]. Cuộc luận chiến trở nên công khai, quân đội không còn lựa chọn nào khác ngoài mở một cuộc điều tra. Cuối năm 1897, Picquart, trở về Paris, công bố một cách rộng rãi những nghi vấn về tội lỗi của Dreyfus, dựa trên những khám phá của ông. Sự thông đồng nhắm triệt hạ Picquart dường như thất bại[127]. Sự tranh cãi trở nên rất mạnh mẽ, ngoặt sang một cuộc đối đầu. Để làm câm miệng Picquart, Esterházy gửi những bức thư khiếu nại vô nghĩa tới Tổng thống[128].

Émile Zola en 1898

Phong trào gọi là dreyfusard, khuấy động bởi Bernard Lazare, Mathieu Dreyfus, Joseph Reinach và Auguste Scheurer-Kestner đã lan rộng[129]. Émile Zola, được thông báo giữa tháng 11 1897 bởi Scheurer-Kestner về tài liệu, đã bị thuyết phục về sự vô tội của Dreyfus và tham dự chính thức[Note 4]. Ngày 25 tháng 11, nhà tiểu thuyết đăng M. Scheurer-Kestner trên Le Figaro, bài đầu tiên trong một loạt gồm 3 bài[Note 5]. Trước những sự đe dọa ngừng đặt mua của một số lớn độc giả, giám đốc tòa soạn ngừng ủng hộ Zola[130]. Dần dần, cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm 1897, các nhà văn Octave Mirbeau, mà bài báo đầu tiên của ra sau của Zola 3 ngày[131], và Anatole France, giáo sư triết ở Sorbonne Lucien Lévy-Bruhl, Thủ thư trường Cao đẳng(l'École normale supérieure) Lucien Herr, người đã thuyết phục Léon BlumJean Jaurès, những tác giả La Revue blanche[Note 6], do đó Lazare biết giám đốc Thadée Natanson, anh em Clemenceau AlbertGeorges đã đầu tư vào trận chiến để sửa đổi bản án. Cuối tháng 11 Blum cố gắng khiến bạn ông Maurice Barrès ký tên vào một kiến nghị đòi hỏi xét lại bản án, nhưng ông này chối từ, được khởi xướng bởi Zola và Blum đầu tháng 12, và trở nên phổ biến với thuật ngữ « giới trí thức ». Sự cắt đứt đầu tiên này là khúc dạo đầu của sự chia cắt giới tinh hoa văn hóa, sau ngày 13 tháng 1.

Nếu vụ Dreyfus ngày càng chiếm các cuộc thảo luận, giới chính trị hầu như không biết gì, và Jules Méline tuyên bố trong giờ khai mạc phiên học của Hạ viện, ngay 7 tháng 12 : « Không hề có vụ Dreyfus. Không có lúc này và không thể nào lại có vụ Dreyfus[132]. »

Bản án và sự tha bổng kẻ phản bội

Chân dung Georges Clemenceau bởi họa sĩ Edouard Manet

Tướng de Pellieux được yêu cầu phải thực hiện một cuộc điều tra. Nó kết thúc nhanh chóng, điều tra viên bị thao túng một cách khôn khéo bởi Bộ Tổng Tham mưu. Người có tội thực sự, ông này công bố, là trung tá Picquart[133]. Cuộc điều tra dẫn tới một sự miễn tố, trong khi tình nhân của Esterházy, bà de Boulancy, công bố trên Le Figaro những lá thư trong đó ông này, cách đây hơn chục năm, đã bày tỏ mạnh mẽ sự căm ghét đối với nước Pháp và sự khinh miệt Quân đội Pháp. Các tờ báo thuộc quân đội tìm cách chống đỡ cho kẻ phản bội bằng một chiến dịch bài Do Thái chưa có tiền lệ. Báo chí ủng hộ Dreyfus đáp lại, nhấn mạnh vào những yếu tố mới phát hiện. Georges Clemenceau, trên tờ L’Aurore, đặt câu hỏi : "Ai bảo vệ thiếu tá Esterházy ? Luật pháp ngừng bước, bất lực trước tên chuẩn úy Phổ đội lốt sĩ quan Pháp này. Tại sao? Ai mà lại run sợ trước Esterházy ? Những thế lực sâu kín, những lí do không thể tiết lộ nào chống lại sự thực thi công lý? Ai ngáng đường nó? Tại sao Esterházy, một nhân cách đồi bại lại đáng ngờ, được bảo vệ bất chấp mọi sự buộc tội? Tại sao một người lính trung thực như trung tá Picquart lại bị mất tín nhiệm, đè nén, hạ nhục?}}

