Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Càn Long”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 50: Dòng 50:
==Xâm lược Việt Nam==
==Xâm lược Việt Nam==
Tháng 5 năm [[1788]], mẹ Lê Duy Kỳ cùng các bầy tôi sang [[Long Châu]] cầu viện [[nhà Thanh]] phát binh đánh Tây Sơn. Tháng 7 năm [[1788]], Lê Chiêu Thống ở [[Kinh Bắc]] cũng sai người sang [[Trung Quốc]] cầu viện. [[Càn Long]] nhân cơ hội đánh chiếm [[Đại Việt]], cuối năm [[1788]], [[Càn Long]] sai [[Tổng đốc Lưỡng Quảng]] [[Tôn Sĩ Nghị]] chỉ huy hơn 29 vạn quân, huy động từ Lưỡng Quảng, Vân Nam và Quý Châu<ref>Theo ''Tìm hiểu thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ'', trích dẫn từ ''Thánh vũ ký'' của Ngụy Nguyên đời Thanh</ref> hộ tống Lê Chiêu Thống về Việt Nam với danh nghĩa phù [[nhà Hậu Lê|Lê]], vào chiếm đóng [[Thăng Long]].
Tháng 5 năm [[1788]], mẹ Lê Duy Kỳ cùng các bầy tôi sang [[Long Châu]] cầu viện [[nhà Thanh]] phát binh đánh Tây Sơn. Tháng 7 năm [[1788]], Lê Chiêu Thống ở [[Kinh Bắc]] cũng sai người sang [[Trung Quốc]] cầu viện. [[Càn Long]] nhân cơ hội đánh chiếm [[Đại Việt]], cuối năm [[1788]], [[Càn Long]] sai [[Tổng đốc Lưỡng Quảng]] [[Tôn Sĩ Nghị]] chỉ huy hơn 29 vạn quân, huy động từ Lưỡng Quảng, Vân Nam và Quý Châu<ref>Theo ''Tìm hiểu thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ'', trích dẫn từ ''Thánh vũ ký'' của Ngụy Nguyên đời Thanh</ref> hộ tống Lê Chiêu Thống về Việt Nam với danh nghĩa phù [[nhà Hậu Lê|Lê]], vào chiếm đóng [[Thăng Long]].

Nghe tin báo, ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (22 tháng 12 năm 1788), Bắc Bình vương [[Nguyễn Huệ]] xuất quân tiến ra Bắc Hà. Với lý do vua Lê đã bỏ nước và rước giặc về, để có danh nghĩa chính thống, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung.

Ngày 29 tháng 11 năm Mậu Thân (26 tháng 12 năm 1788), đại quân của hoàng đế Quang Trung tới [[Nghệ An]], dừng quân tại đó hơn 10 ngày để tuyển quân và củng cố lực lượng, nâng quân số lên 10 vạn, tổ chức thành 5 đạo quân: tiền, hậu, tả, hữu và trung quân. Ngoài ra còn có một đội tượng binh với hơn 100 [[voi]] chiến<ref>Biên niên lịch sử cổ trung đại Việt Nam, NXB Khoa học xã hội Hà Nội, 1987, tr 392</ref>. Vua Quang Trung còn tổ chức lễ duyệt binh ngay tại Nghệ An để khích lệ ý chí quyết chiến, quyết thắng của tướng sĩ đối với quân xâm lược [[Nhà Thanh|Mãn Thanh]]. Ngay sau lễ duyệt binh, Quang Trung tiến quân ra Bắc Hà.

Ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân (15 tháng 1 năm 1789), đại quân của Quang Trung đã ra đến [[Tam Điệp]], [[Ninh Bình]]. Sau khi xem xét tình hình, Quang Trung nói với toàn quân rằng chỉ trong 10 ngày sẽ quét sạch quân Thanh.

Sớm hơn cả dự kiến, chỉ trong vòng 6 ngày kể từ đêm 30 Tết âm lịch, quân Tây Sơn đã đánh tan 29 vạn quân Thanh<ref>Xem chi tiết bài [[Nguyễn Huệ]]</ref> bằng hàng loạt trận đánh tập kích, mai phục, thần tốc và chớp nhoáng mà [[trận Ngọc Hồi - Đống Đa]] là tiêu biểu. Trưa mồng 5 Tết Kỷ Dậu - [[1789]], quân Tây Sơn tiến vào [[Thăng Long]].

Tôn Sĩ Nghị dẫn tàn quân bỏ chạy, trên đường chạy liên tiếp bị quân Tây Sơn mai phục chặn đánh. Cuối cùng, Tôn Sĩ Nghị và [[Lê Chiêu Thống]] chạy thoát về [[Trung Quốc]].