Mặc dù được bảo vệ bởi Bộ Tổng tham mưu lẫn chính phủ, Esterházy buộc phải thú nhận là tác giả những lá thư bài Pháp mà tờ Le Figaro công bố. Điều này buộc Bộ Tổng tham mưu phải hành động: tìm một giải pháp để làm ngừng những câu hỏi, những nghi vấn và những yêu cầu chứng minh rõ ràng. Ý tưởng của họ là buộc Esterházy phải tự xin chịu điều tra và được tha bổng để ngừng những lời đồn đại và cho phép lập lại trật tự. Do đó để hợp thức một sự giải tội hoàn toàn, chiểu theo một quy tắc luật pháp cổ « [Res judicata pro veritate habetur] lỗi: {{lang}}: văn bản có thẻ đánh dấu in xiên (trợ giúp) »[Note 7], Esterházy hiện diện trước một tòa án binh ngày 10 tháng Một 1898. Phiên xử kín « trì hoãn »[Note 8] được tuyên bố. Esterházy được nhắc nhở trước những chủ đề của ngày hôm sau với chỉ dẫn để bào chữa. Phiên tòa diễn ra bất thường: những đại diện của bên dân sự được Mathieu và Lucie Dreyfus yêu cầu[Note 9] bị từ chối, ba chuyên gia về chữ viết tay không nhận ra chữ viết của Esterházy trong bản kê và kết luận là sự giả mạo[134]. Chính bị cáo được hoan hô trong khi chứng cớ buộc tội bị la ó, Pellieux can thiệp để Bộ Tổng tham mưu không có tư cách hợp pháp[135]. Người bị buộc tội thực sử là trung tá Picquart, bị bêu xấu bởi những nhân vật quân đội chính trong vụ án[136]. Esterházy được tha bổng trong phiên xử hôm sau, sau chỉ 3 phút nghị án[137]. Dưới những tiếng hoan hô, ông ta phải vất vả vượt qua hành lang rời viên tòa với khoảng 1500 người đứng chờ.

Một cuộc bạo động bài Do Thái minh họa trên tranh khăc kẽm của tờ Petit Parisien.

Do sai lầm tư pháp, một người vô tội bị kết án, và do mệnh lệnh, kẻ phạm tội được tha bổng. Đối với nhiều người cộng hòa ôn hòa, đó là một sự xúc phạm không thể chịu nổi cho những giá trị mà họ bảo vệ. Sự tha bổng Esterházy do đó dẫn đến một sư thay đổi trong chiến lược bảo vệ Dreyfus. Từ chủ nghĩa tự do đáng kính của Scheurer-KestnerReinach, một hành động hiếu chiến và nghi kỵ xã hội hơn nối tiếp[138]. Đáp lại sự tha bổng, những cuộc phản đối có tính bạo lực chống Dreyfus và bài Do Thái xảy ra trên toàn nước Pháp, gây thiệt hại tới cả tài sản lẫn con người.

Cậy vào thắng lợi của mình, Bộ Tổng tham mưu bắt giữ trung tá Picquart dưới cáo buộc vi phạm bí mật ngành, liên quan tới hành vi tiết lộ việc điều tra cho luật sư người kể lại cho thượng nghị sĩ Scheurer-KddaijtrungVieen trung tá này này, bất chấp bị giam giữ ở Pháo đài Mont-Valérien, không từ bỏ mà tham gia ngày càng sâu vào vụ việc. Đáp lại lời cảm tạ của Mathieu Dreyfus, ông đáp lại ngắn gọn rằng ông "chỉ làm nhiệm vụ của mình"[137]. Thiếu tá Esterházy, nhanh chóng được thả tự do, và đứng trước những nguy cơ đè nạng, quyết định di cư sang Anh nơi ông ta sống phần cuối cuối đời êm đềm những năm 1920[139]. Esterházy đã được hưởng, trong quá trình vụ án, một sự ưu đãi đặc biệt từ các cấp cao trong quân đội, điều khó mà hiểu được nếu không phải là do mong muốn của Bộ Tổng tham mưu muốn phủi sạch những cơ hội xét lại bản án đối với đại úy Dreyfus năm 1894.

Vụ bê bối bùng nổ năm 1898

Chú thích và tham khảo

Chú thích

  1. ^ Cassagnac, mặc dù bài Do Thái, đã đăng bài tựa đề Le Doute(Nghi ngờ), giữa tháng 9 1896.
  2. ^ cũng được gọi là « giả mạo ái quốc » bởi những người chống Dreyfus.
  3. ^ Alexandrine, chữ ký thông thường của Panizzardi.
  4. ^ Ông đã đọc trên Le Figaro tháng Năm 1896, trong bài viết « Cho những người Do Thái ».
  5. ^ Tiếp theo bởi Syndicat ngày 1 tháng 12 và Procès-verbal ngày 5 tháng 12.
  6. ^ khi đó ở trung tâm giới văn nghệ tiền phong, xuất bản Marcel Proust, Saint-Pol-Roux, Jules Renard, Charles Péguy, etc.
  7. ^ La chose jugée est tenue pour véridique.
  8. ^ Căn phòng xử trống vắng khi các cuộc tranh luận đề cập tới các chủ đề chạm đến quốc phòng, nghĩa là chứng cớ của Picquart.
  9. ^ Chủ tịch hội đồng xử án từ chối hỏi cung dù người này đã được gọi đến phiên tòa.