= Gia đình =
= Gia đình =

Phiên bản lúc 05:41, ngày 15 tháng 9 năm 2013

Càn Long
Hoàng đế Trung Hoa
Vua nhà Thanh
Trị vì8 tháng 10 năm 17359 tháng 2 năm 1796
(60 năm,124 ngày)
Tiền nhiệmThanh Thế Tông
Kế nhiệmThanh Nhân Tông
Thông tin chung
Sinh(1711-09-25)25 tháng 9, 1711
Mất7 tháng 2, 1799(1799-02-07) (87 tuổi)
Trung Quốc
An tángĐông Thanh mộ, Tuân Hóa
Tên húy
Ái Tân Giác La Hoằng Lịch (爱新觉罗/羅弘曆)
Niên hiệu
Càn Long (乾隆)
Thụy hiệu
Thuần Hoàng đế (純皇帝)
Miếu hiệu
Cao Tông (高宗)
Triều đạiNhà Thanh
Thân phụUng Chính hoàng đế

Càn Long 乾隆 hay Thanh Cao Tông (清高宗) (25 tháng 9, 1711 tức năm Khang Hi thứ 50—7 tháng 2, 1799 tức năm Gia Khánh thứ 4), họ Ái Tân Giác La, húy Hoằng Lịch, là người con trai thứ tư của Hoàng đế Ung Chính và là Hoàng đế thứ sáu của nhà Thanh, đồng thời ông là hoàng đế có tuổi thọ lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Thời kỳ trị vì của ông kéo dài hơn 60 năm từ 11 tháng 10, 1736 đến 1 tháng 9, 1795, và là thời cực thịnh về kinh tế và quân sự của nhà Thanh. Vào thời này, lãnh thổ nhà Thanh kéo dài đến Châu thổ sông IliTân Cương, lãnh thổ Trung Quốc mở rộng đến tối đa: khoảng 11.000.000 km², so với 9.000.000 km² hiện tại. Ông bắt chước cách thức cai trị của ông nội mình là Khang Hy, người mà ông rất ngưỡng mộ.

Khi còn trẻ, Càn Long đã khiến Khang Hy ngạc nhiên về rất nhiều lĩnh vực, nhất là về văn học nghệ thuật. Khang Hi đã cho rằng Càn Long có thể sẽ là xứng đáng trở thành Hoàng đế kế vị nhà Thanh sau Ung Chính.

Lúc lên ngôi, Càn Long có mở một số cuộc viễn chinh và đã thất bại, ông cũng thu nạp nhiều phi tần, tuần du các nơi, kết nạp lộng thần tham ôHòa Thân...

Năm 1796, ông nhường ngôi cho con là Vĩnh Diễm, lên làm Thái thượng hoàng, giữ vững quyền chính. Năm 1799 ông mất, hưởng thọ 89tuổi. Thụy hiệu đầy đủ của ông là Pháp Thiên Long Vận Chí Thành Tiên Giác Thể Nguyên Lập Cực Phu Văn Phấn Vũ Khâm Minh Hiếu Từ Thần Thánh Thuần hoàng đế (法天隆運至誠先覺體元立極敷文奮武欽明孝慈神聖純皇帝.

Dấu ấn sự nghiệp của Càn Long nổi tiếng nhất là việc tiêu diệt bộ tộc Dzungar và Uyghur. Gần như toàn bộ dân số bộ tộc Dzungar đã bị tuyệt diệt. Xem thêm * Thập toàn võ công

Truyền thuyết

Một trong những truyền thuyết phổ biến nhất về thân thế của Càn Long lưu truyền trong các câu chuyện dân gian, các bộ tiểu thuyết, dã sử chính là giả thuyết Càn Long là con cháu dòng họ Trần ở Hải Ninh, Chiết Giang. Chuyện kể rằng, vào ngày 13 tháng 8 năm Khang Hy thứ 50, tức năm 1711, phủ của Ung Thân Vương, người sau này trở thành Hoàng đế Ung Chính, trở nên nhộn nhịp vui vẻ lạ thường. Hôm đó, Hoàng tử Ung Chính có thêm một đứa con. Cùng trong ngày hôm đó, nhà họ Trần ở Hải Ninh cũng có thêm một đứa trẻ. Nhà họ Trần ở đây chính là chỉ Trần Thế Quán, hay còn gọi là Trần Các Lão, một người từng làm quan dưới thời Khang Hy và có quan hệ cực kỳ mật thiết với hoàng tử thứ 4, Ung thân vương Ung Chính.