Tham khảo

  1. ^ Xem mẫu hoàn chỉnh trên Gallica
  2. ^ Thậm chí là một « vi phạm tư pháp » theo Bredin, L’Affaire, Fayard, 1984 và Vincent Duclert, Biographie d’Alfred Dreyfus, Fayard, 2006
  3. ^ Đọc thêm diễn văn của Bộ trưởng Tư pháp Pháp,Pascal Clément, ngày 12 tháng 6 năm 2006
  4. ^ Guy Canivet, Chánh án Tối cao Pháp viện Pháp,Về Công lý trong Vụ Dreyfus]], tr.15.
  5. ^ Arrêt de la cour de cassation du 12 juillet 1906
  6. ^ Michel Winock, « Vụ Dreyfus như một huyền thoại lập quốc », trong La France politique, Éditions du Seuil, coll. « Points Histoire », 2003, p.151-165
  7. ^ Roi et President
  8. ^ Với ba đoạn này, tham khảo Jean-Marie Mayeur, Những bước đầu của Đệ tam Cộng hòa, Nhà xuất bản Seuil, 1973, 209-217
  9. ^ Dreyfus là người Mulhouse,Picquart là một người Strasbourg, Zurlinden là người Colmar(đều thuộc Alsace).
  10. ^ Auguste Scheurer-Kestner trong một bài phát biểu trước Thượng viện.
  11. ^ Duclert, L'affaire Dreyfus, p.5
  12. ^ Sur la mise au point du canon de 75 : Doise, Un secret bien gardé, p.9 et s.
  13. ^ Đây là đối tượng của lá thư chặn bởi Sở Mật vụ Pháp, đề tên "Tên vô lại D...". Nó được sử dụng trong "văn kiện bí mật" buộc tội Dreyfus.
  14. ^ Bach, L'armée de Dreyfus, p.534
  15. ^ Miquel, La troisième République, p.391
  16. ^ Duclert, L'affaire Dreyfus, p.8
  17. ^ xem công trình của Marcel Thomas, L'Affaire sans Dreyfus
  18. ^ Xem, nhất là Reinach, Lịch sử vụ Dreyfus, tập 1, p.40-42.
  19. ^ Biệt ngữ của SR ám chỉ: những văn bản thu được từ một phụ nữ làm nội trợ trong Đại sứ quán Đức,Thomas, L'affaire sans Dreyfus, p.140 et s.
  20. ^ mà không có mảnh nhỏ nào, hơn nữa không bị nhàu. Bredin, L'Affaire, {p.67
  21. ^ Thông tin quan trọng duy nhất của văn bản là một ghi chép về pháo nòng 120 mẫu Baquet C, loại pháo chiếm 1,4 % hỏa lực hiện đại của Pháp năm 1914, và 0,6% toàn thể hỏa lựcDoise, Un secret bien gardé, p.55 et s.
  22. ^ Về cơ quan này, xemBredin, p.49-50 ; Doise, p.42-43 et Thomas, L'Affaire sans Dreyfus, p.60-70
  23. ^ Thomas, L'Affaire sans Dreyfus, p.67. Alfred Dreyfus cũng là người Mulhouse.
  24. ^ « Tên ngốc Mercier » Rochefort viết trong Kẻ cố chấp, Boussel, Vụ Drefus và báo chí, p.43-44.
  25. ^ Bredin, L'Affaire, p.65
  26. ^ Reinach, Lịch sử vụ Dreyfus, tập 1,p.39
  27. ^ a b Birnbaum, L'affaire Dreyfus, p.40
  28. ^ Dựa trên những chỉ dẫn của đại úy Matton, quân nhân pháo binh duy nhất ở Ban Thống kê. Ba trong số các văn bản được truyền đi liên quan ít nhiều tới pháo binh.
  29. ^ Bredin, L'Affaire, p.68
  30. ^ Birnbaum, L'affaire Dreyfus, p.48
  31. ^ Burns, Một gia đình…., p.139
  32. ^ Thomas, L'Affaire sans Dreyfus, p.260
  33. ^ Sandherr là một người chống Do Thái điên cuồng. Paléologue, l'Affaire Dreyfus et le quai d'Orsay.
  34. ^ Người ta khẳng định trong nhiều cuốn sách rằng Dreyfus vô tư và thờ ơ với hoàn cảnh của mình, điều về sau đã được cải chính với nhiều bằng chứng. Xem Duclert, Tiểu sử Alfred Dreyfus, p.115 et s.
  35. ^ Birnbaum, Vụ Dreyfus, p.38
  36. ^ Như họ đã báo cáo với tướng Mercier Bredin, L'Affaire, p.69.
  37. ^ về các nhân cách của Mercier và du Paty de Clam, đọc : Paléologue, L’Affaire Dreyfus et le Quai d’Orsay, p.111 et s.
  38. ^ Guillemin, Ẩn ngữ Esterházy, tập 1, p.99
  39. ^ Bredin, L'Affaire, p.0
  40. ^ Mercier đã gặp Tổng thống, Casimir-Perier, giảm thiểu tầm quan trọng của các tài liệu được truyền đi, điều mà sau này Mercier sẽ phủ nhận, đối lập một cách không khoan nhượng hai người. Xem Phiên tòa Rennes tập 1, p.60, 149 và 157
  41. ^ Nhất là những lời khuyên can của tướng Félix Gustave Saussier, Tư lệnh quân khu Paris.
  42. ^ Thomas, L'Affaire sans Dreyfus, p.141. Hanotaux đã đòi Mercier ngừng các cuộc truy tố nếu những bằng chứng khác không được tìm ra. Điều này, không nghi ngờ gì, là nguồn gốc của tài liệu mật
  43. ^ Bredin, L'Affaire, p.72
  44. ^ Reinach, Lịch sử vụ Dreyfus, tập 1, p.92. Gobert khẳng định rằng văn bản đã được viết nhanh chóng, loại trừ việc sao chép
  45. ^ Phiên tòa Rennes tập 2, p.322. Ý tưởng này được tăng cường bởi sự trong suốt của tờ giấy
  46. ^ Bredin, L'Affaire, p.87
  47. ^ Reinach, Lịch sử vụ Dreyfus, tập 1, p.107
  48. ^ Báo cáo của Tối cao Pháp viện, tập 1, p.127
  49. ^ Thủ tục bắt giữ đã được ký từ trước, xem Thomas, L'affaire sans Dreyfus, p.208
  50. ^ a b Duclert, Tiểu sử Alfred Dreyfus, p.118
  51. ^ Mathieu Dreyfus, Vụ bê bối mà tôi trải qua, p.20 et s.
  52. ^ Không bị can nào có thể bị giấu hoàn toàn theo bất cứ luật nào thời đó. Các nguy cơ rò rỉ bí mật an ninh có thể được hạn chế bởi một thực tế là các luật sư phải phục tùng bí mật nghề nghiệp Tối cao Pháp viện, Về Công lý trong vụ Dreyfus, Duclert, p.51
  53. ^ Bredin, L'Affaire, p.80
  54. ^ Mathieu Dreyfus, Vụ bê bối mà tôi trải qua.
  55. ^ Edgar Demange, người nhận giải hùng biện quốc gia, trở nên nổi tiếng khi đã giúp hoàng thân Pierre Bonaparte, người ám sát một người cộng hòa Victor Noir năm 1870, được tha bổng. Là một chuyên gia lớn về luật hình sự, ông được thừa nhận bởi các đồng nghiệp và đã trúng cử vào Hội đồng đoàn luật sư nhiệm kỳ 1888-1892. Như một trò đùa của lịch sử, chính Demange đã tranh tụng thắng lợi cho hầu tước Morès, người đã sát hại đại úy Do Thái trong một cuộc đấu tay đôi. Y. Repiquet, chủ tịch đoàn luật sư, Edgar Demange và Fernand Labori, Tối cao Pháp viện, Về Công lý trong vụ Dreyfus, p.274.
  56. ^ Ông gọi báo cáo của du Paty là "tác phẩm cặm cụi"(élucubrations-một từ có nghĩa xấu), Bredin, L'Affaire, p.88