Lúc bấy giờ, Vương phi của hoàng tử Ung Chính và vợ của Trần Các Lão đều mang thai. Không lâu sau đó, cả hai người cùng sinh vào một ngày, Vương phi của Ung Chính sinh ra một công chúa còn vợ của Trần thì sinh ra một đứa con trai. Ung Chính nghe nói con trai của Trần Các Lão sinh cùng ngày với công chúa của mình mới lệnh cho Trần mang con con vào vương phủ của mình để xem mặt. Lệnh của vương gia không thể không nghe, Trần Các Lão không còn cách nào khác đành phải mang con của mình đưa vào vương phủ. Tuy nhiên, khi đứa bé được trả về cho nhà họ Trần thì ban đầu là con trai giờ lại hóa thành con gái. Đứa con trai nhà họ Trần bị đánh tráo vào phủ Ung Chính sau này chính là Hoàng đế Càn Long.

Câu chuyện này đã được Kim Dung hư cấu thành bộ tiểu thuyết Thư kiếm ân cừu lục. Tuy nhiên đây chỉ là truyền thuyết, thể hiện mong ước của người Hán khi bị người Mãn đô hộ, tự an ủi mình rằng vua trên ngai vàng vẫn là người Hán.

Lăng mộ

Năm 1928, quân phiệt Tôn Điền Dương đã đem quân vào khu vực lăng tẩm nhà Thanh ở Sơn Đông, quật mộ của Càn Long và Từ Hi Thái Hậu. Chỉ có lăng của Khang Hy là còn toàn vẹn, vì khi bẩy mở được cửa lăng thì một khối nước màu vàng khè từ bên trong tuôn tràn ra rất mạnh, quân sĩ sợ hãi quá phải bỏ chạy.

Bên trong mộ của các vua chúa này được xây cất như sau:

Đường hầm dẫn vào những ngôi mộ của họ lát đá hoa trắng, xuyên qua bốn cái cổng được chạm trổ rất công phu bằng đá. Nơi để quan tài yên nghỉ của họ là một khuôn hình bát giác, trên vòm trần khắc chín con rồng bằng vàng lóng lánh. Khu vực yên nghỉ khá rộng, lớn bằng điện Trung Hoà trong Tử Cấm Thành. Càn Long được chôn trong hai lần quan tài. Quan tài bên trong và bên ngoài được làm bằng một loại gỗ đặc biệt quý. Những báu vật trong hai ngôi mộ này gồm rất nhiều ngọc ngà châu báu cực kỳ quý giá và đắt tiền, ngoài ra còn có những hoạ phẩm, kiếm báu, sách quý, ngà voi và các tượng Phật. Các đồ quý làm bằng lụa và gấm thì chỉ một thời gian là bị mục rã.

Tin các lăng tẩm của Càn Long và Từ Hi bị khai quật để lấy của đã gây chấn động và căm phẫn sâu sắc cho Phổ Nghi và các thành viên hoàng tộc, cựu thần nhà Thanh.

Xâm lược Việt Nam

Tháng 5 năm 1788, mẹ Lê Duy Kỳ cùng các bầy tôi sang Long Châu cầu viện nhà Thanh phát binh đánh Tây Sơn. Tháng 7 năm 1788, Lê Chiêu Thống ở Kinh Bắc cũng sai người sang Trung Quốc cầu viện. Càn Long nhân cơ hội đánh chiếm Đại Việt, cuối năm 1788, Càn Long sai Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy hơn 29 vạn quân, huy động từ Lưỡng Quảng, Vân Nam và Quý Châu[1] hộ tống Lê Chiêu Thống về Việt Nam với danh nghĩa phù , vào chiếm đóng Thăng Long.

Nghe tin báo, ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (22 tháng 12 năm 1788), Bắc Bình vương Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc Hà. Với lý do vua Lê đã bỏ nước và rước giặc về, để có danh nghĩa chính thống, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung.

Ngày 29 tháng 11 năm Mậu Thân (26 tháng 12 năm 1788), đại quân của hoàng đế Quang Trung tới Nghệ An, dừng quân tại đó hơn 10 ngày để tuyển quân và củng cố lực lượng, nâng quân số lên 10 vạn, tổ chức thành 5 đạo quân: tiền, hậu, tả, hữu và trung quân. Ngoài ra còn có một đội tượng binh với hơn 100 voi chiến[2]. Vua Quang Trung còn tổ chức lễ duyệt binh ngay tại Nghệ An để khích lệ ý chí quyết chiến, quyết thắng của tướng sĩ đối với quân xâm lược Mãn Thanh. Ngay sau lễ duyệt binh, Quang Trung tiến quân ra Bắc Hà.

Ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân (15 tháng 1 năm 1789), đại quân của Quang Trung đã ra đến Tam Điệp, Ninh Bình. Sau khi xem xét tình hình, Quang Trung nói với toàn quân rằng chỉ trong 10 ngày sẽ quét sạch quân Thanh.

Sớm hơn cả dự kiến, chỉ trong vòng 6 ngày kể từ đêm 30 Tết âm lịch, quân Tây Sơn đã đánh tan 29 vạn quân Thanh[3] bằng hàng loạt trận đánh tập kích, mai phục, thần tốc và chớp nhoáng mà trận Ngọc Hồi - Đống Đa là tiêu biểu. Trưa mồng 5 Tết Kỷ Dậu - 1789, quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long.

Tôn Sĩ Nghị dẫn tàn quân bỏ chạy, trên đường chạy liên tiếp bị quân Tây Sơn mai phục chặn đánh. Cuối cùng, Tôn Sĩ Nghị và Lê Chiêu Thống chạy thoát về Trung Quốc.

Gia đình

Phi tần[4]

Hoàng hậu

Hoàng quý phi

Quý phi

  • Uyển Quý phi Trần thị (1716 - 1807), người Hán, bà lấy Càn Long khi ông còn là Thân vương. Khi lên ngôi, bà được phong Quý nhân (貴人). Năm 1749 trở thành Uyển tần (婉嬪), bà ở chức vị này hơn 40 năm cho đến năm 1794, bà được phong làm Uyển phi (婉妃). Khi Càn Long mất, bà được Gia Khánh tôn làm Uyển Quý thái phi (婉貴太妃)
  • Dĩnh Quý phi Ba Lâm thị (1731 - 1800); thuộc tộc Mông Cổ, vào cung khi Càn Long vừa lên ngôi không lâu, được phong Dĩnh quý nhân (穎貴人). Năm 1751 trở thành Dĩnh tần (穎嬪), rồi năm 1759 thành Dĩnh phi (穎妃). Năm 1798, khi bà gần 70 tuổi, được sắc phong làm Dĩnh Quý phi (穎貴妃), sau đó Gia Khánh tôn bà làm Dĩnh Quý thái phi (穎貴太妃)
  • Hãn Quý phi Đái Giai thị (mất 1764), thuộc tộc Đái Giai của Tương hoàng kỳ. Bà nhập cung năm 1754, trở thành Hãn tần (忻嬪), bà sinh ra tổng cộng 2 công chúa cho Càn Long nhưng đều mất sớm. Năm 1763 bà được phong Hãn phi (貴妃) rồi qua đời
  • Tuần Quý phi Y Nhĩ Căn Giác La thị (mất 1797)
  • Du Quý phi Kha Lí Diệp Đặc thị (1714–1792) thuộc tộc Kha Lí Diệp Đặc (Keliyete) của Mãn Châu.

Phi

  • Tấn phi Phú Sát thị (?-1822) thuộc tộc Phú Sát của Mãn Châu. Bà được cháu của Càn Long là Hoàng đế Đạo Quang phong làm phi năm 1820 do là phi tử cuối cùng của Càn Long còn sống.
  • Thư phi Diệp Hách Na Lạp thị (1728 - 1777)
  • Hương Phi / Dung phi Hoà Trác thị (1734-1788) có lẽ chỉ là sản phẩm của sự pha trộn giữa truyền thuyết và sự thật.
  • Đôn phi Uông thị (1746 - 1806)
  • Dự phi Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị
  • Phương phi Trần thị