  57. ^ Tối cao Pháp viện, Về Công lý trong vụ Dreyfus, Duclert, p.103
  58. ^ « […] anh ta nói nhiều ngoại ngữ, nhất là tiếng Đức mà anh ta nắm khá sâu ».
  59. ^ Chúng được dẫn ra trong một đoạn duy nhất gần chót bản báo cáo, với chỉ một câu: « [các yếu tố cụ thể] nằm trong lá thư tội chứng, mà sự kiểm tra bởi đa số các chuyên gia cũng như bởi chúng tôi và các dấu vết mà như các ngài thấy đã chỉ ra, trừ vài sự khác biệt ngẫu nhiên, một sự tương hợp hoàn toàn với chữ viết tay được phân tích của đại Dreyfus. »
  60. ^ Zola, « Tôi buộc tội...! ».
  61. ^ Bredin, L'Affaire, p.89
  62. ^ Tựa đề bài báo trên tờ l’Intransigeant ngày 21 tháng 12 năm 1894
  63. ^ Mathieu Dreyfus, Vụ việc mà tôi trải qua, p.24
  64. ^ v. [[Bredin, L'Affaire, p.83
  65. ^ Bredin, L'Affaire, p.85
  66. ^ Boussel, Vụ Dreyfus và báo chí, p.55
  67. ^ Boussel, Vụ Dreyfus và báo chí, p.58
  68. ^ casus belli, tiếng Latin nghĩa là "tình trạng chiến tranh"
  69. ^ Boussel, Vụ Dreyfus và báo chí, p.60
  70. ^ Chi tiết về tiến trình vụ xử,đọc Duclert, Tiểu sử Alfred Dreyfus, p.147 et s.
  71. ^ Reinach, Lịch sử vụ Dreyfus, tập 1, p.394
  72. ^ Tối cao Pháp viện, Về công lý trong vụ Dreyfus, Duclert, p.107
  73. ^ Reinach, Lịch sử vụ Dreyfus, tập 1, p.409
  74. ^ Doise, Un secret bien gardé, p.87
  75. ^ Duclert, Tiểu sử Alfred Dreyfus, p.151
  76. ^ Dù chỉ là một đại úy nhưng Dreyfus có những khoản lợi tức lớn từ thừa kế của người cha và của hồi môn của vợ, ngang ngửa với một vị tư lệnh quân khu. Doise, Un secret bien gardé, p.38
  77. ^ Xem những chứng minh của Meyer, Giry, Henri Poincaré, Appel và Darboux, những nhà thư tịch học và toán học lớn nhất đương thời trong lời khai của họ trong cuộc thẩm án lần hai năm 1904. Họ đã phá hủy hoàn toàn hệ thống của Bertillon. Thomas, L'Affaire sans Dreyfus, p.189
  78. ^ Trợ lý của chỉ huy Sở Tình báo và người phát hiện bản kê.
  79. ^ Picquart, Cuộc thẩm án 1898-1899, Dự thẩm, tập I, p.129
  80. ^ Reinach, Lịch sử vụ Dreyfus, tập 1, p.411. Những cây thập tự này đã được loại khỏi những tòa án dân sự kể từ thời chính phủ Jules Ferry, nhưng trong tòa án quân sự thì vẫn còn.
  81. ^ Duclert, Tiểu sử Alfred Dreyfus, p.164
  82. ^ Pierre Gervais, Romain Huret và Pauline Peretz, « Đọc lại « hồ sơ bí mật » : đồng tính luyến ái và chủ nghĩa bài Do Thái trong Vụ Dreyfus », Tạp chí lịch sử hiện đại và đương đạiRevue d'histoire moderne et contemporaine, nhà xuất bản Belin, Vol. 55, 1, p.125-160
  83. ^ Theo luật của quân đội Pháp thời ấy, tất cả các chứng cứ buộc tội phải được đưa ra trước bị cáo để có thể bị bác bỏ, điều khi đó chưa phải bắt buộc trong ngành tư pháp dân sự. Doise, Un secret bien gardé, p.132
  84. ^ Điều này rõ ràng sai. Động cơ của Mercier hoàn toàn là buộc tội Dreyfus mà không được bào chữa. Xem cáo trạng
  85. ^ Birnbaum, Vụ Dreyfus, p.43
  86. ^ Thật ra nó nhắc tới một người được đặt tên Dubois, được nhận diện bởi Ban Thống kê từ một năm trước.
  87. ^ Tối cao Pháp viện, Về Công lý trong vụ Dreyfus, Duclert, p.92
  88. ^ Phiên tòa Rennes tập 2 p.191 et s. Ông này rõ ràng làm trầm trọng hơn hơn trường hợp của mình khi không thú nhận rằng sự truyền một hồ sơ biis mật là một cách thức phi pháp.
  89. ^ Reinach, Lịch sử vụ Dreyfus, tập 1, p.468
  90. ^ Clemenceau viết ngày 25 tháng 12 năm 1894, trên tờ báo trên: "Không ngờ gì, tôi dứt khoát hơn bao giờ là kẻ thù của án tử hình. Nhưng người ta không thể làm công chúng hiểu nỗi người ta đã xử bắn, cách đây vài tuần, một đứa trẻ bất hạnh 20 tuổi về tội ném một cái cúc áo lên đầu vị đứng đầu tóa án binh, trong khi kẻ phản bội Dreyfus sắp tới sẽ đi tới đảo Nou, nơi mong có khu vườn của Candide. » Trích theo Michel Winock, Clemenceau, Perrin, 2007, chương XV, « Mở đầu vụ Dreyfus », p.244
  91. ^ Méhana Mouhou, Vụ Dreyfus: cuộc mưu phản trong nền Cộng hòa, Nhà xuất bản L'Harmattan, 2006, p.40
  92. ^ Bredin, L'Affaire, p.107
  93. ^ Dường như chính tả đúng của vị đại úy là Lebrun Renaud, nhưng tập hợp các sử liệu đều chấp nhận tên trên, khiến nó trở nên quá phổ biến. Xem chứng cứ về điều này ở Phiên tòa Rennes tập 3, p.73
  94. ^ Xem án quyết của Tối cao Pháp viện 12 tháng 7 năm 1906
  95. ^ Bredin, L'Affaire, p.103
  96. ^ Bredin, L'Affaire, p.125
  97. ^ Nhiệt độ đạt đến 45°C, ông thường bị thiếu ăn hoặc cho ăn những thức ăn tạp nham, vốn thường gây những căn bệnh nhiệt đới.
  98. ^ Alfred Dreyfus, 5 năm của đời tôi
  99. ^ Bredin, L'Affaire, p.132
  100. ^ Nếu quan tâm có thể đọc thêm những hồi ký của Mathieu Dreyfus, Vụ bê bối mà tôi trải qua, vốn chưa từng được xuất bản cho đến năm 1978, trừ vài đoạn.
  101. ^ Mathieu Dreyfus, Vụ bê bối mà tôi trải qua, Fayard, p.47
  102. ^ Bredin, L'Affaire, p.117
  103. ^ Mathieu Dreyfus, Vu bê bối mà tôi trải qua p.48 et s.
  104. ^ Mathieu Dreyfus, Vụ bê bối mà tôi trải qua, p.54 et s.
  105. ^ Lazare, Một sai sót tư pháp. Sự thật trong Vụ Dreyfus, Bruxelles, tháng 11 1896.
  106. ^ Boussel, Vụ Dreyfus và báo chí, p.82
  107. ^ Chính ông là người đã tiếp đón đại úy Dreyfus sáng ngày 15 tháng 10 năm 1894, khi diễn ra màn kịch về chữ viết tay.
  108. ^ Bredin, L'Affaire, p.140
  109. ^ Thomas, L'Affaire sans Dreyfus, p.276
  110. ^ Về nhân cách và cuộc đời của Walsin-Esterházy, đọc Reinach, Lịch sử vụ Dreyfus tập 2, chương 1 và toàn bộ phần đầu của L'Affaire sans Dreyfus của Marcel Thomas.
  111. ^ Bredin, L'Affaire, p.142. Chính Marcel Thomas đã khám phá ra bức thư này đầu những năm 1970. Xem phụ lục trong L'Affaire sans Dreyfus