Tần

Quý nhân

Thường tại

Hoàng tử

  1. Định An thân vương Vĩnh Hoàng [永璜] (5 tháng 7, 172821 tháng 4, 1750), con trai của Triết Mẫn Hoàng Quý phi
  2. Đoan Tuệ thái tử Vĩnh Liễn [永璉] (9 tháng 8, 173023 tháng 11, 1738), Thái tử thứ nhất, con trai của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu
  3. Tuần quận vương Vĩnh Chương [永璋] (15 tháng 7, 173526 tháng 8, 1760), con trai của Thuần Huệ Hoàng Quý phi
  4. Lí Đoan Thân vương Vĩnh Thành [永珹] (21 tháng 2, 17395 tháng 4, 1777), con trai của Thục Gia Hoàng Quý phi
  5. Vinh Thuần thân vương Vĩnh Kì [永琪] (23 tháng 3, 174116 tháng 4, 1766), con trai của Du Quý phi
  6. Chất Trang thân vương Vĩnh Dung [永瑢] (28 tháng 1, 174413 tháng 6, 1790), con trai của Thuần Huệ Hoàng Quý phi
  7. Triết thân vương Vĩnh Tông [永琮] (27 tháng 5, 174629 tháng 1, 1748), Thái tử thứ hai, con trai của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu
  8. Nghi Thận Thân vương Vĩnh Tuyền [永璇] (31 tháng 8, 17461 tháng 9, 1832), con trai của Thục Gia Hoàng Quý phi
  9. Hoàng cửu tử (2 tháng 8, 174811 tháng 6, 1749), con trai của Thục Gia Hoàng Quý phi
  10. Hoàng thập tử (12 tháng 6, 17517 tháng 7, 1753), con trai của Thư phi
  11. Thành Triết thân vương Vĩnh Tinh [永瑆] (22 tháng 3, 175210 tháng 5, 1823), con trai của Thục Gia Hoàng Quý phi
  12. Bối lặc Vĩnh Cơ [永璂] (7 tháng 6, 175217 tháng 3, 1776), con trai của Kế Hoàng hậu
  13. Vĩnh Cảnh [永璟] (2 tháng 1, 17567 tháng 9, 1757), con trai của Kế Hoàng hậu
  14. Vĩnh Lộ [永璐] (31 tháng 8, 17573 tháng 5, 1760), con trai của Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu
  15. Gia Khánh đế Vĩnh Diễm [永琰] (13 tháng 11, 17602 tháng 9, 1820), con trai của Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu. Được phong Gia Thân vương (嘉親王) năm 1789, lên ngôi ngày 9 tháng 2, 1796
  16. Hoàng thập lục tử (13 tháng 1, 17636 tháng 5, 1765), con trai của Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu
  17. Khánh Hi thân vương Vĩnh Lân [永璘] (17 tháng 6, 176625 tháng 4, 1820), con trai của Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu, được phong bối lặc năm 1789, được phong Khánh Quận vương (慶郡王) năm 1799, được phong Khánh Thân vương (慶親王) năm 1820 nhưng mất cùng vào năm đó. Cháu nội là Khánh Thân vương Dịch Khuông.
  • Tướng quân Phúc Khang An (福康安) được đồn đại là con không hợp pháp của Càn Long, nhưng chưa ai chứng minh được điều này. Tuy thế, Phúc Khang An vẫn là vị tướng quân được sủng ái nhất dưới thời Càn Long.

Hoàng nữ

  1. Hoàng trưởng nữ (17281729), con gái của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu
  2. Hoàng nhị nữ (1731), con gái của Triết Mẫn Hoàng Quý phi
  3. Cố Luân Hoà Kính Công chúa [固倫和敬公主] (28 tháng 6, 173115 tháng 8, 1792), con gái của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu
  4. Hoà Thạc Hoà Gia Công chúa [和硕和嘉公主] (24 tháng 12, 174529 tháng 10, 1767), con gái của Thuần Huệ Hoàng Quý phi
  5. Hoàng ngũ nữ (17531755), con gái của Kế Hoàng hậu
  6. Hoàng lục nữ (24 tháng 8, 175527 tháng 9, 1758), con gái của Hãn Quý phi
  7. Cố Luân Hoà Tĩnh Công chúa [固伦和静公主] (10 tháng 8, 17569 tháng 2, 1775), con gái của Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu
  8. Hoàng bát nữ (17581767), con gái của Hãn Quý phi
  9. Hoà Thạc Hoà Khác Công chúa [和硕和恪公主] (17 tháng 8, 175814 tháng 4, 1780), con gái của Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu
  10. Cố Luân Hoà Hiếu Công chúa [固伦和孝公主] (2 tháng 2, 177513 tháng 10, 1823), con gái của Đôn phi và là công chúa được Càn Long sủng ái nhất.

Nghĩa nữ

Tham khảo

  • Sử Trung Quốc (Nguyễn Hiến Lê)
  • Lịch sử năm nghìn năm Trung Quốc
  • Thanh Cung mười ba triều

Xem thêm

Ghi chú

  1. ^ Theo Tìm hiểu thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ, trích dẫn từ Thánh vũ ký của Ngụy Nguyên đời Thanh
  2. ^ Biên niên lịch sử cổ trung đại Việt Nam, NXB Khoa học xã hội Hà Nội, 1987, tr 392
  3. ^ Xem chi tiết bài Nguyễn Huệ
  4. ^ Draft history of the Qing dynasty, Consort files. 《清史稿》卷二百十四.列傳一.后妃傳.

Tư liệu liên quan tới Qianlong Emperor tại Wikimedia Commons


Bản mẫu:Link FA