  112. ^ Bredin, L'Affaire, p.144. Chính điều này cho phép Bộ Tổng tham mưu tỏ ý ngờ vực công khai chứng cứ và hạ uy tín của Picquart.
  113. ^ Birnbaum, Vụ Dreyfus, p.56
  114. ^ Bởi vậy von Schwartzkoppen đã cắt quan hệ với Esterházy đầu năm 1896. Thomas, L'affaire sans Dreyfus, p.145
  115. ^ Reinach, Lịch sử vụ Dreyfus, tập 2, p.26
  116. ^ Điều này đặt ra câu hỏi liệu có sự tiếp tay cho nhau của hai người này.Bredin, p.144 và Thomas, L'Affaire sans Dreyfus p.231.
  117. ^ Đọc Thomas, L'Affaire sans Dreyfus, Chương 1, « Tiểu thuyết về một tay bạc lận ».
  118. ^ Doise, Un secret bien gardé, p.24 et s.
  119. ^ xem bài báo trên tờ L'Éclair ngày 10 và 14 tháng 9 1896, thù địch với Dreyfus, nhưng tiết lộ sự tồn tại của của văn bản bí mật. Bredin, L’Affaire, tr. Thiếu tham số! (Bản mẫu:P.)163.
  120. ^ Bredin, L'Affaire, tr. Thiếu tham số! (Bản mẫu:P.)167.
  121. ^ Bredin, L’Affaire, tr. Thiếu tham số! (Bản mẫu:P.)168.
  122. ^ Ibid.
  123. ^ Henry đã gửi cho ông một bức thư đầy những lời bóng gió. Lịch sử vụ Dreyfus Tập 2 tr. Thiếu tham số! (Bản mẫu:P.)517 et s.
  124. ^ Doise, Un secret bien gardé, tr. Thiếu tham số! (Bản mẫu:P.)109 et s.
  125. ^ Henry tham vọng kế vị Sandherr, vì đã làm trợ tá cho ông này nhiều năm. Nhưng Picquart đã được bổ nhiệm làm sếp của Cơ quan Phản gián như người ta biết. Sự cách chức có thể cho phép Henry thỏa mãn tham vọng của mình(Bredin, L’Affaire tr. Thiếu tham số! (Bản mẫu:P.)262).
  126. ^ Bredin, L’Affaire, tr. Thiếu tham số! (Bản mẫu:P.)200.
  127. ^ Thomas, L'Affaire sans Dreyfus, tr. Thiếu tham số! (Bản mẫu:P.)475.
  128. ^ Lịch sử vụ Dreyfus Tập 2, tr. Thiếu tham số! (Bản mẫu:P.)603 và 644.
  129. ^ Cho toàn đoạn này, để biết những chi tiết chính xác, xem : Winock, Thế kỷ của những trí thức, tr. Thiếu tham số! (Bản mẫu:P.)11-19.
  130. ^ Zola, Cuộc chiến vì Dreyfus, tr. Thiếu tham số! (Bản mẫu:P.)44.
  131. ^ Xem Chez l'Illustre Écrivain, đã xuất bản trênLe Journal ngày 28 tháng 11 1897, chấp nhận bài Octave Mirbeau, L'Affaire Dreyfus, 1991, tr. Thiếu tham số! (Bản mẫu:P.)43-49.
  132. ^ Trích dẫn từ phiên họp 4 tháng 12 1897, trên trang web của Hạ viện.
  133. ^ Bredin, L’Affaire, tr. Thiếu tham số! (Bản mẫu:P.)207.
  134. ^ Thomas, L'Affaire sans Dreyfus, Tome 2, tr. Thiếu tham số! (Bản mẫu:P.)244.
  135. ^ Duclert, L'affaire Dreyfus, tr. Thiếu tham số! (Bản mẫu:P.)39.
  136. ^ Thomas, L'Affaire sans Dreyfus, Tome 2, tr. Thiếu tham số! (Bản mẫu:P.)245.
  137. ^ a b Bredin, L’Affaire, tr. Thiếu tham số! (Bản mẫu:P.)227.
  138. ^ Duclert, L'affaire Dreyfus, tr. Thiếu tham số! (Bản mẫu:P.)40.
  139. ^ Dictionnaire de l'affaire Dreyfus, Thomas, entrée "Esterházy en Angleterre".

Liên kết ngoài


  • Fonds Dreyfus Bảo tàng nghệ thuật và lịch sử Do Thái

Bản mẫu:Liên kết bài chất lượng tốt